Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

Đánh giá thông qua sản phẩm của giáo viên trung học phổ thông: Thiết kế giáo án, tổ chức dạy học, vận dụng các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học, ngân hàng đề thi để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Đánh giá thông qua tự đánh giá của giáo viên THPT: Phát huy vai trò tự đánh giá của giáo viên THPT về năng lực dạy học của bản thân để có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng.

Đánh giá qua ý kiến phản hồi của giáo viên THPT về mức độ phù hợp của nội dung, hình thức, phương pháp, tài liệu bồi dưỡng cũng như năng lực của báo cáo viên.

1.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Để thực hiện kế hoạch hóa các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, cán bộ phụ trách khối THPT thuộc Sở giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng và cán bộ giáo viên trong nhà trường cần phải nắm chắc ba vấn đề quan trọng:

Một là: Làm gì? Là muốn nói đến nhiệm vụ, mục tiêu cần phải đạt được. Đó là những công việc trọng tâm của một kỳ hay cả năm học cho các hoạt động bồi dưỡng. Tất nhiên mỗi hoạt động có mục tiêu riêng của nó, do đó có nội dung công việc riêng. Song các hoạt động không thể tách rời nhau, biệt lập với nhau, trái lại đó là một chuỗi các hoạt động liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Chỉ có như vậy, nhà giáo dục mới thực hiện được công tác bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Hai là: Làm như thế nào? Là muốn đề cập đến cách thức, biện pháp tiến hành. Nội dung công việc thường có biện pháp thi hành kèm theo. Đó là một hệ thống những biện pháp, từ những biện pháp tổng thể đến những biện pháp cụ thể tương ứng, nhằm giải quyết nội dung công việc đã dự định. Mỗi một hoạt động công tác bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp có hệ thống các biện pháp tiến hành, nhằm giải quyết nội dung công việc của hoạt động đó.

Nhà quản lý dự kiến các biện pháp phù hợp với từng hoạt động cụ thể. Tuy nhiên các biện pháp đó không phải là bất biến. Nó có thể được điều chỉnh trong quá

trình thực hiện kế hoạch đã đề ra cho phù hợp với thực tế của trường và giáo viên tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Ba là: Ai làm? Là chỉ người thực hiện các nhiệm vụ. Người Hiệu trưởng phải biết bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với từng đối tượng sao cho khi họ thực hiện nhiệm vụ được giao mà họ vẫn cảm thấy thoải mái. Muốn vậy Hiệu trưởng phải hiểu được đối tượng của mình, nắm được khả năng nhu cầu của họ thì bố trí công việc mới phù hợp, mới có tác dụng động viên.

* Nội dung quản lý việc lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THT theo chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm:

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang - 6

Khảo sát năng lực dạy học của giáo viên các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới,

Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Thiết lập mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới,

Xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới,

Xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xác định sản phẩm cần đạt được sau bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xác định thời gian và địa điểm bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xác định các nguồn lực cần huy động phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xác định những yêu cầu đối với báo cáo viên

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Quản lý việc tổ chức thực hiện triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT là khâu quan trọng nhất để giúp cho quá trình QL bồi dưỡng giáo viên THPT đạt hiệu

quả như ý. Quá trình QL việc tổ chức thực hiện đó chính là quá trình thực hiện các việc sau:

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Triển khai, hướng dẫn các bước và quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên gia bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận để triển khai bồi dưỡng

Tổ chức chỉ đạo giáo viên THP thực hiện từng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình gió dục phổ thông mới

Huy động các nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng

Triển khai công tác kiểm tra và rút kinh nghiệm về kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.3. Chỉ đạo Triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Sau khi kế hoạch hóa đã được thiết lập, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được bố trí sắp xếp thì phải có người lãnh đạo, điều hành, chỉ dẫn, đôn đốc, giám sát, điều khiển, điều chỉnh đối tượng quản lý hoạt động theo đúng kế hoạch. Đó là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức, theo sát hoạt động của bộ máy, điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh công việc nhịp nhàng, hợp lý, động viên khuyến khích giáo viên tham gia bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng theo chuẩn nghề nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động.

Các nội dung chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới gồm:

Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới chất lượng, hiệu quả, thiết thực.

Chỉ đạo nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm cho báo cáo viên

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng

Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện thực hiện công tác bồi dưỡng

Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tình thần học tập, ý thức tham gia bồi dưỡng của giáo viên

Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng

Chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách cho giao viên tham gia bồi dưỡng Chỉ đạo huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Kiểm tra là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức của các hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đó là một hệ thống những quan sát và so sánh xem lao động thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, quy tắc.... đã dự kiến trước hay không.

Kiểm tra có kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chuyên đề. Đánh giá xếp loại có xếp loại theo tháng, theo học kỳ, theo chuyên đề bồi dưỡng với cách đánh giá tốt, khá, TB, yếu kém (không đạt chuẩn).

Nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới gồm:

Kiểm tra mức độ thực hiện tiến trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Kiểm tra mức độ thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kiểm tra đánh giá về tinh thần, thái độ, ý thức của khi tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kiểm tra kết quả thực hiện các phương pháp, hình thức bồi dưỡng Kiểm tra kết quả đạt được sau bồi dưỡng so với dự kiến ban đầu Kiểm tra mức độ hài lòng của giáo viên sau bồi dưỡng

Kiểm tra công tác quản lý bồi dưỡng

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí

CBQL cấp Sở và cấp trường là người lãnh đạo và dẫn dắt nhà trường thực hiện sứ mạng của mình, khác với người quản lí là người thực thi các quyết định của lãnh đạo nhà trường và đưa những quyết định đó thành kết quả thực tế. Vì thế, CBQL phải là người có tầm nhìn xa, bởi đó là một trong những điều kiện tiên quyết để nhà trường có thể đi đúng hướng và đi xa. Một năng lực quan trọng của CBQL là khả năng đánh giá đúng người khác và khả năng thu phục nhân tâm.. CBQL là người phải ra quyết định trong nhiều vấn đề quan trọng của nhà trường, vì thế người ta chờ đợi CBQL là người kiên định trong mục tiêu, đồng thời mềm dẻo trong giải pháp.

1.5.1.2. Động cơ, hứng thú tham gia hoạt động bồi dưỡng, ý thức tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên Trung học phổ thông

Hiện nay, nhiều GV chưa hiểu đúng về năng lực dạy học của bản thân đối chiếu với những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Họ có xu hướng bằng lòng với năng lực bản thân. Đặc biệt, với những GV được coi là GV giỏi luôn bằng lòng với kết quả đánh giá hiện tại và không tiếp tục phấn đấu, học hỏi chuyên môn. Họ không phấn đấu đạt được những tiêu chuẩn cao hơn của người GV trong thời kì mới. Tư tưởng này đã tạo ra rào cản nhất định cho công tác quản lí bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, là một trong những lí do ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng. Ngoài ra, mỗi GV cần có ý thức tự học, tự bồi dưỡng. Để có thể làm tốt điều đó, trước hết họ phải nhận thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng năng lực dạy học của người giáo viên THPT. Chỉ khi nhận thức đúng thì bản thân mỗi GV mới chuyển hóa được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân, từ đó mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Các điều kiện môi trường làm việc, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng

Cơ sở vật chất, hệ thống tài liệu học tập phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên là yêu cầu không thể thiếu để cung cấp nguồn học liệu, giúp giáo viên tiếp cận các nội

dung bồi dưỡng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng được tiếp cận hệ thống tài liệu đầy đủ, được biên soạn đầu tư công phu, có chất lượng sẽ là điều kiện thuận lợi để cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân.

Ngoài ra các cơ sở vật chất, tài liệu nghe nhìn phục vụ công tác bồi dưỡng được tăng cường tối ưu trong sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cũng là môi trường học tập thuận lợi cho giáo viên tham gia bồi dưỡng.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ bồi dưỡng là một trong những thành tố cơ bản của quá trình giảng dạy. Nếu không có thành tố cơ bản này hoạt động dạy - học không thể diễn ra một cách thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. Do đó, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện giảng dạy và học tập hiện đại trong trường học sẽ góp phần đào tạo nên đội ngũ GV có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế.

1.5.2.2. Năng lực của báo cáo viên

Chất lượng đội ngũ BCV luôn là mối quan tâm hàng đầu, bởi nó quyết định đến chất lượng dạy học và giáo dục HS. Vì vậy, khi đưa ra các quyết định quản lí nói chung, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giao viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà quản lí đặc biệt chú trọng vấn đề này. Do đó, trong quá trình lựa chọn BCV, nhà quản lí cần lựa chọn BCV có chuyên môn tốt và có khả năng tổ chức hoạt động dạy học cho HS.

1.5.2.3. Các chủ trương chính sách đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng

Để thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đòi hỏi phải có tài chính và các chính sách cụ thể về chế độ của người thao gia bồi dưỡng. Nguồn tài chính là nguồn sống để nuôi dưỡng các chương trình, kế hoạch thực hiện bồi dưỡng giáo viên. Do đó, nguồn tài chính đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức và quản lý bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo đầy đủ các điều kiện, môi trường và khuyến khích được đội ngũ CBQKL, báo cáo viên, giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ.

Thiếu nguồn tài chính, cơ chế chính sách không thỏa đáng cho đội ngũ tham gia bồi dưỡng giáo viên sẽ cản trở và kìm hãm việc huy động nguồn lực, trang bị điều kiện, biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng làm giảm hiệu quả của công tác bồi dưỡng giáo viên, tạo ra những rào cản cho công tác quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Kết luận chương 1

Bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới được xem là một trong các tiêu chí nâng cao năng lực sư phạm cho GV THPT. Vì thế, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xem là khâu đột phá, trọng tâm của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông.

Quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới là rất cần thiết và quan trọng đối với trường phổ thông bởi nhà trường không chỉ quản lí việc học tập mà còn phải quản lí hoạt động tự học, hoạt động văn hóa, thể thao, các kĩ năng trong cuộc sống của HS. Mọi hoạt động quản lí này đều phải có tổ chức và điều hành do vậy người lãnh đạo CBQL phải chú trọng đến phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá năng lực sư phạm, trong đó có năng lực dạy học của người giáo viên. Quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục, có như vậy chất lượng giáo dục của nhà trường mới đạt hiệu quả cao nhất.

Chương 1của Luận văn đã xây dựng được khung lí luận của đề tài; đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới; quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó trình bày những khái niệm cơ bản của đề tài; giới thiệu và phân tích những nội dung về công tác BD NLDH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới; chỉ ra những nội dung BD, quy trình tổ chức BD, các nội dung trong công tác quản lý BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới; những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Đây là cơ sở lý luận để soi vào thực tiễn và phát hiện những vấn đề của thực trạng, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cấp THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN MÈO VẠC, TỈNH HÀ GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC‌

PHỔ THÔNG MỚI


2.1. Tình hình phát triển Kinh tế, Văn hóa, Xã hội và công tác giáo dục của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Xã hội của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Mèo Vạc là một trong những huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Huyện miền núi này có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, là nơi giao thông huyết mạch nối liền với Trung Quốc. Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp với huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp huyện Yên Minh và huyện Đồng Văn.

Huyện Mèo Vạc có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mèo Vạc (huyện lỵ) và 17 xã: Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai [note 1], Lũng Chinh, Lũng Pù, Nậm Ban, Niêm Sơn, Niêm Tòng, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng, Tát Ngà, Thượng Phùng, Xín Cái.

Mèo Vạc có 17 dân tộc, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 78%. Nếu ai đã từng ghé thăm Mèo Vạc sẽ bắt gặp rất nhiều người Mông. Các dân tộc này sinh sống và phân bố rải rác trên các sườn núi hoặc các thung lũng, quần tụ theo dân tộc, dòng họ. Mật độ phân bố dân cư hơn 114 người/km2.

Tình hình phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống nhân dân được nâng cao, từng bước xóa đói giảm nghèo.

2.1.2. Đặc điểm giáo dục Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Mèo Vạc phát triển mạnh, toàn diện cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Quy mô giáo dục, mạng lưới trường, lớp học đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em các dân tộc huyện nhà. Chất lượng giáo dục toàn diện, hiệu quả giáo dục có những chuyển

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí