* Kết quả kiểm định T- Test mẫu cặp đôi về sự khác biệt
Bảng 3.12. Kết quả so sánh T-test về sự khác biệt giữa TTN và STN của P.Q.H
Các nhóm hành vi | M | SD | t | df | p.2 hướng | |
Cặp 1 (STN-TTN) | Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định | 0.71 | 1.25 | 1.50 | 6 | 0.182 |
Cặp 2 (STN-TTN) | Thiếu chú ý khi học tập | 1.11 | 0.92 | 3.59 | 8 | 0.007 |
Cặp 3 (STN-TTN) | Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp | 1.16 | 0.75 | 3.79 | 5 | 0.013 |
Cặp 4 (STN-TTN) | Chống đối | 0.20 | 0.44 | 1.00 | 4 | 0.374 |
Cặp 5 (STN-TTN) | Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử | 0.62 | 0.74 | 2.37 | 7 | 0.049 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả So Sánh T-Test Về Sự Khác Biệt Giữa Ttn Và Stn Của T.g.b
- B. Kết Quả Đánh Giá Chẩn Đoán Ad/hd Của H.đ Bằng Thang Đo
- A. Kết Quả Đánh Giá Năng Lực Trí Tuệ Của Q.h Bằng Thang Đo Wisc- Iv
- Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học - 23
- Thang Đo Tăng Động Giảm Chú Ý- Phiên Bản 2 Ad/hdt-2
- Thầy (Cô) Quan Niệm Như Thế Nào Về Học Sinh Ad/hd?
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Cặp 1 so sánh “Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định STN- TTN” với kết quả (t = 1.50, df = 6, p = 0.182) cho thấy không có sự khác biệt với mức ý nghĩa. Điều này dễ hiểu vì trường hợp 3 tuân thủ tốt các nội quy quy định ở lớp học và kế hoạch GDHV chỉ tập trung vào một vài hành vi trong nhóm hành vi này. Tương tự như vậy với cặp 4 “Hành vi chống đối” với (t = 1.00, df = 4, p = 0.049). Hành vi thiếu chú ý trong học tập là hành vi khó khăn nhất của trường hợp 3 nên được tập trung can thiệp và giáo dục nhiều nhất. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự khác biệt ở mức có ý nghĩa giữa TTN và STN ở hành vi này với (t = 3.59, df = 8, p = 0.007). Đây là nhóm hành vi HS có sự tiến bộ. Nhóm hành vi có sự tiến bộ rõ nét nhất là hành vi tổ chức sắp xếp với sự khác biệt STN so với TTN ở mức ý nghĩa với (t = 3.79, df = 5, p = 0.013). Các hành vi giao tiếp ứng xử của trường hợp 3 cũng có sự khác biệt (t = 2.37, df = 7, p = 0.049). Điều này chứng tỏ những tác động trong quá trình thực nghiệm là có hiệu quả.
3.3.2.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm
Kết quả TN chứng minh rằng, 03 HS rối loạn AD/HD đều đạt được sự tiến bộ rõ rệt. Các biện pháp GDHV đã đem lại kết quả tích cực. Sau đây là một số kết luận chính được rút ra từ kết quả thực nghiệm:
- Mỗi HS rối loạn AD/HD là khác nhau và kết quả TN cũng có sự khác biệt.
Kết quả như sau:
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả TN của 3 HS tham gia TN
G.B là HS có kết quả thay đổi hành vi tốt nhất (giảm 0,83 điểm trung bình).
G.B có điểm trí tuệ cao nhất và mức độ giảm chú ý thấp nhất trong số ba HS tham gia TN. Sự tiến bộ này bắt nguồn từ nội lực của em. G.B không những tiến bộ về hành vi mà còn tiến bộ về kết quả học tập. Tuy nhiên G.B rất ít thậm chí không có được sự hỗ trợ từ cha mẹ. Em cũng không có giờ hỗ trợ cá nhân riêng. Nếu như em được hỗ trợ nhiều hơn và không bị gián đoạn nghỉ học 1 tháng vì ảnh hưởng của Covid-19 so với các bạn thì kết quả GDHV và kết quả học tập có thể sẽ tốt hơn.
H.Đ có biểu hiện hành vi ở mức nặng nhất nhưng kết quả thực nghiệm lại thể hiện sự thay đổi hành vi tốt thứ 2 (giảm 0.81 điểm trung bình. Mặc dù Đ có điểm trí tuệ thấp nhất và thấp hơn nhiều so với hai trường hợp còn lại nhưng bù lại em được hỗ trợ tích cực hơn rất nhiều. Ngoài sự hỗ trợ của GV tại lớp hòa nhập, bố mẹ tại gia đình, em còn có sự hỗ trợ của GV dạy tại nhà hàng ngày. Đ là trường hợp duy nhất trong số ba trường hợp có tiết học cá nhân. Các nội dung phối hợp trong kế hoạch GDHV được cha mẹ và GV dạy tại nhà thực hiện rất tích cực và triệt để. Qua đây cho thấy GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập rất cần sự phối hợp của gia đình. Tiết học cá nhân hỗ trợ HS rối loạn AD/HD cũng rất quan trọng, giúp nâng cao kết quả GDHV.
Q.H có kết quả thay đổi hành vi thấp nhất. Q.H là trường hợp có điểm giảm chú ý cao nhất. H học lớp 3. Điều này cho thấy, càng học lên lớp cao hơn, kiến thức nhiều và khó hơn sẽ khiến HS rối loạn AD/HD gặp khó khăn nhiều hơn.
- Hỗ trợ tiết học cá nhân trong quá trình GDHV và hỗ trợ cá biệt tại lớp học cho HS rối loạn AD/HD được khẳng định là cần thiết. Quy trình GDHV được áp dụng triệt để đã mang lại hiệu quả to lớn.
- Kết quả TN chứng minh rằng, các biện pháp GDHV không chỉ làm giảm HVKPH của HS rối loạn AD/HD mà còn tạo ra sự phát triển nhiều mặt ở các em như: giao tiếp, kĩ năng xã hội, kết quả học tập các môn học…
Kết luận chương 3
1. Luận án xác định hướng xây dựng các biện pháp GDHV chia theo ba nhóm: (1) Nhóm biện pháp ngăn ngừa HVKPH; (2) Nhóm biện pháp giảm thiểu HVKPH; (3) Nhóm biện pháp hình thành và phát triển HVPH. Các nhóm biện pháp và từng biện pháp có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau tạo nên sự đồng nhất của các biện pháp GDHV, tác động đến cả yếu tố khách quan và chủ quan từ đó tác động đến quá trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
2. Mỗi HS rối loạn AD/HD có đặc điểm hành vi khác nhau. Do đó việc đánh giá xác định hành vi và xây dựng kế hoạch GDHV dựa trên đặc điểm của HS là rất cần thiết. Trên cơ sở kế hoạch GDHV, GV và cha mẹ lựa chọn biện pháp GDHV dựa trên mục tiêu, nội dung cụ thể. Do đó cần thực hiện quy trình GDHV một cách triệt để.
3. Kết quả TN 09 biện pháp GDHV trên ba trường hợp HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học với các mức độ AD/HD cao và trung bình; cả ba mức độ hành vi tại lớp học nặng, nhẹ, trung bình cho thấy có sự tiến bộ đáng kể, thể hiện qua các vấn đề hành vi đều giảm và kết quả học tập tăng. Kết quả TN cho thấy các biện pháp GDHV đã xây dựng có tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Rối loạn AD/HD là một rối loạn thần kinh gồm những biểu hiện thường xuyên và kéo dài của thiếu tập trung chú ý, khó kiểm soát và/hoặc hoạt động quá mức so với những HS cùng tuổi. AD/HD chiếm khoảng 3-5% tổng số HS trong lứa tuổi học đường với một số triệu chứng biểu hiện trong nhiều môi trường và gây ảnh hưởng đến sự tham gia của HS rối loạn AD/HD. Công tác GDHVcho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học có ý nghĩa to lớn trong quá trình GDHV cho học AD/HD nói riêng và HS khuyết tật nói chung. Luận án đã làm sáng tỏ các vấn đề về lí luận của GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học như AD/HD, đặc điểm HS rối loạn AD/HD, đặc trưng hành vi của HS rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập; quy trình GDHV, cũng như làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. Kết quả nghiên cứu lý luận làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
1.2. GDHV cho HS rối loạn AD/HD là hoạt động mang tính giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển các HVPH, ngăn ngừa và giảm thiểu các HVKPH của HS rối loạn AD/HD. Quy trình GDHV gồm 4 bước: Xác định hành vi, lệp kế hoạch GDHV, thực hiện GDHV và đánh giá kết quả GDHV. Các bước được tiến hành một cách liền mạch.
1.3. Luận án đánh giá thực trạng GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học trên 144 GV, 140 cha mẹ và 47 HS các khối 1, 2, 3 tại một số trường tiểu học tại Hà Nội và thành phố Bắc Giang. Kết quả chỉ ra rằng đa số GV và cha mẹ HS chưa thực sự có kiến thức và kĩ năng về hành vi và GDHV cho HS rối loạn AD/HD. GV và cha mẹ thực hiện các bước của quy trình GDHV chủ yếu ở mức thỉnh thoảng. Một số GV và cha mẹ thực hiện ở mức độ chưa bao giờ.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học gồm các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Trong đó các yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố khách quan. Các yếu tố thuộc về phía trẻ, GV, cha mẹ, điều kiện cơ sở vật chất ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý và xã hội.
1.5. Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn công tác GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học đề tài đề xuất được 3 nhóm biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học với 9 biện pháp cụ thể: Nhóm biện pháp ngăn ngừa HVKPH: 1) Biện pháp 1: Xác định các vấn đề hành vi của HS rối loạn AD/HD và nguyên nhân dẫn đến hành vi; 2) Biện pháp 2: Điều chỉnh các thành tố của quá trình dạy học (tập trung vào điều chỉnh môi trường, điều chỉnh nội dung chương trình và phương pháp); 3) Biện pháp 3: Thực hiện đúng quy trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; 4) Biện pháp 4: Giáo dục các kĩ năng của chức năng điều hành cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; Nhóm biện pháp giảm thiểu HVKPH: 5) Biện pháp 5: Tích hợp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD trong các hoạt động giáo dục khác;
6) Biện pháp 6: Thực hiện hỗ trợ cá biệt hóa trong GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; 7) Biện pháp 7: Sử dụng chiến lược phớt lờ và trả giá trong GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; Nhóm biện pháp hình thành và phát triển HVPH: 8) Biện pháp 8: Xây dựng và sử dụng hệ thống củng cố HVPH trong GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; 9) Biện pháp 9: Xây dựng và phát triển các HVPH thay thế cho HVKPH của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học; 10) Biện pháp 10: Giáo dục phát triển các kĩ năng giao tiếp xã hội cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
1.6. Kết quả TN chứng minh các biện pháp GDHV không chỉ giảm thiểu các HVKPH của HS mà còn giúp hình thành và phát triển các HVPH, giúp kết quả học tập tăng lên và nâng cao các KNXH cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học. Chứng tỏ hiệu quả của các biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học mà nghiên cứu đã đề xuất; khẳng định tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với GV dạy học hòa nhập HS rối loạn AD/HD
Xác định hành vi là khâu quan trọng nhất của quá trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD. Do đó GV cần lựa chọn và sử dụng các công cụ chẩn đoán, đánh giá phù hợp để xác định mức độ hành vi của HS rối loạn AD/HD, làm căn cứ để xác định lập kế hoạch GDHV phù hợp.
GV cần thực hiện tốt các bước trong quy trình GDHV, xác định đúng hành vi, lập kế hoạch GDHV, thực hiện kế hoạch GDHV và đánh giá kết quả GDHV một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó GV cần chủ động chuẩn bị và thiết kế các phương tiện GDHV phù hợp.
Chủ động học hỏi kiến thức và kĩ năng hỗ trợ HS rối loạn AD/HD. Thường xuyên tổ chức trao đổi chuyên môn trong tổ/nhóm chuyên môn để trao đổi kiến thức, kĩ năng. Bên cạnh đó GV cũng cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các HS khác các kĩ năng hỗ trợ và hướng dẫn HS rối loạn AD/HD để các HS khác hỗ trợ bạn AD/HD tốt hơn.
GV cần tin tưởng vào sự tiến bộ của HS rối loạn AD/HD, phối hợp tốt với phụ huynh, với GV dạy tại nhà (nếu có) để cùng xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch GDHV.
Để GDHV cho HS rối loạn AD/HD đạt hiệu quả cao, GV hòa nhập có thể sử dụng các biện pháp trên đây. Đồng thời, cần nghiên cứu thêm các biện pháp khác để góp phần phát triển và hoàn thiện hơn các vấn đề liên quan đến GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học.
2.2. Đối với nhà trường tiểu học hòa nhập và các cấp quản lý giáo dục
Tạo điều kiện cho GV được học tập về giáo dục HS rối loạn AD/HD để nâng cao kiến thức và kĩ năng hỗ trợ HS. Bên cạnh dự các khóa học chuyên môn do Bộ, Sở Giáo dục tổ chức, các nhà trường cần chủ động kết hợp với các cơ sở chuyên biệt trên địa bàn để được GV chuyên biệt có chuyên môn sâu về giáo dục HS rối loạn AD/HD hỗ trợ thêm.
Các cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan chỉ đạo công tác giáo dục HS khuyết tật nói chung và HS rối loạn AD/HD nói riêng cần có quy định hướng dẫn các cơ sở giáo dục hòa nhập cách thức triển khai công tác giáo dục HS rối loạn AD/HD, trong đó chú trọng đến việc thực hiện quy trình giáo dục nói chung và GDHV nói riêng cho HS rối loạn AD/HD.
Cho phép GV hỗ trợ do gia đình mời đến để hỗ trợ HS rối loạn AD/HD tại lớp hòa nhập. Có kế hoạch và biện pháp phối hợp rõ ràng giữa GV đứng lớp và GV hỗ trợ để đảm bảo các nguyên tắc giáo dục và tính chuyên nghiệp hướng đến nâng
cao chất lượng giáo dục hòa nhập HS rối loạn AD/HD.
2.3. Đối với gia đình HS rối loạn AD/HD
Tích cực tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn, tập huấn, bồi dưỡng về giáo dục HS rối loạn AD/HD. Tham gia các tập huấn bồi dưỡng từ các nguồn khác nhau như: trường hòa nhập, trường chuyên biệt và các tập huấn của các tổ chức, cá nhân có hoạt động chuyên môn về can thiệp và giáo dục HS rối loạn AD/HD.
Chủ động phối hợp, thường xuyên trao đổi với GV hòa nhập và GV dạy tại nhà, nhà chuyên môn trong việc đánh giá, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch GDHV cho HS. Tích cực, chủ động thực hiện các hoạt động GDHV cho HS phù hợp với môi trường gia đình. Đồng thời tích cực áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp GDHV để mang lại hiệu quả cao nhất.
Tìm kiếm cơ sở chuyên biệt cho con can thiệp thêm hoặc nhờ GV can thiệp thêm tại nhà cho con. Chủ động học hỏi nâng cao kiến thức và kĩ năng GDHV cho con từ cơ sở chuyên biệt và GV. Tạo cơ hội cho con được tiếp xúc, giao lưu với các anh chị em, bạn bè hàng xóm để được phát triển các KNXH, kĩ năng giao tiếp.