Phương Hướng Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Giáo Dục Lý Luận Mác - Lênin Cho Học Viên Hệ Cao Cấp Ở Các Trường Chính Trị Và Hành Chính Nước Cộng Hòa Dân


thực, còn mang nặng tính kinh viện, chưa vận dụng nhiều vào giải thích các vấn

đề thực tiễn, phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới, chưa thiết phục được người học dẫn đến kết quả học tập của học viên đạt kết quả không cao.

Thứ ba, sự nghiệp đổi mới của đất nước, đang đặt ra cho công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin, những yêu cầu to lớn, bức xúc và phức tạp. Trong tình hình ấy, công tác giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào đang đứng trước một mâu thuẫn lớn - mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao với trình độ và khả năng đáp ứng của đội ngũ giảng viên nhiều mặt chưa ngang tầm. Vì vậy, vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào

đang là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới của đất nước.


Chương 4


Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

4.1. phương hướng nhẰM nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận mác - lênin cho HỌC viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

4.1.1. Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp phải gắn

Vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 15

liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào

Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào cần chú ý đến xây dựng, phát triển môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của kinh tế - xã hội đến giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp.

Để hình thành và phát triển con người một cách toàn diện cần phải có một môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, trong sạch. Để lành mạnh hóa môi trường kinh tế - xã hội, cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

đúng đắn, khoa học vì con người và do con người ở tầm vĩ mô cũng như việc triển khai thực hiện chiến lược đó trên thực tế. Phát triển kinh tế phải song hành với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, không được tạo ra những nghịch lý, phủ định, triệt tiêu lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng giai đoạn và trong suốt quá trình phát triển. Giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, làm cho sự phát triển kinh tế là tiền đề vật chất cho sự phát triển con người, đến lượt nó, chính sự phát triển con người lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.


Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, vật chất quyết định ý thức, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; đời sống vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đời sống tinh thần, quyết định nhận thức của con người. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng khẳng định, Đảng cần phải có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng giai đoạn để nâng cao đời sống của nhân dân. Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm đến việc phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra là đến năm 2020 đưa đất nước Lào thoát khỏi nước nghèo “Đảng coi trọng công tác xói đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội...” [123, tr. 30].

Như chúng ta đã biết, Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước dựa trên chế độ công hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng về quan hệ và hình thức sở hữu; chuyển kinh tế hiện vật sang kinh tế hàng hóa mở cửa; chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Về thực chất, đường lối kinh tế ấy chính là nhằm đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như môi trường xã hội thuận lợi cho việc rèn luyện và phát triển năng lục, trí tuệ của con người. Chính sự thay đổi của những điều kiện kinh tế cuối cùng sẽ dẫn tới sự thay

đổi của môi trường xã hội cũng như làm thay đổi cách thức suy nghĩ, phương pháp tư duy của các thành viên trong xã hội[52, 62-63].

Đại hội lần thứ VIII của Đảng nhân dân Cách mạng Lào (2006), đã nghiêm khắc chỉ ra vấn đề bức súc trong xã hội là “Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa vững chắc, phần vì

đời sống còn nhiều khó khăn, phần vì bất bình trước những bất công xã hội và tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn khá phổ biến và nghiêm trọng, kỷ cương phép nước nhiều lúc, nhiều nơi không nghiêm, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp”[122, tr. 29-30]. Vì vậy, để giáo


dục lý luận Mác - Lênin đạt được hiệu quả cao thì việc lành mạnh môi trường kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ cấp bách, góp phần nâng cao, củng cố lòng tin của các cán bộ, và các thế hệ trẻ. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội phải

đấu tranh loại bỏ được những cái xấu hiện đang đối lập với lý luận Mác - Lênin một cách kiên quyết, triệt để và có hiệu quả. Cần làm tốt công tác làm trong sạch đội ngũ cán bộ đảng viên, đó sẽ là một nhân tố thiết thực động viên các học viên trẻ học tập tu dưỡng đạo đức cách mạng. Như vậy, môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì lý luận về chủ ngĩa xã hội mới có sức thuyết phục, hướng học viên vươn tới lý tưởng cách mạng cao

đẹp. Tính hấp dẫn của lý tưởng cộng sản xuất phát ngay từ chính cuộc sống hiện thực làm cho động cơ học tập, rèn luyện của học viên với lý luận Mác - Lênin được xây dựng một cách vững chắc. Đồng thời, hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào

được nâng cao cũng sẽ góp phần chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống, mờ nhạt về lý tưởng cộng sản trong học viên.

Phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng không chỉ tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân mà còn cho phép đổi mới toàn diện công tác giáo dục - đào tạo theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ VIII (2006), lần thứ IX(2011) của Đảng. Trên cơ sở đổi mới nhận thức và quan điểm về giáo dục - đào tạo, coi đó là điều kiện tiên quyết để tạo ra năng lực trí tuệ - nguồn lực phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, hướng vào bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, xây dựng đội ngũ trí thức, nhà kinh doanh, người quản lý, chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề đảm đương nhiệm vụ trước mắt và đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Đối với nước Lào hiện nay, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan. Nó tạo ra động lực quan trọng thúc


đẩy sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức sáng tạo, tính năng động, tự giác của con người. Đồng thời, những thành tựu đạt

được trong công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã củng cố thêm niềm tin, lý tưởng của các tầng lớp nhân dân vào con đường đi của Đảng, kích thích họ trong quá trình rèn luyện, xây dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân. Xét trên phương diện đạo đức xã hội, ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế thị trường là từng bước hình thành tính tự chủ, tự lập, rèn luyện con người ý thức lao động và sáng tạo. Đó là những phẩm chất về nghĩa vụ, ý chí, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc và tính khiêm tốn ở mỗi con người trong đời sống xã hội. Đối với học viên, đây là yếu tố quan trọng của cố niềm tin, lý tưởng của họ vào con đường phát triển đất nước mà Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã lụa chọn, kích thích mỗi học viên rèn luyện, xây dựng và trâu dồi những phẩm chất chính trị đúng đắn của mình.

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước chuyển về chất trong tiến trình vận động của lịch sử nhân dân Lào. Để thực hiện mục tiêu đặt ra đòi hỏi phải xây dựng nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn kỹ thuật và có những giá trị và chuẩn mực

đạo đức xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào ngoài những mục tiêu như nâng cao tư tưởng chính trị, nâng cao tri thức và năng lực hoạt động thực tiễn tốt còn cần phải hun đúc trong họ lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; có lòng tự tôn cao, quyết tâm đến năm 2020 đưa đất nước khỏi nghèo nàn, lạc hậu; thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để có thể sánh vai cùng các nước trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh việc giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc, giáo dục lý luận Mác - Lênin cần giúp học viên biết nhận thức, bổ sung thêm những nội dung mới cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện nay.


Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta mới có điều kiện củng cố, phát triển hệ thống các Trường Chính trị và Hành chính Lào về cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như cơ cấu tổ chức và nhân sự. Điều này sẽ tạo điều kiện khách quan và môi trường giảng dạy và học tập ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào được nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các cấp, các ngành trong tỉnh và địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy, học tập, rèn luyện cũng như hoạt động thực tiễn của các học viên. Chỉ với một cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại (hệ thống trường lớp, thư viện, phòng máy tính, các phương tiện nghe nhìn...) giảng viên và học viên mới được cung cấp những thông tin cần thiết cho hoạt động trí tuệ, mới có điều kiện thực hiện năng lực của mình thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn.

Sự quan tâm, lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước phải được chứng minh bằng cuộc sống hiện thực của nhân dân. Việc tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đến nhân dân với những bước đi vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ làm nền tảng cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục lý luận Mác

- Lênin nói riêng. Trong đó phải kể đến sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, đời sống của đội ngũ cán bộ. Thực tế đó sẽ có vai trò động viên tinh thần của học viên cúng như tính thuyết phục của lý luận Mác - Lênin. Vì dù sao, lý luận Mác - Lênin cũng vẫn là lý luận, nó phải được chứng minh bằng chính thực tiễn cuộc sống hiện thực.

4.1.2. Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp phải gắn liền với các môn khoa học khác

Các Trường Chính trị và Hành chính Lào đã giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin theo lộ trình, theo lôgic để đảm bảo tính chỉnh thể của các tri thức cung cấp cho học viên. Mỗi môn học trong khoa học Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đặc thù nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và với các môn khoa học khác.

Giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên sẽ


hỗ trợ cho học viên tiếp thu những kiến thức và thành tựu của khoa học mới của thời đại và làm cho học viên hiểu sâu hơn về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống và nhiều vấn đề có ý nghĩa về thế giới quan và phương pháp luận với các môn khoa học Mác - Lênin, đặc biệt là triết học cần phải được bổ sung những kiến thức khoa học hiện đại để phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Nếu không thực hiện tốt mối quan hệ nội tại giữa hệ thống lý luận Mác - Lênin với các khoa học tự nhiên thì phép biện chứng, phần linh hồn của chủ nghĩa Mác, không thường xuyên được tiếp thêm bầu nhựa sống là các thành tựu khoa học, tự nó dần khô kiệt, mất sức sống, giảm tính thuyết phục và hậu quả kéo theo là khả năng

định hướng cho sự phát triển khoa học của phép biện chứng cũng giảm dần. Ph. Ăngghen đã luôn nhắc nhở là: Mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh vạch thời đại thì chủ nghĩa duy vật không thể không thay đổi hình thức của nó. Việc giảng dạy hỗ trợ các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là rất quan trọng. Bởi vì, khoa học xã hội và nhân văn là lĩnh vực của những nghiên cứu về xã hội và con người. Khoa học xã hội và nhân văn lại trở thành

điều kiện, một đòi hỏi mà nếu không có thì khó mà hiểu được đầy đủ lý luận Mác - Lênin. Bởi vì khoa học xã hội và nhân văn là cơ sở để học viên hiểu

được những nghiên lý lý luận Mác - Lênin.

Nghiên cứu học tập các môn tri thức khoa học xã hội và nhân văn góp phần cho học viên nắm những kiến thức một cách sáng tạo vận dụng công cuộc đổi mới của đất nước làm tăng trưởng kinh tế, xã hội ngày càng tốt đẹp, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Xây đắp nên diện mạo mới này là công sức của toàn Đảng, toàn dân, trong đó đội ngũ trí thức nói chung, đội ngũ các nhà khoa học xã hội nhân văn nói riêng. Trong những năm qua trí thức khoa học xã hội và nhân văn đã thể hiện vai trò nổi bật của mình trong công cuộc đổi mới để phát triển đất nước, biểu hiện tập trung trên các lĩnh vực


sau: Một là, trí thức khoa học xã hội và nhân văn tham gia vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội và nhân văn. Hai là, trí thức khoa học xã hội và nhân văn tham gia trực tiếp vào việc nghiên cứu các đề tài, các chương trình ở cấp vĩ mô, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước để hoạch định đường lối và chính sách phát triển. Ba là, trí thức khoa học xã hội và nhân văn với tư cách là các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành có tiếng nói phản biện, tư vấn, dự báo về đường lối, chính sách, kể cả luật pháp của Đảng và Nhà nước, góp phần làm chính xác hóa những quyết sách liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người của chủ thể cầm quyền. Bốn là, trí thức khoa học xã hội và nhân văn là cầu nối trong quan hệ đối ngoại, góp phần đa dạng hóa quan hệ ngoại giao với các nước, các dân tộc trên thế giới.

Cùng với các môn khoa học xã hội và nhân văn, giảng dạy các môn khoa tự nhiên sẽ cung cấp cho học viên hiểu được những lý luận về vũ trụ qua các quy luật hoặc định luật về tự nhiên. Bởi vì, các môn khoa học tự nhiên tạo nên cơ sở cho các khoa học ứng dụng. Các khoa học tự nhiên và ứng dụng lại được phân biệt với các ngành khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật. Các ngành Toán học, Thống kê và Tin học cung cấp nhiều công cụ và khung lý thiết được sử dụng trong các ngành khoa học tự nhiên.

Như vậy, giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào đã tự khẳng định được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Giảng dạy hai môn Lịch sử Đảng; Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng là hai bộ môn cũng được coi như là các môn khoa học Mác- Lênin. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Bởi vậy, nội dung giáo

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí