Qua kết quả bảng 2.8 cho thấy:
Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang được đánh giá ở mức trung bình cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện; Có sự chênh lệch không đáng kể giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV ở nội dung này với điểm trung bình về MĐTH là 2.23 (CBQL) và 1.99 (GV); Về hiệu quả thực hiện, điểm trung bình về ý kiến đánh giá của CBQL là 2.04, GV là
1.89. Có thể thấy rằng, CBQL có khuynh hướng đánh giá cao hơn giáo viên ở đa số các nội dung. Cụ thể:
Những nội dung được cả CBQL và GV đánh giá cao hơn về mức độ thực hiện là: Khảo sát năng lực dạy học của giáo viên các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CBQL: 2.55; GV: 2.23), Xác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CBQL: 2.55; GV: 2.07), Thiết lập mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CBQL: 2.44; GV; 2.07). Đây cũng là những nội dung được đánh giá cao hơn các nội dung khác về hiệu quả thực hiện, tuy nhiên cũng chỉ đạt mức trung bình. Kết quả này hoàn toàn phù hợp bởi việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bao giờ cũng phải dựa trên căn cứ khảo sát năng lực thực của giáo viên. Kết quả khảo sát sẽ giúp các nhà quản lý xác định nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng đồng thời đề ra mục tiêu bồi dưỡng phù hợp. Việc Xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đánh giá thấp nhất về mức độ thực hiện (CBQL: 2.0; GV:2.03). Khi trao đổi với thầy giáo Trần B. T, Hiệu trưởng trường THPT Mèo Vạc với câu hỏi: “Thầy/cô cho biết tất cả các khóa bồi dưỡng có dựa trên việc khảo sát nhu cầu bồi bồi dưỡng của giáo viên không?”, chúng tôi được biết việc xác định nhu cầu bồi dưỡng có được thực hiện tuy nhiên có một số khóa bồi dưỡng, công việc này chưa được tiến hành trong thực tế. Đây là điều các nhà quản lý cần rút kinh nghiệm cho những
lần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tương lai.
Đặc biệt, việc Xác định các nguồn lực cần huy động phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực DH cho GV THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được CBQL và GV đánh giá cao cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện với điểm trung bình về MĐTH (CBQL: 2.1; GV: 1.8), HQTH (CBQL: 1.9; GV; 1.7);
Tiếp đến là việc xác định những yêu cầu đối với báo cáo viên với ĐTB về MĐTH (CBQL: 1.88; GV: 1.67) và HQTH (CBQL: 1.7; GV: 1.6). Kết quả này hoàn toàn phù hợp vì có một số kế hoạch bồi dưỡng điều kiện và nguồn lực do chế độ hội nghị quy định. Công tác lựa chọn báo cáo viên đôi khi chưa thực sự như mong muốn do quy định về chính sách dành cho báo cáo viên còn nhiều bất cập, chưa thu hút được báo cáo viên, chuyên gia giỏi. Đây chính là những điểm hạn chế các nhà quản lý giáo dục cần lưu tâm trong quá trình lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1,2. Kết quả thu được như bảng 2.9.
Bảng 2.9: Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang | Mức độ thực hiện | Mức độ hiệu quả | |||||||
CBQL | GV | CBQL | GV | ||||||
TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | ||
1 | Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 19 | 2.1 | 108 | 2.03 | 17 | 1.88 | 103 | 1.9 |
2 | Triển khai, hướng dẫn các bước và quy trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 20 | 2.2 | 115 | 2.16 | 18 | 2.0 | 111 | 2.09 |
3 | Phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên gia bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình gió dục phổ thông mới | 21 | 2.33 | 118 | 2.2 | 20 | 2.2 | 116 | 2.18 |
4 | Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận để triển khai bồi dưỡng | 20 | 2.2 | 114 | 2.15 | 19 | 2.1 | 109 | 2.05 |
5 | Tổ chức chỉ đạo giáo viên THPT thực hiện từng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình gió dục phổ thông mới | 23 | 2.55 | 120 | 2.26 | 21 | 2.33 | 118 | 2.22 |
6 | Huy động các nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng | 19 | 2.1 | 105 | 1.98 | 18 | 2.0 | 100 | 1.9 |
7 | Triển khai công tác kiểm tra và rút kinh nghiệm về kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới | 22 | 2.4 | 110 | 2.07 | 20 | 2.2 | 106 | 2 |
Trung bình chung | 2.26 | 2.1 | 2.1 | 2.04 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quy Mô Mạng Lưới Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang
- Thực Trạng Quy Trình Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thpt Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới, Huyện Mèo Vạc,
- Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Huyện Mèo Vạc, Tỉnh Hà Giang Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Huy Động Nguồn Lực Tổ Chức Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Trung Học Phổ Thông Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
55
Kết quả bảng 2.9 cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV THPT chỉ chỉ đạt ở mức trung bình về cả MĐTH và HQTH (MĐTH: CBQL: 2.3; GV: 2.2; HQTH: 2.1; GV: 2.04). Xem xét từng nội dung cụ thể cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện được đánh giá ở mức cao hơn cả về MĐTH trong theo đánh giá của CBQL là: Tổ chức chỉ đạo giáo viên THPT thực hiện từng nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CBQL: 2.55); Triển khai công tác kiểm tra và rút kinh nghiệm về kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CBQL: 2.4); Phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên gia bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CBQL: 2.33). Những nội dung còn lại được CBQL đánh giá ở mức trung bình. Tuy nhiên, không có nội dung nào được giáo viên đánh giá cao về mức độ thực hiện, với điểm trung bình dao động từ 1.98-2.26.
Đối với đánh giá về hiệu quả thực hiện cho thấy: Cả CBQL và GV đều cho rằng các nội dung chỉ đạo thực hiện chỉ đạt mức trung bình về mức độ hiệu quả. Nội dung được đánh giá thấp nhất về mức độ hiệu quả là: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới (CBQL: 1.88; GV: 1.9), Huy động các nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng (CBQL: 2.0; GV: 1.9).
Kết quả này cho thấy, việc quản lý việc chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tuy đã được triển khai thực hiện song còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề khảo sát nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trước bồi dưỡng và việc huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng còn nhiều khó khăn.
Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đã được thực hiện tốt ở một số nội dung, tuy nhiên vẫn còn đa số các nội dung chỉ đạt ở mức trung bình. Đặc biệt có hai nội dung chưa thực sự được đánh giá cao đó là: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Huy động các nguồn lực thực hiện chế độ chính sách cho giáo viên và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ở chương 3.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10, phụ lục 1,2. Kết quả thu được ở bảng 2.10.
Kết quả bảng 2.10 cho thấy: Công tác chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng đã được tiến hành, tuy nhiên chưa thực sự đồng bộ ở các nội dung thực hiện. Cụ thể:
Những nội dung được cả CBQL và GV đánh giá ở mức độ thực hiện rất thường xuyên là: Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng (CBQL:2.7; GV: 2.6); Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tình thần học tập, ý thức tham gia bồi dưỡng của giáo viên (CBQL: 2.6; GV: 2.5), Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới chất lượng, hiệu quả, thiết thực (CBQL: 2.4; GV: 2.23). Những nội dung còn lại được đánh giá ở mức trung bình; Không có nội dung nào ở mức thấp.
Về hiệu quả thực hiên, đa số các nội dung đều được đánh giá ở mức trung bình. Trong đó duy nhất một nội dung được đánh giá thấp về tính hiệu quả là: Chỉ đạo huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng (CBQL: 1.78; GV: 1.6). Trao đổi với các cán bộ quản lý của trường THPT Mèo Vạc, chúng tôi được biết: Mèo Vạc là huyện nghèo của tỉnh Hà Giang. Trong những năm qua mặc dù Sở Giáo dục- Đào tạo đã rất nỗ lực trong công tác huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng song thực sự chưa đạt được kết quả như mong đợi, đặc biệt là nguồn lực về tài chính. Do đó chính sách hỗ trợ cho giáo viên tham gia bồi dưỡng cũng chưa được thỏa đáng, chính sách dành cho báo cáo viên chưa lôi cuốn được những chuyên gia giỏi…
Như vậy, công tác chỉ đạo bồi dưỡng đã được quan tâm triển khai khá tốt ở đa số các nội dung. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chỉ đạt kết quả trung bình như: Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng, Chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách cho giao viên tham gia bồi dưỡng, Chỉ đạo nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm cho báo cáo viên. Đặc biệt, việc Chỉ đạo huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng chỉ được đánh giá ở mức thấp.
Bảng 2.10: Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang | Mức độ thực hiện | Mức độ hiệu quả | |||||||
CBQL | GV | CBQL | GV | ||||||
TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | TĐ | ĐTB | ||
1 | Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới chất lượng, hiệu quả, thiết thực. | 22 | 2.4 | 118 | 2.23 | 21 | 2.3 | 113 | 2.1 |
2 | Chỉ đạo nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm cho báo cáo viên | 19 | 2.1 | 105 | 1.98 | 18 | 2.0 | 101 | 1.9 |
3 | Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức và phương pháp bồi dưỡng | 24 | 2.7 | 138 | 2.6 | 22 | 2.4 | 126 | 2.37 |
4 | Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện thực hiện công tác bồi dưỡng | 20 | 2.2 | 114 | 2.15 | 18 | 2.0 | 109 | 2.05 |
5 | Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tình thần học tập, ý thức tham gia bồi dưỡng của giáo viên | 23 | 2.6 | 130 | 2.45 | 21 | 2.3 | 118 | 2.23 |
6 | Chỉ đạo đánh giá kết quả bồi dưỡng | 19 | 2.1 | 107 | 2.01 | 17 | 1.9 | 100 | 1.89 |
7 | Chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách cho giao viên tham gia bồi dưỡng | 19 | 2.1 | 110 | 2.07 | 18 | 2.0 | 106 | 2.0 |
8 | Chỉ đạo huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng | 18 | 2.0 | 98 | 1.84 | 16 | 1.78 | 87 | 1.6 |
Tổng trung bình | 2.27 | 2.16 | 2.08 | 2.01 |
58
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Để tìm hiểu nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 11 phụ lục 1 và 2. Kết quả thu được như bảng 2.11.
Kết quả bảng 2.11 cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện, tuy nhiên chỉ đạt trung bình cả về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện. Kết quả đánh giá của CBQL và GV chưa đồng bộ giữa các nội dung. Cụ thể:
Cán bộ quản lý có mức đánh giá cao hơn so với giáo viên ở đa số các nội dung. Đặc biệt, CBQL đánh giá công tác kiểm tra, giám sát một số nội dung trong công tác bồi dưỡng ở mức cao cả về mức độ thực hiện và nội dung thực hiện như: Kiểm tra mức độ thực hiện nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới (MĐTH: 2.67; HQTH: 2.56), Kiểm tra mức độ thực hiện tiến trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới (MĐTH: 2.56; HQTH: 2.4). Đây cũng là hai nội dung được các GV đánh giá cao hơn về MĐTH và HQTH, tuy nhiên cũng chỉ đạt mức điểm trung bình.
Nội dung được GV đánh giá thấp nhất cả về MĐTH và HQTH là: Kiểm tra công tác quản lý bồi dưỡng (MĐTh: 1.5; HQTH: 1.45).
Trao đổi với cô giáo Tống T. H, Trung tâm GDNN-GDTX, chúng tôi được biết: “Sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc, thường thì giáo viên tự ứng dụng những gì mình đã được bồi dưỡng vào giảng dạy, ít thấy có kế hoạch kiểm tra, đánh giá xem mức độ lĩnh hội của giáo viên,, khả năng giáo viên vận dụng những gì đã học vào dạy học. Dần dần tạo cho giáo viên cảm giác việc tham gia bồi dưỡng chỉ là hình thức, không thực sự hiệu quả.”. Chia sẻ với thầy Nguyễn Văn Hiền, Giám đốc Trung tâm GDNN- GDTX về việc này, thầy cho biết: “Thực tế việc kiểm tra công tác quản lý bồi dưỡng có được thực hiện, tuy nhiên thường tập trung trong quá trình bồi dưỡng. Sau bồi dưỡng, kiểm tra hiệu quả bồi dưỡng thông qua việc vận dụng kiến thức của giáo viên vào thực tiễn giảng dạy chưa thực sự được tốt. Đây là điều tất cả các cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách bồi dưỡng cần lưu tâm để khắc phục.”
Ngoài ra, việc kiểm tra mức độ hài lòng của giáo viên cũng là nội dung được giáo viên đánh giá không cao (ĐTB: 1.8). Thông thường, sau bồi dưỡng cần phải lấy ý kiến phản hồi của giáo viên tham gia bồi dưỡng để có căn cứ trong việc điều chỉnh về phương pháp, hình thức, lựa chọn báo cáo viên, lựa chọn không gian, địa điểm, nội dung bồi dưỡng cho những đợ bồi dưỡng sau. Bởi hơn ai hết, giáo viên tham gia bồi dưỡng là người hiểu rõ nhất về những gì mình lĩnh hội được. Đây là căn cứ quan trọng, khách quan để cải thiện chất lượng bồi dưỡng ở các khóa kế tiếp.
Trao đổi với thầy Nguyễn Văn Ngũ, chuyên viên phụ trách bồi dưỡng Sở giáo dục đào tạo Hà Giang, chúng tôi được biết: Sau mỗi khóa bồi dưỡng, ban tổ chức thường phát phiếu cho học viên để ghi ý kiến về mức độ hài lòng đối với khóa bồi dưỡng. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả bồi dưỡng qua việc giáo viên có vận dụng nội dung bồi dưỡng để tập huấn lại cho đồng nghiệp hoặc vận dụng vào dạy học thì chưa được lưu tâm.
Nhìn chung, hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho GVTHPT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện tuy nhiên chưa đồng bộ ở tất cả các nội dung. Trong đó việc kiểm tra công tác quản lý của cán bộ phụ trách bồi dưỡng và kiểm tra mức độ hài lòng của giáo viên tham gia bồi dưỡng là hai nội dung được đánh giá ở mức thấp nhất về cả mức độ thực hiện và nội dung thực hiện.