Thực Trạng Nhận Thức Của Cbql, Gv Về Ý Nghĩa Và Mục Tiêu Của Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt

các mức độ đó, khoảng cách giữa các thang đo là: (4-3)/4 = 0,75. Cách tính điểm được thể hiện như sau:

Các mức độ

Điểm

4

3

2

1

Mức độ nhận thức

Rất quan

trọng

Quan trọng

Ít quan

trọng

Không quan

trọng

Mức độ thực hiện

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Đôi khi

Không bao giờ

Mức độ chất

lượng

Tốt

Khá

TB

Yếu

Mức độ ảnh

hưởng

Rất ảnh

hưởng

Ảnh hưởng

Bình

thường

Không ảnh

hưởng

Mức điểm

3,26 - 4,0

2,51 - 3,25

1,76 -

2,50

1- 1,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 9

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT

Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT, chúng tôi xây dựng câu hỏi câu hỏi số 1 và số 2 phụ lục 1.

Kết quả khảo sát như sau:

2.3.1.1. Nhận thức về ý nghĩa của GDCT-TT cho học sinh THPT

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về ý nghĩa của GDCT-TT cho học sinh THPT


Stt


Ý nghĩa

Mức độ


ĐTB

Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học

cho học sinh


15


50


13


43.3


2


6.7


0


0


3.43


2

Góp phần giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa học đường,

văn hóa công dân


10


33.3


14


46.7


6


20


0


0


3.13


3

Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội


14


46.7


13


43.3


3


10


0


0


3.37

Qua bảng số liệu 2.1. có thể thấy kết quả đánh giá ý nghĩa của GDCT-TT cho học sinh ở mức rất quan trọng và quan trọng. Điều này bước đầu thể hiện được CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này.

Ý nghĩa được đánh giá cao nhất là “Trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho học sinh” ĐTB: 3,43 (rất quan trọng). Chúng tôi kết hợp với phỏng vấn một số CBQL, GV thì được biết: GDCT-TT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh THPT, bởi có sẽ giúp cho các em có nhận thức đúng, có thái độ đúng và hướng các em hành động theo hướng tích cực.

“Góp phần giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống có văn hóa: văn hóa học đường, văn hóa công dân” ĐTB: 3,13 (quan trọng). Ý nghĩa này được đánh giá ở mức quan trọng bởi các CBQL, GV cho rằng: GDCT-TT góp một phần vào hình thành lối sống văn hóa cho học sinh THPT, ngoài ra còn phải

thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác như: giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi văn hóa, giáo dục lối sống. Theo chúng tôi, thực hiện nhiệm vụ GDCT-TT cho học sinh có ý nghĩa xa hơn là góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, cho nên CBQL, GV cần nhận thức một cách sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa của nhiệm vụ giáo dục này trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường, cần thấy được tính hệ thống trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

2.3.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của mục tiêu GDCT-TT cho học sinh THPT

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu của GDCT- TT cho học sinh THPT


Stt


Mục tiêu

Mức độ


ĐTB

Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không q.trọng

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Bồi dưỡng cho HS lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắn cho học sinh

THPT;


16


53.3


14


46.7


0


0


0


0


3.53


2

Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của

học sinh THPT.


14


46.7


16


53.3


0


0


0


0


3.47


3

Thỏa mãn các nhu cầu tinh thần ngày càng cao nhằm xây dựng một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng cho HS

THPT.


7


23.3


7


23.3


14


47


2


0.067


2.63


4

HS nhận diện được và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng nhằm

khẳng định tính cách


8


26.7


12


40.0


8


27


2


0.067


2.87



mạng và khoa học của hệ

tư tưởng Mác -Lênin;











ĐTB

3.13

Kết quả ở bảng 2.2. cho thấy CBQL, GV đánh giá chung các mục tiêu trên ở mức độ Quan trọng với ĐTB là 3,13. Tuy nhiên, đánh giá mức độ của từng mục tiêu lại có sự khác nhau.

Mục tiêu “Bồi dưỡng cho HS lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắn cho học sinh THPT” ĐTB 3,53 và “Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh THPT” ĐTB: 3,47 được đánh giá ở mức rất quan trọng. Điều này có sự thống nhất với nhận thức về ý nghĩa của hoạt động GDCT-TT cho học sinh.

Mục tiêu “HS nhận diện được và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác -Lênin” ĐTB 2,87. Qua trao đổi với một số GV chúng tôi được biết, mục tiêu GDCT-TT này với học sinh THPT chỉ ở mức ban đầu học sinh nhận diện được thôi, còn để các em có thể có những biểu hiện cụ thể đấu tranh thì khó thực hiện.

“Thỏa mãn các nhu cầu tinh thần ngày càng cao nhằm xây dựng một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng cho học sinh THPT” ĐTB 2,63. Mục tiêu này được đánh giá ở mức thấp nhất. Nhưng theo chúng tôi, đây là mục tiêu xa nhất của GDCT-TT cho học sinh.

2.3.2. Thực trạng giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn

Chúng tôi khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, các con đường giáo dục và đánh giá kết quả GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn, nội dung khảo sát được thể hiện ở câu hỏi số 3, số 4, số 5 và số 6 trong phụ lục 1.

Kết quả khảo sát như sau:

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn

Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn


Stt


Mục tiêu

Mức độ


ĐTB

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Bồi dưỡng cho HS lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắn cho học

sinh THPT;


8


26.7


19


63.3


3


10.0


0


0.0


3.17


2

Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh

THPT.


10


33.3


20


66.7


0


0.0


0


0.0


3.33


3

Thỏa mãn các nhu cầu tinh thần ngày càng cao nhằm xây dựng một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng cho

học sinh THPT.


9


30.0


10


33.3


10


33.3


1


3.3


2.90


4

HS nhận diện được và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng nhằm khẳng định tính cách

mạng và khoa học


9


30.0


21


70.0


0


0.0


0


0.0


3.30



của hệ tư tưởng Mác -Lênin;











ĐTB

3.18

Kết quả đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện mục tiêu GDCT-TT ở mức Khá với ĐTB: 3,18.

Mục tiêu được đánh giá ở mức độ cao nhất là “Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng của học sinh THPT” (Tốt). Trên thực tế các hoạt động tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước được thực hiện tốt với nhiều nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng.

Mục tiêu được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt là “HS nhận diện được và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc bản chất cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng nhằm khẳng định tính cách mạng và khoa học của hệ tư tưởng Mác -Lênin” ĐTB 3.30. Qua phỏng vấn một CBQL của trường THPT BK chúng tôi được biết: Hiện nay có thế lực chống phá nhà nước Việt Nam đang lợi dung sự tự do trong thông tin, đặc biệt là thông tin trên mạng xã hội để xuyên tạc đường lối cách mạng, kích động thế hệ trẻ có lời nói và hành động không đúng. Cho nên các nhà trường coi đây là một mục tiêu quan trọng để định hướng cho việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động GDCT-TT cho học sinh THPT.

“Bồi dưỡng cho HS lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, thế giới quan cách mạng và nhân sinh quan đúng đắn cho học sinh THPT” là một mục tiêu rất quan trọng nhưng mức độ thực hiện chỉ ở mức Khá (ĐTB: 3,17). Chúng tôi được biết, mục tiêu này được thực hiện một cách linh hoạt trong lồng ghép vào hoạt động dạy học, các tuần sinh hoạt chính trị và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Do tính chất của giáo dục lý tưởng khó, nếu vận dụng không phù hợp sẽ khô cứng và nhàm chán nên việc thực hiện chưa đem lại nhiều hiệu quả như mong muốn.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện nội dung GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn


Stt


Nội dung giáo dục

Mức độ


ĐTB

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%


1

Giáo dục cho học sinh THPT truyền thống dân tộc, trong đó, tập trung giáo dục truyền thống yêu nước chân chính cho thế

hệ trẻ


10


33.3


12


40.0


8


26.7


0


0.0


3.07


2

Giáo dục cho học sinh THPT lý

tưởng cách

mạng


11


36.7


13


43.3


6


20.0


0


0.0


3.17


3

Giáo dục cho học sinh

THPT tinh thần, thói quen tự giác thực hiện chuẩn mực về phẩm chất đạo đức và ý thức chấp

hành pháp luật


14


46.7


12


40.0


4


13.3


0


0.0


3.33


4

Giáo dục cho học sinh

THPT năng

lực hoạt động


8


26.7


14


46.7


6


20.0


2


6.7


2.93



chính trị - xã

hội











ĐTB

3.13

Việc thực hiện các nội dung giáo dục được đánh giá chung ở mức Khá với ĐTB: 3,13. Các nội dung GDCT-TT được thực hiện chưa đồng đều, có nội dung thực hiện ở mức tốt, có nội dung thực hiện ở mức khá.

Ở mức tốt là nội dung “Giáo dục cho học sinh THPT tinh thần, thói quen tự giác thực hiện chuẩn mực về phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật” ĐTB: 3.33. Qua tìm hiểu thực tế ở các nhà trường thì nội dung giáo dục này được thực hiện thường xuyên thông qua tổ chức nề nếp học tập ở các lớp, thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và văn hóa giáo thông của học sinh, các hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học sinh. Nội dung được tiến hành liên tục và có hệ thống vì vậy mà chất lượng thực hiện tốt.

Nội dung giáo dục “Giáo dục cho học sinh THPT lý tưởng cách mạng ” cũng được đánh giá ở cận trên của mức Khá. Trên thực tế, giáo dục lý tưởng khó thực hiện và đánh giá kết quả nhưng xác định đây là một nội dung trọng tâm nên CBQL của các trường THPT ở BK đã lồng ghép nội dung giáo dục này khá khéo léo vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp, với các chủ đề có ưu thế để giáo dục lý tưởng như: chủ đề tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng.

Nội dung giáo dục “Giáo dục cho học sinh THPT năng lực hoạt động chính trị - xã hội” được đánh giá ở mức độ thực hiện thấp nhất ĐTB: 2,93. Trên thực tế, các nội dung giáo dục nhằm phát triển năng lực hoạt động chính trị - xã hội nói riêng và năng lực nói chung chưa được thực hiện có hiệu quả trong trường THPT. Bởi để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh cần có môi trường để học sinh trải nghiệm và rèn luyện, các hoạt động trải nghiệm, hoạt động chính trị - xã hội góp phần truyền tải nội dung giáo dục trên chưa được thực hiện thường xuyên và tốt.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí