Một số giải pháp của hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.









HỒ CẢNH HẠNH













MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CĐSP NHẰM ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRÊN CHUẨN GIÁO VIÊN TIỂU

HỌC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
















LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤ


















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2004




LỜI NÓI ĐẦU‌ Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là giải pháp có 1


LỜI NÓI ĐẦU‌

Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là giải pháp có tính chất đột phá trong quá trình phát triển giáo dục. Đội ngũ giáo viên phải đủ cả về số lượng và cơ cấu, mạnh về chất lượng; trình độ đào tạo của giáo viên không ngừng được nâng cao. Đó là trách nhiệm của cả xã hội, của toàn ngành giáo dục mà sứ mạng, nhiệm vụ to lớn thuộc về các trường sư phạm - cơ sở đào tạo giáo viên các cấp học, bậc học.

Đào tạo trên chuẩn giáo viên tiểu học trước mắt nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, cụ thể là để đội ngũ giáo viên có thể dạy được tất cả các lớp, tất cả các môn ở tiểu học theo nội dung, chương trình, sách giáo khoa mới.

Đề tài "Một số giải pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trên chuẩn trình độ giáo viên tiểu học tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu" sẽ đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện của nhà trường CĐSP và tỉnh BR-VT trong giai đoạn phát triển giáo dục-đào tạo đến năm 2010.

Đề tài được sự cộng tác của các cơ quan quản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trong tỉnh, đặc biệt là CBQL, giáo viên đang theo học các khoa đào tạo tại chức tại trường CĐSP, của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng nhiều tư liệu, kiến thức của các tác giả, các giảng viên tham gia khoa đào tạo cao học QLGD khoa 12, đặc biệt là nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS-TS Hoàng Tâm Sơn, Phó hiệu trưởng trường ĐHDL Hồng Bàng.

Tác giả đề tài chân thành cảm ơn sự cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ của quý vị và mong nhận được sự góp ý, phê bình.


BẢNG KÍ HIỆU, VIẾT TẮT‌

ĐHSP Đại học sư phạm

CĐSP Cao đẳng sư phạm

THSP Trung học sư phạm

THPT Trung học phổ thông

THCS Trung học cơ sở

GVTH Giáo viên tiểu học

QLGD Quản lý giáo dục

CGV Chuẩn giáo viên

BR-VT Bà Rịa-Vũng Tàu GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo

BDTX Bồi dưỡng thường xuyên SGK Sách giáo khoa

CCGD Cải cách giáo dục

PPDH Phương pháp dạy học NCKH Nghiên cứu khoa học SV Sinh viên

GV Giáo viên

HS Học sinh

GDCN Giáo dục chuyên nghiệp GD ĐC Giáo dục đại cương ĐVHT Đơn vị học trình (# 15 tiết)

O.K Đồng ý

CSVC Cơ sở vật chất


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

BẢNG KÍ HIỆU, VIẾT TẮT 2

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: 7

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 7

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: 7

5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 7

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 7

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 9

1. Sơ lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu 9

2. Một số khái niệm 14

2.1. Giải pháp 14

2.2. Đào tạo chuẩn 15

2.3. Đào tạo trên chuẩn 16

2.4. Phương thức đào tạo. 17

3. Một số vân đề về giáo dục tiểu học 19

4. Một số vấn đề về giáo viên tiểu học 22

5. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học trong trường Cao đẳng sư phạm .. 25

5.1. Về đào tạo giáo viên tiểu học trong trường Cao đẳng sư phạm. 25

5.2. Về bồi dưỡng giáo viên tiểu học trong trường Cao đẳng sư phạm 27

6. Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm 28

6.1. Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm. 28

6.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng trường CĐSP: 28

7. Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học của trường CĐSP Bà rịa-Vũng tàu đến năm 2010. 30

7.1. Các căn cứ để quy hoạch 30

7.2. Công tác đào tạo bổi dưỡng giáo viên tiểu học giai đoạn 2010. 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BR-VT NHẰM ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 34

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC TẠI TỈNH BR-VT 34

1. Giới thiệu vài nét về tỉnh BR-VT 34

2. Tình hình giáo dục tiểu học của t1nh BR-VT 35

II. TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TỈNH BR-VT. 39

1. Trình độ đào tạo giáo viên: 39

2. Chất lượng giáo viên tiểu học qua cấc hệ đào tạo 39

3. Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên 41

III. THỰC TRẠNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BR-VT NHẰM ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC. 46

1. Giới thiệu về trường CĐSP tỉnh BR-VT 46

2. Thực trạng về các giải pháp của Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm BR-VT nhằm đào tạo giáo viên tiểu học. 48

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SÔ GIẢI PHÁP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHẰM ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRÊN CHUẨN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI TỈNH BÀ RỊA -VŨNG TÀU. 64

1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO 64

1.1. Các giải pháp về quy họach, kế hoạch đào tạo 64

1.2. Các giải phấp về phương thức đào tạo 66

2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO. 73

2. 1. Các giải pháp về chương trình đào tạo chính quy tập trung. 79

2.2. Các giải pháp về chương trình đào tạo không chính quy (chuyên tu, tại chức) 82

3. CÁC GIẢI PHÁP VỀ ĐỘI NGŨ. 85

4. CÁC GIẢI PHÁP VỀ Cơ SỞ VẬT CHÂT-KINH PHÍ. 87

5. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH. 89

6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC. 92

6.1. Quan hệ hợp tác trong và ngoài nước là giải pháp hỗ trợ cho công tác đào tạo, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia cho phát triển giáo dục nói chung. Quan hệ hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục trong nước, ngoài nước, nhất là trong nước để hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong quá trình đào tạo 92

6.2. Các giải pháp về mối quan hệ trách nhiệm giữa các đơn vị, tổ chức liên quan là điều kiện cho các giải pháp nêu trên khả thi. 93

PHẦN KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 103


PHẦN MỞ ĐẦU‌


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI‌


Đổi mới về giáo dục tiểu học, bao gồm đổi mới về nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học,... là đòi hỏi của xu thế phát triển giáo dục chung, đã và đang được thực hiện với quy mô lớn như một cuộc cách mạng về cải cách giáo dục tiểu học. Nhằm đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy theo chương trình mới, việc đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học đã được thực hiện thường xuyên, liên tục từ nhiều năm nay, tuy nhiên còn nhiều khó khăn và cần thiết phải có một kế hoạch tổng thể, dài hạn và mang tính khả thi.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 đề ra các giải pháp về phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông là điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên nhạc hoa, thể dục thể thao, nữ công gia chánh, giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề để đa dạng hoa việc học và hoạt động của học sinh trong quá trình tiến tới học 2 buổi/ngày. Nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng. Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đã đưa ra yêu cầu về trình độ : đến năm học 2005-2006, 90% giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn, trong đó 50% giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm. Đó là định hướng chiến lược cho các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nói chung và kế hoạch nâng cao trình độ giáo viên nói riêng.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 4000 giáo viên tiểu học được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ trường Trung học sư phạm Đồng nai và trường Trung học sư phạm Đặc khu Vũng tàu-Côn đảo (cũ). Từ năm 1991 đến nay, trường Trung học sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là trường Cao đẳng sư phạm) đã đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoa cơ bản đội ngũ giáo viên tiểu học và bước đầu đã đào tạo chính quy và tại chức giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng sư phạm.

Việc tập trung nâng cao trình độ giáo viên các cấp học, bậc học là trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung, của trường sư phạm nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu về trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023