cũng xây dựng lý thuyết riêng về thương hiệu và thương hiệu ngân hàng; phát triển thương hiệu và phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng để làm tiền đề cho việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu hệ thống Vietcombank tại Chương 3.
Ngoài ra, Chương 2 cũng đánh giá kinh nghiệm thực hiện xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu của các NHTM trong và ngoài nước để đưa ra kinh nghiệm đối với các NHTM trong việc phát triển thương hiệu nói chung và bài học đối với Vietcombank nói riêng.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - VIETCOMBANK
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - VIETCOMBANK
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập vào ngày 01/04/1963 trên cơ sở tiền thân là Cục ngoại hối – trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ban đầu Vietcombank hoạt động như là một Vụ/Cục trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu, nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại hối, đồng thời tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của một ngân hàng thương mại đối ngoại. Với vai trò là đầu tàu của khối các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Vietcombank vinh dự được chọn là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá. Thực hiện chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của NHNN, Vietcombank đã thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008.
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Của Chiến Lược Phát Triển Thương Hiệu Với Các Chiến Lược Khác Của Ngân Hàng
- Kinh Nghiệm Xây Dựng Và Quảng Bá Thương Hiệu Của Một Số Ngân Hàng Thương Mại Trong Và Quốc Tế
- Ngân Hàng Ngông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam(Agribank)
- Kết Quả Kinh Doanh Của Vietcombank Qua Một Số Năm Gần Đây
- Thực Trạng Đầu Tư Cho Xây Dựng Thương Hiệu Vietcombank Thời Gian Qua
- Xây Dựng Kế Hoạch, Thực Hiện/phối Hợp Với Các Đơn Vị Liên Quan Triển Khai Công Tác Truyền Thông, Quảng Cáo Toàn Hệ Thống
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Với những cố gắng liên tục và không ngừng, đến ngày 30/06/2009, Vietcombank đã chính thức lên sàn chứng khoán với mã giao dịch là VCB và được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa hơn ra thị trường quốc tế, tháng 09/2011, Vietcombank đã thực hiện thành công trong việc tìm đối tác chiến lược và ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho Corporate Bank. Tổng giá trị sở hữu bán cho Mizuho Corporate Bank tương đương 15% giá trị sở hữu của Vietcombank.[47]
Với bề dày hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Trong những năm gần đây, thương hiệu và uy tín của Vietcombank đang ngày càng được củng cố và có sức thu hút lớn, hệ thống mạng lưới của Vietcombank không ngừng được mở rộng. Vietcombank đã không chỉ xây dựng vị trí vững chắc trên thương trường mà còn tạo dựng được văn hóa Vietcombank với những giá trị riêng có, được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Đó là phong cách ứng xử có văn hoá và đậm tính nhân văn, là năng lực chuyên môn tốt và tác
phong chuyên nghiệp của người Vietcombank; là môi trường dân chủ, thân thiện, bình đẳng,… Ngoài ra, Vietcombank cũng đã và đang không ngừng đổi mới và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại, uy tín và hiệu quả.
Với hơn 50 năm hoạt động trên thị trường, đến nay, Vietcombank hiện có hơn
14.000 cán bộ công nhân viên, với hơn 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm: 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 89 chi nhánh và hơn 350 phòng giao dịch trên toàn quốc, 2 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con và 1 văn phòng đại diện tại nước ngoài, 6 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với những thành tích đã đạt được, Vietcombank luôn được các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và khách hàng cá nhân ủng hộ và lựa chọn để cung cấp dịch vụ... Với mục tiêu trở thành “Ngân hàng Số 1 Việt Nam”, Vietcombank nói chung và toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng để sớm đạt được mục tiêu đề ra.[47]
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Giới thiệu khái quát về Vietcombank :
Tên giao dịch:
Tên công ty bằng Tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam;
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: Joint stock commercial bank for foreing trade of Viet Nam;
Tên giao dịch: Vietcombank
Tên viết tắt: VIETCOMBANK
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Mã số doanh nghiệp: 0100112437;
Đăng ký lần đầu ngày 02/06/2008; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 02/6/2008 (đăng ký lần đầu);
Đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 07/11/2014.
- Vốn điều lệ (Vốn đầu tư của chủ sở hữu): 26.650.203.340.000 đồng
Bằng chữ: Hai mươi sáu nghìn sáu trăm năm mươi tỷ hai trăm linh ba triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng;
Tổng số cổ phần: 2.665.020.334.
- Địa chỉ: 198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Số điện thoại: 84 - 4 - 39343137
- Số fax: 84 - 4 - 38241395
- Website: www.vietcombank.com.vn
- Mã cổ phiếu: Vietcombank
- Tỷ lệ sở hữu:
Đơn vị: %
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn tại Vietcombank đến năm 2014
Hiện tại, cổ đông lớn nhất của Vietcombank là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đại diện phần vốn Nhà nước tại Vietcombank), nắm giữ 77,11% vốn điều lệ. Cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank. Ltd nắm giữ 15% vốn điều lệ. Các cổ đông khác (bao gồm tổ chức và cá nhân trong nước, tổ chức và cá nhân nước ngoài) nắm giữ 7,89% vốn điều lệ của Vietcombank.[47]
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank : Vietcombank hiện được tổ chức hoạt động theo mô hình trong đó NHTM giữ vai trò là mảng hoạt động kinh doanh chính, hoạt động như một công ty mẹ, các hoạt động tài chính và phi tài chính khác có vai trò như các công ty con.
Về cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Vietcombank thực hiện theo quy chế quản trị nội bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo quyết định số 620/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 31/10/2012. Phạm vi của quy chế áp dụng đối với các bộ phận trong bộ máy tổ chức của Vietcombank được quy định tại điều lệ, bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các bộ phận liên quan khác của Vietcombank.
Sơ đồ 3.1 : Cơ cấu tổ chức Hệ thống Vietcombank Về Cơ cấu bộ máy quản lý được cơ cấu và tổ chức như sau:
Sơ đồ 3.2 : Cơ cấu mô hình quản trị điều hành của Vietcombank
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy mô hình tổ chức hiện nay của Vietcombank là quản lý theo mô hình sở hữu và mảng kinh doanh nghiệp vụ. Việc phân cấp quản lý thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được giao theo từng năm và đánh giá thực hiện theo Quý.
3.1.2. Đặc điểm các nguồn lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.1.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực
Với quan điểm nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi quyết định việc thành công của ngân hàng, Vietcombank luôn thực hiện chính sách tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực một cách nghiêm túc và bố trí nhân sự phù hợp với năng lực công tác. Tính đến cuối tháng 10/2014, tổng số cán bộ công nhân viên của Vietcombank đạt hơn 14,000 người – Ban lãnh đạo Vietcombank luôn coi đây là chìa khóa mang lại thành công của ngân hàng trong suốt những năm qua.
Hiện nay với tổng số lao động trải dài trên cả nước và tại 90 Chi nhánh và hàng trăm Phòng giao dịch, Vietcombank đã luôn có các chương trình đào tạo, hội thảo và hội nghị trong nước cũng như tại nước ngoài nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, các chế độ đãi ngộ luôn được Vietcombank quan tâm và phát huy nhằm tạo động lực cho cán bộ học tập, lao động và cống hiến nhiều hơn cho công việc. Đơn vị: %, người
Tổng số lao động
16,000
14,000
12,000
10,000
8,000
6,000
4,000
2,000
-
13,637
13,864
14,220
100.00%
12,181
80.00%
10,056
11,020
60.00%
40.00%
Số lượng
20.00%
0.00%
Tăng trưởng so
đầu năm
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Biểu đồ 3.2: Số lượng lao động của Vietcombank trong các năm qua
Theo các báo cáo thường niên của Vietcombank từ các năm 2010-2013, tổng số lao động của Vietcombank đã tăng khoảng hơn 4,000 cán bộ (tương đương mức tăng 40% của năm 2014 so với năm 2010). Tuy nhiên điều đặc biệt là tỷ lệ tăng số lượng cán bộ các năm 2013 và 2014 là rất thấp tương đương mức 1,66% và 2,57%. Điều này chứng tỏ chất lượng cán bộ công nhân viên của Vietcombank ngày một nâng cao và thu nhập bình quân trên đầu cán bộ cũng đã có những bước tăng trưởng hơn so với các năm trước.
Bên cạnh công tác tuyển dụng mới thì công tác quy hoạch cán bộ luôn được thực hiện nghiêm túc và theo đúng trình tự cũng như quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của Vietcombank. Chính vì vậy, ta có thể nhận thấy rằng mặc dù tỷ lệ cán bộ Vietcombank những năm trở lại đây có xu hướng ổn định và tăng thấp nhưng kết quả hoạt động của Vietcombank vẫn luôn được duy trì và phát triển qua các năm.
Vietcombank sẽ luôn đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ gắn với quyền lợi cũng như trách nhiệm của người lao động nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. [11] [12] [47]
3.1.2.2. Các nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính của NHTM chính là khả năng tài chính của các Ngân hàng nhằm thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất và đảm bảo tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nguồn lực tài chính của ngân hàng không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Nguồn lực tài chính không chỉ thể hiện sức mạnh hiện tại mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng.
Năng lực tài chính của Vietcombank thể hiện ở nguồn vốn của Vietcombank tăng trưởng khá nhanh và ổn định, phần nào cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng đã được nâng cao. Tuy vậy, xét một cách tổng thể thì năng lực tài chính của Vietcombank mặc dù có hơn rất nhiều các ngân hàng trong nước, nhưng so với thị trường ngoài nước năng lực tài chính của Vietcombank vẫn còn rất nhỏ bé và nhiều hạn chế. Dù sao đi nữa, việc cố gắng mở rộng quy mô vốn huy động của Vietcombank như vậy cũng là một cố gắng không nhỏ. Việc không ngừng gia tăng giá trị nguồn lực tài chính đã mang lại lợi thế không nhỏ cho Vietcombank trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước cũng như gia tăng giá trị thương hiệu của bản thân mình.
3.2.2.3. Các quan hệ khách hàng và liên kết kinh tế
Trên thế giới, hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam có quan hệ giao dịch ngân hàng đại lý với khoảng 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam luôn đặt quan hệ đại lý chính với các ngân hàng hàng đầu tại từng quốc gia và vùng lãnh thổ đó. Tại Việt Nam, Vietcombank hiện có quan hệ với tất cả các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm: 4 NHTM nhà nước; 34 NHTMCP; 4 NH Liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Vietcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt
Nam, Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia. Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn và bán lẻ, Vietcombank cũng đã và đang là một ngân hàng phục vụ tốt nhất các khách hàng là định chế tài chính.
Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này.
Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính, như: dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v...).[12]
3.1.3. Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Vietcombank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn hiểu được mong muốn của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân và doanh nghiệp – đó là một loạt các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bạn kèm theo dịch vụ thuận tiện và đáng tin cậy.
Hiện nay, Vietcombank đang thực hiện cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ. Cụ thể như sau:
3.1.3.1. Các dịch vụ đối với khách hàng cá nhân
Dịch vụ tài khoản;
Dịch vụ thẻ;
Dịch vụ tiết kiệm;
Dịch vụ chuyển và nhận tiền;
Dịch vụ cho vay cá nhân;
Dịch vụ Bancassurance;
Dịch vụ Ngân hàng điện tử;
Tuân thủ đạo luật FATCA.
3.1.3.2. Các dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp
Dịch vụ tài khoản doanh nghiệp;
Dịch vụ thanh toán và quản lý tiền tệ;
Dịch vụ tín dụng doanh nghiệp;
Dịch vụ ngoại hối và thị trường vốn;
Dịch vụ thanh toán quốc tế;
Dịch vụ tài trợ thương mại;