Tổ Chức Hoạt Động Cho Hs Đọc Hiểu Trên Lớp (Đhtl)

Phần Tiểu dẫn trong SGK là một trong những tư liệu đọc hiểu giúp HS bước đầu tìm hiểu khái quát về tác giả, nhan đề, đặc điểm thể loại, phong cách,…

– Tìm tài liệu liên quan đến VB

GV giới thiệu cho HS tên sách, bài viết và các địa chỉ trên mạng Internet,… có liên quan đến VB. Để ít nhiều tạo sự hào hứng, trí tò mò ở người học, khi giới thiệu tài liệu, GV cần lưu ý HS một số điểm liên quan đến VB để định hướng cho HS mở rộng góc nhìn từ nội dung VB cần đọc. Chẳng hạn, chuẩn bị tài liệu cho bài ĐH tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu, GV phải lưu ý HS tìm đọc cuốn Thi nhân Việt Nam với ý kiến phê bình của Hoài Thanh về tác phẩm.

Tìm tài liệu với mục đích giúp HS nhận thức đúng và sâu về tác giả và tác phẩm, HS cần được chỉ rò phương pháp thu thập và xử lý tài liệu; thu thập nguồn tài liệu về tác giả, tác phẩm đúng phạm vi giới hạn; chụp, photo, quay video hoặc ghi chép,…

Tóm lại, trong dạy ĐHVB, HĐ CBDĐ đọc là HĐ “khởi đầu” của quá trình dạy học ĐHVB với ý nghĩa là bản “thiết kế” dạy học, vạch chiến lược cho quá trình dạy và học của người dạy lẫn người học ĐHVB theo cấp học, lớp học và bài học cụ thể.


CHUẨN BỊ BÀI DẠY ĐỌC HIỂU


GV xác định yêu cầu cần đạt bài dạy ĐH theo chuẩn CT


HS tìm hiểu yêu cầu cần đạt của bài ĐHVB trong SGK



Thuyết minh sơ đồ:


GV hướng dẫn HS tự đọc VB, chuẩn bị bài ở nhà

HS thu thập tài liệu, đọc, ghi chép



GV nghiên cứu VB được chọn ĐH



GV thiết kế giáo án với các HĐ dạy học đọc hiểu





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 15



HS đọc VB sẽ học trên lớp



HS tìm hiểu nội dung bài tập được giao (soạn bài)





Hình 2.1. Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu.

Sơ đồ 2.1. thể hiện bước Chuẩn bị dạy đọc hiểu (CBDĐ), bước I trong MHHĐ của GV khi dạy ĐHVB. Ở bước này các HĐ của GV chưa trực tiếp tương tác với HS, nhưng cần hình dung ra công việc sẽ giao cho HS chuẩn bị thì kết quả học trên lớp mới có hiệu quả.

Trong sơ đồ này, HĐ của GV: Xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy ĐH được đặt lên hàng đầu cùng với sự gia tăng việc chuẩn bị của HS cho thấy tầm quan trọng của mục tiêu dạy học và việc chú trọng hướng dẫn HS tự học trong HĐ của thầy và trò trong quá trình dạy ĐHVB.

2.2.2. Tổ chức hoạt động cho HS đọc hiểu trên lớp (ĐHTL)

Như tên gọi của nó, đây là bước mà GV trực tiếp hướng dẫn HS đọc VB ở trên lớp. Khác với HĐ CBDĐ, GV nghiên cứu VB và hướng dẫn, nhắc nhở HS tự học, tự chuẩn bị bài, HĐ ĐHTL diễn ra với sự tương tác trực tiếp giữa GV và HS. Với đặc điểm của HĐ này, GV cần chú ý:

– Đánh giá được NL đọc của HS, kịp thời điều chỉnh HĐ của mình trong giờ dạy bài đọc hiểu phù hợp với đối tượng HS trong từng tình huống cụ thể.

– Thông qua tương tác trong giờ dạy, dựa theo yêu cầu ĐH được GV xác định ở HĐ nghiên cứu VBĐH (trình bày ở 2.2.1.2. Nghiên cứu VB được chọn trong bài dạy đọc hiểu). Từ đó GV có biện pháp, theo dòi, giúp đỡ HS rèn luyện NL đọc phù hợp với đối tượng.

HĐ này diễn ra khi HĐ CBDĐ đã được GV triển khai. Tuy nhiên, việc chuẩn bị của GV trước đó chỉ là một “phương án”, vì vậy không nên coi nội dung đã chuẩn bị là đầy đủ, hoàn thiện. Để HĐ hướng dẫn HS trong giờ dạy ĐHVB trên lớp đáp ứng mục tiêu rèn luyện NL cho HS theo CT định hướng phát triển NL, GV dạy ĐHVB ở bước

này cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, GV phải đảm bảo cho HS được thực hành các HĐ ĐHVB phù hợp với đặc trưng thể loại. Mỗi kiểu/ loại VB có đặc trưng của nó. Vì vậy, việc lưu ý đặc điểm VB của bài ĐH giúp GV hướng dẫn HS tiếp cận VB qua các HĐĐH.

đúng đặc trưng của loại (thể) VB.

Thứ hai, GV tăng cường cho HS “đối thoại” qua trao đổi, thảo luận, tranh

luận:

giữa người dạy và cá nhân HS, giữa cá nhân và cá nhân HS hoặc nhóm cá nhân

HS với nhau; có nhận xét, đánh giá kịp thời về kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS, giúp HS điều chỉnh HĐ của mình đáp ứng yêu cầu của bài dạy ĐH.

Thứ ba, GV cần chú ý tình huống, tức là tình huống nảy sinh trong quá trình đọc VB. Trong khi tiếp xúc VB, tương tác trực tiếp với thầy với nhóm, lớp, HS do NL đọc không đồng đều, có em bộc lộ rất nhiều lỗi: lỗi về tiếp nhận giá trị VB (hình thức và nội dung VB), lỗi về kĩ năng đọc, lỗi ứng xử, v.v. Chẳng hạn, việc phát biểu cảm nhận của HS về VB; HS liên hệ, so sánh các chi tiết, yếu tố của VB,… có thể đi chệch mục tiêu yêu cầu ĐH của VB; hoặc trong quá trình đọc, HS không vận dụng được kĩ năng “đọc trải nghiệm”, nghĩa là HS “đọc” mà không “hiểu”. Nếu không chủ động

lường trước tình huống, GV có thể lúng túng hoặc gay gắt phê phán “lỗi” của HS, khiến

giờ học thiếu sinh khí, HS mất tự tin, không còn hứng thú để kiếm tìm, khám phá VB.

Giờ dạy ĐHVB đảm bảo các yêu cầu trên đây giúp GV chủ động trong nội

dung HĐ, nhưng mặt khác cũng cần sự linh hoạt để thực hiện yêu cầu đặt ra từ bài dạy, đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện NL cho HS.

Bước ĐHTL được cụ thể hóa thành các HĐ sau đây:

2.2.2.1. HĐ 1. Khởi động

Đây là HĐ để thu hút HS hướng sự chú ý vào VB sẽ được triển khai ĐH trên lớp. Do vậy, ở HĐ này GV cần có cách làm linh hoạt để tạo tâm thế đọc cho HS. Nhìn chung HĐ khởi động có nhiệm vụ:

Tạo không khí cho giờ học

Huy động kiến thức nền của HS về đề tài sẽ học

Giới thiệu bài học (dẫn dắt, nêu vấn đề, giới thiệu)

GV tùy vào đặc điểm của VBĐH (về thể loại, đề tài, chủ đề, nội dung cụ thể…) để xác định nội dung và cách thức khởi động. Chẳng hạn nếu VBĐH là bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thì có thể khởi động bằng giọng ngâm bài thơ đó của một nghệ sĩ, hoặc dùng một bài hát đã phổ nhạc từ bài thơ ấy. Nếu dạy đọc hiểu truyện Chí Phèo của Nam Cao thì có thể bắt đầu bằng việc chiếu 3 – 5 phút video-clip trích đoạn phim Làng Vũ đại ngày ấy. Nếu dạy bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường hoặc Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân thì bắt đầu bằng bức tranh hay đoạn phim về sông Hương thơ mộng; sông Đà hùng vĩ. Nếu là ĐHVB kịch như Hồn Trương ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ thì bắt đầu bằng trích đoạn vở kịch này đã dàn dựng trên sân khấu…

Việc khởi động cần đa dạng hóa với các bài ĐH khác nhau, không chỉ bằng các hình ảnh, các clip trích đoạn phim, ngâm thơ hay bài hát… mà có thể bằng việc giới thiệu tác giả, tác phẩm (nhấn mạnh đặc trưng thể loại). GV cũng có thể bắt đầu bằng những trải nghiệm của HS, nêu vấn đề liên quan đến cuộc sống và những kỉ niệm, vốn sống, vốn hiểu biết của HS về đề tài, chủ đề, nội dung của VB được ĐH.

2.2.2.2. HĐ 2. Đọc lướt, tìm hiểu chung về văn bản

Đây là HĐ 2 trong tiến trình dạy ĐHVB. HĐ này có 2 việc chính. Một là tổ chức kiểm tra việc đọc ở nhà, đọc VB trên lớp trong đó có hướng dẫn HS đọc diễn cảm. Hai là tổ chức cho HS tìm hiểu chung, bao gồm tìm hiểu các từ ngữ, hình ảnh, điển tích, điển cố, biểu tượng… khó có trong VB; tìm hiểu tác giả đặc điểm thể loại và hoàn cảnh ra đời (nếu có ý nghĩa và giúp cho việc hiểu VB). HĐ này hướng đến yêu cầu HS: có được ấn tượng chung về VB; nhận xét được nội dung bao quát của văn bản; nắm được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

Để tiến hành HĐ này, GV thực hiện một số việc như:

– GV kiểm tra việc đọc VB của HS ở nhà, kiến thức của HS về thể loại VB bằng cách nêu câu hỏi liên quan đến các yếu tố đặc trưng của thể loại VB như: hệ thống nhân vật, cốt truyện, nêu chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng,… (nếu là VB truyện); chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm với đối tượng nào trong VB (với VB đọc hiểu là thơ); sự cảm nhận của HS về cách thức lập luận của VB (nếu bài đọc là VB nghị luận); hoặc những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh sáng tác (những yếu tố ngoài VB được tích hợp giúp cho việc tiếp cận VB của HS) để kích hoạt sự chú ý của HS vào VB.

– Hướng dẫn HS cách hiểu nhan đề, giải nghĩa một số từ ngữ khó, từ chuyên môn, tìm bố cục VB. Kiểm tra sự hiểu biết của HS về thể loại VB bằng cách nêu các câu hỏi: VB thuộc thể loại gì? Căn cứ vào đâu để biết thể loại đó? Bản thân HS đã đọc những VB thuộc thể loại đó chưa? Điểm chung của thể loại này mà em được biết?

– GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm cho HS; hướng dẫn

HS vận dụng kĩ năng đọc “trải nghiệm”. GV yêu cầu HS đọc một số đoạn tiêu biểu (VB thơ tổ chức đọc cả bài, với VB truyện hoặc kịch bản văn học có thể đọc phân vai…).

GV nhận xét, đánh giá cách đọc, góp ý, chỉnh sửa cách đọc đúng và đọc diễn cảm.

– Tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc hiểu VB.

Trong HĐ này cần lưu ý:

+ Nhiều GV chưa quan triệt yêu cầu: một khi HS chưa đọc VB thì chưa tiến hành ĐH. Nghĩa là việc HS tự đọc, tự tiếp xúc với VB là yêu cầu bắt buộc trong dạy học ĐH. Vì thế nếu HS chưa đọc VB ở nhà thì GV cần tổ chức đọc trên lớp, nhất là với những HS chưa đọc VB ở nhà.

+ Cần cho HS hiểu thông nghĩa của VB, nhất là các VB thơ; vì thế chú ý yêu cầu giải nghĩa các từ ngữ, hình ảnh khó trong bài.

+ Việc đọc diễn cảm cần hướng dẫn cả cách thức và thị phạm bằng việc GV đọc cho cả lớp nghe; với văn xuôi, VB dài GV có thể chọn một đoạn tiêu biểu để đọc. Một số phương pháp, biện pháp dạy đọc VB mà GV có thể sử dụng để giúp HS hiểu VB, đồng thời hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho HS là đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch,

+ GV cần chú không nên quá nghiêng về việc tìm hiểu đời tư, tiểu sử và các câu chuyện xung quanh tác giả, tác phẩm. Ví dụ dạy Đây thôn Vĩ Dạ, có GV mất rất nhiều thời gian vào việc tìm hiểu cuộc đời đau khổ bệnh tật của Hàn Mặc Tử và mối tình thơ mộng, lâm li của nhà thơ với người con gái xứ Huế có tên Hoàng Cúc. Tương

107

tự như thế khia dạy bài Sóng nhiều GV say sưa kể, giới thiệu về mối tình giữa nữ thi sĩ của Xuân Quỳnh và nhà viết kịch Lưu Quang Vũ cũng cái chết oan khiên của họ,... Dạy Chữ người tử tù thì sa vào kể chuyện cuộc đời Nguyễn Tuân với các câu chuyện lạ như là các giai thoại về nhà văn... GV cần hiểu nhiệm vụ của giờ là ĐHVB chứ không phải ĐH tác giả. Chỉ hướng dẫn HS tìm hiểu những điểm quan trọng về tác giả giúp cho việc hiểu VB, còn không nên đi sâu vào tiểu sử tác giả nếu không giúp gì cho việc hiểu VB.

Thông qua tương tác HĐ của thầy và trò trực tiếp trong giờ ĐH trên lớp, GV rèn luyện cho HS một số kĩ năng đọc trải nghiệm cùng VB: Dự đoán, Theo dòi, Suy luận, Liên hệ,… trong khi đọc VB có sự tổ chức, hướng dẫn của thầy trên lớp ở HĐ này và HĐ tiếp theo: tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các chi tiết, yếu tố của VB.

2.2.2.3. HĐ3. Hướng dẫn HS đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của VB

Đây là HĐ quan trọng nhất trong tiến trình hướng dẫn đọc hiểu VB theo thể loại. Với HĐ này GV cần chú ý 2 yêu cầu:

a) Lưu ý HS tìm hiểu các chi tiết, yếu tố của VB trong tính chỉnh thể của phương thức thể hiện VB.

b) Nhận biết và chỉ ra được tác dụng của hình thức nghệ thuật của VB, tức là thấy mối liên hệ giữa hình thức với nội dung VB.

Cách thức tiến hành:

Dựa vào các câu hỏi hướng dẫn của SGK và việc tìm hiểu, nghiên cứu VB của mỗi GV để tổi chức các HĐ cho HS tìm hiểu, khám phá VB từ dễ đến khó. Có thể tổ chức cho HS “giải mã” VB theo cách từ ấn tượng chung đến các chi tiết và sau đó tổng hợp lại; tức theo lối Tổng – Phân – Hợp.

Việc 1: Tổ chức cho HS xác định ấn tượng chung, khái quát về VB.

GV nêu vấn đề, giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu và xác định ấn tượng chung về VB với câu hỏi: VB mang lại cho em ấn tượng gì? GV cho HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, sau đó yêu cầu một số HS trình bày, thảo luận, nhận xét.

+ HS phát biểu thể hiện cảm nhận về VB qua việc tiếp xúc các yếu tố của VB như từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, lập luận, giọng điệu,… được HS ghi lại hoặc lưu lại trong ấn tượng (có thể HS đã thể hiện những cảm nhận, đánh giá, suy ngẫm,…về VB trong các ghi chép (trên PHT, nhật kí đọc sách,…) đã được HS chuẩn bị ở bước

CBDĐ hoặc đã phát hiện được ở HĐ 2. Đọc lướt VB. Có thể nêu một số ví dụ về ấn tượng chung bao trùm lên toàn bộ VB, chẳng hạn: Ấn tượng chung khi đọc VB Hai đứa trẻ (Thạch Lam) là một nỗi buồn về cuộc sống mòn mỏi, nhàm chán, đơn điệu u buồn của những kiếp người nhỏ bé, mong manh nơi phố huyện nghèo. Đọc VB thơ Tràng giang (Huy Cận) mang lại cho người đọc ấn tượng chung, đó là tâm trạng cô đơn, rợn ngợp, nỗi buồn mênh mang trước cảnh sông nước, đất trời… Đọc Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) thấy một ấn tượng chung là con sông Hương đẹp thơ mộng, có tâm hồn, in đậm dấu ấn tình cảm sâu nặng, da diết, say đắm và tài hoa của tác giả. Ấn tượng chung khi đọc trích đoạn Cuộc đối thoại giữa hồn và xác (trích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang vũ) là sự bức bối, ngột ngạt về một lối sống giả dối, tình cảnh trong ngoài bất nhất, mâu thuẫn giằng xé giữa lương tâm đạo đức và bản năng,…

+ Qua trình bày của HS, GV uốn nắn những ý kiến sai lệch, thiếu sức thuyết phục; đồng thời lưu ý việc đọc và nhận biết ấn tượng chung ấy nên dựa vào những yếu tố nào. Ví dụ, GV lưu ý HS về cảm xúc, ấn tượng cá nhân do các yếu tố hình thức của tác phẩm mang lại như: âm thanh, hình ảnh, nhịp, các biện pháp tu từ,… tức là yếu tố hình thức mang nghĩa, bộc lộ cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Bảng 2.2: Những điểm cần chú ý về thể loại trong cách tổ chức cho HS ĐHVB theo thể loại

Thể loại

Các yếu tố hình thức cần chú ý

Nội dung cần làm sáng tỏ


Thơ

Vần, nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, chủ thể trữ tình, các thủ pháp nghệ thuật khác,…

– Cảm xúc, tình cảm của chủ thể trữ tình muốn bộc lộ và gửi gắm,…

– Giá trị và sự tác động của bài thơ

đến tâm hồn người đọc,…


Truyện

Nhân vật, sự kiện, chi tiết, ngôn ngữ (lời văn), bối cảnh, xung đột, bút pháp miêu tả, nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn, ngôi

kể và sự chuyển đổi ngôi kể,…

– Nội dung và giá trị tư tưởng của VB, tác phẩm

– Ý nghĩa và các bài học nhân sinh mà VB, tác phẩm mang lại


Sự kiện, người kể, ngôi kể, cách

ghi chép, ngôn ngữ, điểm nhìn,

– Giá trị của nội dung, sự kiện, con

người,… được VB nói tới;

giọng điệu và các thủ pháp nghệ thuật (miêu tả, trần thuật, trữ

tình, thuyết minh,…)

– Ý nghĩa xã hội và thông điệp tư tưởng mà tác giả và văn bản muốn

thể hiện,…


Kịch bản

Nhân vật, bối cảnh, xung đột, ngôn ngữ (lời thoại, đối thoại, độc thoại, bàng thoại), các chỉ

dẫn kịch bản,…

– Nội dung và giá trị tư tưởng của kịch bản

– Ý nghĩa và các bài học nhân sinh

mà văn bản, tác phẩm mang lại


Văn nghị luận

Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, cách lập luận, ngôn ngữ, bố cục, các thủ pháp nghệ thuật khác ( biểu cảm, miêu tả, tự sự,…)

– Nội dung, tư tưởng, quan điểm mà văn bản muốn nêu lên và thuyết phục người đọc;

– Ý nghĩa của vấn đề mà VB nghị

luận đặt ra


Việc 2. Tổ chức cho HS phân tích chi tiết, tìm ra nội dung, ý nghĩa của văn bản Dựa vào các câu hỏi trong SGK và có thể nêu thêm các câu hỏi khác nhằm hướng dẫn HS phân tích từ các yếu tố hình thức; kết nối thông tin để khám phá, hiểu

biết về nội dung VB.

Cần chú ý khai thác yếu tố hình thức mang dấu ấn của phương thức thể hiện và đặc điểm thể loại của VB. Cũng là văn xuôi tự sự, nhưng truyện ngắn trữ tình (Hai đứa trẻ – Thạch Lam hoặc Tôi đi học – Thanh Tịnh) khác với truyện ngắn, tiểu thuyết hiện thực (Lão Hạc – Nam Cao, Số đỏ – Vũ Trọng Phụng),… Như thế việc xác định phương pháp dạy học ĐH cần kết hợp nhiều phương diện: từ yêu cầu ĐHVB nói chung đến các đặc trưng riêng về thể loại, tiểu loại và kiểu VB. Cần dựa vào yêu cầu cần đạt (chuẩn kiến thức, kĩ năng) của CT để xác định các đặc điểm thể loại cần khai thác trong khi ĐH. Chẳng hạn, đây là những yếu tố hình thức và nội dung của các thể loại cần chú ý khai thác khi ĐH.

Tổ chức cho HS ĐHVB theo thể loại, GV cần chú ý bám sát các hình thức đã nêu, chú ý những đặc trưng của mỗi thể loại. Ví dụ, VB thơ thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình nên khi đọc không thể không chú ý khai thác các câu hỏi như:

– Bài thơ viết về đề tài gì?

– Người thổ lộ (nói) trong tác phẩm là ai? Nói với ai?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022