khác nhau giữa người này với người kia về hiệu quả hoạt động; 2/Năng lực tạo điều kiện cho việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo dễ dàng chứ không phải bản thân tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Từ việc phân tích các quan niệm của các tác giả trong và ngoài nước, ta có thể hiểu: Năng lực là khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết hiệu quả một tình huống hoặc một hoạt động thực tiễn xác định.
1.2.2. Năng lực dạy học của giáo viên Trung học phổ thông
Năng lực dạy học là năng lực thành phần trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên, giữ vai trò quan trọng - một trong những điều kiện để đảm bảo chất lượng dạy học ở trường phổ thông nói chung và ở trường trung học phổ thông nói riêng. Năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông được hình thành ngay từ khi cá nhân còn học ở trường phổ thông, được phát triển trong quá trình đào tạo ở trường Đại học Sư phạm và được hoàn thiện ở trường trung học phổ thông nơi giáo viên trải nghiệm nghề nghiệp. Trong quá trình trải nghiệm đó, giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để đáp yêu cầu về năng lực trước sự đổi mới của giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Đánh giá đúng năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông, chỉ ra điểm mạnh và điểm tồn tại, có biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông là một trong những yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông.
Từ phân tích trên, tác giả hiểu: Năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông là sự tổ hợp giữa lòng yêu nghề, sự tâm huyết với nghề, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm, thể hiện qua hệ thống những thao tác, hành động dạy học của người giáo viên được bộc lộ trong từng bối cảnh nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học.
Cấu trúc năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông gồm các năng lực:
1) năng lực thiết kế và tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực; 2) năng lực thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp; 3) năng lực thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa; 4) năng lực thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm; 5) năng lực lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh;
6) năng lực tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh; 7) Phát triển chương trình môn học ở trung học phổ thông; 8) năng lực quản lý lớp học hiệu quả; 9) năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong dạy học và đánh giá kết
quả dạy học; 10) năng lực đánh giá kết quả dạy học theo tiếp cận năng lực học sinh và một số năng lực khác.
1.2.3. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - 1
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - 2
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Bằng Thống Kê Toán Học
- Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quy Mô Mạng Lưới Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Bồi dưỡng:
Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, trong đề tài KX-07-14 quan niệm: ”Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu, đã lạc hậu trong cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng chứng chỉ” [7].
Trong GD&ĐT, theo nghĩa rộng: Bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo phi chính quy, về bản chất thì bồi dưỡng là một con đường của đào tạo, người được bồi dưỡng của chương trình bồi dưỡng được hiểu là những người đang đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục hay trong các nhà trường.
Vậy khái niệm bồi dưỡng được hiểu như sau: Bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật, bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó qua một hình thức đào tạo nhất định.
Mục đích của BD là nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm (không nhằm mục đích đổi nghề).
Như vậy, BD chính là quá trình tổ chức và thực hiện những tương tác qua lại giữa các thành tố cấu trúc, trong đó chủ đề BD chuyên môn đóng vai trò chủ đạo, nhằm làm cho đối tượng BD chuyên môn hoạt động tích cực. Qua đó, nó sẽ nâng cao năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình BD thể hiện quan điểm GD hiện đại, đó là ”đào tạo liên tục và học tập suốt đời”.
* Bồi dưỡng giáo viên
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm BDGV, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng BDGV bao gồm cả hình thức bồi dưỡng chính thống trước và trong quá trình giảng dạy (formal learning opportunities) và hình thức bồi dưỡng phi chính thống (informal learning opportunities) như việc tự học của giáo viên hay việc tạo mạng lưới (Network) với những người khác để học và nâng cao năng lực và kỹ năng giảng dạy của mình (Baumert & Kunter, 2006; Beale, 2003; Kunter et al., 2007). Khái niệm BDGV được diễn giải theo nhiều cách khác nhau nhưng tựu chung
đều được hiểu là quá trình nâng cao năng lực chuyên môn trong lĩnh vực giảng dạy và trang bị cho người thầy những kiến thức và kỹ năng mới, cập nhật - một trong những tiền đề giúp nâng cao chất lượng dạy và học thực tế.
Từ khái niệm về bồi dưỡng, chúng ta có thể hiểu: Bồi dưỡng giáo viên là quá trình cập nhật, bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên có cơ hội được rèn luyện, củng cố về kỹ năng, kỹ xảo, mở mang thêm về tri thức chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc được giao và cập nhật kịp nhu cầu phát triển của thời đại.
Mục đích của bồi dưỡng giáo viên là giúp giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
BDGV được coi là một công cụ hữu hiệu trong việc thực thi các cuộc cải cách giáo dục vì giáo viên chính là người hiện thực hóa các chính sách đổi mới ở tầng cơ sở. Nhiệm vụ chính của các đợt BDGV là việc cập nhật kiến thức phương pháp giảng dạy cho giáo viên giúp họ làm quen với những yêu cầu mới của các đợt cải cách.
BDGV được coi là điều kiện cần thiết trong cải cách giáo dục. Đó cũng là lí do khiến việc BD chuyên môn, nâng cao kỹ năng giảng dạy, theo kịp yêu cầu đổi mới trở nên cấp thiết và luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức độ thành công của các cuộc đổi mới trong giảng dạy. Quá trình đổi mới giáo dục gắn liền với khả năng có thể đổi mới của giáo viên, là một cách hữu hiệu để giúp người thầy thay đổi, trưởng thành và thích nghi với những đòi hỏi của thời kỳ mới.
Để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc được giao và cập nhật kịp nhu cầu phát triển của thời đại, giáo viên cần phân tích được những đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình môn học, hoạt động giáo dục, sách giáo khoa môn học. Đặc biệt, cần hình thành được kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học đáp ứng đổi mới chương trình theo định hướng tích hợp, phát triển năng lực… Muốn đạt được những kết quả trên, giáo viên cần được bồi dương thường xuyên.
* Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT: Là quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức giúp giáo viên trung học phổ thông bổ sung, cập nhật hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ về hoạt động dạy học ở trường THPT theo chươnng trình giáo dục phổ thông mới để nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên có cơ hội được rèn luyện, củng cố về kỹ năng, kỹ xảo, mở mang thêm về tri thức chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc được giao và cập nhật kịp nhu cầu phát triển của thời đại.
1.2.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông
Theo Trần Kiểm: “Quản lý là phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” [9].
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì: "Quản lý là hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [4].
Từ sự phân tích các định nghĩa các tác giả đi trước nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, ta có thể hiểu một cách khái quát:
Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến giáo viên trung học phổ thông thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm giúp giáo viên THPT cập nhật, bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng dạy học mới, đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên chủ yếu là quản lý việc bồi dưỡng cập nhật, bổ sung những kiến thức và kỹ năng còn thiếu hụt cho giáo viên để họ có thể dạy được chương trình giảng dạy mà họ đảm nhiệm ở trường phổ thông. Chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo các nội dung và hình thức chủ yếu cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng trong suốt dịp hè và cả trong năm học.
1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là cách thức tiến hành để tác động đến những lĩnh vực trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu của hoạt động này.
Quản lí hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một mặt của công tác quản lí giáo viên, là quản lí quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng của các cấp, các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục tiêu bồi dưỡng.
Có thể hiểu: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến giáo viên trung học phổ thông thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm giúp giáo viên THPT cập nhật, bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng dạy học mới, đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan và đáp ứng yêu cầu đổi chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
1.3. Một số vấn đề về Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới
1.3.1. Chương trình giáo dục phổ thông mới và những yêu cầu đặt ra về năng lực dạy học đối với giáo viên trung học phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông mới có một số điểm kế thừa và nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành.
Thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn.
Thứ hai, Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có nội dung giáo dục gần như đồng nhất cho tất cả học sinh; việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, ngay cả ở cấp trung học phổ thông chưa được xác định rõ ràng. Chương trình giáo dục phổ thông mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lí số môn học; Đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.
Thứ ba, trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, sự kết nối giữa chương trình các cấp học trong một môn học và giữa chương trình các môn học chưa chặt chẽ; một số nội dung giáo dục bị trùng lặp, chồng chéo hoặc chưa thật sự cần thiết đối với học sinh phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông mới chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học. Việc xây dựng Chương trình tổng thể, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, đặt cơ sở cho sự kết nối này.
Thứ tư, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thiếu tính mở nên hạn chế khả năng chủ động và sáng tạo của địa phương và nhà trường cũng như của tác giả sách giáo khoa và giáo viên. Chương trình giáo dục phổ thông mới bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
Để thực hiện chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới, năng lực dạy học của giáo viên THPT cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì vai trò của người giáo viên cũng có những thay đổi theo hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn, trách nhiệm lựa chọn nội dung giáo dục nặng nề hơn. Giáo viên phải chuyển từ cách truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Coi trọng dạy học phân hóa cá nhân, biết sử dụng tối đa những nguồn tri thức trong xã hội, biết sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật dạy học, tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Yêu cầu hợp tác làm việc với đồng nghiệp chặt chẽ hơn, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ xã hội, với cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội khác...
Có thể thấy rằng, giáo viên THPT phải là nhà giáo dục, là người học tập suốt đời, là một người nghiên cứu, một nhà văn hóa xã hội mà cụ thể hơn cần phải có những năng lực đó là:
- Năng lực thiết kế, quản lý và thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh:Khả năng thiết kế các chủ đề dạy học liên môn, dạy học tích hợp, xây dựng kế hoạch dạy học; Khả năng thực hiện việc phân phối chương trình các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của các trường THPT.
- Năng lực sử dụng PPDH và GD theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, phương pháo và hình thức tổ chức dạy học đóng một vai trò quan trọng. Do đó, giáo viên cần có khả năng trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển NL; tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
- Năng lực kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh:Khả năng xác định mục tiêu đánh giá; Lựa chọn các phương pháp, hình thức đánh giá; xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực; Đánh giá mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học; xác định được mức độ phát triển NL của HS sau mỗi giai đoạn học tập; chỉ ra mối liên hệ giữa phát triển NL với độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập mà HS đã hoàn thành.
- Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh: Khả năng trợ giúp học sinh vượt qua nhưng khó khăn trong cuộc sống, học tập và trong các mối quan hệ.
- Năng lực DH tích hợp: Khả năng tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp KT, KN,… thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ HT; thông qua đó hình thành những KT, KN mới; phát triển được những NL cần thiết, nhất là NL giải quyết vấn đề trong HT và thực tiễn cuộc sống. "Tích hợp" là nói đến mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học.
- Năng lực dạy học phân hóa: Khả năng thiết kế các chiến lược dạy học sao cho phù hợp với nhu cầu, năng lực và phong cách học khác nhau của HS trong lớp học để tạo cơ hội học tập tốt nhất cho mỗi HS trong lớp.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Là khả năng khai thác, sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học nhằm làm tăng hiệu quả dạy học.
- Năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học, tự nghiên cứu: Khả năng tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học: Khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
- Năng lực dạy học theo STEM
- Năng lực dạy học trải nghiệm
Đó chính là những lĩnh vực cấu thành phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại. Những yêu cầu này được xem là căn cứ để khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT, từ đó xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp.
1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm giúp giáo viên THPT và các cán bộ quản lý bồi dưỡng giáo viên xác định được nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng và là căn cứ để đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên. Cụ thể:
Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm cập nhật, bổ sung, đổi mới, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời thay đổi thái độ nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới; Giúp giáo viên THPT thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy và học và thực hiện được các mục tiêu của quá trình dạy học do chương trình giáo dục phổ thông mới đề ra.
Giúp giáo viên trung học phổ thông thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học tích hợp, dạy học liên môn, dạy học trải nghiệm và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.
.....