cũng chỉ có một số giáo viên được đi tập huấn. Đây là lí do nhiều giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ này thường chỉ làm theo kinh nghiệm„.
Như vậy có thể thấy rằng những nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được Sở giáo dục- Đào tạo Hà Giang triển khai, tuy nhiên ở một số nội dung việc triển khai thực hiện chưa được đồng bộ để mọi giáo viên có thể tham gia, tiếp cận. Do đó hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cũng nảy sinh nhiều hạn chế như: Năng lực tư vấn, Hỗ trợ học sinh; Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học.
2.3.3. Thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Để thực hiện bồi dưỡng giáo viên năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả đòi hỏi phải có lộ trình, trong đó việc tuân thủ và thực hiện hiệu quả các bước trong quy trình bồi dưỡng giáo viên là yêu cầu có tính then chốt. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3,4 phụ lục 2 và 3. Kết quả thu được kết quả ở biểu đồ 2.1 và bảng 2.5:
7
5
93
4
3
Sắp xếp nhầm lẫn một số bước bồi dưỡng
Sắp xếp đúng trình tự các bước bồi dưỡng
2
1
0
20
40
60
80
100
Biểu đồ 2.1: Ý kiến của CBQL và GV về sắp xếp các bước trong quy trình bồi dưỡng
Bảng 2.5. Đánh giá tính phù hợp về quy trình bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Quy trình bồi dưỡng | CBQL | GV | |||||
TĐ | ĐTB | TB | TĐ | ĐTB | TB | ||
1 | Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng | 19 | 2.1 | 5 | 106 | 2.0 | 5 |
2 | Xây dựng nội dung bồi dưỡng | 25 | 2.77 | 1 | 143 | 2.69 | 1 |
3 | Lựa chọn báo cáo viên và biên soạn tài liệu bồi dưỡng | 23 | 2.55 | 2 | 132 | 2.49 | 2 |
4 | Tổ chức bồi dưỡng | 21 | 2.3 | 3 | 116 | 2.18 | 4 |
5 | Đánh giá kết quả bồi dưỡng | 22 | 2.44 | 4 | 127 | 2.39 | 3 |
6 | Nội dung khác | 14 | 1.55 | 6 | 85 | 1.6 | 6 |
Tổng | 2.28 | 2.22 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quy Mô Mạng Lưới Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang Theo Chương Trình
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thpt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới, Huyện Mèo Vạc,
- Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Kết quả biểu đồ 2.1 và bảng 2.5 cho thấy: Về cơ bản cả CBQL và GV đều đã sắp xếp đúng tình tự các bước trong quy trình bồi dưỡng giáo viên với 93%; Vẫn còn một số GV sắp nhầm lẫn một số bước trong quy trình bồi dưỡng, song con số này không nhiều (7%).
Đánh giá về mức độ phù hợp quả quy tình bồi dưỡng cho thấy: Cả CBQL và GV đều cho rằng quy trình bồi dưỡng NLDH cho GV là tương đối phù hợp (CBQL: 2.28; GV: 2.23). Trong đó khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL và GV đối về tính phù hợp khi triển khai từng bước trong quy trình bồi dưỡng cho thấy:
Xây dựng nội dung bồi dưỡng (CBQL: 2.77; GV: 2.69) và Lựa chọn báo cáo viên và biên soạn tài liệu bồi dưỡng (CBQL: 2.55; GV: 2.49) là hai nội dung được đánh giá cao nhất về mức độ phù hợp, xếp thứ bậc 1 và 2.
Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng là nội dung được đánh giá thấp nhất về mức độ phù hợp (CBQL: 2.1; GV; 2.0).
Trao đổi với Thầy giáo Nông T. H, hiệu phó Trường THPT Mèo Vạc, Hà Giang với câu hỏi: “Đồng chí cho biết quy trình triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường đồng chí quản lý như thế nào?” chúng tôi được biết: „Trong các đợt bồi dưỡng, nhà trường thường triển khai nội dung bồi dưỡng theo công văn của Sở Giáo dục; Chỉ một số ít nội dung chúng tôi có tham khảo ý kiến của giáo viên như: Nội dung về dạy học tích hợp, Dạy học trải nghiệm”.
Có thể thấy rằng, công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã được triển khai đúng quy trình bồi dưỡng. Tuy nhiên, việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của chưa thực sự được triển khai hiệu quả. Đa số giáo viên tham gia bồi dưỡng đều do Sở giáo dục và Đào tạo chỉ đạo về mặt nội dung. Chính điều này ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng của giáo viên.
Qua trao đổi với Thầy Đỗ Trọng Thân, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Giang, chúng tôi được biết trước khi tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, Sở rất quan tâm đến khâu lựa chọn nội dung bồi dưỡng. Tuy nhiên, đối với một số đợt bồi dưỡng, Sở chủ động lựa chọn nội dung bồi dưỡng cho giáo viên trên cơ sở quan sát thực tiễn của từng trường. Đây có thể là điểm hạn chế mà Sở Giáo dục- Đào tạo cần lưu ý hơn trong thời gian tới.
2.3.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu thực trạng các phương pháp được sử dụng trong bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5, phụ lục 1 và 2. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.6: Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Phương pháp bồi dưỡng | Mức độ thực hiện | Mức độ hiệu quả | |||||||
CBQL | GV | CBQL | GV | ||||||
TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | ||
1 | Thuyết trình | 26 | 2.88 | 148 | 2.79 | 23 | 2.55 | 138 | 2.6 |
2 | Thảo luận nhóm | 24 | 2.66 | 133 | 2.5 | 22 | 2.44 | 122 | 2.3 |
3 | Thực hành | 22 | 2.44 | 127 | 2.39 | 20 | 2.2 | 117 | 2.2 |
4 | Dạy học giải quyết vấn đề | 19 | 2.1 | 105 | 1.98 | 17 | 1.88 | 95 | 1.79 |
5 | Dạy học trải nghiệm | 16 | 1.77 | 112 | 2.11 | 16 | 1.77 | 107 | 2.01 |
6 | Dạy học bằng tình huống | 20 | 2.22 | 117 | 2.2 | 19 | 2.1 | 102 | 1.92 |
7 | Phương pháp khác | 15 | 1.66 | 90 | 1.69 | 13 | 1.4 | 75 | 1.4 |
Trung bình tổng | 2.24 | 2.23 | 2.04 | 2.03 |
Kết quả bảng 2.6 cho thấy cả CBQL và GV đều đánh giá báo cáo viên sử dụng phương pháp bồi dưỡng ở mức tương đối đa dạng và hiệu quả. Một số phương pháp được báo cáo viên sử dụng ở mức thường xuyên hơn và đây cũng là những phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả thực hiện. Cụ thể:
Thuyết trình là phương pháp được các báo cáo viên sử dụng thường xuyên và hiệu quả nhất trong quá trình bồi dưỡng NLDH cho giáo viên với điểm trung bình về MĐTH là 2.88 (CBQL) và 2.79 (GV); Điểm trung bình về HQTH là 2.55 (CBQL) và 2.6 (GV), xếp thứ bậc 1; Tiếp đến là phương pháp Thảo luận nhóm với điểm trung bình về MĐTH là 2.66 (CBQL) và 2.5 (GV); Điểm trung bình về HQTH là 2.44 (CBQL) và 2.3 (GV), xếp thứ bậc 2.
Phương pháp ít được sử dụng trong bồi dưỡng giáo viên là Dạy học giải quyết vấn đề và Dạy học trải nghiệm. Nguyên nhân của thực trạng này qua trao đổi với thầy Vũ Đ.V, giảng viên trường CĐSP Hà Giang người từng có nhiều năm tham gia bồi dưỡng giáo viên cho biết: ”Trên thực tế một số báo cáo viên đã thử sử dụng hai phương pháp này trong các đợt bồi dưỡng giáo viên song nhiều Giáo viên THPT vẫn có tâm lý thụ động, họ thường chọn cách ngồi im lắng nghe hơn là phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó do báo cáo viên yêu cầu. Do đó, bản thân báo cáo viên cho rằng những phương pháp này vẫn được được sử dụng trong các đợt bồi dưỡng nhưng không ở mức thường xuyên”.
Như vậy có thể thấy rằng các pháp bồi dưỡng được báo cáo viên sử dụng khá phong phú. Tuy nhiên, do đặc thù của đối tượng bồi dưỡng cũng như nội dung bồi dưỡng một số phương pháp chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nó như: Phương pháp dạy học trải nghiệm, Phương pháp thực hành, Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Đây cũng là căn cứ để Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Giang trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên cần trao đổi với báo cáo viên để có sự điều chỉnh phù hợp.
2.3.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu thực trạng hình thức bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6, phụ lục 1 và 2. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7: Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho GVTHPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Hình thức bồi dưỡng | Mức độ thực hiện | Mức độ hiệu quả | |||||||
CBQL | GV | CBQL | GV | ||||||
TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | ||
1 | Bồi dưỡng tập trung | 25 | 2.77 | 128 | 2.41 | 23 | 2.55 | 118 | 2.22 |
2 | Bồi dưỡng trực tuyến | 18 | 2.0 | 103 | 1.9 | 17 | 1.88 | 121 | 2.28 |
3 | Tự bồi dưỡng | 22 | 2.44 | 107 | 2.01 | 20 | 2.22 | 100 | 1.88 |
4 | Bồi dưỡng kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp | 19 | 2.1 | 96 | 1.81 | 18 | 2.0 | 90 | 1.69 |
5 | Bồi dưỡng theo hình thức sinh hoạt chuyên đề theo cụm trường | 23 | 2.55 | 109 | 2.05 | 21 | 2.3 | 102 | 1.92 |
6 | Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn | 20 | 2.22 | 102 | 1.92 | 19 | 2.1 | 95 | 1.79 |
7 | Hình thức khác | 16 | 1.77 | 85 | 1.6 | 15 | 1.66 | 75 | 1.41 |
Trung bình tổng | 2.26 | 1.95 | 2.1 | 1.88 |
Kết quả bảng 2.7 cho thấy hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT khá đa dạng. Tuy nhiên, ở một số hình thức bồi dưỡng có sự chênh lệch nhất định về cả mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Cụ thể:
Những hình thức được đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên hơn gồm: Bồi dưỡng tập trung (CBQL: 2.7; GV: 2.41), Bồi dưỡng theo hình thức sinh hoạt chuyên đề theo cụm trường (CBQL: 2.55; GV: 2.05), Tự bồi dưỡng (CBQL: 2.55; GV: 2.01).
Những hình thức ít được sử dụng hơn gồm: Bồi dưỡng trực tuyến (CBQL: 2.0; GV: 1.9) Bồi dưỡng kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến (CBQL: 2.1; GV: 1.81) và Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn (CBQL: 2.22; GV: 1.92)
Đánh giá về hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng cho thấy: Chỉ riêng hình thức Bồi dưỡng tập trung được CBQL đánh giá ở mức hiệu quả cao (ĐTB: 2.55). Đặc biệt, ở tất cả các hình thức bồi dưỡng đều được giáo viên đánh giá về tính hiệu quả ở mức trung bình.
Có sự khác biệt nhất định trong đánh giá về tính hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng giữa CBQL và GV. Cụ thể: Hình thức bồi dưỡng được cả CBQL đánh giá cao hơn cả về hiệu quả thực hiện gồm: Bồi dưỡng tập trung (ĐTB: 2.77) , Bồi dưỡng theo hình thức sinh hoạt chuyên đề theo cụm trường (ĐTB: 2.55) và tự bồi dưỡng (ĐTB: 2.44). Trong khi đó GV đánh giá cao tính hiệu quả của các hình thức bồi dưỡng như: Bồi dưỡng tập trung (ĐTB:2.22); Bồi dưỡng trực tuyến (ĐTB: 2.28).
Có thể thấy rằng, trong các hình thức bồi dưỡng trên, hình thức bồi dưỡng kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến là hình thức còn ít được đánh giá cao cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Đây là căn cứ để các nhà quản lý cấp Sở, Trường cần lưu tâm để có thể nâng cao hiệu quả của hình thức này trong thời gian tới vì đây là hình thức bồi dưỡng khá thuận tiện nhất là trong bối cảnh như hiện nay.
2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Để đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT huyện Mèo vạc, tỉnh Hà Giang, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7, phụ lục 1,2. Kết quả thu được như sau:
Đánh giá qua quá trình giáo viên vận dụng
các kiến thức đã được BD khi dạy học
45
Đánh giá qua ý kiến phản hồi của giáo viên THPT
100
Đánh giá thông qua tự đánh giá của giáo
viên THPT
76
Đánh giá thông qua sản phẩm củacá nhân giáo viên trung học phổ thông
87
Đánh giá kết quả bồi dưỡng qua bài của nhóm
100
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Biểu đồ 2.2: Đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho GV THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Kết quả biểu đồ 2.2. cho thấy 100% số CBQL và GV cho rằng trong quá trình bồi dưỡng và sau khi kết thúc bồi dưỡng, giáo viên THPT được đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua bài của nhóm và qua ý kiến phản hồi của giáo viên; Tiếp đó là đánh giá thông qua sản phẩm của cá nhân giáo viên Trung học phổ thông (87%) và đánh giá thông qua tự đánh giá của giáo viên THPT (76%). Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua quá trình giáo viên vận dụng các kiến thức đã được bồi dưỡng vào quá trình dạy học còn ít được thực hiện (45%).
Qua trao đổi với cô giáo Vàng T. H, trường THPT Mèo Vạc với câu hỏi „Sau khi khóa tập huấn kết thúc, thầy/cô có thường xuyên vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được tập huấn vào thực tiễn hoạt động giảng dạy không?” chúng tôi được biết: „ Thường thì sau bồi dưỡng, giáo viên cũng có ý thức vận dụng những gì đã được tập huấn vào quá trình dạy học. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng này thì chưa được thực hiện một cách triệt để và thường xuyên”.
Có thể thấy rằng, biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THPT là một trong những khâu quan trọng của quá trình bồi dưỡng. Quy trình này không chỉ giúp giáo viên nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân trong quá trình tham gia bồi dưỡng mà còn giúp nhà quản lý có cơ sở trong việc điều chỉnh cách thức quản lý tổ chức bồi dưỡng sao cho hiệu quả. Đặc biệt là khâu đánh giá sau bồi dưỡng, khi giáo viên kết thúc khóa bồi dưỡng và vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học vào quá trình dạy học để từ đó nhà quản lý có thể điều chỉnh cách thức tổ chức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng sao cho hiệu quả nhất.
2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Để đánh giá thực trạng quản lý việc lập kế hoạch năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1,2. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.8: Thực trạng thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang | Mức độ thực hiện | Mức độ hiệu quả | |||||||
CBQL | GV | CBQL | GV | ||||||
TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | ||
1 | Khảo sát năng lực dạy học của giáo viên các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, | 23 | 2.55 | 118 | 2.23 | 20 | 2.2 | 113 | 2.13 |
2 | Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 18 | 2.0 | 108 | 2.03 | 16 | 1.8 | 101 | 1.9 |
3 | Thiết lập mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, | 22 | 2.44 | 112 | 2.1 | 20 | 2.2 | 106 | 2.0 |
4 | Xây dựng nội dung bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, | 21 | 2.33 | 109 | 2.05 | 19 | 1.98 | 97 | 1.83 |
5 | Xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 23 | 2.55 | 110 | 2.07 | 21 | 2.33 | 108 | 2.03 |
6 | Xác định sản phẩm cần đạt được sau bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 19 | 2.1 | 105 | 1.98 | 18 | 2.0 | 100 | 1.88 |
7 | Xác định thời gian và địa điểm bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 20 | 2.2 | 108 | 2.03 | 19 | 1.98 | 103 | 1.94 |
8 | Xác định các nguồn lực cần huy động phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 19 | 2.1 | 97 | 1.8 | 17 | 1.9 | 90 | 1.7 |
9 | Xác định những yêu cầu đối với báo cáo viên | 17 | 1.88 | 89 | 1.67 | 16 | 1.7 | 85 | 1.6 |
Trung bình chung | 2.23 | 1.99 | 2.04 | 1.89 |
52