Họ và tên: P.Q.H Giới tính: Nam Sinh năm: 2013
Địa chỉ gia đình: Thôn Đồng Sau- Đồng Sơn- TP Bắc Giang
Thông tin về HS: Q.H là con thứ nhất trong gia đình có hai anh em. Sau
Q.H là em gái. Em chưa từng được chẩn đoán và đánh giá về rối loạn AD/HD hay sự phát triển. Hiện Q.H đang học hòa nhập ở lớp 3D, trường Tiểu học Đồng Sơn, TP Bắc Giang. Bố mẹ H đều là công nhân. Mẹ em là người chăm sóc chính và là người hỗ trợ học tập và phát triển kĩ năng cho em tại gia đình.
Kết quả đánh giá trước thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành đánh giá Q.H vào đầu năm học 2021- 2022. Nhóm đánh giá gồm: Tác giả luận án, Cô Nhung (GV chủ nhiệm). Nhiều thông tin cũng được cung cấp bởi cha mẹ HS.
Năng lực trí tuệ đo bằng thang đo WISC- IV
Bảng 3.10a. Kết quả đánh giá năng lực trí tuệ của Q.H bằng thang đo WISC- IV
Điểm thô | Điểm đa hợp | Mức độ | |
Năng lực tư duy ngôn ngữ (VCI) | 25 | 93 | Trung bình |
Năng lực tư duy tri giác (PRI) | 35 | 110 | Trung bình cao |
Năng lực trí nhớ công việc (WMI) | 21 | 102 | Trung bình |
Tốc độ xử lý (PSI) | 13 | 80 | Trung bình thấp |
Trí tuệ tổng thể (FSIQ) | 93 | 94 | Trung bình |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Thực Nghiệm Các Biện Pháp Gdhv Cho Hs Rối Loạn
- Kết Quả So Sánh T-Test Về Sự Khác Biệt Giữa Ttn Và Stn Của T.g.b
- B. Kết Quả Đánh Giá Chẩn Đoán Ad/hd Của H.đ Bằng Thang Đo
- Kết Quả So Sánh T-Test Về Sự Khác Biệt Giữa Ttn Và Stn Của P.q.h
- Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học - 23
- Thang Đo Tăng Động Giảm Chú Ý- Phiên Bản 2 Ad/hdt-2
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Năng lực trí tuệ của H nằm ở mức trung bình (FSIQ= 94). Các thành phần trí tuệ của H không đồng đều, các năng lực trí tuệ nằm ở các mức trung bình thấp, trung bình và trung bình cao. Tư duy ngôn ngữ của con khá tốt. Con hiểu một số từ khái quát chỉ những sự vật quen thuộc. Con chưa biết các từ khái quát liên quan đến các sự vật không quen thuộc hoặc mang tính trừu tượng. Đối với các sự vật gần gũi con có thể dùng lời nói của mình để diễn tả một cách cụ thể, nhưng đối với những sự vật không quen thuộc, con chưa biết dùng từ để diễn tả. Con cũng chưa thể hiện sự cố gắng diễn tả mà thường bỏ cuộc bằng cách nói “con không biết”. Con hiểu về
các bối cảnh xã hội gần gũi khá tốt, có thể kể lại những gì mình đã chứng kiến. Tư duy tri giác của con phát triển ở mức tốt nhất. Con đã biết kết hợp nhiều khối gỗ để tạo ra hình khối theo yêu cầu cho trước, biết quan sát và thử sai để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc xếp theo mẫu với 4 khối gỗ đơn giản, với nhiều hơn 4 khối thì con tỏ ra lúng túng và mất nhiều thời gian để thực hiện. Con nhận ra sự khuyết thiếu của các hình ảnh đơn giản như hình tròn, hình vuông, quả bóng… và điền vào chỗ bị thiếu được. Tuy nhiên với những ma trận liên quan đến các nét gạch, hình thù của nét đơn, hay các nét chấm khó tìm ra mối liên kết thì con còn tỏ ra khá lúng túng và chọn nhầm. Năng lực trí nhớ công việc của con khá tốt. Con nhắc lại được chuỗi 4-5 số, các chuỗi số dài hơn con thường nhắc nhầm hoặc sót các số. Con mới nhắc lại được dãy số ngay lập tức sau khi cô đọc. Sau khi thực hiện một hoạt động ngắn và cô yêu cầu nhắc lại dãy số cô vừa đọc thì con không nhắc lại được. Điều này chứng tỏ trí nhớ dài hạn của con còn hạn chế. Con nhớ và nhắc lại được chuỗi số ngược có 3-4 số. Con có thể xếp lại chuỗi số, chữ cái có 3-4 chữ số, chữ cái theo thứ tự. Tốc độ xử lý của con đạt mức trung bình thấp và thấp nhất trong số các kĩ năng. Khả năng ghi nhớ và làm theo các kí hiệu mã hóa của con chưa tốt, con cần nhìn hướng dẫn mỗi lần ghép.
Đánh giá chẩn đoán AD/HD bằng thang đo ADHDT2
Bảng 3.10b. Kết quả đánh giá chẩn đoán AD/HD của Q.H bằng thang đo
ADHDT2
Tăng động/hấp tấp | Tổng điểm | Chỉ số AD/HD | Mức độ | |||
Điểm thô | Điểm thang đo | Điểm thô | Điểm thang đo | |||
28 | 8 | 0 | 2 | 10 | 71 | Trung bình |
Kết quả đánh giá hành vi
Kết quả đánh giá hành vi của P.Q.H trong lớp học bằng thang đo hành vi được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.10c. Kết quả đánh giá hành vi của P.Q.H trước TN
Tổng điểm | TB | Mức độ | |
Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định | 14 | 2.00 | Nhẹ |
Thiếu chú ý khi học tập | 35 | 3.89 | Nặng |
Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp | 17 | 2.83 | Trung bình |
Chống đối | 6 | 1.20 | Không có vấn đề |
Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử | 17 | 2.13 | Nhẹ |
Chung | 2.43 | Nhẹ |
Những mô tả về hành vi của H sau đây dựa trên kết quả quan sát sử dụng bảng quan sát hành vi ABC, sử dụng bảng đánh dấu tần số và đồng hồ đo khoảng thời gian:
Hành vi khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định: Q. H tuân thủ tốt nội quy quy định của lớp học. Em ngồi yên tại chỗ của mình suốt buổi học. Tuy nhiên hành vi không làm theo hướng dẫn của GV thể hiện ở mức rất thường xuyên. H dường như chỉ làm theo hướng dẫn của GV được 1 nhiệm vụ/tiết học, là nhiệm vụ em có thể làm được và được GV giám sát. Việc không làm theo hướng dẫn của GV bắt nguồn từ sự thiếu chú ý của em.
Hành vi thiếu chú ý trong học tập: H thường quay ngang quay ngửa. Em ngồi bàn đầu nhưng hay quay xuống nhìn quanh lớp hoặc nhìn ra ngoài cửa. Em gặp khó khăn khi nghe hướng dẫn bằng lời. Đôi khi cô hỏi lại cô vừa yêu cầu làm gì em không trả lời được. Khi GV giao nhiệm vụ em không làm ngay mà luôn cần GV nhắc nhở để bắt đầu làm. Em thường xuyên hỏi lại GV là cần làm gì sau khi GV giao nhiệm vụ xong và khi cả lớp đã bắt đầu thực hiện. Q.H thường không chú ý vào nhiệm vụ, khoảng thời gian chú ý ngắn. Em thường chú ý và thực hiện nhiệm vụ được khoảng 10 phút. Em cũng rất dễ bị xao lãng bởi các kích thích bên ngoài như tiếng người đi lại ngoài cửa, tiếng các bạn nói chuyện…
Hành vi yếu kém trong kĩ năng tổ chức sắp xếp: Em thường xuyên thực hiện
bài tập một cách lộn xộn, cẩu thả, không cân nhắc kĩ lưỡng. Do đó bài em làm thường mắc nhiều lỗi và tẩy xóa nhiều. Em cũng không bao giờ dành thời gian để soát và sửa lỗi.
Hành vi chống đối: Em không có hành vi liên quan đến sự chống đối.
Hành vi giao tiếp ứng xử: Q.H chưa biết chủ động chào hỏi thầy cô, không biết kết bạn và ít khi chơi với bạn. Em thường ngồi yên tại chỗ của mình và ít chủ động ra chơi cùng bạn ngay cả trong giờ ra chơi. Sự hợp tác với bạn trong các hoạt động học tập và vui chơi của em còn hạn chế. Đây là kĩ năng cần hình thành và phát triển cho em trong thời gian tới.
Nhận xét về các lĩnh vực phát triển khác và khả năng học tập các môn học
- Về vận động: H có thể chất khỏe khoắn. Nhìn chung sự phát triển vận động của em tương ứng với các bạn cùng trang lứa.
- Về kĩ năng xã hội: H là HS hiền lành, ngoan ngoãn, dễ bảo. Động lực của em bị ảnh hưởng bởi lời khen và sự củng cố. Khi được khen ngợi em làm việc tốt hơn.
- Về kĩ năng tự phục vụ: H tự thực hiện được các kĩ năng tự phục vụ bản thân
như ăn uống, đánh răng rửa mặt, tắm gội. Em cũng có thể phụ giúp mẹ nấu cơm.
- Về học tập:
+ Kĩ năng đọc: H đọc trơn được bài đọc nhưng còn chậm và đọc rất nhỏ. Khi nói chuyện em cũng ngại ngùng và nói rất nhỏ. Em có thể trả lời được 1-2 câu hỏi đọc hiểu đầu tiên của bài. Các câu hỏi sau con chưa biết cách trả lời. H khó khăn trong trả lời các câu hỏi Vì sao? Như thế nào?
+ Kĩ năng viết: H viết được chính tả nhìn chép. Nhưng khi nhìn chép đôi khi em quên chép một số từ. H biết viết chính tả nghe viết nhưng còn chậm và cần cô đánh vần cho viết. H viết hay sai chính tả, không biết quy tắc viết hoa, cần cô nhắc thì mới biết viết hoa đầu dòng và sau dấu chấm. Chữ viết của em không đều ly, khi được nhắc thì em viết đúng ly nhưng chỉ được một vài chữ. GV không nhắc là em lại viết chữ quá to hoặc quá nhỏ. Em cũng có đôi chút hấp tấp khi viết, đặt bút là viết rất nhanh và không cân nhắc kĩ lưỡng. Q.H chưa viết được bài văn hoàn chỉnh, em mới chỉ viết được nột đoạn ngắn với sự hỗ trợ của cô.
+ Kĩ năng tính toán: H đọc viết được các số có 3 chữ số, thực hiện được các phép tính cộng trừ có 3 chữ số không nhớ và có nhớ. H cũng thực hiện được bài toán tìm thành thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ (Tìm X). Em giải được các bài toán có lời văn có một phép tính cộng trừ nhân chia đơn giản, viết đúng lời giải. Tuy nhiên quy cách trình bày chưa đúng như yêu cầu, thể hiện ở chỗ: chưa biết ước lượng viết để phép tính đủ trong một hàng, em thường viết to quá nên hay bị xuống hàng; Cô yêu cầu viết chữ “đáp số” thẳng dưới dấu bằng của phép tính nhưng em thường viết chữ “đáp số” một cách tự do. H gặp khó khăn khi diễn đạt sử dụng các thuât ngữ toán học. Khi viết phép tính theo hàng dọc H viết còn chưa đúng hàng lối. Với bài toán có 2 lời giải em chưa biết thực hiện. Nhìn chung H đảm bảo được phần lớn nội dung chương trình môn toán.
Con cũng hiểu cách nói tương đương về giờ giấc như 9h30 là 9 rưỡi, 8h45 là 9h kém 15,...với sự gợi ý của cô. Con biết khái quát thời gian với buổi trong ngày như 12h là buổi trưa. Con có thể kể tên, sắp xếp các ngày thứ trong tuần. Con có thể phân biệt được buổi sáng, trưa, chiều và xác định được một cách nhanh chóng nếu hôm nay là thứ năm thì ngày mai/ngày hôm qua/tuần sau/2 ngày nữa,... là thứ mấy. Xây dựng và thực hiện kế hoạch GDHV
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNH VI
Họ tên HS: P.Q.H
Phương pháp/Biện pháp | Cách đánh giá | |
Q.H làm theo hướng dẫn của GV 3 lần/tiết học | - Ngoài hướng dẫn bằng lời nói, GV bổ sung hướng dẫn bằng chữ viết. - Sử dụng bảng nhiệm vụ với các nhiệm vụ được sắp xếp theo thứ tự - Hướng dẫn bạn bên cạnh hỗ trợ H bằng cách nhắc lại hướng dẫn cho H. - Sử dụng hệ thống củng cố. | Đánh giá qua các bài tập/nhiệm vụ H hoàn thành |
Q.H chú ý và thực hiện nhiệm vụ được 20 phút liên tục | - Giao việc cho H với các hoạt động phù hợp, có sự xen kẽ giữa hoạt động học tập và hoạt động giải trí thư giãn. Các hoạt động này được cụ thể hóa qua bảng nhiệm | Dùng đồng hồ treo tường trên lớp để đo khoảng thời gian H chú ý |
vụ. - Điều chỉnh nội dung học tập theo hướng giảm bớt độ dài và độ khó của nhiệm vụ, đưa ra hỗ trợ trực quan (dùng sơ đồ tư duy hỗ trợ kĩ năng viết văn). - Sử dụng hệ thống củng cố, phần thưởng quy đổi - Thực hiện hỗ trợ cá biệt cho H trong các hoạt động ở lớp học và tại gia đình. - Sử dụng đồng hồ quy định khoảng thời gian hoàn thành nhiệm vụ cho H. - Sử dụng bạn bên cạnh hỗ trợ hướng dẫn, giảng giải cho H khi H chưa hiểu cách làm. - Phối hợp với cha mẹ HS trong việc tổ chức các hoạt động tăng cường chú ý cho H như chơi trò chơi, tập thiền... | và thực hiện nhiệm vụ | |
Q.H thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy trình, giảm tẩy xóa | - Xây dựng và sử dụng quy trình các bước thực hiện nhiệm vụ - Kẻ sẵn dòng kẻ hỗ trợ H viết theo đúng hàng lối và kích cỡ. - Chấm sẵn vị trí bắt đầu viết ở đầu dòng đối với dòng bắt đầu một đoạn mới cần lùi đầu dòng. | Đánh giá qua thực hiện các bài tập toán, bài viết của H |
Q. H hợp tác với bạn trong hoạt động học tập và vui chơi | - Tích hợp tổ chức các hoạt động vui chơi xen kẽ trong giờ học, giờ ra chơi và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hỗ trợ và hướng dẫn H chơi cùng bạn. - GV giao nhiệm vụ phù hợp cho H trong các hoạt động nhóm - Hướng dẫn các bạn hỗ trợ H tham gia các hoạt động nhóm. | Quan sát sự tham gia của H trong các hoạt động |
Lưu ý: Dùng bảng quan sát hành vi ABC để ghi chép các vấn đề hành vi của H.
Kết quả sau thực nghiệm
Sau TN, hành vi của HS có chiều hướng thuyên giảm. Kết quả được thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá hành vi của P.Q.H sau thực nghiệm
Tổng điểm | TB | Mức độ | |
Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định | 9 | 1.29 | Không có vấn đề |
Thiếu chú ý khi học tập | 25 | 2.78 | Trung bình |
Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp | 10 | 1.67 | Nhẹ |
Chống đối | 5 | 1.00 | Không có vấn đề |
Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử | 12 | 1.50 | Không có vấn đề |
Chung | 1.65 | Không có vấn đề |
So sánh mức độ biểu hiện hành vi của P.Q.H trước và sau TN:
So sánh mức độ biểu hiện hành vi ở các nhóm hành vi của HS trước và sau TN được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3. So sánh hành vi của P.Q.H trước và sau TN
Kết quả cho thấy hành vi của Q.H sau TN có sự thay đổi tích cực. Trước và sau TN mức độ hành vi của H đều ở mức độ nhẹ nhưng sau TN điểm số hành vi đã giảm từ 2.35 xuống còn 1.92. Các hành vi thành phần đều có sự cải thiện tốt. Trong đó hành vi chú ý khi học tập cải thiện nhiều nhất (từ 4.00 xuống 3.20, từ mức độ nặng xuống mức trung bình). Đây cũng là hành vi có vấn đề nhất của H và chúng tôi cũng tập trung hỗ trợ hành vi này nhiều nhất cho H.
H chú ý lắng nghe khi GV giảng bài hơn, em chú ý và hứng thú hơn khi học môn toán. Với môn tiếng Việt, em chú ý tốt với nội dung tập đọc và tìm hiểu bài đọc nhưng với nội dung tập làm văn em chú ý chưa tốt. H khá chủ động trong bắt đầu thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ GV giao. Khi GV đưa tờ giấy có ghi nhiệm vụ, em đọc hiểu được và biết thực hiện lần lượt các nhiệm vụ cô giao. Khi gặp khó khăn em biết chủ động hỏi bạn bên cạnh để được giúp đỡ. Hầu hết các nhiệm vụ phù hợp với khả năng cô giao cho H, em đều thực hiện được hoặc thực hiện được một phần. Nhờ nhận được sự giám sát và hỗ trợ nhiều hơn từ GV và các bạn nên H tập trung chú ý vào các hoạt động ở lớp học nhiều hơn, được 20 phút liên tục hoặc hơn. Các nhiệm vụ được GV điều chỉnh phù hợp với khả năng của H và sắp xếp xen kẽ giữa hoạt động học và hoạt động chơi ngắn hoặc các bài tập thể chất ngắn tại chỗ nên H khá hứng thú, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn và giảm hẳn hành vi quay xuống dưới.
Những tiến bộ tích cực về sự tập trung chú ý trong học tập cũng đã giúp cho kết quả học tập của H có sự tiến bộ đáng kể. Hiện H đã thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân chia các số đến hàng nghìn. Em thực hiện làm tính khá nhanh và đúng quy trình, việc trình bày phép tính hàng dọc cũng đúng hàng lối hơn. H bắt đầu biết giải bài toán có lời văn có hai phép tính một cách độc lập. H cũng trả lời được các câu hỏi giải thích ý nghĩa của các khái niệm toán học như tổng, hiệu, tích, thương, số chia,… H viết chính tả nghe viết nhanh hơn. Tuy nhiên em vẫn còn khá vội vàng và không cân nhắc kĩ trước khi viết nên chữ viết chưa được cải thiện nhiều về kích cỡ và lỗi chính tả. Tốc độ đọc của em nhanh hơn nhưng vẫn chưa biết đọc thầm, đọc lướt. Em cũng đã trả lời được nhiều câu hỏi đọc hiểu liên quan đến nội dung bài hơn nhờ việc GV điều chỉnh câu hỏi như minh họa trực quan, đa dạng hóa câu hỏi gồm câu hỏi có/không, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, câu hỏi mở đi từ đơn giản đến phức tạp. H đã biết viết một đoạn văn ngắn dựa trên sơ đồ tư duy với các câu hỏi gợi ý.