Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Giáo Dục An Toàn Giao Thông Cho Học Sinh Tiểu Học Ở Các Nhà Trường

việc đi sang đường đúng vạch, đúng đèn, các biển báo giao thông, các tín hiệu giao thông hay ùn tắc giao thông … . Ở phương pháp này chú trọng việc lập kế hoạch sinh hoạt ngoại khóa lồng ghép toàn phần ATGT, ban ATGT nhà trường sẽ lên kế hoạch lựa chọn địa điểm, tiền trạm khảo sát thực trạng. Lồng ghép toàn phần là hầu hết các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa của các em đều có nhắc nhở, thực hành các hành vi ATGT của môn học mà các em được học ở trường.

Tóm lại, biện pháp này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trực tiếp hình thành kiến thức, rèn luyện ý thức cho học sinh qua những bài giảng, những hoạt động trong nhà trường. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp học sinh có kiến thức cơ sở ban đầu, những kĩ năng cơ bản để tham gia giao thông an toàn trên thực tế.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường quan tâm tạo điều kiện về kinh phí thực hiện công tác thi đua.

GV yêu nghề, say mê chuyên môn, có nhiều sáng kiến sáng tạo trong công việc.

Hỗ trợ các hoạt động cộng đồng kêu gọi gây quỹ ở CMHS cho hoạt động ATGT Nhà trường tạo mọi điều kiện cho giáo viên sáng tạo trong giảng dạy ATGT

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học ở các nhà trường

3.2.5.1. Mục đích

Kiểm tra luôn là để đo lường kết quả, kiểm tra kết quả GD ATGT để đo lường chất lượng giáo dục ATGT. Dựa trên kết quả kiểm tra để thực thi đánh giá và rút kinh nghiệm sai sót. Từ đó đề xuất khen thưởng và xử phạt nhằm mục đích khuyến khích kêu gọi tinh thần thi đua nâng cao chất lượng GD ATGT của nhà trường.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học phải đạt được các yêu cầu chính xác, chân thực và gắn với thực tiễn giáo dục ATGT cho các em học sinh; có tác dụng trực tiếp đến việc xác định trình độ tiếp nhận kiến thức, phẩm chất và năng lực thực sự của HS; là biểu hiện cụ thể của chất lượng và hiệu quả giảng dạy của GV; hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo của Ban chỉ đạo GD ATGT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GD ATGT, người hiệu trưởng cần:

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 14

a. Xây dựng kế hoạch chi tiết việc kiểm tra thực hiện GD ATGT: Cùng với việc xây dựng kế hoạch hoạt động sẽ là kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD ATGT. Theo đó, việc kiểm tra đánh giá sẽ được quy định thời gian, nội dung, mục đích, đối tượng tiến hành. Kế hoạch kiểm tra cần làm rõ hình thức, phương pháp kiểm tra. Cụ thể như:

- Giám sát từ xa: Cán bộ Ban chỉ đạo ATGT thu thập, sàng lọc, phân tích, phân tổ, tổng hợp số liệu thông qua hệ thống các mẫu biểu báo cáo của các bộ phận về việc thực hiện GD ATGT. Báo cáo gồm: báo cáo định kì theo tháng, báo cáo nhanh khi có các hiện tượng đột xuất, báo cáo sơ kết theo kì,.. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng hoạt động GD ATGT của các cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra, nhằm đánh giá kết quả đạt được, phát hiện kịp thời sai sót, sai phạm, rủi ro tiềm ẩn, kịp thời cảnh báo kiến nghị biện pháp ngăn ngừa và phục vụ cho yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra trực tiếp.

- Kiểm tra trực tiếp: Ban chỉ đạo sẽ kiểm tra thông qua việc xác minh, đối chiếu, thu thập các bằng chứng liên quan đến các thông tin kiểm tra, từ đó xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ liên quan đến tình hình hoạt động GD ATGT của các cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra để có cơ sở đưa ra các đánh giá, kết luận và kiến nghị phù hợp.

Kế hoạch kiểm tra cần chỉ rõ các hình thức kiểm tra trực tiếp:

. Kiểm tra định kỳ: Thống nhất kiểm tra theo nội dung chương trình kiểm tra đã được xác định theo nghị quyết của HĐSP, chương trình kế hoạch của Ban chỉ đạo và Hiệu trưởng phê duyệt. Theo đó, định kì kiểm tra 2 lần/học kì đối với cá nhân hoặc bộ phận cụ thể.

. Kiểm tra đột xuất: Ban chỉ đạo sẽ thực hiện kiểm tra những nội dung phát sinh đột xuất trong quá trình chỉ đạo điều hành hoạt động GD ATGT. Có thể thực hiện kiểm tra đột xuất đối với những cá nhân (hoặc bộ phận) còn nhiều sai sót hoặc chưa đạt được hiệu quả. Thời gian, số lượng được kiểm tra tùy thuộc vào tình hình thực tế của nhà trường. Nếu hiệu quả “nhìn thấy” của việc thực thi ATGT của HS chưa cao thì cần tăng cường kiểm tra đột xuất để phát hiện vấn đề nhằm kịp thời điều chỉnh phương pháp tiến hành. Thông thường, nên kiểm tra đột xuất ½ số lớp trong một học kì.

. Kiểm tra toàn diện: Vào cuối học kì I hoặc cuối năm học, cần áp dụng biện pháp kiểm tra toàn diện để nắm được toàn bộ tình hình hoạt động của bộ phận hoặc tổng thể các lực lượng trong nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch GD ATGT.

Ngoài ra, ban ATGT thực hiện việc kiểm tra toàn diện tập thể lớp học sinh và kiểm tra toàn diện một học sinh bằng các phương pháp kiểm tra/đo lường thành quả giáo dục. Cũng là kiểm tra thành quả của giáo viên giỏi.

. Kiểm tra chuyên đề: Trong năm học, cần xây dựng những nội dung kiểm tra chuyên sâu một hay một số chuyên đề nghiệp vụ. Ví dụ: kiểm tra công tác giảng dạy bộ tài liệu GD ATGT của GV, kiểm tra hoạt động của Đội thiếu niên trong công tác tuyên truyền măng non chủ đề ATGT, kiểm tra việc quản lý hồ sơ GD ATGT của Ban chỉ đạo công tác GD ATGT,…

- Kiểm tra gián tiếp: Một bộ phận trong ban chỉ đạo sẽ thực hiện kiểm tra thông qua hòm thư góp ý. Những nội dung được phản ánh trong thư góp ý sẽ giúp Ban chỉ đạo thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của cá nhân (hoặc bộ phận) trong việc GD ATGT đã được giao phó. Từ đó có những nhận xét, góp ý cho cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Tùy từng nội dung và mục đích kiểm tra mà xây dựng kế hoạch, phương pháp kiểm tra phù hợp. Ví dụ kiểm tra chuyên đề giảng dạy bộ tài liệu GD ATGT của GV, người kiểm tra sẽ dự giờ - quan sát, phân tích, trao đổi đánh giá một tiết dạy và nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên…

b) Thành lập bộ phận chuyên trách về kiểm tra hoạt động GDATGT

Ban chỉ đạo GD ATGT căn cứ vào nội dung, yêu cầu kiểm tra để lựa chọn cán bộ chuyên trách về kiểm tra cho phù hợp để trình Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập ban kiểm tra công tác GD ATGT; Quyết định cần nêu rõ Trưởng ban kiểm tra, tên cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra, nhiệm vụ của ban kiểm tra, thời gian, nội dung kiểm tra và trách nhiệm của cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra. Thông thường thành viên của ban này có đại diện của: cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân, Đoàn thanh niên và tổ chuyên môn.

Trưởng ban kiểm tra cần có đủ năng lực chuyên môn để tổ chức thực hiện nhiệm vụ đã nêu trong quyết định và đề cương kiểm tra; cần nắm chắc năng lực,

kinh nghiệm của mỗi thành viên trong đoàn để phân công nhiệm vụ phù hợp đối với từng người. Các thành viên trong đoàn tự chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình đối với công việc được phân công, thường xuyên báo cáo trưởng ban tiến độ, những vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra. Cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để ban kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ.

Việc nhận xét đánh giá của từng thành viên trong đoàn kiểm tra phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực. Ban kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra nêu cụ thể những vấn đề tồn tại hạn chế, sai sót, sai phạm cùng với bằng chứng sát thực, thuyết phục để làm cơ sở kiến nghị với cá nhân (bộ phận) được kiểm tra. Ban chỉ đạo sẽ thống nhất biên bản về những ưu - khuyết và phương hướng khắc phục tồn tại đối với cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra.

Tóm lại, việc thành lập bộ phận chuyên trách kiểm tra thực hiện GD ATGT là rất cần thiết, bởi những người được giao nhiệm vụ cụ thể sẽ xác định rõ hơn trách nhiệm của mình, có kĩ năng thực hiện có hiệu quả các biện pháp kiểm tra, từ đó góp phần đạt được mục đích của việc kiểm tra, đánh giá.

c. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí cụ thể để đánh giá, khen thưởng, kỷ luật về ATGT

Kiểm tra-đánh giá không phải chỉ ở đối tượng học sinh, mà là tất cả giáo viên và thành viên ban ATGT nhà trường. Ở bước này, đòi hỏi xây dựng chuẩn đánh giá các giáo viên, học sinh, hiệu quả hoạt động của các bộ phận tham gia. Một thực tế là hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn, chuẩn mực nào dùng để đánh giá hiệu quả việc giáo dục ATGT hay thi đua giảng dạy, sáng kiến về ATGT. Đây là một nguyên nhân khá lớn dẫn đến sự thờ ơ, thiếu chuyên tâm của các giáo viên dạy môn học này. Không những thế, sự thiếu quy chuẩn đo lường này còn dẫn đến các hoạt động ATGT chưa thu hút được giáo viên học sinh và cả CMHS –người dân tham gia. Vì vậy, các nhà trường cần xây dựng riêng “thước đo” đánh giá khả năng, kỹ năng, chất lượng giảng dạy ATGT đối với các giáo viên, xây dựng các tiêu chí đánh giá, thi đua, khen thưởng, kỉ luật trong công tác GD ATGT. Mà các thước đo lường ấy được ban ATGT mỗi nhà trường định lượng theo từng cuộc thi riêng, từng hoạt động riêng, sinh hoạt riêng, ... phù hợp với đặc thù giao thông, đặc điểm tình hình

của mỗi nhà trường, đảm bảo tính chính xác, khách quan, đảm bảo tính toàn diện, đảm bảo rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính nhân văn. Các tiêu chí này cần được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến đóng góp từ tất cả các cá nhân và bộ phận trong nhà trường, theo đó, các hình thức đánh giá, khen thưởng, kỉ luật đều được xây dựng với những nội dung, quy định cụ thể, giúp cho cá nhân (hoặc bộ phận) dễ dàng phấn đấu thực hiện. Ví dụ: Tiêu chuẩn đánh giá “Lớp có phong trào thực hiện tốt ATGT” sẽ quan tâm đến việc lớp hưởng ứng phong trào chung của nhà trường như thế nào, số HS thực hiện tốt ATGT đầu và cuối giờ (theo sổ theo dõi của Sao đỏ), kết quả tham gia các cuộc thi về ATGT của lớp, …; Tiêu chuẩn “Giáo viên dạy giỏi chuyên đề GD ATGT” sẽ quan tâm đến: kết quả tiết dự giờ của GV, việc thực hiện phân phối chương trình của bộ tài liệu GD ATGT, hiệu quả công tác GD ATGT đối với HS trong lớp mình phụ trách, việc tổ chức các hoạt động GD ATGT cho học sinh trong lớp, …; Tiêu chuẩn “Học sinh có ý thức tốt khi tham gia giao thông” sẽ xem xét đến những học sinh có ý thức tham gia giao thông đúng luật, nhưng HS tích cực tham gia các cuộc thi về ATGT,…

d. Thực hiện đánh giá dựa trên hiệu quả GD ATGT bằng thực tế hoạt động học sinh tham gia giao thông: Đây là công tác rất khó thực hiện vì hành vi tham gia giao thông của các em hàng ngày mang tính cá nhân, và ½ trong số các em phụ thuộc tham gia giao thông cùng PHHS. Phạm vi kiểm tra của ban ATGT nhà trường là đánh giá hành vi tham gia giao thông của các em ở khuôn viên trường và ngoài nhà trường để làm cơ sở đánh giá hiệu quả công tác giáo dục và đánh giá một phần kỹ năng hiệu quả sư phạm ATGT chung của nhà trường hay của tổ-nhóm giáo viên.

Việc kiểm tra này mang tính đột xuất bằng câu hỏi, bất ngờ hành vi tham gia giao thông của 01 em hay một số em trong các lớp trong thực tế để xem xét hành vi tham gia giao thông của các em. Bước này của biện pháp không mang tính cụ thể một quá trình thực thi, mà là một bước bổ trợ cho hoạt động kiểm tra đánh giá chính. Hoạt động này có thể thực hiện kèm với các buổi dự giờ ATGT hay buổi kiểm tra định kỳ ở các lớp hay là bất cứ hoạt động sinh hoạt ATGT nào của nhà trường. Qua bước này ban ATGT nhà trường có cơ sở nhận định hiệu quả giáo dục ATGT của lớp, tổ, trường, có cơ sở chung cho đánh giá ban đầu kỹ năng sư phạm

của tổ, nhóm GV có cơ sở thường xuyên cho hoạt động kiểm tra-đánh giá GD ATGT toàn trường.

e. Quan tâm việc rút kinh nghiệm sau kiểm tra - đánh giá: Chúng ta thường nói: “không có kiểm tra thì không là quản lý”, nhưng có kiểm tra mà không có nhận xét, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời thì cũng không còn giá trị của việc kiểm tra. Chính vì vậy, sau mỗi cuộc kiểm tra, các nhà trường cần quan tâm đến việc tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm về những vấn đề tổng hợp được. Việc rút kinh nghiệm sẽ được tiến hành trực tiếp với cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra, trong đó ban kiểm tra cần chỉ rõ những ưu điểm, những mặt thành công cần tiếp tục phát huy và nêu ra những vấn đề còn hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Qua buổi làm việc, ban kiểm tra cũng giúp người (hoặc bộ phận) được kiểm tra xây dựng biện pháp khắc phục những tồn tại hiện có để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ GD ATGT cho học sinh.

Đối với những cá nhân (hoặc bộ phận) được kiểm tra đánh giá mà vẫn còn những tồn tại hạn chế, Ban kiểm tra sẽ ấn định thêm thời hạn để họ khắc phục. Thời hạn có thể là 1 tuần hoặc 1 tháng tùy thuộc vấn đề cần khắc phục phức tạp hay đơn giản. Ví dụ: nếu tồn tại về hồ sơ sổ sách thì chỉ cần 3-5 ngày bổ sung, sắp xếp là hoàn thiện, nhưng nếu hạn chế về phương pháp, cách thức hoặc hiệu quả công việc chưa cao thi cần phải có thời gian ít nhất 01 tháng. Trong quá trình cá nhân (hoặc bộ phận) thực hiện việc bổ sung, rút kinh nghiệm trong thực tiễn công việc, Ban chỉ đạo cần theo sát cá nhân (hoặc bộ phận) đó, quan tâm giúp đỡ họ điều chỉnh đúng hướng nhằm đạt được hiệu quả nhanh nhất có thể. Sau thời hạn được ấn định, Ban chỉ đạo sẽ tổ chức 1 đợt kiểm tra khác để đánh giá, xem xét việc rút kinh nghiệm của cá nhân (hoặc bộ phận) có đạt hiệu quả theo đúng yêu cầu không.

Sau mỗi đợt kiểm tra, Ban chỉ đạo sẽ họp và tổng hợp những vấn đề thực tiễn, đánh giá lại quá trình chỉ đạo, sau đó đi đến thống nhất: những hoạt động nào đã triển khai tốt, có hiệu quả, cần biểu dương khen thưởng và tiếp tục phát huy; những hoạt động nào còn hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao, nguyên nhân của tồn tại và hướng khắc phục, điều chỉnh,… Việc làm này sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong việc bám sát thực tiễn để thực hiện công tác chỉ đạo HĐGDATGT trong nhà trường.

g. Làm tốt công tác thi đua- khen thưởng, nêu gương sau kiểm tra – đánh giá GD ATGT

Khi tổ chức hoạt động GDATGT, Ban chỉ đạo cần có phân công theo dõi kết quả hoạt động của các tập thể, cá nhân để đưa ra những đề xuất tuyên dương khen thưởng hoặc nhắc nhở phê bình. Cần nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể lớp nào, bộ phận nào không tham gia (phê bình, nhắc nhở tùy theo mức độ); đề xuất tuyên dương và khen thưởng những tập thể, cá nhân nhiệt tình tham gia, đã đưa ra được những ý kiến xác đáng. Có lịch phân công theo dõi giáo viên và học sinh đã thực hiện đúng trật tự ATGT chưa? (như việc thực hiện đón - trả học sinh có đúng điểm được quy định không? Học sinh có tham gia đầy đủ các buổi hoạt động tuyên truyền ngoại khóa không? …). Khi tổ chức các phong trào thi đua giữ trật tự ATGT phải có những giải thưởng hợp lý để khích lệ mọi người hưởng ứng tham gia. Sau đó phải có tuyên dương và khiển trách trong các cuộc họp… Làm được điều này sẽ kích thích GV, HS tham gia tích cực HĐGDATGT. Trong các tiết sinh hoạt lớp hoặc khi dạy lồng ghép GDATGT trong các giờ học, giáo viên cũng phải đề ra các quy định có thưởng, có phạt để HS tích cực và tự nguyện tham gia. Trong các tiết dạy tích hợp kiến thức ATGT, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp… tất cả những đồ dùng dạy học, thiết bị giảng dạy công phu mà GV đầu tư phải được nhà trường tuyên dương khen thưởng; ….

Mỗi hoạt động GD ATGT sau khi triển khai phải tổng kết đánh giá kịp thời, khen thưởng đúng mức, công tâm, đảm bảo lợi ích vật chất với việc động viên các cá nhân, tập thể hoạt động tốt hơn, góp xây dựng hành vi, phần hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn.

Tóm lại, tăng cường kiểm tra đánh giá các hoạt động GD ATGT cho học sinh là biện pháp rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của người Hiệu trưởng. Các kết luận kiểm tra cuối cùng là cơ sở cho Hiệu trưởng (trưởng ban GD ATGT) ban hành các quyết định nhằm điều chỉnh và hoàn thiện hơn năng lực sư phạm tham gia giảng dạy ATGT của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong trường trong quá trình giáo dục; cải tiến công tác quản lý các hoạt động giáo dục; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ATGT của nhà

trường. Bên cạnh đó, khích lệ tinh thần thi đua của các cá nhân giáo viên, học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật trong công tác GDATGT phải trở thành một nội dung công tác và duy trì thực hiện thường xuyên trong nhà trường mới tạo được hiệu quả lâu dài trong việc quản lý GDATGT trong trường tiểu học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hỗ trợ kinh phí các hoạt động thi đua trong công tác GD ATGT. Hỗ trợ điều kiện xây dựng quy chế khen thưởng hoạt động giảng dạy thi đua ATGT trường tiểu học minh bạch bầu chọn đánh giá hoạt động giảng dạy thi đua ATGT cấp nhà trường. Khen thưởng và phê bình phải đúng người, công việc giao đúng việc. Ban ATGT luôn điều chỉnh thái độ công bằng khi tiến hành kiếm tra đánh giá.

3.2.6. Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động GD ATGT và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học

3.2.6.1. Mục đích

Nhà trường tổ chức phối hợp với CMHS-PHHS, với lực lượng ATGT trong và ngoài trường học, cụ thể là các tổ chức Đoàn, Đội, Công đoàn nhà trường cùng với tổ dân phố, lực lượng dân phòng, công an xã, thị trấn trên địa bàn trường học trong việc thực hiện ATGT trong và trước cổng trường. Nhà trường chính là trung tâm, tâm điểm phối hợp ATGT giúp cho hoạt động QLGDATGT đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao ý thức ATGT của giáo viên, CMHS và các cán bộ ATGT cấp cơ sở.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trong các năm học, Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các trường tổ chức thực hiện việc tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến GD luật GT, các chủ trương và văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, của huyện, của ngành về công tác đảm bảo trật tự ATGT trong tất cả các trường học, các cơ sở GD, các lực lượng xã hội và các bậc phụ huynh HS. Điều đó cho thấy vai trò của gia đình, chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương có vị trí hết sức quan trọng đối với việc tuyên truyền, giáo dục, theo dõi kiểm tra uốn nắn giúp đỡ học sinh tự giác chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. Các lực lượng trong nhà trường như: Tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, tổ chuyên môn. Các lực lượng ngoài nhà trường như: CMHS, UBND xã, Công an xã, tổ dân cư, lực lượng dân phòng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023