tiêu thụ ổn định cho ngành sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho người nông dân, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế - xã hội ổn định và phát triển những năm qua.
+ Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phát triển cũng góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản là khu vực quan trọng tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nước, nguồn thu này tăng nhanh trong những năm qua là điều kiện để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động xã hội như y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo. Năm 2005, mức nộp ngân sách của hệ thống doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ chiếm 59% tổng thu ngân sách của toàn bộ doanh nghiệp công nghiệp, gấp 2,01 lần năm 2001(xem Bảng 2.10 dưới đây và Bảng 6 - Phụ lục 2).
Bảng 2.10: Thuế và các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp
công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | Tốc độ tăng bq 2001-2005 (%) | |
Công nghiệp khai thác mỏ | 24875 | 37279 | 37936 | 51570 | 62380 | 25,8 |
Công nghiệp chế biến | 735912 | 933248 | 1069907 | 1196328 | 1458710 | 18,7 |
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản | 446418 | 488548 | 607180 | 738835 | 898770 | 19,1 |
Sx thực phẩm và đồ uống | 339374 | 361088 | 473541 | 576291 | 716570 | 20,5 |
Sx các sp thuốc lá, thuốc lào | 89683 | 99836 | 107102 | 138212 | 144320 | 12,6 |
Chế biến gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa | 4836 | 7744 | 8196 | 10957 | 20710 | 43,9 |
Sản xuất giấy và sp giấy | 12050 | 19141 | 17355 | 11867 | 14450 | 4,6 |
Sản xuất bàn ghế, giường tủ | 475 | 739 | 986 | 1508 | 2720 | 54,7 |
Công nghiệp chế biến khác | 289494 | 444700 | 462727 | 457493 | 559950 | 17,9 |
SX và phân phối điện, khí, nước | 10029 | 8827 | 9223 | 11648 | 13270 | 7,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 8
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 9
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 10
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 12
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 13
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - 14
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Nguồn: [52].
- Từng bước xây dựng được đội ngũ doanh nhân, cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân có tay nghề và nông dân mới trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản đã bước đầu xây dựng được đội ngũ doanh nhân, cán bộ có kỹ năng, kinh nghiệm quản lý, cán bộ kỹ thuật có kiến thức từng bước tiếp cận và làm chủ được công nghệ. Đồng thời, công nghiệp chế biến nông, lâm sản cũng đã góp phần hình thành một lớp nông dân tiên tiến, có kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất.
Như vậy, đánh giá tổng quát tình hình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ thời gian qua có nhiều kết quả đáng kể. Có được kết quả đó, nguyên nhân chính là do chúng ta đã xoá bỏ được cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó đã phát huy được tiềm năng và thế chủ động, năng động của các cơ sở. Nhờ những chính sách đó, đã khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo lập được môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng và tin cậy cho các nhà đầu tư. Đồng thời, Chính phủ đã có những giải pháp kịp thời và có hiệu quả trong điều hành vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất. Mặt khác, cũng do tính năng động sáng tạo và trình độ quản lý trong tổ chức sản xuất của các cơ sở ngày càng được nâng cao, nhờ đó đã giúp các doanh nghiệp tiếp nhận các chính sách và giải pháp của Chính phủ nhanh nhạy hơn, có hiệu quả hơn và chủ động trong phát triển sản xuất kinh doanh của mình.
2.1.2. Những hạn chế trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ
Mặc dù có tiến bộ về tăng trưởng và hiệu quả, năng lực sản xuất của ngành ngày càng lớn mạnh, song so với yêu cầu của phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thì phát triển công chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ còn bộc lộ những yếu kém, bất cập sau:
Một là, đóng góp của công nghiệp chế biến nông, lâm sản để làm tăng giá trị gia tăng của nông sản hàng hoá còn thấp, nên tác động đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh. Chất lượng sản phẩm chưa cao, mặt hàng đơn điệu, tính cạnh tranh kém, giá trị thấp, giá xuất khẩu thường thấp hơn giá thị trường thế giới cùng loại 10 - 15%. Điển hình như cà phê nhân (Robusta) của Nghệ An vốn được
đánh giá cao, song sản phẩm xuất khẩu chỉ 17% đạt loại I. Nhiều sản phẩm xuất khẩu ở dạng sơ chế chưa chú ý đến chế biến sâu. Ngành chế biến chè công nghiệp chỉ đạt 55%, rau quả 10%, thịt xuất khẩu 1% so với tổng lượng nông sản từng loại.
Hai là, số lượng doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tăng nhanh, nhưng phát triển còn mang nặng tính tự phát, chưa thực hiện được quy hoạch định hướng. Trong số 348 doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (tính đến cuối năm 2005) đang hoạt động kinh doanh, thì đa số các doanh nghiệp chủ yếu tập trung kinh doanh những mặt hàng cần vốn đầu tư ít, chuyển đổi nhanh, có lãi suất cao và độ rủi ro ít; còn những mặt hàng đòi hỏi vốn lớn, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, cũng như toàn vùng thì rất ít doanh nghiệp đầu tư.
Theo quy mô vốn thì số doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ dưới 10 tỷ đồng chiếm 83%, từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng chiếm 10,6%, từ 50 đến 200 tỷ đồng chiếm 0,4%, trên 200 tỷ đồng chiếm 0,02%, (xem Bảng 2.11 và Bảng 8 - Phụ lục 2). Như vậy, theo qui định tại Nghị định 91/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, xét theo qui mô vốn thì có đến trên 83% là doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản các tỉnh Bắc Trung Bộ thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chưa có tập đoàn kinh tế mạnh trong hệ thống các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
Bảng 2.11: Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2001 – 2005 phân theo qui mô nguồn vốn
Tổng số doanh nghiệp | Phân theo quy mô nguồn vốn (Tỷ đồng) | Cơ cấu DN có vốn <10 tỷ đồng (%) | |||||
<0,5 | 0,5 - <1 | 1 - <5 | 5 - <10 | >10 | |||
2001 | 177 | 86 | 26 | 27 | 13 | 25 | 85,88 |
2002 | 213 | 93 | 40 | 35 | 16 | 29 | 86,38 |
2003 | 257 | 112 | 43 | 50 | 20 | 32 | 87,55 |
2004 | 306 | 113 | 60 | 69 | 21 | 43 | 85,95 |
2005 | 348 | 97 | 63 | 107 | 22 | 59 | 83,05 |
Tốc độ tăng bq 2001-2005 (%) | 18.4 | 3.1 | 24.8 | 41.1 | 14.1 | 23,9 | 85,88 |
Nguồn: [52].
Ba là, số lượng doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ nhiều, quy mô nhỏ, phân tán, đi kèm với công nghệ, thiết bị lạc hậu. Tính đến cuối năm 2005, bình quân 1 doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ có 53 lao động và 11,16 tỷ đồng tiến vốn, so với năm 2001 là 77 người và 16,8 tỷ đồng vốn. Như vậy, xu hướng quy mô nhỏ càng tăng trong những năm gần đây, bởi vì các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, nhưng phần lớn đều là doanh nghiệp nhỏ. Trong tổng số 384 doanh nghiệp, số doanh nghiệp dưới 50 lao động chiếm 73,9%; từ 50 đến dưới 200 lao động chiếm 20,7%; dưới 300 lao động chiếm 96,6%; từ 500 lao động trở lên chiếm 0,37%, (xem Bảng 2.12, Bảng 2- Phụ lục 2). Xét qui mô doanh nghiệp theo số lao động (Nghị định 91/2001/NĐ-CP), có đến gần 97% doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bảng 2.12: Doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ theo quy mô lao động (2001 - 2005)
Chỉ tiêu | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Tổng số doanh nghiệp | 177 | 213 | 257 | 306 | 348 | |
1 | Dưới 50 người | 128 | 154 | 185 | 224 | 257 |
2 | Từ 50 đến 199 người | 29 | 37 | 51 | 60 | 72 |
3 | Từ 200 đến 299 | 8 | 10 | 6 | 9 | 7 |
4 | Từ 300 đến 499 | 7 | 6 | 9 | 7 | 5 |
5 | Từ 500 đến 999 | 3 | 4 | 3 | 4 | 5 |
6 | Từ 1000 trở lên | 2 | 2 | 3 | 2 | 2 |
Nguồn: [52].
Trong hệ thống các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, thì doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước có quy mô lớn nhất, bình quân là 355 lao động và 11,27 tỷ đồng; tiếp đó là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bình quân là 205 lao động và 250,7 tỷ đồng, cả 2 loại hình doanh nghiệp này có xu hướng tăng quy mô cả về lao động cũng như vốn. Các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ ngoài
quốc doanh có qui mô nhỏ và rất nhỏ; năm 2005, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 37 lao động và 5,8 tỷ đồng vốn, bằng 10,4% về lao động và 51% về vốn so với các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản thuộc sở hữu nhà nước và bằng 18% về lao động và 2,3% về vốn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Do qui mô doanh nghiệp nhỏ, vốn kinh doanh thấp, trong đó vốn cố định càng thấp hơn, nên khả năng đầu tư công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ là rất hạn chế, mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động ở mức rất thấp. Ngành chế biến chè, vẫn chủ yếu dựa vào những công nghệ cũ (sản xuất chè đen theo công nghệ CTC, Othordor; chè xanh theo công nghệ Trung Quốc), hầu hết sản phẩm chè tồn tại dưới dạng sơ chế, giá trị hàng hoá rất thấp so với sản phẩm chè thương phẩm của các nước. Nhiều ngành sản xuất thủ công vẫn là chủ yếu, trong những năm tới, việc giảm bớt lao động thủ công đang là một thách thức lớn.
Bảng 2.13: Tỷ lệ vốn đầu tư thiết bị trong năm trong tổng vốn đầu tư của ngành chế biến nông, lâm sản các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ phân theo hình thức sở hữu và ngành công nghiệp (2001-2005)
Đơn vị tính:%
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
63.13 | 10.02 | 23.38 | 33.68 | 37.82 | |
Phân theo hình thức sở hữu | |||||
DN Nhà nước | 68.54 | 10.63 | 46.10 | 51.57 | 50.57 |
DN ngoài Nhà nước | 26.74 | 10.25 | 35.54 | 24.80 | 25.1 |
DN có vốn ĐT nước ngoài | 39.61 | 8.20 | 0.34 | 1.96 | 2.1 |
Phân theo ngành | |||||
Sx thực phẩm và đồ uống | 65.44 | 8.40 | 28.05 | 41.18 | 12.1 |
Sx các sp thuốc lá, thuốc lào | 37.71 | 73.71 | 0.00 | 0.00 | 0.00 |
Chế biến gỗ, các sp từ gỗ, tre, nứa | 36.75 | 4.30 | 1.59 | 8.67 | 8.78 |
Sản xuất giấy và sp giấy | 58.46 | 33.82 | 15.70 | 29.51 | 29.6 |
Sản xuất bàn ghế, giường tủ | 25.52 | 2.22 | 4.54 | 4.38 | 4.39 |
Nguồn: [52].
1800.0
1600.0
1400.0
1200.0
1000.0
800.0
600.0
400.0
56.2
200.0
3
4
6
7
0.0
2001
2002
2003
2004
2005
1760.2
1220.8
1149.6
1045.3
941.2
205.
9
7.8
9
309.
1
228.
6
8.4
6
222.
2.7
263.
0
5.5
DN Nhà nước
DN ngoài Nhà nước
DN có vốn ĐT nước ngoài
Đồ thị 2.4: Mức trang bị vốn cho 1 lao động công nghiệp CBNLS phân theo hình thức sở hữu
Nguồn: [52].
Như vậy, quy mô nhỏ, phân tán đi kèm với trang thiết bị lạc hậu là hạn chế rất lớn của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, từ đó tất yếu sẽ dẫn đến sức cạnh tranh thấp, hiệu quả kinh doanh không cao, lao động thiếu tính ổn định và bền vững lâu dài.
Bốn là, số lượng doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ có sử dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh còn hạn chế. Tính đến cuối năm 2005 có 81% doanh nghiệp có máy tính (279 doanh nghiệp). Trong đó có 25 doanh nghiệp có mạng cục bộ (LAN) chiếm 7,3%, số doanh nghiệp kết nối internet là 78 doanh nghiệp (chiếm 22,4%), chỉ có 9 doanh nghiệp có website (chiếm 2,5%), số doanh nghiệp có giao dịch thương mại điện tử là 16 doanh nghiệp (chiếm 4,7%).
Năm là, hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy có tiến bộ nhưng còn thấp. Mặc dù những năm gần đây hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ có bước tiến bộ đáng kể, nhưng nhìn
chung hiệu quả kinh doanh còn thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp; số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ mặc dù giảm trong các năm gần đây nhưng năm 2005 vẫn còn chiếm 55% so với tổng doanh nghiệp (xem Phụ lục 4).
Sáu là, chất lượng nguyên liệu, cũng như chất lượng nông sản chế biến còn thấp (tỷ lệ nông sản được chế biến xuất chỉ đạt khoảng 35 - 40%; chủ yếu vẫn xuất khẩu sản phẩm thô hoặc sơ chế), tính cạnh tranh kém [6]. Một số ngành chế biến chưa quan tâm đến xây dựng vùng nguyên liệu, thiếu quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung; việc đưa giống mới, áp dụng quy trình công nghệ trong sản xuất nông nghiệp chậm, chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến còn thấp (như ngành mía đường, rau quả). Chưa chú ý đúng mức đến đa dạng hoá và tổng hợp lợi dụng trong chế biến, giá thành sản xuất còn cao, tỷ iệ tổn thất sau thu hoạch còn lớn. Giá thành sản xuất đường mía, thịt sữa còn cao hơn của nước ngoài. Các phụ phẩm của các nhà máy chế biến chưa được tận dụng triệt để. Việc xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến công nghiệp của một số ngành tiến hành còn chậm. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống và canh tác còn yếu, nhiều loại nông sản chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho chế biến công nghiệp, điển hình là rau quả và mía.
Bảy là, chưa tạo được sự gắn kết giữa công nghiệp chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường. Hệ thống đảm bảo chất lượng nông sản và việc đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá còn yếu kém. Thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản chưa được khai thác tốt, thiếu định hướng lâu dài, nhất là thị trường nội địa; nhiều loại nông sản hàng hoá thường do người nông dân ''tự sản, tự tiêu'' là chính, mang yếu tố tự phát và thiếu sự điều tiết hợp lý. Hệ thống đảm bảo chất lượng nông sản và việc đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá còn yếu kém. Chính vì vậy, việc quản lý dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu của một số ngành hàng còn thấp, chưa tương xứng với khả năng hiện có như thịt, rau quả, cà phê, chè.
Tám là, thực hiện chính sách với người lao động chưa thật sự đảm bảo. Mặc dù mức thu nhập tăng lên trong thời gian qua, nhưng chênh lệch giữa các loại hình
doanh nghiệp còn quá lớn; việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa thực hiện nghiêm túc, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ này đối với người lao động chỉ đứng trên các ngành công nghiệp khai thác mỏ (xem Bảng 2.14).
Bảng 2.14: Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đóng BHXH, BHYT, công đoàn phí cho người lao động
Đơn vị tính: %
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Công nghiệp khai thác mỏ | 29.7 | 19.3 | 19.4 | 23.3 | 24.3 |
Công nghiệp chế biến | 40.3 | 34.8 | 37.8 | 33.3 | 34.7 |
Công nghiệp CB nông, lâm sản | 27.1 | 27.7 | 28.4 | 26.5 | 29.6 |
Sx thực phẩm và đồ uống | 43.9 | 55.4 | 57.6 | 48.7 | 54.1 |
Sx các sp thuốc lá, thuốc lào | 100.0 | 100.0 | 100.0 | 100.0 | 100.0 |
CB gỗ và các sp từ gỗ, tre, nứa | 10.7 | 11.9 | 11.2 | 14.7 | 16.5 |
Sản xuất giấy và sp giấy | 66.7 | 64.7 | 63.6 | 40.7 | 56.7 |
Sản xuất bàn ghế, giường tủ | 10.5 | 6.9 | 14.0 | 21.3 | 18.0 |
Công nghiệp chế biến khác | 48.6 | 39.0 | 44.3 | 37.8 | 38.0 |
SX và phân phối điện, khí, nước | 76.9 | 50.0 | 41.7 | 16.0 | 61.3 |
Nguồn: [52].
Chín là, lao động trong doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ còn yếu và thiếu về trình độ tay nghề, chưa có nhiều chuyên gia giỏi để kinh doanh trong và ngoài nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê thì cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp như sau: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 12,8%; lao động là công nhân kỹ thuật chiếm 29,2%; lao động được đào tạo trình độ trung cấp chiếm 7,4%; lao động không được đào tạo chiếm 50,6%.
Như vậy, với những yếu kém và bất cập trên của công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, cho thấy nguyên nhân là do cả yếu tố khách quan và chủ quan.
- Về mặt khách quan: Cũng như sản xuất nông nghiệp, nền công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở nước ta có điểm xuất phát thấp, quy mô sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào thời vụ, độ rủi ro cao. Trình độ sản xuất công nghiệp cũng như mức