Kết Quả So Sánh T-Test Về Sự Khác Biệt Giữa Ttn Và Stn Của T.g.b


không có những HVKPH trong mối quan hệ bạn bè. Em chơi hòa thuận với các bạn, thường xuyên cho các bạn mượn bút hoặc đồ dùng học tập khi các bạn hỏi mượn. Các bạn cũng rất yêu quý G.B và thường gọi B ra chơi cùng. Những lúc GV không có mặt trên lớp các bạn cũng thường xuyên để ý, nhắc nhở và chơi cùng B.

Nhận xét về các lĩnh vực phát triển khác và khả năng học tập các môn học

- Về vận động: B có thể chất khỏe khoắn. Nhìn chung sự phát triển vận động của em tương ứng với các bạn cùng trang lứa.

- Kĩ năng xã hội: Em chơi được với bạn và thích tham gia các trò chơi ở ngoài sân trường với các bạn như đá bóng, đuổi bắt. Tuy nhiên em dễ khóc, chỉ cần các bạn trêu đùa một chút là em lăn ra đất khóc. Ví dụ các bạn chỉ cần nói “B không ngoan là bảo cô Phương Anh chụp ảnh gửi cho bố mẹ” là B lăn ra khóc.

- Tự phục vụ: Em thực hiện được các công việc tự phục vụ bản thân như ăn

uống, mặc quần áo, đi giày. Em vẫn cần bố mẹ hỗ trợ việc tắm gội.

- Về học tập: Năm học trước em đạt học lực trung bình và đến thời điểm hiện tại, theo đánh giá của GV chủ nhiệm thì học lực của em có chút cải thiện, tuy nhiên vẫn giữ ở mức học lực trung bình. Cụ thể, năng lực đọc em đạt mức khá, viết đạt mức trung bình và toán đạt mức trung bình.

+ Kĩ năng đọc: B có thể đọc trơn được văn bản, nhưng em đọc còn chậm và một số tiếng còn phải dừng lại để đánh vần trước khi đọc. Em đọc được nhưng không hiểu và chưa trả lời được các câu hỏi đọc hiểu trong bài. Khi cô giáo yêu cầu đứng lên đọc thì em có đọc và đọc xong thì ngồi xuống nghịch đồ đạc chứ không theo dõi khi các bạn khác đọc.

+ Kĩ năng viết: Em cầm bút đúng cách và khá chắc tay, nét chữ viết đậm. Tuy nhiên em chỉ viết được bút chì, bút bi hoặc bút chữ A mà không có khả năng viết bằng bút mực. Khi viết bằng bút mực em không biết điều chỉnh hướng đưa bút nên nhiều lúc không ra mực và làm hỏng ngòi bút. Chữ viết của em lộn xộn, chữ to chữ nhỏ, không đúng ly. Đôi khi em viết không đúng hàng, viết lên dòng xuống dốc. Em chưa biết viết chữ hoa theo đúng quy cách. Em cũng chưa biết trình bày vở sao cho sạch đẹp và đúng quy tắc. Ví dụ: Đầu dòng thỉnh thoảng không viết hoa, hết bài em không dùng thước để kẻ mà kẻ bằng tay một cách cẩu thả, chưa viết hết hàng


em đã xuống dòng, viết thiếu chữ, thiếu từ.

+ Kĩ năng tính toán: B nhận biết và viết được các số 1-100 và thực hiện được các phép tính cộng trừ có 2 chữ số không nhớ và có nhớ. Khi làm phép tính theo hàng dọc em viết hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. Tuy nhiên khi viết kết quả em thường viết hàng chục và hàng đơn vị không thẳng với hàng chục và hàng đơn vị của các số hạng, hoặc số trừ và số bị trừ. Em chưa biết giải bài toán có lời văn. Em cũng chưa làm được các bài toán có yếu tố hình học.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch GDHV

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNH VI CHO G.B


Mục tiêu

Phương pháp/Biện pháp

Cách đánh giá

G.B giữ yên lặng và giơ tay khi muốn nói

- GV nhắc nhở B thường xuyên, tích hợp GDHV trong các hoạt động ở lớp học và giờ hỗ trợ cá biệt.

- Hỗ trợ trực quan: GV dùng thẻ quy định hành vi “Yên lặng” và “Giơ tay” và giơ lên cho B nhìn thấy trước và trong khi B nói tự do.

- Sử dụng hệ thống củng cố phối hợp với trả giá hành vi. Nếu B thực hiện đúng nội quy thì giờ ra chơi em sẽ được ra sân chơi, còn nếu không thực hiện theo thỏa thuận thì giờ ra chơi em phải ở trong lớp.

- Sử dụng câu chuyện xã hội để GDHV cho B.

Dùng bảng đánh dấu tần suất để đếm số lần B gây mất trật tự và hành vi giơ tay khi muốn nói

G.B giảm hành vi đi ra ngoài còn 1 lần/tiết học

- Hỗ trợ trực quan: Dùng thẻ quy định hành vi “Ngồi ngoan” và giơ lên trước mỗi lần B nhấp nhổm muốn xin ra ngoài.

- Buộc chiếc dây chun ở dưới ghế cho B tự đung đưa chân trên đó giúp giảm hành vi đứng nhấp nhổm và đi ra ngoài.

- Sử dụng bảng nhiệm vụ trong đó xen kẽ giữa hoạt động học và hoạt động giải trí như: vẽ, tô

màu, lắp ráp... để hạn chế thời gian trống.

- Dùng bảng đánh dấu tần suất để đếm số lần B

- Dùng đồng hồ treo tường trên lớp để xác định khoảng thời

gian B ra khỏi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.


Mục tiêu

Phương pháp/Biện pháp

Cách đánh giá


- Sử dụng hệ thống củng cố, khen thưởng và biện pháp trả giá hành vi

- GV xen kẽ tổ chức cho B tập các bài tập thể chất

ngắn giữa các hoạt động học tập.

lớp.

G.B sắp xếp đồ dùng cá nhân và đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp

- Giáo dục kĩ năng của chức năng điều hành (kĩ năng tổ chức sắp xếp): Cho HS thực hiện một số bài tập giáo dục kĩ năng sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp.

- Tích hợp GDHV cho B trong các hoạt động tại lớp học và gia đình.

- Trị liệu hoạt động: Thực hiện một số trò chơi/bài tập/game luyện tập kĩ năng tổ chức sắp xếp.

- Sử dụng bạn hỗ trợ: Bạn ngồi cạnh hỗ trợ nhắc và hướng dẫn G.B sắp xếp/lấy cất sách vở, đồ dùng học tập gọn gàng.

- Phối hợp với gia đình trong việc cùng thực hiện giáo dục kĩ năng sắp xếp đồ dùng. Cha mẹ hướng dẫn B việc dọn dẹp, sắp xếp phòng ngủ và đồ

dùng cá nhân.

Quan sát nơi để đồ dùng học tập và đồ dùng cá nhân của B

G.B tập trung chú ý nghe giảng và thực hiện nhiệm vụ được 15 phút liên tục

- Điều chỉnh môi trường: Tạo môi trường học tập yên tĩnh như cả lớp giữ yên lặng, đóng của sổ, cửa ra vào,...

- Sử dụng bảng nhiệm vụ: Liệt kê và sắp xếp các nhiệm vụ B cần thực hiện theo thứ tự và hướng dẫn em tự quản lý hoạt động.

- Điều chỉnh nhiệm vụ bằng cách giảm bớt số lượng nhiệm vụ, giảm độ khó của nhiệm vụ.

- GV hỗ trợ cá nhân thêm cho B tại lớp và GV dạy tại nhà hỗ trợ cá nhân thêm cho B.

- Trị liệu hoạt động: Cho G.B thực hiện các bài tập

tăng cường sự tập trung chú ý như tìm kiếm điểm

Dùng đồng hồ treo tường ở lớp học để xác định khoảng thời gian


Mục tiêu

Phương pháp/Biện pháp

Cách đánh giá


khác nhau giữa các bức tranh, tìm kho báu với mê cung đường đi, lắp ráp lê gô,...

- Điều chỉnh khi dạy toán và tập đọc cho G.B: Về toán, cho G.B được sử dụng máy tính hỗ trợ đối với các phép toán khó. Về đọc và đọc hiểu, cho

G.B đọc đoạn ngắn, chia nhỏ câu hỏi đọc hiểu, chuyển câu hỏi đọc hiểu sang các hình thức khác như dạng câu hỏi có/không, câu hỏi trắc nghiệm.

- Sử dụng hệ thống củng cố và bảng quy đổi phần thưởng.

- Phối hợp với cha mẹ: Yêu cầu cha mẹ cho con tập thiền, nghe nhạc tăng cường sự tập trung chú

ý.


Lưu ý: Dùng bảng quan sát hành vi ABC để ghi chép các vấn đề hành vi của B.

Kết quả đánh giá STN:

Sau TN, hành vi của HS có chiều hướng thuyên giảm. Kết quả được thể hiện

ở bảng sau:

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá hành vi của T.G.B sau TN


Nhóm hành vi

Tổng điểm

TB

Mức độ

Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định

17

2.43

Trung bình

Thiếu chú ý khi học tập

24

2.67

Trung bình

Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp

11

1.83

Nhẹ

Chống đối

7

1.40

Không có vấn đề

Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử

9

1.13

Không có vấn đề

Chung

1.89

Nhẹ


So sánh mức độ biểu hiện hành vi của T. G. B trước và sau TN:

So sánh mức độ biểu hiện hành vi ở các nhóm hành vi của HS trước và sau TN được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3 1 So sánh hành vi của T G B trước và sau TN Kết quả cho thấy hành 1

Biểu đồ 3.1. So sánh hành vi của T.G.B trước và sau TN

Kết quả cho thấy hành vi của G.B có sự thay đổi khá rõ ràng sau thực nghiệm. Điểm hành vi giảm từ 2.74 xuống còn 2.29, từ mức độ trung bình xuống mức độ nhẹ. Các hành vi thành phần cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, trong đó hành vi khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định có sự thay đổi nhiều nhất, sau đó là hành vi thiếu chú ý trong học tập và hành vi yếu kém trong tổ chức sắp xếp.

G.B đã giảm hẳn hành vi đi ra ngoài tự do, giảm từ 2-3 lần/giờ học xuống còn 1 lần. Có những giờ học em không ra ngoài lần nào. Với chiếc chun được buộc dưới ghế giúp B tự trị liệu, cộng với việc GV sử dụng thẻ hành vi và tổ chức cho B hoạt động liên tục đã giúp làm giảm hành vi đi ra ngoài tự do và hành vi ngọ nguậy, không ngồi yên của B. GV dùng thẻ quy định hành vi giữ yên lặng, giơ tay khi muốn nói và dùng tay đưa lên miệng “suỵt” trước và trong khi B nói tự do đã khiến hành vi nói tự do của em giảm xuống còn khoảng 2 lần/giờ học.

Hành vi chú ý khi học tập cũng được cải thiện hơn. Qua việc GV nhìn vào B nhiều hơn khi giảng bài đã giúp em chú ý lắng nghe hơn. Bạn ngồi cạnh được hướng dẫn cách hỗ trợ B, đã chỉ dẫn B nên em cũng bắt đầu nhiệm vụ nhanh hơn.


Mỗi lần GV giao nhiệm vụ gì đó, bạn ngồi cạnh đều nói lại cho B và chỉ bảo cách làm. Tuy nhiên sự chủ động của B trong thực hiện nhiệm vụ vẫn ở mức thấp. Nếu không được cô hoặc bạn giục thì B vẫn không chủ động làm bài, chép bài. Thời gian chú ý vào nhiệm vụ của B có sự cải thiện. B có thể tập trung vào nhiệm vụ được 15 phút liên tục hoặc hơn, đặc biệt đối với môn Toán là môn em thích, hiểu và làm được bài tập thì B tập trung rất tốt. Với những điều chỉnh về nội dung và mức độ khó của nhiệm vụ môn toán, tập đọc và viết của GV đã giúp B chú ý tốt hơn vào nhiệm vụ.

Với những hướng dẫn và giám sát của GV, cha mẹ và bạn ngồi cạnh thì B đã quan tâm giữ gìn đồ dùng học tập và đồ dùng cá nhân hơn. Khi được bạn nhắc thì sau khi học xong em biết cất sách vở xuống ngăn bàn và để bút, thước, tẩy vào hộp bút. Sự cải thiện về nhận thức cộng với sự chú ý gia tăng đã khiến B thực hiện nhiệm vụ một cách cẩn thận hơn, ít mắc lỗi hơn và giảm sự tẩy xóa. Tại gia đình, G.B cũng đã biết sắp xếp đồ dùng cá nhân, để đồ đúng vị trí. Tuy nhiên G.B vẫn cần cha mẹ nhắc nhở để thực hiện nhiệm vụ, em vẫn chưa có được sự chủ động thực hiện.

Ngoài những kết quả được thể hiện trên sự thay đổi tích cực về hành vi, G.B còn có những tiến bộ đáng kể trong học tập như: Đọc nhanh hơn, biết chỉ tay theo khi các bạn khác đọc, trả lời được câu hỏi đọc hiểu liên quan đến nhân vật và các chi tiết chính trong bài đọc, biết tính cộng trừ trong phạm vi 100 không nhớ và có nhớ, chữ viết của B đều hơn, thằng hàng hơn.

Trong quá trình TN, khu vực thôn Chùa nơi G.B sinh sống bị ảnh hưởng bởi Covid- 19 nên bị phong tỏa 1 tháng. Trong 1 tháng em không được đến lớp học. Sự gián đoạn này ảnh hưởng đến sự tiến bộ của em. Nếu như không bị ảnh hưởng của dịch bệnh thì có thể em còn đạt được nhiều tiến bộ hơn.


* Kết quả kiểm định T- Test mẫu cặp đôi về sự khác biệt

Bảng 3.6. Kết quả so sánh T-test về sự khác biệt giữa TTN và STN của T.G.B


Cặp

Các nhóm hành vi

M

SD

t

df

p.2

hướng

Cặp 1 (STN-TTN)

Khó khăn trong tuân thủ nội

quy quy định

1.28

0.95

3.57

6

0.012

Cặp 2 (STN-TTN)

Thiếu chú ý khi học tập

1.11

0.60

5.54

8

0.001

Cặp 3 (STN-TTN)

Yếu kém về kĩ năng tổ chức

sắp xếp

1.33

0.81

4.00

5

0.010

Cặp 4 (STN-TTN)

Chống đối

0.20

0.44

1.00

4

0.374

Cặp 5 (STN-TTN)

Rối loạn hành vi giao tiếp

ứng xử

0.25

0.46

1.52

7

0.170

Cặp 1 so sánh hành vi khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định STN và TTN với kết quả (t= 3.57, df= 6, p= 0.012). Điều này cho thấy những tác động trong quá trình thực nghiệm ở trường hợp 1 đã mang lại hiệu quả, có sự sự biệt về hành vi tuân thủ nội quy quy định. Cặp “Hành vi thiếu chú ý trong học tập STN- TTN” có sự khác biệt ở mức ý nghĩa (t= 5.54, df=8, p= 0.001). Cặp 3 “Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp” với kết quả (t= 4.00, df= 5, p= 0.010), điều này cho thấy có sự khác biệt về kĩ năng tổ chức sắp xếp TTN và STN. Cặp 4 với kết quả (t= 1.00, df= 4, p= 0.374) và cặp 5 với kết quả (t= 1.52, df= 7, p= 0.170) có p>0.05 chứng tỏ sự khác biệt không có ý nghĩa. Đây là hai cặp hành vi theo đánh giá TTN thì G.B không có nhiều vấn đề nên chúng tôi không tập trung can thiệp và giáo dục mà dành thời gian cho giáo dục ba nhóm hành vi còn lại.

b) Trường hợp 2 Họ và tên: P. H. Đ Giới tính: Nam Sinh năm: 2014

Địa chỉ gia đình: Thôn Sòi- Đồng Sơn- TP Bắc Giang

Thông tin về HS: H.Đ là con thứ nhất trong gia đình có hai anh em. Sau Đ

là em trai. Em chưa từng được chẩn đoán và đánh giá về rối loạn AD/HD hay sự


phát triển. Hiện Đ đang học hòa nhập ở lớp 2D, trường Tiểu học Đồng Sơn, TP Bắc Giang. Bố mẹ em đều là công chức nhà nước. Em được bố mẹ quan tâm và hỗ trợ việc học tại gia đình. Cô giáo ở lớp cũng rất quan tâm. Kết quả học tập kém ở trường luôn là vấn đề khiến bố mẹ em và gia đình lo lắng. Bố mẹ có mời gia sư đến hỗ trợ Đ vào các buổi tối trong tuần.

Kết quả đánh giá trước TN:

Chúng tôi tiến hành đánh giá H.Đ vào đầu năm học 2021- 2022. Nhóm đánh giá gồm: Tác giả luận án, Cô Lý (GV chủ nhiệm). Nhiều thông tin cũng được cung cấp bởi cha mẹ HS.

Năng lực trí tuệ đo bằng thang đo WISC- IV

Bảng 3.7a. Kết quả đánh giá năng lực trí tuệ của H.Đ bằng thang đo WISC- IV


Các năng lực

Điểm thô

Điểm đa

hợp

Mức độ

Năng lực tư duy ngôn ngữ (VCI)

21

85

Trung bình thấp

Năng lực tư duy tri giác (PRI)

19

77

Thấp

Năng lực trí nhớ công việc (WMI)

15

85

Trung bình thấp

Tốc độ xử lý (PSI)

9

70

Thấp

Trí tuệ tổng thể (FSIQ)

63

73

Thấp

Năng lực trí tuệ của Đ nằm ở mức thấp (FSIQ= 73). Các thành phần trí tuệ của Đ khá đồng đều và đều đạt ở mức trung bình thấp và thấp. Tư duy ngôn ngữ của con còn gặp nhiều khó khăn. Con có thể dùng các từ ngữ đơn giản để diễn đạt nhu cầu và suy nghĩ của mình khi được hỏi. Khả năng hiểu và dùng từ ngữ khái quát của con còn hạn chế. Con có thể hiểu một số tình huống gần gũi nhưng chưa biết cách dùng từ ngữ để diễn đạt về tình huống. Tư duy tri giác của con khá. Con có thể nhìn và bắt chước các hình cho trước để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc xếp theo mẫu với 4 khối gỗ đơn giản, với nhiều hơn 4 khối thì con tỏ ra lúng túng và mất nhiều thời gian để thực hiện. Năng lực trí nhớ công việc của con chưa tốt và bị ảnh hưởng bởi sự tập trung chú ý cũng như động lực thực hiện. Lúc đầu con khá hứng thú và nhắc lại chuỗi số nhưng sau đó con chán và cần cô nhắc đi nhắc lại chuỗi số nhiều lần thì con mới nhắc lại. Con nhắc lại được chuỗi 4-5 số, các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024