những cảm xúc, rung động của tâm hồn, khám phá thế giới bên trong của chính mình. Đây là HĐ “nhập thân” cùng chủ thể sáng tạo. Sự cảm thụ thẩm mỹ có cái “gu”, cái “tạng” của mỗi HS. Do vậy, GV phải lưu ý tôn trọng nét riêng của HS khi tiếp nhận tác phẩm nhưng cũng phải biết cách “dẫn dắt” HS trong thảo luận, tranh luận để tiếp nhận nội dung tư tưởng của tác phẩm theo yêu cầu về kiến thức đã được xác định trong bài học mà GV đã chuẩn bị.
Hiệu quả của bài dạy ĐHVB văn học theo thể loại trữ tình chính là HS có kĩ năng ĐHVB theo thể loại, có hứng thú để tìm đến với thơ ca. Từ đó, nâng cao NL cảm thụ thẩm mỹ, góp phần bồi đắp tâm hồn, tình cảm của các em – lứa tuổi đang ở trước ngưỡng cửa vào đời, và quan trọng nhất là định hướng cho việc hình thành nhân cách HS, tạo nên một thế hệ những công dân được phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần.
1.5.2. Dạy đọc hiểu văn bản truyện
Văn bản truyện là loại VB tiêu biểu cho những sáng tác hư cấu. Nhìn chung về đặc điểm thể loại, VB truyện thường có một số đặc trưng tiêu biểu sau: có cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời trần thuật, tình huống truyện,…
Đọc hiểu văn bản truyện phải dựa vào những yếu tố chủ đạo này bên cạnh những đặc điểm riêng về thi pháp, phong cách nghệ thuật của nhà văn, đặc sắc nghệ thuật của từng tác phẩm... “Dạy đọc hiểu truyện, trước tiên phải giúp học sinh đọc văn bản truyện và nắm được cốt truyện cũng như hệ thống nhân vật. Kế đó, tuỳ theo đặc trưng nổi trội của truyện và ý đồ sư phạm của giáo viên mà hướng dẫn học sinh đọc hiểu ý nghĩa của truyện theo diễn biến cốt truyện, theo bố cục, theo kết cấu, theo bối cảnh (không gian, thời gian nghệ thuật), theo nhân vật, theo tình huống hoặc theo mạch kể của người dẫn truyện... Có giờ đọc hiểu truyện chỉ nương theo một trong các con đường trên nhưng cũng có giờ học cần kết hợp nhiều cách thức đọc hiểu thì học sinh mới cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc và những điểm độc đáo về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện”[180].
Ở cấp học dưới, HS đã làm quen với VB tự sự qua các truyện dân gian như thần thoại, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười và các yếu tố cấu thành tác phẩm tự sự như nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật,...
Với cấp THPT, mức độ ĐH đối với VB truyện yêu cầu cao hơn. Chẳng hạn, yêu cầu ĐHVB tự sự không chỉ dừng lại ở mức nhận biết và bước đầu biết phân tích các yếu tố cấu thành nội dung VB thuộc thể loại tự sự như chi tiết tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm mà còn yêu cầu phân tích, đánh giá từ việc kết nối các yếu tố (bên trong và bên ngoài) của VB truyện.
Về nội dung: cần phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
Về hình thức: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 và người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,... Ngoài ra còn phải biết kết nối bên ngoài để nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử – văn hóa được thể hiện trong VB.
Ở THPT mức độ ĐHVB tự sự đối với HS không chỉ kết nối các yêu tố nội tại của VB như quan hệ giữa nhân vật và cốt truyện, sự phù hợp giữa điểm nhìn, ngôi kể trong việc thể hiện chủ đề, cốt truyện của tác phẩm,… mà mở rộng, kết nối với các yếu tố ngoài VB như bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội,…; sự tìm hiểu thể loại tự sự cũng được mở rộng (sang cả đặc điểm về nội dung và hình thức của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, truyện truyền kỳ, truyện ngắn hiện đại,... ); ngay trong từng yếu tố, yêu cầu đọc hiểu cũng sâu hơn, chẳng hạn: phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm. Hoặc nhận biết và phân tích được quan điểm của người viết về lịch sử, văn hoá, được thể hiện trong VB… Những yêu cầu trên chưa được nói rò trong CTNV 2006, tuy nhiên chúng tôi cập nhật các yêu cầu này ở CT Ngữ văn 2018 [27], để bổ sung vào các yêu cầu dạy thể loại truyện trong CT hiện hành (2006).
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Đọc Hiểu Và Cấu Trúc Năng Lực Đọc Hiểu
- Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Và Yêu Cầu Về Năng Lực Dạy Học Đọc Hiểu Của Gv Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Chuẩn Nghề Nghiệp Và Yêu Cầu Về Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Ngữ Văn
- Khái Quát Quá Trình Tổ Chức Hoạt Động Của Gv Trong Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Ở Thpt Theo Định Hướng Phát Triển Nl
- Bảng Hệ Thống Các Hoạt Động Của Gv Trong Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực.
- Tổ Chức Hoạt Động Cho Hs Đọc Hiểu Trên Lớp (Đhtl)
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Yêu cầu ĐH như đã trình bày được xác định dựa trên những điểm căn bản của thi pháp thể loại tự sự. Định hướng rèn luyện NLĐHVB theo các yêu cầu cần đạt đối với thể loại tự sự ở cấp THPT như trên, HS vừa nắm được thi pháp thể loại đồng thời nắm bắt được nét độc đáo, sự sáng tạo của nhà văn. Đây chính là hai điểm căn bản mà
GV dạy ĐHVB thể loại tự sự cần lưu ý để việc triển khai bài dạy đáp ứng yêu cầu ĐHVB không đi chệch đặc trưng thể loại.
Khi triển khai cho HS khai thác VB truyện dựa vào thi pháp của VB, GV phải quán triệt nguyên tắc: Tác phẩm là một chỉnh thể để hướng HS chú ý từ các chi tiết, tình huống của nhân vật (nhân vật ứng xử và được ứng xử), đến các yếu tố như tâm lý, hành động của nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, không khí, giọng điệu,… Mỗi yếu tố của tác phẩm đều có vị trí, chức năng, ý nghĩa trong việc tổ chức hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
Một yếu tố giúp định hướng sự phân tích tác phẩm tự sự là bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của tác phẩm, cái “phông”, “nền” giúp cho câu chuyện được nhà văn kể lại trong tác phẩm cụ thể, sống động. Ví dụ, trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam viết trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời phong kiến – thực dân trước 1945. Bức tranh làng quê Việt vào buổi chiều tà: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rò rệt trên nền trời” trong không gian vọng lại tiếng trống thu không trên chòi canh,… Chỉ mấy dòng mô tả, Thạch Lam đã phác họa bức tranh làng quê mang nét vẽ chứa đựng hồn Việt, văn hóa Việt trước 1945, làm cho truyện không thể nào lẫn với những truyện ngắn nước ngoài, hay truyện ngắn viết về làng quê Việt Nam cùng thời và sau này.
Việc đặt tác phẩm vào bối cảnh lịch sử, xã hội,văn hoá giúp HS sống cùng không khí thời đại mà tác phẩm phản ánh. Sự kết nối này giúp HS tiếp nhận tác phẩm sâu, rộng hơn, đồng thời giờ học Văn trở nên sinh động và thú vị.
Cần cho HS thảo luận dựa trên sự vận dụng kĩ năng đọc “trải nghiệm”, chú ý những yếu tố gắn với đặc trưng VB thuộc thể loại tự sự. Ví dụ, HS suy đoán tình huống giả định như: Chí Phèo lấy Thị Nở; Mỵ không cứu APhủ,… để thấy rò hơn ý đồ của nhà văn trong việc tổ chức cốt truyện.
Tổ chức cho HS sân khấu hóa một VB tự sự (truyện ngắn hay một đoạn trích của tiểu thuyết) đã học; hoặc cho HS xem phim hoặc truyện tranh chuyển thể từ các tác phẩm đã học để so sánh, thấy rò thêm đặc trưng của VB tự sự trong tương quan với tác phẩm đã chuyển thể.
Tóm lại, HĐ dạy học ĐHVB tự sự cần chú ý rèn luyện cho HS cách phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến thi pháp thể loại tự sự như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật,… và mối liên hệ giữa các yếu tố đó để cấu thành tác phẩm. Ở cấp THPT, khi HS có kiến thức về thi pháp thể loại, nhận thức được tính chỉnh thể của tác phẩm tự sự, vận dụng kĩ năng đọc “trải nghiệm”, HS sẽ biết cách phân tích, đánh giá ảnh hưởng/ mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc hình thức và nội dung của tác phẩm, nhận biết và phân tích những đặc điểm nổi bật thuộc phong cách, khuynh hướng sáng tác của một tác giả, một thời kỳ văn học. Từ kĩ năng đọc được rèn luyện trong nhà trường phổ thông, HS trở thành người đọc VB, trong đó có VB thuộc thể loại tự sự, một cách “tự nguyện”, hứng thú.
1.5.3. Dạy đọc hiểu văn bản kịch
Văn bản kịch trong dạy học Ngữ văn được hiểu là kịch bản văn học; tức được trình bày trên giấy như một VB ngôn từ, giống truyện, thơ. Có nhiều thể loại nhỏ trong loai hình Kịch như bi kịch, hài kịch, chính kịch, kịch lịch sử... Mỗi thể loại kịch có những đặc trưng riêng, nhưng VB kịch nói chung đều có một số đặc điểm nổi bật sau: có cốt truyện (diễn biến, xung đột, mâu thuẫn,… ), nhân vật, ngôn ngữ (lời thoại, đối thoại, độc thoại, bàng thoại), hành động kịch, kịch tính…. Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch. Ngoài ra, cần chú ý những lời hướng dẫn ghi chú trên kịch bản để hình dung ra bối cảnh, sự việc và nhân vật.
Do đặc trưng trên của kịch bản văn học, việc dạy ĐHVB kịch đòi hỏi GV phải giúp HS nhận diện và phân tích các mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật được nhà văn xây dựng trong tác phẩm để qua đó hiểu được tư tưởng của tác giả, đồng thời thấy được đặc trưng nổi bật của kịch. Cần tổ chức cho đọc kịch bản như đọc một VB ngôn từ để nắm được bối cảnh, hệ thống nhân vật, cốt truyện kịch và phát hiện các mâu thuẫn, xung đột. “Do kịch chủ yếu được xây dựng trên nền các lời thoại của các nhân vật nên trong khâu đọc kịch bản, GV cần tận dụng biện pháp đọc phân vai, hướng dẫn HS nhập vai các nhân vật để thể hiện các lời thoại. Kế đó, GV hướng dẫn HS xác định những xung đột chính, những mâu thuẫn căn bản trong văn bản kịch trước khi tổ chức HS phân tích, cắt nghĩa. Như đã đề cập, xung đột kịch thực chất là xung đột giữa các nhân vật hoặc các thành phần xã hội được nhà văn xây dựng trong VB kịch, cho nên
hướng dẫn HS phân tích xung đột kịch đồng nghĩa với việc phân tích mâu thuẫn gay gắt, căng thẳng giữa các nhân vật hoặc các lực lượng đối lập được thể hiện chủ yếu qua hệ thống lời thoại. Trong quá trình đọc hiểu VB kịch, GV cũng nên lưu ý HS khai thác ý nghĩa nhan đề vở kịch, đánh giá sự thay đổi của nhân vật kịch trong suốt vở kịch.” [180]
Dựa vào mức độ cần đạt của CTNV 2006 và tham khảo yêu cầu cần đạt của CT 2018, khi dạy kịch văn học, GV cần chú ý một số điểm sau:
Về nội dung: Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung VB.
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một VB có nhiều chủ đề.
Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ VB.
Về hình thức: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,... Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng,...
Theo yêu cầu ĐH về hình thức của VB kịch, GV hướng dẫn HS nhận biết và phân tích các yếu tố như xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng (với hài kịch), và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm. Để HS có kĩ năng phân tích các yếu tố này của VB kịch gắn với đặc trưng thể loại, GV cần hướng dẫn HS đi theo diễn biến của hành động kịch, chú ý những “nút thắt” của hành động kịch là thắt nút và mở nút. Ngoài ra, các yếu tố như hồi và cảnh trong vở kịch giúp HS hình dung không – thời gian của hành động diễn ra; lời trần thuật (chuyện đã xảy ra của các nhân vật, lời dẫn của người dẫn chuyện, của tác giả vở kịch,… ) cũng cần được GV lưu ý để hướng sự chú ý của HS hiểu rò kịch tính do tình huống gây nên trong vở kịch. Ví dụ, khi dạy VB “Tình yêu và thù hận” (Trích Rô–mê–ô và Giu–li–ét) cần chú ý xung đột giữa tình yêu chân thành, trong trắng với hận thù của hai dòng họ;
lời thoại, suy nghĩ, hành động,… của nhân vật; kết cục bi thảm: cái chết của đôi nam nữ ở tuổi thanh xuân đẹp nhất của đời người,... Đó là “mạch nổi” của VB.
Yêu cầu ĐH về nội dung của VB: GV hướng dẫn HS phân tích, đánh giá được sự phù hợp giữa đề tài, xung đột, nhân vật, lời thoại,… châu tuần theo diễn tiến hành động kịch để thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Ví dụ, với VB “Tình yêu và thù hận”, hành động kịch tập trung thể hiện xung đột gữa tình yêu chân thành, trong trắng của đôi trai gái với hận thù của hai dòng họ. Xung đột này tạo nên kịch tính, chi phối hai nhân vật chính là Rô-mê-ô và Giu-li-ét, từ lời thoại, suy nghĩ, hành động,… của nhân vật để đi đến kết cục bi thảm. Nhưng trong đoạn trích, xung đột này không nổi lên hàng đầu mà đoạn trích cho thấy tình yêu bất chấp thù hận. Vì vậy, GV cần lưu ý HS đặt đoạn trích vào diễn tiến của hành động kịch được Sếchxpia thể hiện trong toàn bộ vở kịch để hiểu rò hơn chủ đề của đoạn trích.
Từ góc độ VB, kịch tính của vở kịch chỉ được thể hiện chủ yếu qua phát ngôn của các nhân vật, trong khi ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ để diễn xướng trong không gian sân khấu. Vậy làm thế nào để ngôn ngữ của nhân nhân vật trong VB kịch tác động đến người nghe, người xem trong không gian lớp học không được bài trí như không gian sân khấu? Để giờ học kịch bản văn học rèn luyện NLĐH cho HS có hiệu quả, GV cần chú ý thực hiện 2 điểm sau:
Thứ nhất, để HS hiểu rò đặc trưng của kịch là tác động đến người nghe, người xem qua phát ngôn của nhân vật, GV cần nghiên cứu kỹ VB. Đến HĐ ĐHTL, sau khi nghe HS phát biểu trực tiếp cảm nhận về VB, GV hướng dẫn HS cách đọc từng lời, từng câu rò, mạch lạc để thể hiện rò suy nghĩ, cảm xúc, kết hợp với vẻ mặt, cử chỉ, giọng điệu,… của nhân vật.
Thứ hai, khi dạy VB kịch, GV thường cho HS đọc VB bằng cách phân vai. Cách làm này giúp HS phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại (qua phát ngôn của nhân vật) và lời người kể chuyện. Nhưng do lời thoại trong kịch, nhất là yếu tố độc thoại ẩn ngầm trong lời nói dưới dạng câu hỏi không lời đáp, độc thoại bộc lộ cảm xúc,… nên GV cần có nhận xét, đánh giá, góp ý cách đọc đúng, diễn cảm; giúp HS hiểu tình huống của phát ngôn. Chỉ khi HS nhập vai vào nhân vật thì việc đọc VB kịch
mới “mở’ ra thế giới nhân vật, từ đó giúp HS hiểu chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.
1.5.4. Dạy đọc hiểu văn bản kí
Kí có nhiều thể loại nhỏ như: bút kí, kí sự, hồi kí, tuỳ bút, du kí, phóng sự... Kí thuộc lọai VB văn hoc phi hư cấu (Nonfiction): ghi chép, miêu tả, kể lại sự việc và con người một cách khách quan, không hư cấu theo kiểu của truyện, thơ, kịch. Con người, sự vật, hiện tượng được thể hiện trong VB kí phải có thật, có địa chỉ rò ràng.
Trong cuốn Dạy học phát triển năng lực… đã dẫn [180], các tác giả đã nêu lên khá rò các đặc điểm và yêu cầu dạy đọc hiểu kí. Có thể tóm tắt mấy điểm chính sau:
–“Tuy không hư cấu nhưng kí cũng không phản ánh hiện thực một cách đơn giản. Các tác giả vẫn dùng trí tưởng tượng và các thủ pháp nghệ thuật để làm cho các hình tượng đời sống hiện lên một cách sống động, như là một sinh thể ngoài đời, như những tính cách văn học, giàu chất nghệ thuật. Do đó, khi đọc hiểu các hình tượng kí, cần phân tích, đánh giá các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng để thấy sự độc đáo, đặc sắc của hiện thực trong tác phẩm với hiện thực ngoài đời sống dù bản chất, địa chỉ của hai hiện thực ấy không khác nhau.
– Kí dẫu sao vẫn là tác phẩm văn học. Vì thế, đằng sau hiện thực được phản ánh là quan niệm nhân sinh, góc nhìn cuộc đời, niềm cảm hứng trước thời cuộc, tư tưởng thẩm mĩ, thế giới tâm hồn với nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc của người viết. Đọc kí cũng như đọc thơ, truyện... phải “đọc” ra những điều đó. Đấy là lớp nghĩa hàm ẩn của VB kí.
– Cũng như các thể loại văn học khác, kí bắt nguồn từ đời sống và lại quay về phục vụ đời sống. Đọc kí, do đó, phải huy động vốn sống, kinh nghiệm để có thể hiểu được ý nghĩa của hình tượng kí cũng như phải liên hệ, vận dụng những nội dung trong tác phẩm kí vào thực tiễn cuộc sống của bản thân để nâng cao chất lượng cuộc sống và thấy được giá trị của những tác phẩm kí đối với cuộc đời và con người.
“Như vậy, trong quá trình dạy đọc hiểu VB kí, một mặt, GV cần giúp HS đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của VB kí qua việc tái hiện, phân tích, lí giải, đánh giá ý nghĩa và nghệ thuật thể hiện các hình tượng thiên nhiên, con người... và cái tôi của người viết kí; mặt khác, cần nắm vững và vận dụng được cách thức đọc kí, từ đó
hình thành và phát triển kĩ năng ĐHVB kí theo đặc trưng thể loại. Dựa vào HĐDH ĐH VB văn học nói chung, kết hợp với đặc tính riêng của thể loại”. [180]
CT NV 2006 và CT 2018, HS đều được học nhiều bài kí với các thể loại khác nhau. Nhưng yêu cầu và mức độ cần đạt tập trung vào một số điểm sau:
– Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí hoặc du kí ; Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn”. Đến THPT phạm vi thể tài của kí mở rộng sang cả phóng sự, nhật kí. Yêu cầu cần đạt đối với ĐHVB kí cao hơn. HS không chỉ nhận biết mà còn phải biết phân tích những yếu tố thi pháp thể loại kí như tính phi hư cấu, các thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm.
– GV cần hướng dẫn HS nhận biết và phân tích hình thức ghi chép, cách kể sự việc bằng một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật, kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực. Chẳng hạn, với VB Người lái đò sông Đà, nghệ thuật miêu tả “cái hút nước” từ những góc nhìn khác nhau, người đọc như được xem một thước phim về phong cảnh sông nước Đà giang hết sức hung bạo nhưng cũng rất ngoạn mục. Cách miêu tả thiên nhiên vùng Tây Bắc (với sự đặc tả xoáy nước, các ghềnh, thác, bờ vực) vừa cho thấy sự từng trải, bản sắc riêng của sự sáng tạo ngôn từ, sự trau chuốt công phu từng câu văn, làm nên phong cách tài hoa của Nguyễn Tuân.
– GV lưu ý HS đặc điểm tính linh hoạt của kí trong phản ánh đời sống, nhưng không vì thế mà người viết kí “cưỡi ngựa xem hoa”, hoặc ghi chép một cách lạnh lùng khách quan. Người viết kí (chẳng hạn với thể tài hồi kí, tùy bút) đằng sau sự miêu tả người và việc đều có dụng ý gửi gắm đến người đọc một nhận thức mà người viết đã suy ngẫm, chiêm nghiệm. Trường hợp VB Ai đã đặt tên cho dòng sông (Ngữ văn 12, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tái bản lần hai, 2010) của Hoàng Phủ Ngọc Tường là như vậy. Sự dụng công của tác giả khi miêu tả sông Hương chảy vào thành phố Huế vừa phát hiện nét riêng độc đáo của con sông nhưng cái chính là tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông. Hiểu như thế để thấy rằng với kí, đằng sau sự ghi chép, những miêu tả ẩn chứa chiều sâu của tư tưởng, thể hiện tầm nhìn, tầm cảm, tầm lý giải của nhà văn về con người, về đời sống. Đây chính là “điểm sáng” của kí thu hút sự khám phá, suy ngẫm của người đọc (HS) khi đọc hiểu kí theo “mạch chìm” của VB.
86
.....