Một số giải pháp của hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 2


độ đội ngũ giáo viên theo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và kế hoạch phát triển Giáo dục-Đào tạo tỉnh BR-VT giai đoạn 2005-2010.

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được vận dụng cho việc hoạch định kế hoạch đào tạo của nhà trường sư phạm đồng thời có cứ liệu để huy động mọi nguồn lực của địa phương cho công tác nâng chuẩn trình độ giáo viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:‌


Làm rõ các giải pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:‌


Đối tượng nghiên cứu : Các giải pháp nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên.

Khách thể nghiên cứu : Hiệu trưởng trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu, giáo viên tiểu họctại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:‌


Một số giải pháp của hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 2

Việc đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học phụ thuộc vào các giải pháp hợp lý của Hiệu trưởng trường CĐSP.

5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:‌


Làm rõ cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.

Phân tích và làm rõ thực trạng các giải pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo giáo viên tiểu học tại tỉnh BR-VT.

Đề xuất một số giải pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tại tỉnh BR-VT.

6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:‌


Đề tài chỉ nghiên cứu một số giải pháp đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh BR-VT (trình độ cao đẳng sư phạm).


7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:‌


Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi thực hiện các phương pháp cụ thể sau

đây.

Nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập tư liệu xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

Điều tra dùng phiếu hỏi để làm rõ thực trạng về các giải pháp của Hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo giáo viên tiểu học và thăm dò các giải pháp đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tại tỉnh BR-VT. Các số liệu thu được sẽ tính toán, thông kê theo tỷ lệ % để phân tích, xử lý.

Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm,., để bổ sung, hỗ trợ các phương pháp trên.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG‌


1. Sơ lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu‌


Đào tạo trình độ chuẩn giáo viên tiểu học là vấn đề được đặt ra từ nhiều thập niên trước đây . Do hoàn cảnh đất nước, trong thời kì dài đất nước có chiến tranh, toàn dân tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, sự nghiệp giáo dục được xem như là phúc lợi xã hội, sự nghiệp giáo dục giữ được ổn định là thành tựu cực kì to lớn của Đảng, của nhân dân ta. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, đòi hỏi giáo dục phải phát triển, đi trước một bước bằng những bước đi thích hợp từ cải cách, đổi mới, chấn hưng nền giáo đúc, củng cố và phát triển giáo dục, mục tiêu theo kịp trình độ phát triển giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với sự phát triển giáo dục-đào tạo, đội ngũ giáo viên tiểu học ngày càng được quan tâm và khẳng định vai trò trong xã hội và ngày càng đòi hỏi cao hơn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Từ những giáo viên bình dân học vụ- chiến sĩ diệt dốt với phương châm người biết một chữ chỉ cho người biết nửa chữ, đến cô giáo trường làng dạy các lớp vỡ lòng học đọc, tập viết, đến giáo viên cấp một với đủ loại trình độ mà đa số là sơ cấp, đến năm học 1995-1996 có 70,72% đào tạo đạt chuẩn(1) , đến năm học 1998- 1999 đã có 85,2% giáo viên đạt chuẩn(2) và đến nay, nhiều địa phương không còn giáo viên "chưa đạt chuẩn" , định hướng những năm tới số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn chiếm tỷ lệ tương đối khiêm tốn nhưng đó là vấn đề không dễ dàng đạt được cho nhiều địa phương.

Thực hiện đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, với giai đoạn đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học ở tiểu học, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được cập nhật trình độ chuyên môn thông qua các khoa huấn luyện, tập huấn và các khoa đào tạo nâng cao, đào tạo trên chuẩn.

Do lịch sử để lại, tất yếu phải thực hiện đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ giáo

viên.


(1) Chuẩn theo ngạch công chức (2) Chuẩn theo Luật Giáo dục


Đề cập đến đổi mới đào tạo (bậc đại học) GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng, trước hết phải đổi mới chiến thuật đào tạo SƯ phạm, tức là đào tạo những máy cái cho các trường hệ phổ thông, từ đó mới đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông. Trong khi các nước trong khu vực đang cải tiến giáo dục phổ thông của họ đặc biệt là Thái lan vào năm 2005 sẽ chỉ giữ lại các giáo viên có bằng thạc sỹ giáo dục mới cho dạy các lớp tiểu học, chúng ta cần nâng cấp đầu vào ĐHSP, không bắt đầu bằng học sinh tốt nghiệp lớp 12 nữa mà cần lấy người tốt nghiệp đại học chuyên ngành và đào tạo thêm 1 đến 2 năm nữa về phương pháp sư phạm. Đó là đổi mới căn bản, mọi sửa đổi, cải tiến khác chỉ là vá víu. [Báo thanh niên số 27 ngày 27.1.2004].

Đào tạo giáo viên tiểu học trình độ chuẩn hay trên chuẩn, mục tiêu trước mắt là đáp ứng được yêu cầu về đổi mới chương trình, SGK tiểu học. Đề tài NCKH trọng điểm cấp Bộ của PGS-TS Đỗ Đình Hoan "Một số giải pháp chủ yếu đáp ứng những đổi mới của chương trình tiểu học - 2000" đưa ra 5 nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp hoàn thiện, thể chế hoa chương trình tiểu học ; nhóm các giải pháp tăng cường giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học ; nhóm giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học; nhóm giải pháp đảm bảo áp dụng thống nhất chương trình tiểu học trong sự đa dạng về điều kiện và hoàn cảnh và nhóm giải pháp về điều kiện chung. Trong đó tác giả tập trung xây dựng trình độ chuẩn chương trình từng môn học để chuẩn hoa việc dạy học, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, giảm nhẹ gánh nặng học tập cho học sinh, tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm dạy đủ số môn học và tổ chức hoạt động giáo dục; đổi mới cách làm việc của giáo viên tiểu học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học. Các vấn đề này đòi hỏi đội ngũ giáo viên hiện hữu cần được tập huấn, bồi dưỡng cả về kiến thức và phương pháp dạy học.

Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học, nhiều công trình được nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải đổi mới trong đào tạo giáo viên tiểu học. Theo GS Trần Bá Hoành, các nước trên thế giơí nói chung và trong khu vực nói riêng đã có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu rộng về đào tạo giáo viên tiểu học, nhất là nâng chuẩn trình độ giáo viên. Vì vậy, trong xu thế trên, ngày càng có nhiều nỗ lực cải tiến công tác đào tạo , bồi dưỡng GVTH, tập trung vào các hướng chính:


- Nâng cao học vấn của GVTH , là yếu tố đầu tiên quyết định trình độ của người giáo viên. Do đó phải nâng trình độ lên dần từ trung cấp lên cao đẳng, đại học.

- Nâng cao năng lực sư phạm của GVTH bao gồm cả tri thức và kỹ năng sư phạm.

- Nâng cao động lực dạy học của GVTH như lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, sử dụng giáo viên và các chế độ hỗ trợ khác.

Tuy nhiên, việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên sẽ không mang lại hiệu quả lớn nếu chỉ bằng những chủ trương, giải pháp cục bộ, tạm thời mà phải xây dựng chiến lược toàn diện, lâu dài của cả quốc gia. [Trần Bá Hoành, Những đổi mới gần đây trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên tiểu học ở một số nước, tài liệu Hội thảo chuyên đề Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học, thuộc Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Bộ GD-ĐT, Hà nội tháng 12-2003].

Theo GS-TS Đinh Quang Báo, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là hai giai đoạn kế tiếp nhau để có đội ngũ giáo viên luôn đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự phát triển giáo dục. Đào tạo phải đáp ứng được việc tạo ra năng lực bồi dưỡng vừa để ngăn chặn hao mòn cái được đào tạo, vừa quan trọng hơn là để khuếch đại cái được đào tạo để đủ đáp ứng phát triển năng lực giáo viên đáp ứng sự tăng lên của yêu cầu phát triển giáo dục. Tác giả đưa ra 5 giải pháp lớn về đào tạo là , giáo viên tất cả các cấp đều phải có trình độ ĐHSP; có chính sách thu hút người giỏi vào các trường sư phạm và ưu đãi, hấp dẫn giáo viên; các trường sư phạm phải được quan tâm đầu tư đúng hướng nhiều mặt; trường sư phạm khi đào tạo, NCKH phải "tắm mình" trong thực tiễn phổ thông và phương pháp đào tạo ở trường SƯ phạm phải đổi mới căn bản. Tác giả cũng đưa ra 5 giải pháp cho công tác bồi dưỡng giáo viên : Tổ chức tự bồi dưỡng là chủ yếu; việc bồi dưỡng giáo viên phải được tổ chức ngay tại trường họ công tác, do đội ngũ cốt cán có trình độ cao làm nòng cốt; cần có sự biên soạn tài liệu, đặc biệt là tạo ra cơ chế kích thích các trường sư phạm làm việc này; xây dựng trường điểm về công tác bồi dưỡng giáo viên để nhân điển hình và giải pháp về cán bộ quản lý giáo dục, nhân mạnh vai trò của Hiệu trưởng các nhà trường.

Lê Tiến Thành (Vụ giáo dục tiểu học) và Đỗ Tiến Đạt (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) đưa ra các đề xuất về đổi mới công tác đào tạo GVTH : Nâng chuẩn trình


độ đội ngũ giáo viên sư phạm, cơ cấu đủ giáo viên nhằm thực hiện giáo dục toàn diện trong trường sư phạm; nâng cao sự liên kết giữa nhà trường phổ thông và nhà trường sư phạm ; xây dựng các đề tài NCKH thiết thực, có giá trị đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay ; đổi mới phương pháp và tể chức đào tạo, chuyển từ việc dạy "cách dạy học" sang "cách dạy phương pháp học", đổi mới chương trình đào tạo tại trường sư phạm theo hướng kiến thức và kỹ năng dạy hai môn Toán, Tiếng Việt chắc chắn, tăng cường khả năng dạy tất cả các môn, dạy được tất cả các lớp ở tiểu học. [Tạp chí Giáo dục , số 11-2003, tr. 34]. Cũng đề cập đến Chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học nhìn nhận dưới góc độ chuẩn giáo viên tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu Hà (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) cho rằng một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là biên soạn tài liệu bồi dưỡng GVTH, thiết kế theo các môđun . Môđun bồi dưỡng là một tổ hợp các công cụ gồm nhiều phương tiện như các loại văn bản in ấn, băng hình, băng tiếng; là các đơn vị kiến thức có thời lượng theo quy định và có khả năng tổ hợp với nhau phục vụ công tác học tập.

Nguyễn Thanh Hoàn (Viện khoa học giáo dục) đề xuất nhiều chính sách nhằm cải thiện chất lượng giáo viên, trong đó có chính sách ở cấp vĩ mô như chính sách tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo sư phạm, bồi dưỡng tập sự và bồi dưỡng tại chức [Tạp chí phát triển giáo dục 2-2003, tr.8].

Về phương thức đào tạo, sẽ kết hợp giữa hình thức đào tạo chính quy với hĩnh thức tại chức và đào tạo từ xa để đảm bảo yêu cầu mở rộng quy môvà phục vụ nhu cầu thực tế của các vùng miền khác nhau. Phấn đấu thực hiện sự liên thông giữa các trình độ trung học, cao đãng và đại học để giáo viên dù đã tốt nghiệp ở hệ đào tạo nào đều có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn [Đặng Huỳnh Mai, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Một số định hướng cơ bản cần quán triệt trong việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên tiểu học phục vụ nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông, Hội nghị Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Huế- 11/2003].

Vấn đề đào tạo trên chuẩn, theo GS Trần Bá Hoành đây là vấn đề lâu dài, trước mắt là nhiệm vụ cải tiến nội dung chương trình các hệ đào tạo đang được áp dụng, đặc biệt là hệ chuẩn hiện nay, cùng với nó là chương trình bồi dưỡng chuẩn hoa. Bởi vì, trên con


đường nâng chuẩn đào tạo GVTH lên trình độ cao đẳng, ĐH nên chọn phương án "đồng thời" (đào tạo song song chuyên môn và nghiệp vụ từ năm đầu đến năm cuối) hay "kế tiếp" (đào tạo xong về chuyên môn rồi mới đào tạo tiếp về nghiệp vụ), trong khi các nước chọn phương án "đồng thời". Ngoài ra cần cơ chế khuyến khích GVTH sớm thực hiện nâng chuẩn trình độ đào tạo [tài liệu đã dẫn].

Trường ĐHSP Hà nội đã đào tạo thí điểm với hình thức chuyên tu giáo viên cấp Ì, tốt nghiệp THSP lên trình độ ĐHSP từ năm 1984 đến năm 1992. Giáo viên tốt nghiệp hệ đào tạo này (khoảng gần 200) đa số là cán bộ cốt cán về quản lý và chuyên môn ở các cơ sở giáo dục. Từ năm 1992 đến nay, nhà ưường đã chính thức đào tạo chính quy cử nhân giáo dục tiểu học theo hệ thống tuyển sinh đại học chung cả nước. Ngoài ra nhà trường còn đào tạo hàng ngàn giáo viên tiểu học tốt nghiệp THSP, CĐSP lên trình độ ĐHSP với các hình thức từ xa , tại chức ở cắc địa phương, trong đó có BR-VT. Một số trường CĐSP địa phương cũng đã được đào tạo chính quy giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng sư phạm và bắt đầu đào tạo nâng chuẩn từ THSP lên CĐSP.

Theo PGS Lê A, thực tiễn giáo dục tiểu học đang cần những cán bộ có trình độ trên đại học để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp, nặng nề đang đặt ra cho cấp học này và tác giả đã đề xuất đào tạo thạc sỹ giáo dục tiểu học chuyên ngành Ngữ văn tại trường ĐHSP Hà nội I từ năm 1993.

Như vậy, vấn đề chuẩn hoa giáo viên, được nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu thực hiện, tuy nhiên đào tạo trên chuẩn được đề cập đến trong thời gian gần đây và chưa có nhiều tác giả nghiên cứu sâu về đề tài này, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thì đây là vấn đề mới và cần thiết.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có lợi thế so sánh với nhiều địa phương khác trong cả nước, tuy nhiên đội ngũ giáo viên tiểu học được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều trình độ và đã được chuẩn hoa từ năm 1991 đến năm 2001. Đa số được chuẩn hoa trình độ 9+3 và 12+2. Căn cứ quy định hiện hành về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, số giáo viên chuẩn 9+3 trước đây giảng dạy tại các huyện, nay các huyện được nâng cấp thành thị xã, thành phố và quá trình điều chuyển giáo viên từ huyện về thành phố, thị xã thuộc đối tượng chưa chuẩn. Vấn đề tái chuẩn hoa cũng cần phải được quan tâm thực hiện và có thể


được đào tạo "vượt chuẩn". Nhưng với điều kiện phát triển về kinh tế-xã hội của tỉnh, điều kiện của trường CĐSP tỉnh, việc đào tạo trên chuẩn và vượt chuẩn là thuận lợi.

Những giải pháp trong đề tài này góp một phần quan trọng trong công tác đào tạo trên chuẩn giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu, nhiệm vụ trường CĐSP.

2. Một số khái niệm


2.1. Giải pháp‌


Theo GS Nguyễn Lân, Từ và Ngữ Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, năm 1998 thì giải pháp được định nghĩa từ các khái niệm sau đây :

- Giải quyết: dùng biện pháp gì khiến cho việc khó khăn cũng đạt kết quả.

- Biện pháp: cách thức thực hiện một chủ trương hoặc giải quyết một vấn đề.

- Cách thức: lề lối làm một việc gì.

- Giải pháp; cách giải quyết một vấn đề khó khăn.

Như vậy, giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề hoặc thực hiện một chủ trương để đạt kết quả, mục đích đề ra.

Giải pháp đào tạo là cách thức tổ chức thực hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo như chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, các ngũ giáo viên tiểu học cho thế kỉ 21, góp phần tạo nên chất lượng ngày càng cao phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng, trên cơ sở CGV, các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học sẽ xây dựng kế hoạch đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, đào tạo để sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ đạt "Chuẩn" ; các cấp quản lí giáo dục sẽ xây dựng quy hoạch đào tạo , bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ giáo viên ở các địa phương, các trường cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Đồng thời, căn cứ vào CGV, mỗi giáo viên tự xác định mình đang ở mức độ nào để tự đề ra kế hoạch học tập rèn luyện bổ sung để đạt và vượt chuẩn.

Chuẩn giáo viên tiểu học là những yêu cầu về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đối với người giáo viên tiểu học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023