Bảng Hệ Thống Các Hoạt Động Của Gv Trong Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực.

Bảng 2.1: Bảng hệ thống các hoạt động của GV trong dạy học đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển năng lực.

Các bước

Các hoạt động

Các việc


Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu (I)

Xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy

đọc hiểu (I.1)

– Nghiên cứu chuẩn kiến thức,

kĩ năng của CT và SGK

Nghiên cứu VB (I.2)

– Nghiên cứu VB – TP

Thiết kế HĐ dạy học cho giáo án (I.3)

– Thiết kế GA theo hướng ĐH và phát triển NL

– Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở

nhà

Xác định nội dung hướng dẫn HS tự đọc VB và chuẩn bị bài (I.4)


Tổ chức HĐ cho HS đọc hiểu trên lớp (II)

Khởi động (II.1)


Đọc lướt, tìm hiểu chung về VB (II.2)


Hướng dẫn HS đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị nội dung và hình thức của VB. (II.3)

– Tạo không khí và tâm thế

– Đọc diễn cảm, chú thích, tác giả, tác phẩm

– Tổ chức cho HS xác định ấn tượng chung, khái quát về VB. Tổ chức cho HS phân tích chi tiết, tìm ra nội dung, ý nghĩa của VB. Hướng dẫn HS đánh giá VB, liên hệ, so sánh mở

rộng …

Tổng kết và hướng dẫn HS tự rút ra cách đọc VB theo loại (thể), ôn tập (II.4)

– Khái quát giá trị VB và rút ra cách đọc thể loại.

Hướng dẫn thực hành, vận dụng

(III)

Giới thiệu VB đọc và hướng dẫn HS kĩ năng đọc (III.1); Hướng dẫn HS vận dụng kết quả đọc (III.2).

– HS thực hành theo hướng dẫn kĩ thuật đọc một VB mới;

– HS vận dụng kết quả ĐH


Hoạt động kiểm tra đánh giá (IV)

Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra –

đánh giá (IV.1)


– Cụ thể hóa mục tiêu, yêu cầu đánh giá

Soạn ma trận và đề thi, đáp án

– HS làm bài kiểm tra

– Chấm bài và xử lí, phân tích kết quả, điều chỉnh dạy –

học

Xác định các tiêu chí đánh giá (IV.2)

Thiết kế công cụ đánh giá (IV.3)

Tổ chức đánh giá (IV.4)

Xử lí kết quả, phân tích đánh giá kết quả, điều chỉnh cách dạy và học của thầy và trò (IV.5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 14

+ Tổ chức HĐ cho HS ĐH trên lớp (ĐHTL) gồm các HĐ: a) HĐ khởi động; b) Hướng dẫn HS đọc lướt, tìm hiểu chung về VB; c) Hướng dẫn HS đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị nội dung và hình thức của VB; d) Tổ chức HS đánh giá VB, liên hệ, so sánh, mở rộng; đ) Tổng kết và hướng dẫn HS tự rút ra cách đọc VB theo loại (thể).

+ Hướng dẫn thực hành, vận dụng (củng cố kết quả đọc) (THVD) gồm các HĐ như: a) Hướng dẫn HS thực hành kĩ năng đọc “trải nghiệm cùng VB”; b) Hướng dẫn HS vận dụng kết quả đọc.

+ Kiểm tra – đánh giá (KTĐG) NLĐHVB của HS gồm các HĐ: a) Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra – đánh giá; b) Xác định các tiêu chí đánh giá; c) Thiết kế công cụ đánh giá; d) Tổ chức đánh giá ; đ) Xử lí, phân tích, đánh giá kết quả.

– Việc: Trong mỗi HĐ có các việc cụ thể nhằm thực hiện nội dung của các HĐ cốt lòi. Ví dụ: GV giao nhiệm vụ; GV tổ chức cho HS làm việc (theo nhóm hoặc cá nhân); GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận và rút ra kết luận; GV nhận xét, điều chỉnh, nhắc nhở và bổ sung, tham gia bằng ý kiến của mình,…

Theo CT giáo dục định hướng NL, HĐ Kiểm tra – đánh giá (KTĐG) để đo lường NLĐHVB của HS phải thực hiện thường xuyên, ở các bước của HĐ dạy học ĐHVB. Ví dụ, GV có thể kiểm tra việc nhớ kiến thức nền ở bước CBDĐ; ở bước ĐHTL, qua tương tác với HS trong việc trình bày ghi chép, cảm nhận của các em về một số nội dung bài đọc đã được giao nhiệm vụ,v.v. GV có thể đánh giá được tri thức, kĩ năng, thái độ của HS trong việc tiếp nhận VB, kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học đạt hiệu quả. Cũng do tính chất quan trọng của HĐ KTĐG nên trong phần trình bày những HĐ chung của GV trong dạy ĐHVB (các HĐ bắt buộc), chúng tôi trình bày thành bước riêng: từ mục đích, yêu cầu, kỹ thuật đánh giá, chuẩn đánh giá đến công cụ đánh giá, để thấy HĐ KTĐG nhất thiết phải quan sát, đánh giá được một cách cụ thể mới đảm bảo rò ràng về việc đạt được chất lượng dạy học theo mục tiêu đã đề ra (Bảng 2.1).

Sau đây là nội dung chi tiết của việc tổ chức các HĐ dạy học ĐH theo hệ thống nói trên.

2.2. Các hoạt động cụ thể của GV trong dạy đọc hiểu văn bản

2.2.1. Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu (CBDĐ)

2.2.1.1. Xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy đọc hiểu

HĐ nghiên cứu mục tiêu yêu cầu cần đạt của bài dạy ĐH theo CT giáo dục phát triển NL là xác định hướng đi, điểm đến của “hành trình” bài dạy ĐH. Trước khi tiến hành HĐ dạy ĐHVB, GV cần triển khai mục tiêu bài học và tiêu chí đánh giá cho người học. Vì vậy HĐ này được coi là hoạt động định hướng, có ý nghĩa quan trọng trong dạy học ĐHVB theo CT định hướng NL cho HS.

Để tổ chức các HĐĐH trên lớp, GV xác định rò yêu cầu của bài dạy, cần lưu ý một số điểm sau đây:

Yêu cầu cần đạt của bài dạy ĐH cần hướng tới phát triển NL đọc cho HS. Muốn phát triển NLĐH cần cung cấp cho HS kiến thức và trang bị, rèn luyện kĩ năng đọc, chiến thuật đọc và nhiều yêu cầu khác về động cơ, thái độ, hứng thú,… trong việc đọc. Tuy nhiên, tất cả các kiến thức ấy không phải dạy “lý thuyết chay”, hàn lâm, kinh viện mà cần gắn với và thông qua thực hành đọc VB – TP. Nghĩa là qua thực hành ĐH mà cung cấp, hình thành các kiến thức, kĩ năng. Vì thế cần xác định yêu cầu của mỗi bài học theo NL nhưng thông qua các kiến thức kĩ năng cụ thể. Ví dụ, khi dạy bài thơ Tây tiến (thơ trữ tình) cần xác định yêu cầu cần đạt của bài học là: a) HS đọc và hiểu bài Tây Tiến cả về nội dung và nghệ thuật và b) biết cách đọc một bài thơ trữ tình hiện đại. Tuy nhiên để giúp HS hiểu được và biết cách đọc bài thơ, GV cần xác định tiếp các yêu cầu cần chuẩn bị về cả kiến thức và kĩ năng:

– Kiến thức cần phục vụ cho bài dạy là những gì? Chẳng hạn: Những hiểu biết về thể loại thơ tự do (các yếu tố vần, nhịp, ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…); đặc điểm thơ Quang Dũng; bối cảnh xã hội khi bài thơ Tây Tiến ra đời…

– Các kĩ năng đọc thơ trữ tình cần rèn luyện cho HS ở bài này là gì? Chẳng hạn: đọc diễn cảm; chú ý tác dụng của các từ Hán – Việt; cảm nhận âm hưởng chung; chú ý sự thay đổi của vần và nhịp; hình dung tưởng tượng; liên hệ với các bài thơ cùng đề tài; đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời…

GV căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng về đọc Văn của từng khối lớp trong CT NV 2006 và tham khảo thêm yêu cầu cần đạt của CT Ngữ văn 2018 để xác định

yêu cầu cần đạt về NLĐH của HS. Từ đó GV xác định những việc cần làm trong bước chuẩn bị bài dạy của GV và việc chuẩn bị của HS trước giờ học trên lớp. Mặt khác, để việc xác định yêu cầu cần đạt của bài học sát với đối tượng HS, GV cần nghiên cứu, tìm hiểu các đối tượng HS về kiến thức nền (kiến thức các em tích hợp được, kĩ năng đọc,… ) để có biện pháp giúp đỡ HS rèn luyện NLĐH .

Trên cơ sở GV xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy ĐH theo thể loại, về NLĐH của HS qua tìm hiểu các đối tượng HS trong lớp học, GV lấy làm căn cứ để chọn bài dạy ĐH và nghiên cứu VB được chọn trong bài dạy ĐH.

2.2.1.2. Nghiên cứu VB được chọn trong bài dạy đọc hiểu

Trong HĐ nghiên cứu VB được chọn trong bài dạy ĐH, GV cần lưu ý: cái đích của HĐ dạy ĐHVB là rèn luyện NL ĐHVB theo thể loại cho HS thì việc chọn VB “mẫu” là chọn cái tinh túy nhất của thể loại để giới thiệu cho HS. HĐ nghiên cứu VB để dạy cho HS vừa mang tính chọn “mẫu”, vừa “quảng bá” sản phẩm. Sức hút của VB vẫy gọi sự thâm nhập VB của người đọc (HS) niềm say mê tiếp nhận VB. Ở góc độ này có thể xem đây là HĐ “chọn mặt gửi vàng”.

GV có 2 việc cần làm:

Thứ nhất, như đã nói trên đây, yêu cầu cần đạt của bài dạy ĐH theo thể loại là chuẩn về NLĐH của HS, là mục tiêu của HĐ dạy và HĐ học của thầy và trò trong ĐHVB theo loại (thể). Vì vậy, đi liền sau việc xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy cho phù hợp với NLĐH của HS, GV cần thực hiện việc (HĐ) nghiên cứu VB sẽ dạy HS ĐH. Vì nếu GV không hiểu VB thì không thể hướng dẫn HS ĐH được. Nghiên cứu VB dạy ĐH gồm những yêu cầu gì?

– Xác định đặc điểm thể loại và các thành tố tạo nên VB. VB văn học trong CT 2006 được chia ra nhiều thể loại nhỏ như chúng tôi đã nêu ở trên (chương 1) tuy nhiên có thể khái quát lại thành các loại VB lớn gồm: Truyện, Thơ, Kịch, Kí,Văn nghị luận. Trong đó truyện, thơ, kịch bản văn học là VB hư cấu (fiction); còn kí và văn nghị luận là VB phi hư cấu (non fiction). Mỗi loại VB có những đặc điểm riêng, thể hiện qua các yếu tố hình thức tạo nên VB (phương thức thể hiện, ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật,… ). GV cần nhận biết và

phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức đó trong việc thể hiện nội dung của VB.

– Xác định được những đặc sắc về nội dung của VB, nội dung bề nổi, nội dung chìm khuất, hàm ẩn trong VB được đọc hiểu; thông điệp tư tưởng và ý nghĩa của VB –TP.

– Đề xuất và gợi mở các hướng tiếp cận khác nhau từ kinh nghiệm cá nhân và các trải nghiệm đời sống để phát hiện các ý nghĩa mới của VB theo tiếp nhận cá nhân mỗi người đọc.

– Liên hệ, so sánh, đối chiếu giữa VB được dạy với các VB cùng thể loại, chủ đề, đề tài, cùng phong cách để thấy rò sự giống và khác của VB được dạy so với các VB – TP tương tự. Chẳng hạn, khi dạy VB trữ tình ở lớp 11, với trường hợp chọn 3 VB: Vội vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ, GV cần nghiên cứu kỹ để khai thác VB gắn với các yếu tố hình thức, nội dung phù hợp với vốn sống, vốn văn hóa, phong cách của tác giả VB, nhưng giữa 3 VB vẫn có mối liên hệ: có những đặc điểm chung về đặc trưng thẩm mỹ của thể loại trữ tình của thơ Mới lãng mạn 1930 – 1945. Ý thức được điều này trong việc nghiên cứu VB, GV giúp HS khai thác được cái hay, sự độc đáo trong từng VB theo phong cách tác giả, vừa chú ý rèn luyện kĩ năng đọc VB theo thể loại vì HS được GV hướng dẫn điểm chung về đặc trưng thể loại của các VB.

– Nghiên cứu các yếu tố ngoài VB (bối cảnh lịch sử, tác giả, hoàn cảnh ra đời của TP,… ) trong việc làm rò giá trị nội dung và nghệ thuật của VBĐH.

Thứ hai, nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi của SGK Ngữ văn để xác định các trọng điểm của bài ĐHVB về nội dung, hình thức (hay những điểm nổi bật về “mạch nổi” và “mạch chìm”) của VB. Từ đó xây dựng các nội dung HĐ (soạn câu hỏi) giao nhiệm vụ cho HS rèn luyện NL đọc, chuẩn bị cho bước HĐĐH trên lớp (ĐHTL) và bước thực hành, vận dụng (THVD).

2.2.1.3. GV thiết kế HĐ dạy học cho giáo án (còn gọi là Kế hoạch bài học)

Sau khi nghiên cứu kĩ VB sẽ dạy ĐH, GV cần chuẩn bị đề cương bài dạy (giáo án). GA là sự hình dung các bước lên lớp, cách thức tổ chức các HĐ cho GV và HS trong giờ ĐH. Việc trình bày GA của mỗi GV có thể khác nhau, nhưng hệ thống các

HĐ cốt lòi của giờ dạy ĐH cần tuân thủ và cần được thể hiện trong GA. Ngoài ra cũng cần chuẩn bị các nội dung và công cụ đánh giá. Ở đây là đánh giá giúp cho việc ĐH, như là một biện pháp dạy học; chứ không phải đánh giá kết quả học tập định kì. Việc đánh giá sản phẩm đầu ra của quá trình giáo dục và đào tạo định hướng NL đòi hỏi GV phải bám sát các chuẩn kiến thức, kĩ năng về ĐH trong CT Ngữ văn 2006 để xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với từng đối tượng HS trong lớp học.

2.2.1.4. Hướng dẫn HS tự đọc VB, chuẩn bị bài ở nhà

HĐ hướng dẫn HS tự học là HĐ tương tác giữa thầy và trò. Thầy tổ chức HĐ cho HS từ xa thông qua cổng thông tin điện tử của trường hoặc qua e-mail, facebook, zalo, google meet,… để hướng dẫn HS thực hiện công việc ở nhà theo các nội dung mà GV đã giao nhiệm vụ cho cá nhân, nhóm học tập. Điểm nhấn của HĐ này là HS tự học, tự nghiên cứu, phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình ĐHVB dưới sự hướng dẫn từ xa của GV.

a) Hướng dẫn HS tự đọc VB

Đọc hiểu VB không thể đọc thay, đọc hộ mà HS phải trực tiếp đọc VB. HS phải tự đọc VB, “tự nguyện” đồng hành cùng VB để tìm kiếm, khám phá, thu nhận kiến thức, tự rèn luyện về kĩ năng, tự mình trao dồi phẩm chất đạo đức, nhân cách. Nếu ngay trong nhà trường, GV không rèn luyện cho HS thói quen tự đọc, HS sẽ không có kĩ năng đọc, tự tích lũy tri thức để bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa nhằm phát triển NL của bản thân khi tham gia đời sống xã hội. Vì thế GV cần nêu các lưu ý và hướng dẫn HS đọc VB trước khi tổ chức các HĐ đọc trên lớp với những hướng dẫn về cách đọc và những chú ý về thể loại, tác giả, tác phẩm,...

Trên thực tế, HS hiện nay rất ít chịu đọc VB liên quan đến bài học trước khi đến lớp. Vì vậy, GV phải có biện pháp “bắt buộc” và khích lệ HS tự đọc VB. Nếu HS không đọc VB thì việc tương tác giữa thầy và trò và giữa trò với trò chỉ diễn ra một chiều. Nghĩa là thầy chỉ “độc thoại”, trò thì “học chay” vì trò không biết đến VB, và như vậy mục tiêu rèn luyện NLĐH cho HS không thể thực hiện được vì HS đã “bất hợp tác” chứ không phải tương tác để cùng GV rèn luyện NLĐH.

Do vậy, HĐ hướng dẫn HS tự đọc là HĐ quan trọng của bước CBDĐ. Nó diễn ra ở từng VB cụ thể của bài học trong suốt quá trình học tập của HS.

Các hoạt động cụ thể

GV giao nhiệm vụ cho HS đọc VB (ít nhất HS phải đọc VB một lần). Để HS có tinh thần, thái độ nghiêm túc, không qua loa, đối phó trong đọc sách, GV phải cần chú ý hướng dẫn HS:

+ Hướng dẫn HS nắm bắt các tri thức công cụ sẽ sử dụng trong HĐĐH theo thể loại. Ví dụ, trước khi đọc một VB bi kịch, hài kịch phải hiểu thế nào là bi kịch, hài kịch, mâu thuẫn, xung đột, màn, lớp,… Trước khi đọc thơ tứ tuyệt, bát cú phải hiểu đặc điểm thi luật của thơ tứ tuỵệt bát cú,…

+ Sử dụng các thao tác trong đọc sách như: đánh dấu và ghi chú bên lề; các VB đọc có số lượng câu chữ dài ngắn khác nhau, vì vậy người đọc phải có khả năng tri giác tốt để nhấn, lướt, đặc biệt khi tiếp xúc với VB có dung lượng lớn; gạch chân các từ chìa khóa; xác định ý chính của từng đoạn trong VB bằng cách tô màu các câu chứa thông tin chính (câu chủ đề). Giải nghĩa các từ khó, từ then chốt, từ chìa khóa; xem lại phần VB đã đọc và đánh dấu, tiến hành ghi chú bên lề để tìm luận điểm của VB.

+ Hướng dẫn HS đọc có ghi chép (nhật kí đọc sách, phiếu học tập (PHT). Nội dung HS cần ghi chép khi đọc là:

Giải nghĩa một số từ ngữ, câu văn quan trọng (câu chủ đề) để làm căn cứ tìm hiểu ý tưởng, chủ đề của VB.

Mối liên quan giữa tác giả và VB (cuộc đời tác giả có gì đặc biệt liên quan đến VB; phong cách tác giả thế hiện ở VB có điểm gì nổi bật) .

HS ghi chép những gì đến trong cảm nhận khi đọc VB: có thể là cảm xúc nảy sinh khi đọc VB, là sự đánh giá về nhân vật, về cốt truyện, giọng điệu,… rút ra triết lý sống, lẽ sống, ý nghĩa xã hội của hình tượng (nếu là tác phẩm văn học); hoặc nhận thức có chủ kiến của HS về nội dung thông tin, về nghệ thuật tổ chức VB (nếu là VB nghị luận, thông tin),…

Tóm tắt VB, chủ đề của VB

Ý nghĩa của nhan đề VB

+ Thông qua những “trải nghiệm cùng VB” hình thành một số kĩ năng đọc, như

đọc lướt, dự đoán, suy luận, theo dòi, liên hệ,…

b) Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà

Trong lớp học, đối tượng HS có sự phân cách không đều về NL tiếp nhận VB được thể hiện: từ việc đọc (đọc để mình hiểu và thể hiện cho người khác biết về sự hiểu của mình,… ) đến kĩ năng diễn đạt những thông tin từ nội dung VB bằng VB viết và bằng lời nói, cách tranh luận để làm sáng tỏ thông tin từ VB, v.v. Vì thế, để HĐ này đạt hiệu quả như mong muốn, GV phải dành thời gian và trí tuệ để giúp HS xây dựng “kịch bản” như thuyết trình như thế nào để HĐ này khai thác được những khả năng của HS, giúp HS tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao. Để HS thuyết trình đạt hiệu quả, GV phải tìm hiểu khả năng của mỗi thành viên trong nhóm thuyết trình để giao nhiệm vụ phù hợp. Chẳng hạn, GV giúp HS chọn trong nhóm đối tượng HS nào thuyết trình, HS nào sưu tầm tài liệu và soạn nội dung để trình bày; trong các phương án nhóm thuyết trình đề xuất, GV tư vấn giúp họ lựa chọn phương án nào trước khi thực hiện bài thuyết trình.

Thuyết trình là cách giao tiếp bộc lộ trực tiếp NL cá nhân của mỗi người học. Một hạn chế của HS Việt Nam và cũng là nét tâm lý phổ biến của tuổi học trò là e ngại khi xuất hiện trước tập thể, trước đông người. Hạn chế này cần được khắc phục, nhất là với HS THPT, các em đã ở ngưỡng cửa trưởng thành, đáp ứng được một cách linh hoạt, chủ động những yêu cầu mới của xã hội. Do vậy, việc tổ chức thuyết trình là HĐ tạo cơ hội giúp HS kĩ năng giao tiếp trong tập thể, khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Để giúp HS rèn luyện kĩ năng này, GV cần khuyến khích và động viên HS mạnh dạn diễn thuyết trước tập thể để thể hiện những cảm nhận, phân tích, đánh giá của mình về VB. HS trong khi thuyết trình sẽ bộc lộ NL của mình, GV theo đó giúp HS điều chỉnh, tiếp tục rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

Hướng dẫn HS tìm tài liệu là để thu thập những thông tin, dữ liệu cần thiết có liên quan đến VB đọc. Tài liệu ở đây có thể là tư liệu từ sách, báo (in trên giấy hoặc trên mạng Internet), tranh ảnh, băng đĩa,...

– Tìm tài liệu liên quan đến tác giả: Hiểu về tác giả dựa trên những tri thức có sẵn chính là tìm hiểu về nguồn cội mang đến giá trị VB, sản phẩm tinh thần của người viết. Tài liệu liên quan đến tác giả VB gồm: tranh ảnh về chân dung người sáng tác; bút tích; sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm chính, v.v.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022