Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Cá Biệt Tại Trường Thpt Tô Hiệu – Thường Tín

này. Việc phát hiện,tìm hiểu nguyên nhân, dạy dỗ khuyên bảo những học sinh cá biệt thường là giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Công tác giáo dục đạo đức cũng là một nội dung lồng ghép vào chương trình dạy học. Chính vì vậy, cả về nhân sự và tài chính không có để dành riêng cho hoạt động này.”

2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín

Kết quả khảo sát trên 50 cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội cho thấy chức năng tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB: 2,44. Kết quả chi tiết thể hiện trên bảng số 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội


TT


Nội dung/ Tiêu chí


Thang đánh giá

ĐTB


Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Thông báo về kế hoạch, các chương trình

của hoạt động giáo dục đạo đức

SL

9

20

20

1

2,74

%

18

40

40

2


2

Quán triệt mục đích, yêu cầu của giáo

dục đạo đức

SL

0

28

20

2

2,52

%


58

40

4



3

Bố trí, phân công nhiệm vụ cho các lực

lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

SL

2

14

28

6

2,24

%

4

28

58

12



4

Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

SL

3

17

30

0

2,46

%

6

14

60




5

Tập huấn cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

SL

3

12

30

5

2,26

%

6

24

60

10




Trung bình

2,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín thành phố Hà Nội - 7

Thông báo kế hoạch, các chương trình của hoạt động giáo dục đạo đức và Quán triệt mục đích, yêu cầu của giáo dục đạo đứclà 2 nội dungđược đánh giá thực hiện ở mức tốt với ĐTB: 2,74 và 2,52. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục theo năm học, kỳ học và môn học BGH nhà trường thông báo tới tất cả giáo viên về kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và nhấn mạnh việc quan tâm, chú ý tới nhóm HSCB. Bên cạnh đó, BGH cũng nêu những yêu cầu về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Điều này cho thấy BGH đã quan tâm trong việc xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch và phổ biến cho giáo viên.

Bố trí, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh và Tập huấn cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh là 2 nội dung được đánh giá ở thực hiện ở mức trung bình với ĐTB: 2,24 và 2,26. Giáo dục cho học sinh bình thường đã là một công việc khó, giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt lại càng khó hơn. Chính vì vậy, người quản lý nhà trường cần phải xác định nhân sự và các lực lượng tham gia vào công tác này một cách đúng đắn, phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, đội ngũ tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt cũng cần được tập huấn bồi dưỡng những kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, về các kỹ năng giao tiếp, tham vấn, tư vấn, giáo dục cho nhóm đối tượng học sinh này. Điều này có vai trò quyết định sự thành công trong công tác giáo dục. Cô giáo LTA chia sẻ: “Nhiều trường hợp liên quan đến bạo lực học đường hay ham game... giáo viên chúng tôi chưa được tập huấn các kỹ năng cần thiết để giúp học sinh. Phần lớn, giáo viên áp dụng các hình thức phạt, mệnh lệnh hành chính hoặc là can ngăn theo kinh nghiệm nên chưa đạt hiệu quả cao”. Đây cũng là hạn chế mà nhà quản lý cần quan tâm và khắc phục.

Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình với ĐTB là 2,46. Trên thực tế, việc phối hợp này có thực hiện như: phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn Thanh niên và gia đình. Tuy nhiên, công tác phối hợp còn diễn ra lỏng lẻo. Nhiều trường hợp học sinh cá biệt chưa được giáo viên và cán bộ quản lý quan tâm sâu đến hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn. Ngoài ra, do điều kiện kinh tế, một số em sống với ông bà, cha mẹ làm ăn xa không

có thời gian quan tâm giáo dục con cái. Bên cạnh đó, việc phối hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường và các tổ chức xã hội khác như dân phố... vẫn chưa được thực hiện.

2.3.3. Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín

Kết quả khảo sát về thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho HSCB tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội


TT


Nội dung/ Tiêu chí


Thang đánh giá

ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt thông qua việc lồng ghép vào các

môn học

SL

13

24

13

0

3,00

%

26

48

26

0


2

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm qua giờ

sinh hoạt lớp

SL

13

19

17

1

2,88

%

26

38

34

2


3

Chỉ đạo giáo dục đạo đức thông qua hoạt

động ngoại khoá, giờ sinh hoạt tập thể.

SL

13

17

19

1

2,84

%

26

34

38

2



4

Chỉ đạo phối hợp với lực lượng giáo dục: cán bộ đoàn trường, giáo viên, học sinh ưu tú, phối kết hợp với cha mẹ học sinh và ban ngành đoàn thể ở địa phương trên địa bàn để giáo dục đạo đức cho học sinh

cá biệt.

SL

11

12

22

7

2,5

%

22

24

44

14

2,62

5

Chỉ đạo việc xây dựng các nội dung giáo

dục đạo đức cho HSCB

SL

6

22

16

6

2,56

%

12

44

32

12


6

Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giáo

dục đạo đức cho HSCB

SL

5

22

17

6

2,52

%

10

44

34

12



7

Chỉ đạo việc sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục phù hợp với từng nhóm

HSCB

SL

7

22

19

2

2,68

%

14

44

38

4


Trung bình

SL





2,72

Nhận xét:

Qua bảng số liệu cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên trong trường có sự tượng đối thống nhất khi đánh giá về công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Cụ thể là: với ĐTB 3,00 cho thấy công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt đã được thực hiện ở mức Khá. Điều này chứng tỏ, Ban Giám hiệu nhà trường đã có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao trong việc giáo dục đối với nhóm cho học sinh cá biệt.

Trong các nội dung chỉ đạo, thì “Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt thông qua việc lồng ghép vào các môn học” và “Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm qua giờ sinh hoạt lớp” được các thầy, cô đánh giá đã thực hiện ở mức tốt. Tuy nhiên, các nội dung như: “Chỉ đạo phối hợp với lực lượng giáo dục: cán bộ đoàn trường, giáo viên, học sinh ưu tú, phối kết hợp với cha mẹ học sinh và ban ngành đoàn thể ở địa phương trên địa bàn để giáo dục đạo đức cho cho học sinh cá biệt” và “Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho cho học sinh cá biệt” được đánh giá ở mức “Trung bình” với ĐTB từ 2.44 đến 2.5.

Khi so sánh giữa nhóm cán bộ quản lý và giáo viên cho thấy có sự khác nhau. Cán bộ quản lý có xu hướng đánh giá công tác chỉ đạo đạt mức cao hơn đối với nhóm giáo viên. Giáo viên là người chịu những tác động quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường có thể có những đánh giá mang tính khách quan hơn. Thầy Nguyễn Văn T cho biết: “Ban Giám hiệu cũng khá quan tâm đến nhóm cho học sinh cá biệt, tuy nhiên đôi lúc vẫn còn mang tính hình thức và thành tích. Vì trên thực tế nếu không giúp đỡ HSCB thì sẽ ảnh hưởng đến thành tích của trường. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm gần như có sự chủ động hơn trong việc đưa ra các cách nói chuyện và giáo dục cho học sinh cá biệt, tự chủ động liên hệ với gia đình và các tổ chức đoàn thanh niên... Ban Giám hiệu cần đi sâu đi sát hơn nữa”.

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín

Kết quả khảo sát về thực trạng công tác kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức cho cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức cho cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội


TT


Nội dung/ Tiêu chí

Thang đánh giá

ĐTB

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu


1

Kiểm tra việc xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức cho cho học

sinh cá biệt

SL

20

28

2

0

3,32

%

40

58

4




2

Kiểm tra việc thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho cho

học sinh cá biệt

SL

13

28

9

0

3,08

%

26

56

18




3

Kiểm tra việc sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức

cho cho học sinh cá biệt

SL

6

35

9

0

2,94

%

12

70

18




4

Kiểm tra việc sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức cho HSCB

SL

7

33

8

2

2,9

%

14

66

16

4



5

Điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện giáo dục đạo

đức cho cho học sinh cá biệt

SL

5

33

10

2

2,82

%

10

66

20

4


6

Công tác kiểm tra đảm bảo tính

thường xuyên, liên tục

SL

10

26

12

2

2,88

%

20

52

24

4


7

Công tác kiểm tra đảm bảo tính

minh bạch và chính xác

SL

15

33

2

0

3,26

%

30

66

4



8

Công tác kiểm tra đảm bảo tính

thống nhất

SL

10

38

2

0

2,96

%

20

76

4



9

Đánh giá việc thực hiện mục tiêu

SL

16

32

2

0

3,02

%

32

64

4



Trung bình

3,02

Nhận xét:

Với ĐTB: 3.02 cho thấy cán bộ quản lý, các tổ trưởng, ban quản lý học sinh và các giáo viên đánh giá công tác chỉ đạo được thực hiện ở mức khá. Trong đó, các nội dung như: Kiểm tra việc xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức cho HSCB (ĐTB: 3.32); Đánh giá việc thực hiện mục tiêu (ĐTB: 3.02); Kiểm tra việc thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho HSCB (ĐTB: 3.08) được đánh giá ở mức cao hơn cả. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho HSCB cũng được thầy, cô đánh giá thực hiện khá minh bạch và chính xác. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá việc giáo viên áp dụng các hình thức, các phương pháp giáo dục như

phát hiện và điểu chỉnh những sai lệch trong quá trình giáo dục cần phải được thực hiện thường xuyên và sát sao hơn nữa. Cô NTP cho rằng: Nhà quản lý mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra và đánh giá kết quả, sau đó đối chiếu với mục tiêu ban đầu. Nhưng để có được kết quả, nhất là trong công tác giáo dục HSCB thì là cả quá trình dài. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà quản lý để giáo viên được tập huấn, khen thưởng, điều chỉnh kịp thời”.

2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu – Thường Tín

Kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.10 cụ thể như sau:

Bảng 2.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt



TT


Nội dung/ Tiêu chí


Thang đánh giá

ĐTB


Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng



1


Các yếu tố thuộc về nhà quản lý

SL

48

2

0

0

3,96

%

96

4




2

Các yếu tố thuộc về giáo viên

SL

34

16

0

0

3,68

%

68

32




3

Yếu tố giáo dục gia đình

SL

22

28

0

0

3,22

%

44

56




4

Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

SL

24

26

0

0

3,48

%

48

52




5

Yếu tố về đặc điểm tâm sinh lí

của học sinh

SL

25

25

0

0

3,0

%

50

50




Nhận xét:

Thông qua bảng số liệu có thể thấy 5 yếu tố tác giả đưa ra đều được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB. Trong đó 2 yếu tố thuộc về nhà quản lý và giáo viên được đánh giá

ở mức “Rất ảnh hưởng” với ĐTB là 3.96 và 3.68. Giáo dục có vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách. Đặc biệt giáo dục có chức năng uốn nắn những hành vi, lối sống lệch chuẩn của những học sinh cá biệt. Muốn thực hiện tốt chức năng này, đầu tiên Ban giám hiệu nhà trường cần có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho HSCB, để từ đó có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến từng giáo viên và các tổ chức trong nhà trường trong công tác này. Bên cạnh đó, giáo viên là những người gần gũi với học sinh nhất cũng cần có tri thức, kỹ năng và nhiệt huyết mới có thể giúp HSCB trở thành trò ngoan, trò giỏi. Trên thực tế, có nhiều giáo viên thiếu những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, thiếu những kỹ năng ứng xử trong sư phạm nên trong quá trình xử lý lỗi của học sinh đã khiến các em phản kháng lại, thậm chí phạm lỗi nặng hơn.

Yếu tố xếp thứ 3 về mức độ ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HSCB là điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong quá trình hội nhập quốc tế cùng với phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin một mặt giúp cho nhà quản lý có thêm công cụ hiện đại giúp cho hoạt động quản lý chất lượng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mặt trái của nó là sự ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, quan niệm, hành vi và lối sống của thế hệ trẻ, khi các em thu nhận nhiều luồng thông tin mà chưa biết cách sàng lọc những thông tin bổ ích cho bản thân.

Ngoài ra, yếu tố về giáo dục gia đình và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT cũng có ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức, với ĐTB là 3,22 và 3.0. Điều này cho thấy trong quá trình giáo dục và quản lý giáo dục, nhà trường cần quan tâm đến hoàn cảnh gia đình cũng như phải có những kiến thức cần thiết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để có cách thức giáo dục hợp lý.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

2.4.1.Những ưu điểm trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Nhìn chung học sinh nói chung ở trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội có nhận thức đúng đắn về các chuẩn mực đạo đức. Được sự giáo

dục của nhà trường, gia đình và xã hội, đa số các em đều có phẩm chất đạo đức tốt: kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, đoàn kết thân ái, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè và người thân xung quanh, có lối sống lành mạnh, khiêm tốn học hỏi, tự giác tích cực học tập, có ý thức chấp hành kỉ luật, biết tuân theo pháp luật, tuân theo quy định của cuộc sống, xã hội, cộng đồng.

Cán bộ quản lý trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nộiđã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong quá trình giáo dục toàn diện, nên đã có một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Nhà trường triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, đoàn thanh niên… phát động các đợt thi đua trong năm học để các tập thể lớp và các cá nhân học sinh tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong nhà trường.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Căn cứ vào kết quả khảo sát cho thấy công tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và HSCB nói riêng tại trường THPT Tô Hiệu, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội còn một số hạn chế sau đây:

Chú trọng giáo dục trí tuệ, chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức.

Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn mang tính hình thức. Cụ thể là: Xác định mục tiêu giáo dục; Xây dựng kế hoạch, Thông báo và quán triệt đến giáo viên và các tổ chức trong trường về mục tiêu và kế hoạch thì tốt. Tuy nhiên, khâu tổ chức, chỉ đạo kịp thời và kiểm tra đánh giá còn có một số nội dung mang tính hình thức, nặng thành tích, chưa kịp thời, chưa thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan.

Nhà trường chưa có sự đầu tư vả về tài chính, nhân lực thích đáng cho công tác giáo dục đạo đức cho HSCB.

Giáo viên chưa được bồi dưỡng các kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, về các kỹ năng ứng xử với tình huống trong giáo dục HSCB.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022