Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Và Yêu Cầu Về Năng Lực Dạy Học Đọc Hiểu Của Gv Ngữ Văn Ở Trường Trung Học Phổ Thông

1.3. Thực trạng hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản và yêu cầu về năng lực dạy học đọc hiểu của GV Ngữ văn ở trường trung học phổ thông

1.3.1. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản của GV trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay

HĐ dạy học ĐHVB ở trường THPT cho đến thời điểm hiện nay vẫn nằm trong khuôn khổ dạy học môn Ngữ văn theo CT định hướng nội dung. Ưu điểm của CT định hướng nội dung là dạy học truyền thụ cho người học tri thức khoa học tổng hợp và hệ thống. Tuy nhiên, CT định hướng nội dung chưa chú trọng phát huy NL người học. Trong phạm vi vấn đề cần trao đổi, LA đề cập HĐ dạy học ĐHVB trong nhiều năm qua ở trường THPT ở một số điểm còn bất cập. Có thể nêu một số điểm sau:

1.3.1.1. CT và SGK với việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học

Yêu cầu của CT Ngữ văn hiện hành về dạy học VB văn học ở cấp THPT được thể hiện ở CT và SGK. Trong phạm vi của đề tài, LA khảo sát CT Ngữ văn ở lớp 11 với yêu cầu ĐHVB văn học cho HS như sau:

1- Về VB

“– Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (tiếp theo)

+ Kí: Thượng kinh kí sự (trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh) – Lê Hữu Trác.

+ Truyện thơ Nôm: Truyện Lục Vân Tiên (trích đoạn Lẽ ghét thương) – Nguyễn Đình Chiểu.

+ Thơ: Tự tình – Hồ Xuân Hương; Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát; Thu điếu – Nguyễn Khuyến; Thương vợ – Trần Tế Xương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

+ Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu.

+ Hát nói: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ.

Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 10

+ Nghị luận: Cầu hiền chiếu – Ngô Thì Nhậm.

– Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

+ Truyện: Hai đứa trẻ – Thạch Lam; Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân; Chí Phèo – Nam Cao; Số đỏ (trích đoạn Hạnh phúc một tang gia) – Vũ Trọng Phụng.

+ Thơ: Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu; Hầu Trời – Tản Đà; Mộ – Hồ Chí Minh; Từ ấy – Tố Hữu; Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử; Vội vàng – Xuân Diệu; Tràng giang – Huy Cận.

+ Kịch: Vũ Như Tô (trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) – Nguyễn Huy Tưởng.

+ Nghị luận: Bàn về đạo đức Đông Tây – Phan Châu Trinh; Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh và Hoài Chân”. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành, Cấp THPT.Nguồn: http://rgep.moet.gov.vn/chuong–trinh–gdpt– moi.html).

CT môn Ngữ văn ở THPT (lớp 11) như đã trình bày trên đây, ngoài các VB được chọn để dạy trên lớp, các thể loại như thơ, hát nói, nghị luận (giai đoạn từ thế kỷ X – XIX), truyện, thơ, kịch, nghị luận (giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945) đều có bài đọc thêm.

2– Về mức độ yêu cầu cần đạt đối với đọc hiểu VB văn học, chẳng hạn: “– Truyện hiện đại Việt Nam

+ Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm hoặc trích đoạn (Hai đứa trẻ – Thạch Lam; Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân; Số đỏ – Vũ Trọng Phụng; Chí Phèo – Nam Cao và các bài đọc thêm: Cha con nghĩa nặng – Hồ Biểu Chánh; Vi hành – Nguyễn Ái Quốc; Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan): sự đa dạng của nội dung và phong cách; các cảm hứng sáng tác lãng mạn, hiện thực, trào phúng; ý nghĩa nhân văn; nghệ thuật tả cảnh, tả người.

+ Hiểu một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

+ Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích tự sự hiện đại theo đặc trưng thể loại.

+ Hiểu được đề tài, chủ đề, nội dung cảm hứng, cách xây dựng nhân vật và những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của mỗi tác phẩm.

+ Bước đầu phân biệt được sự khác nhau giữa truyện ngắn trung đại và hiện đại về đề tài, kết cấu, nghệ thuật thể hiện.

“– Thơ hiện đại Việt Nam

+ Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu; Hầu Trời – Tản Đà; Mộ – Hồ Chí Minh; Từ ấy – Tố Hữu; Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử; Vội vàng – Xuân Diệu; Tràng giang – Huy Cận; các

64

bài đọc thêm: Lai Tân – Hồ Chí Minh; Nhớ đồng – Tố Hữu; Tương tư – Nguyễn Bính; Chiều xuân – Anh Thơ): tư tưởng yêu nước, yêu quê hương; quan niệm thẩm mĩ và nhân sinh mới mẻ; sự kế thừa các thể thơ truyền thống và hiện đại hoá thơ ca về ngôn ngữ, hình ảnh, thể loại,...

+ Nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, phát hiện các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ.

“+ Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

+ Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; biết vận dụng hiểu biết về thơ trữ tình vào bài văn phân tích thơ trữ tình.

+ Bước đầu nhận biết sự giống và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ.

[…]

– Kịch hiện đại Việt Nam

+ Hiểu những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của một trích đoạn kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng: sự cảm thông sâu sắc của tác giả với bi kịch của người nghệ sĩ giàu khát vọng trong xã hội cũ; cách tạo mâu thuẫn và xung đột kịch.

+ Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại kịch.

+ Biết cách đọc – hiểu một trích đoạn kịch bản văn học.

Nhận biết một số yếu tố: hành động kịch, xung đột kịch, ngôn ngữ kịch”[13].

Để hiểu thêm yêu cầu thực hiện CT, SGK Ngữ văn lớp 11, chúng tôi đã tham khảo Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện CT, SGK Ngữ văn lớp 11 môn Ngữ văn (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007). Có thể xem quan điểm biên soạn phần Văn học trung đại được trình bày dưới đây là quan điểm xây dựng CT SGK Ngữ văn 11:

“Về cấu trúc:

Các VB văn học được sắp xếp theo kiểu VB, cụm thể loại kết hợp với tiến trình lịch sử văn học” (Tlđd, tr.49)

Về phương pháp: Tài liệu xác định phương pháp dạy các bài học trong CT SGK Ngữ văn 11 là “Dạy học theo hướng gợi mở, phát huy NL tự học, chủ động tích cực

65

của HS” (tr.53). Ở mục a) Dạy văn là dạy cách đọc VB” (tr.53), tài liệu ghi rò “phương pháp này lưu ý GV không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức cụ thể về nội dung cũng như nghệ thuật của một VB nhất định mà còn giúp HS nắm được đặc điểm của kiểu VB để từ đó có cách đọc – hiểu, cách phân tích thích hợp với kiểu VB” (tr.54); “Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn 11 mang tính chất gợi mở, đi từ những phát hiện cụ thể đến tổng hợp khái quát” (tr.54).

Nhận xét: Khảo sát từ cấu trúc CT đến phương pháp dạy học theo CT SGK Ngữ văn lớp 11 hiện hành cho thấy: yêu cầu về ĐHVB đã chú trọng về nội dung và hình thức đối với việc đọc VB văn học. VB được chọn tiêu biểu cho đặc điểm thi pháp của từng thể loại. Mỗi thể loại của loại VB văn học được chọn 3 VB “mẫu” và 2 VB đọc thêm. Tuy nhiên, mức độ ĐH đặt ra đối với các thể loại VB văn học như thơ, truyện, kịch, kí còn chung chung như “hiểu”, “biết cách đọc – hiểu” một VB hay một đoạn trích. Ví dụ, với truyện: “– Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích tự sự hiện đại theo đặc trưng thể loại. – Hiểu được đề tài, chủ đề, nội dung cảm hứng, cách xây dựng nhân vật và những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của mỗi tác phẩm”; hoặc với thơ: “ Nhận ra được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, phát hiện các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi bài thơ. – Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại; biết vận dụng hiểu biết về thơ trữ tình vào bài văn phân tích thơ trữ tình”. Với yêu cầu ĐHVB như đã trình bày, việc xây dựng chuẩn về Yêu cầu đọc hiểu cho VB văn học chưa căn cứ vào đặc điểm của NL ĐHVB để khai thác các khía cạnh của VB. Nếu có yêu cầu hiểu để vận dụng, phân tích một bài thơ cũng theo cách hiểu của CT Ngữ văn đi theo hướng phân tích tác phẩm. Mặt khác CT hiện hành chưa có sự phân chia mức độ đọc hiểu theo yêu cầu ĐHVB như phân tích, đánh giá, liên hệ, so sánh, phù hợp đối với trình độ đọc hiểu VB của HS lớp 11 (lớp gần cuối cấp học ở THPT). Các VBĐH tổ chức thành “cụm bài” chủ yếu vẫn theo định hướng nội dung, chưa tập trung rèn NLĐH theo loại (thể) VB.

Từ việc trình bày yêu cầu ĐH đối với VB văn học lớp 11 của CT và SGK hiện hành, để đáp ứng yêu cầu dạy học ĐHVB theo định hướng phát triển NLĐHVB cho HS, GV cần tham khảo CT NV 2018 về yêu cầu ĐHVB văn học để điều chỉnh bài dạy cho phù hợp.

1.3.1.2. Khảo sát thực trạng dạy và học đọc hiểu văn bản ở THPT

Để tìm hiểu thực trạng dạy học ĐHVB ở THPT, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 46 GV văn trực tiếp giảng dạy tại các trường: THPT Nguyễn Hữu Thọ, THPT Lê Thánh Tôn (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh); THPT Ea Hleo (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo ĐakLak); THPT Bùi Thị Xuân (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng); Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Bến Cát (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương) và 148 HS của lớp 11, tại hai trường: THPT Lê Thánh Tôn (Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh); THPT Ea Hleo (Sở Giáo dục và Đào tạo Đaklak). Việc khảo sát được tiến hành kết hợp bằng cách tìm hiểu GA, dự giờ, trao đổi, trò chuyện với GV; thăm dò ý kiến HS nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng việc dạy học ĐHVB cho HS lớp 11. Trên cơ sở đó có những định hướng về cách thức rèn kĩ năng ĐH nhằm góp phần phát triển NL cho HS sẽ được triển khai ở chương 2. Quá trình khảo sát tập trung vào một số nội dung chính sau:

1/ Khảo sát GA của GV dạy ĐHVB và rèn kĩ năng ĐHVB cho HS lớp 11. 2/ Thăm dò bằng bảng hỏi ý kiến HS về HĐ dạy học ĐHVB

Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

1– Về GA của GV dạy đọc hiểu và rèn kĩ năng ĐHVB

Qua khảo sát GA của GV tổ Văn một số trường THPT, chúng tôi thấy GA của GV dạy ĐHVB giống nhau về cách tổ chức GA theo trình tự các bước của giờ dạy trên lớp. Đó là các bước: 1. Ổn định tổ chức, 2. Kiểm tra bài cũ, 3. Dạy bài mới: phân tích VB, 4. Củng cố, dặn dò,…

Tuy nhiên, trong việc triển khai HĐ dạy ĐHVB, GA của GV mỗi trường khác nhau. Chẳng hạn, trường hợp GA của GV Tổ Văn, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh), GA đã phân chia HĐ của GV theo trình tự giờ dạy trên lớp. Cụ thể:

HĐ1. Khởi động: GV hướng dẫn HS trình bày những hiểu biết về tác giả, thời đại nhà văn sống và sáng tác, thể loại VB (kiến thức nền).

HĐ2. HĐ hướng dẫn HS đọc VB (hướng dẫn cách đọc, hướng dẫn HS tìm bố cục VB)

HĐ3. Hướng dẫn HS tìm hiểu VB (cách khai thác VB: đi từ hình thức đến nội dung (từ mạch nổi đến mạch chìm VB) để khám phá nội dung VB.

HĐ 4. Củng cố kiến thức.

Trường hợp GA của GV Tổ Văn, Trường THPT Ea H’leo (Sở Giáo dục và đào tạo ĐakLak) chỉ có 3 HĐ, không có HĐ 2: “HĐ hướng dẫn HS đọc VB” (hướng dẫn cách đọc, hướng dẫn HS tìm bố cục VB).

Trường hợp GA của GV Tổ Văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng), GA của GV Tổ Văn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Bến Cát (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương), HĐ của GV trong bước dạy học ĐHVB trên lớp chia làm 5 HĐ: 1– HĐ Khởi động (kiểm tra kiến thức nền), HĐ 2– Hình thành kiến thức, HĐ3– Luyện tập; HĐ 4– Giao nhiệm vụ; HĐ 5– Tìm tòi mở rộng.

Nhận xét:

– Khảo sát mẫu GA của các trường nói trên cho thấy GA chủ yếu xây dựng chuỗi HĐ của thầy và trò theo tiến trình bài dạy: từ HĐ khởi động (chủ yếu kiểm tra kiến thức nền) đến HĐ hướng dẫn HS khai thác hình thức và nội dung VB và HĐ củng cố kiến thức. Trường hợp GA của GV Tổ Văn Trường THPT Bùi Thị Xuân và GA Tổ Văn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bến Cát (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương) có thêm 02 HĐ: HĐ 4). Vận dụng và HĐ 5). Tìm tòi mở rộng.

– Về tổ chức HĐ dạy học ĐHVB, GA cho thấy sự tương tác giữa HĐ của thầy và HĐ của trò. Sự tương tác giữa người học với nhau bằng cách tổ chức thảo luận nhóm.

Hạn chế: GA được xây dựng theo hướng khai thác VB theo kiểu bài dạy phân tích tác phẩm văn học. Hướng đi này của bài dạy chi phối kế hoạch làm việc của GV được thể hiện trên GA từ nội dung các HĐ trong dạy ĐHVB đến hình thức trình bày của GA. Chẳng hạn, về nội dung:

– Việc phân chia HĐ của GV theo tiến trình khai thác VB bài dạy ĐHVB trên lớp như trên, GA không có các bước (giai đoạn) để định hình HĐ cốt lòi của thầy và trò trong từng bước.

– HĐ khai thác VBĐH, GV chưa lưu ý HS chú ý đặc điểm thể loại VB, rút ra cách đọc VB theo loại (thể).

Về hình thức: Khung trình bày GA chỉ có 2 khung ô. Một khung trình bày HĐ của thầy và trò, một khung trình bày nội dung bài học.

Qua việc khảo sát GA của GV tổ Văn một số trường THPT, chúng tôi đi đến kết luận: thực tế, HĐ của GV trong dạy học hoặc là chưa tuân thủ MH bài bản, hoặc là các MH nếu có thì đều không phải, chưa phải là MHHĐ dạy ĐH theo định hướng phát triển NL cho HS THPT. GA dạy học ĐHVB là kế hoạch làm việc của GV nhằm phát triển NL ĐHVB cho HS. Vì vậy mạch xuyên suốt của GA là HĐ của GV tương tác với HS để thực hiện mục tiêu được miêu tả qua các NLĐH được hình thành. Thực tế này đòi hỏi cần thiết phải có mẫu GA phù hợp.

Để phù hợp với dạy học ĐHVB theo định hướng phát triển NL, GA cần thể hiện rò những nội dung trong câu trả lời 2 câu hỏi sau:

GV cần phải có những HĐ nào để hướng dẫn HS phương pháp ĐHVB? (những HĐ nào của GV là cốt lòi trong giờ dạy ĐHVB làm thành tổ hợp HĐ để phát trển NL ĐHVB (gắn với đặc trưng thể loại VB) cho HS)

GV có những biện pháp nào để giúp HS thực hiện HĐ đọc (tiếp cận và chiếm lĩnh VB (theo đặc trưng thể loại)?

Chúng tôi hy vọng, đề tài “Mô hình hoạt động của GV trong dạy học ĐHVB ở THPT’, cùng với việc đề xuất MHHĐ của GV dạy ĐHVB sẽ có mẫu GA đáp ứng đòi hỏi này trước thực tiễn.

2– Thăm dò tình hình dạy học ĐHVB từ phía HS

Bảng hỏi thăm dò ý kiến HS lớp 11 về HĐ dạy học ĐHVB có các nội dung sau:

HS với việc tự học (tự đọc VB); HĐ tương tác giữa thầy và trò trên lớp; việc rèn các kĩ năng giao tiếp trong dạy học ĐHVB; HĐ kiểm tra – đánh giá. Việc phân tích cụ thể kết quả thăm dò bằng bảng hỏi, LA sẽ trình bày ở chương 3. Ở đây, xin điểm qua những thông tin cần lưu ý.

Thứ nhất, về việc tự học (tự đọc VB). HS cho rằng việc đọc sách có thầy, cô hướng dẫn giúp HS hiểu kỹ VB (phương án: a) của Câu hỏi 1 (xin xem Phụ lục I: Bảng hỏi thăm dò ý kiến học sinh về hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản) được các

em lựa chọn trả lời nhiều nhất: Trường THPT EaHleo tỷ lệ HS lựa chọn là 30/68; Trường THPT Lê Thánh Tôn: lớp 11 A1, tỷ lệ HS lựa chọn là 20/40; lớp 11 A13, tỷ lệ HS lựa chọn là 24/40. Câu hỏi về việc đọc sách có ghi chép (Câu 2, Bảng hỏi thăm dò ý kiến học sinh về hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản), tỷ lệ HS lựa chọn phương án trả lời b). “Rèn luyện cách viết”, ở Trường THPT EaHleo là 10/68; Trường THPT Lê Thánh Tôn: lớp 11 A1 là 12/40; lớp 11 A13 là 10/40. Kết quả trả lời 2 câu hỏi (Câu 1 và Câu 2) qua thăm dò về việc đọc VB, HS vẫn cần sự hướng dẫn của GV trong việc tự đọc hiểu. Việc kết hợp rèn luyện kĩ năng đọc với kĩ năng viết trong khi đọc VB chưa được HS chú ý.

Thứ hai, về HĐ tương tác giữa thầy và trò, giữa HS với nhau, qua thăm dò cho thấy HS muốn GV tổ chức thảo luận trên lớp. Câu 8, phương án a). “Thảo luận, trao đổi kiến thức với thầy, cô và các bạn trên lớp”, được các em lựa chọn nhiều nhất: Trường THPT EaHleo là 58/68; Trường THPT Lê Thánh Tôn: lớp 11 A1 là 28/40; lớp 11 A13 là 25/40. HS cũng mạnh dạn lựa chọn phương án: thích trình bày ý kiến theo cảm nhận và suy nghĩ riêng không phụ thuộc vào tài liệu hướng dẫn hay SGK (Câu 4, phương án a). Điều này cho thấy việc dạy học ĐHVB đối với HS, rất cần sự tương tác giữa thầy và trò, giữa các HS theo nhóm hoặc giữa cá nhân HS với nhau. Sự tương tác sẽ giúp GV điều chỉnh phương pháp dạy, HS tự điều chỉnh phương pháp học qua thảo luận, trao đổi với thầy với bạn.

Thứ ba, về HĐ HD thực hành, vận dụng, (Câu 7 trong Bảng hỏi), với câu hỏi: Để giờ học ĐHVB có chất lượng thầy, cô giáo cần làm gì? HS lựa chọn phương án d). “Tăng cường thực hành” với tỷ lệ cao nhất: Trường THPT EaHleo là 31/68; Trường THPT Lê Thánh Tôn: lớp 11 A1 là 24/40; lớp 11 A13 là 15/40. HĐ KTĐG được HS quan tâm với đề xuất: việc nhận xét, đánh giá (kể cả cho điểm) trong dạy học ĐHVB phải được tiến hành thường xuyên trong từng giờ học (Câu 5, phương án a): “Từng giờ học (có sự bình xét, đánh giá cụ thể).

Tóm lại, từ kết quả thăm dò bằng bảng hỏi đối với HS về tình hình dạy học ĐHVB ở 2 trường THPT như đã trình bày cho thấy vai trò của người thầy trong HĐ dạy học ĐHVB, từ bước hướng dẫn HS tự đọc VB đến HĐ đọc VB trên lớp, HĐ thực hành, kiểm tra – đánh giá.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí