Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học - 16


nhiệm vụ, tập trung chú ý… Do đó giáo dục phát triển các kĩ năng của chức năng điều hành cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học giúp các em có kĩ năng tốt hơn từ đó giảm bớt các HVKPH.

b) Nội dung: Giáo dục các kĩ năng của chức năng điều hành cho HS rối loạn AD/HD như: Lưu giữ hướng dẫn trong trí óc và làm theo hướng dẫn; lập kế hoạch, giám sát công việc; bắt đầu và duy trì nhiệm vụ; kĩ năng tổ chức.

a) Cách tiến hành:

* Giáo dục kĩ năng lưu giữ hướng dẫn trong trí óc và làm theo hướng dẫn bằng

cách:

- GV cần làm cho HS giữ trật tự bằng cách tạo âm thanh của một nhạc cụ nào đó hoặc trò chơi nhắm mắt… rồi mới đưa hướng dẫn.

- GV thu hút sự chú ý của HS rối loạn AD/HD. Khi HS nhìn thì GV mới đưa yêu cầu.

- Đưa ra yêu cầu bằng câu ngắn gọn và tối đa một yêu cầu trong một lần nói.

- Phối hợp các cách giao tiếp bằng lời nói và phi lời nói (cử chỉ, ánh mắt, sơ đồ…) trong khi hướng dẫn HS.

- GV nhắc lại hướng dẫn khi thấy HS không hiểu hoặc chưa sẵn sàng thực

hiện.


- Cho HS nhắc lại hướng dẫn để đảm bảo em đã hiểu

- Sau khi cả lớp đã thực hiện nhiệm vụ, GV đến chỗ HS nhắc lại hướng dẫn

để em có thể hiểu và thực hiện được.

- Kết hợp giữa lời nói và chữ viết trong quá trình hướng dẫn HS.


Ví dụ hướng dẫn nhiệm vụ về nhà bằng văn bản viết Giáo dục kĩ năng 1

Ví dụ hướng dẫn nhiệm vụ về nhà bằng văn bản viết

* Giáo dục kĩ năng lập kế hoạch, giám sát công việc bằng cách:


- Luôn chia nhiệm vụ thành các nhiệm vụ nhỏ hơn và hướng dẫn HS chia nhỏ nhiệm vụ và tự giám sát thực hiện theo các bước. Ví dụ các bước thực hiện nhiệm vụ thực hiện phép tính 24+35 gồm: 1) Đặt tính; 2) Cộng hàng đơn vị với hàng đơn vị; 3) Cộng hàng chục với hàng chục; 4) Đọc lại kết quả.

- Sử dụng một chiếc đồng hồ hẹn giờ. Dạy trẻ đặt hẹn giờ và theo dõi thời

gian. Ví dụ:


Việc cần làm

Thời gian

Thời gian hoàn thành

Làm bài về nhà

45 phút


Dọn phòng

15 phút


Tập thể thao

30 phút


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

- Hướng dẫn HS rối loạn AD/HD sử dụng lịch để lập kế hoạch và giám sát

hoạt động Đưa cho HS hoặc dạy em viết danh sách hoạt động như sau Hình minh 2

hoạt động. Đưa cho HS hoặc dạy em viết danh sách hoạt động như sau:



Hình minh hoạ:

Danh sách nhiệm vụ được dán D ở bàn trẻ

Hình minh hoạ anh sách nhiệm vụ được dán ở bảng thông báo của gia đình em 3

Hình minh hoạ:

anh sách nhiệm vụ được dán ở bảng

thông báo của gia đình



em.

* Giáo dục kĩ năng bắt đầu và duy trì nhiệm vụ bằng cách:

- Nếu HS chưa thực hiện nhiệm vụ ngay, GV có thể nhắc lại hướng dẫn cho


- Dùng các tín hiệu cho sự khởi đầu như đếm 1,2,3 hoặc xoay đồng hồ cát…

- Trong quá trình HS rối loạn AD/HD thực hiện nhiệm vụ, GV cần thường

xuyên đến chỗ em để hỗ trợ nếu cần

* Giáo dục kĩ năng tổ chức bằng cách:

- Cha mẹ và GV thường xuyên kiểm tra bao lô và nơi ở của HS để có hướng


dẫn sắp xếp hợp lý, tạo cho HS thói quen sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.

- Yêu cầu HS kiểm tra đồ dùng trước khi đi

học Cho HS ghi chép hoặc cất phiếu bài tập vào tập gấp màu sắc giúp HS rối 4

học

- Cho HS ghi chép hoặc cất phiếu bài tập vào

tập gấp màu sắc giúp HS rối loạn AD/HD tổ chức các nhiệm vụ đối với các môn học khác nhau như toán, tiếng Việt, tin học. Tập gấp sẽ giảm được hiện

tượng HS quên mang vở vì việc có nhiều quyển vở khác nhau HS ADHD có thể không kiểm soát hết.

- Dọn dẹp bàn học gọn gàng: Yêu cầu HS sắp xếp và dọn dẹp bàn học gọn gàng, chỉ để trên bàn những thứ cần thiết cho hoạt động đang diễn ra.

- Lập danh sách những thứ cần thiết cho bài tập về nhà: Học sinh rối loạn AD/HD thường quên làm bài tập về nhà. Vì vậy cha mẹ cần lập danh sách những việc cần làm và những đồ dùng liên quan và dán ở cửa ra vào phòng của HS để em nhìn thấy khi đi vào phòng hoặc dán trên mặt bàn học của HS.

3.2.2. Nhóm biện pháp giảm thiểu HVKPH

Biện pháp 4: Tích hợp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD trong các hoạt động giáo dục khác

a) Mục đích, ý nghĩa: GDHV theo hướng tích hợp trong các hoạt động giáo dục khác là cách tiếp cận phù hợp, giúp quá trình GDHV được thực hiện liên tục giúp HS rối loạn AD/HD được luyện tập và thực hành HVPH trong nhiều tình huống khác nhau. Hơn nữa, GDHV theo hướng tích hợp trong các hoạt động khác là cách GDHV nhẹ nhàng, giúp HS rối loạn AD/HD không bị quá áp lực như với cách tiếp cận GDHV một cách độc lập.

b) Nội dung: Tích hợp các hoạt động GDHV cho HS rối loạn AD/HD trong dạy học các môn học và các hoạt động giáo dục khác tại nhà trường và gia đình.

c) Cách tiến hành:

- Lập kế hoạch tích hợp GDHV: Trong kế hoạch GDHV, GV và cha mẹ đề xuất hình thức tổ chức GDHV cho các hoạt động GDHV, cụ thể là xem xét xem hoạt động nào nên được tổ chức theo hướng tích hợp trong hoạt động dạy học và


giáo dục tại nhà trường và gia đình.

- Tổ chức các hoạt động GDHV theo hướng tích hợp: Các hoạt động hàng ngày tại lớp học có thể tích hợp nhiều nội dung GDHV. GV cần lựa chọn các nội dung GDHV có thể tích hợp sao cho không ảnh hưởng đến nội dung giáo dục chung cho cả lớp và không làm mất quá nhiều thời gian. Đồng thời GV cũng cần chú ý không làm ảnh hưởng đến việc học tập của tất cả HS trong lớp. Các nội dung GDHV được tích hợp trong các hoạt động tại lớp học và gia đình như:

+ GDHV tuân thủ nội quy quy định: Tích hợp GDHV tuân thủ nội quy quy định trong các tình huống nảy sinh tại lớp học như: Lúc HS muốn đi ra ngoài GV dạy HS xin phép, lúc HS phát biểu GV dạy HS giơ tay khi muốn phát biểu, GV hướng dẫn HS làm theo yêu cầu trong các hoạt động học tập và vui chơi, cho HS tập các bài tập vận động ngắn lúc HS mệt mỏi hoặc muốn vận động… Tại gia đình, cha mẹ tích hợp GDHV tuân thủ nội quy quy định trong các hoạt động hàng ngày tại gia đình như: Trong bất kì thời gian nào phù hợp, cha mẹ tổ chức trò chơi vận động/hoạt động thể chất như: nhảy vào vòng, nhảy bạt nhún, nằm/ngồi trên bóng gai to, đi bộ mỗi tối, ngồi xích đu,... giúp giảm hành vi ngọ nguậy, không ngồi yên; trò chơi “Làm theo lời tôi nói”, “Truyền tin”,... giúp HS hình thành và phát triển hành vi làm theo hướng dẫn.

+ GDHV chú ý khi học tập: Trong các hoạt động học tập trên lớp và các hoạt động hỗ trợ cá nhân tại gia đình, GV và cha mẹ liên tục kết hợp giáo dục các hành vi chú ý khi học tập như lắng nghe cô giảng bài, làm theo hướng dẫn bằng lời, chú ý vào nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, tăng thời gian chú ý vào nhiệm vụ... Bên cạnh đó, GV trong các giờ ra chơi hoặc các giờ hoạt động ngoại khóa, cha mẹ trong bất cứ thời gian phù hợp nào tại gia đình có thể tổ chức các hoạt động rèn sự tập trung chú ý cho HS như: Thiền; yoga, nghe nhạc; các bài tập tìm điểm khác biệt giữa hai bức tranh, bài tập tìm đường đi,...

+ GDHV tổ chức sắp xếp: Trong các tình huống lấy, cất sách vở, đồ dùng học tập; trong các giờ chuyển tiếp hoạt động, GV giáo dục HS cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng và ngăn nắp. Tại gia đình, cha mẹ tận dụng các tình huống hàng ngày như lúc dọn dẹp nhà cửa, giúp con tắm rửa vệ sinh cá nhân, nấu ăn... để huấn luyện con


sắp xếp đồ dùng, nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

+ Giáo dục giảm hành vi chống đối: GV và cha mẹ gợi nhắc và giảm dần gợi nhắc để HS thực hiện thành công các yêu cầu; tận dụng các tình huống trong các giờ học mà HS có cảm xúc tức giận, hành vi xung tính để dạy HS cách kiểm soát như: hít thở sâu, đếm đến 5, thoát khỏi tình huống, xin sự trợ giúp...

+ GDHV giao tiếp ứng xử: GV tận dụng các hoạt động hàng ngày tại lớp học để GDHV giao tiếp ứng xử cho HS rối loạn AD/HD như: Khi HS đến lớp và ra về, dạy HS chào hỏi cô và các bạn; Trong các giờ ra chơi, hoạt động ngoại khóa dạy HS kĩ năng kết bạn, chơi với bạn; Trong các hoạt động nhóm dạy HS hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ chung....

Biện pháp 5: Thực hiện hỗ trợ cá biệt hóa trong GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học

a) Mục đích, ý nghĩa: Mỗi HS rối loạn AD/HD có đặc điểm khác nhau cả vể điểm mạnh và hạn chế. Các đặc điểm về mặt hành vi của HS rối loạn AD/HD cũng khác nhau. Một số biểu hiện hành vi của HS rối loạn AD/HD thuộc yếu tố của hệ thần kinh nên việc GDHV còn cần sự hỗ trợ của can thiệp. Do đó, trong quá trình giáo dục nói chung và GDHV nói riêng cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học cần được hỗ trợ cá biệt hóa để được bổ sung kiến thức, rèn luyện thói quen hành vi.

b) Nội dung: Hỗ trợ cá biệt hóa cho HS rối loạn AD/HD gồm: Hỗ trợ cá nhân trong lớp hòa nhập (do GV dạy hòa nhập thực hiện trong từng tiết học); Tiết dạy cá nhân (một cô- một HS) tại trường hòa nhập (do GV hòa nhập hoặc GV hỗ trợ thực hiện ngoài giờ học các môn học; Hỗ trợ cá biệt cho HS rối loạn AD/HD tại gia đình thông qua tiết dạy cá nhân hoặc hỗ trợ tham gia các hoạt động hàng ngày (do cha mẹ hoặc gia sư thực hiện); Tiết dạy cá nhân cho HS rối loạn AD/HD tại Trường chuyên biệt (do GV, chuyên viên Trường chuyên biệt thực hiện).

c) Cách thực hiện

- Khi lập kế hoạch GDHV, GV và cha mẹ cần cụ thể hóa hình thức hỗ trợ cá biệt đối với từng nội dung GDHV. Xác định hành vi nào GV sẽ hỗ trợ trên lớp hoặc trong tiết cá nhân, hành vi nào cha mẹ sẽ hỗ trợ tại gia đình, hành vi nào GV chuyên


biệt sẽ hỗ trợ tại Trường chuyên biệt (với HS học can thiệp tại Trường chuyên biệt).

- Đối với hỗ trợ cá biệt của GV dạy hòa nhập:

+ Hỗ trợ cá biệt trong lớp hòa nhập: Trong tiết học, GV cho HS rối loạn AD/HD ngồi gần cô và giao nhiệm vụ để HS thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS. GV cần lựa chọn nội dung và sắp xếp phù hợp hoạt động chung của lớp với hoạt động của HS rối loạn AD/HD. Trong quá trình hỗ trợ cá nhân cho HS rối loạn AD/HD, GV cần sử dụng các biện pháp và kĩ thuật đặc thù để GDHV cho HS. Bên cạnh đó cần tận dụng và phát huy yếu tố bạn bè hỗ trợ.

+ Tiết dạy cá nhân:

1) Thời gian tiết cá nhân: Thời gian của một tiết cá nhân khoảng 30-60 phút. Tần suất các tiết cá nhân phụ thuộc vào từng trẻ trẻ có thể là 1 tiết/ngày hoặc 3 tiết/tuần. Thời gian tổ chức tiết cá nhân có thể là vào buổi sáng, buổi chiều;

2) Địa điểm tổ chức tiết cá nhân: Ở phòng học hoặc một góc nào đó trong

trường không có tác động của các yếu tố gây xao lãng ở môi trường bên ngoài;

3) Nội dung tiết cá nhân: Dựa trên KHGDCN, là sự cụ thể hoá các mục tiêu giáo dục, các phương pháp để đạt mục tiêu đề ra và tiến hành các hoạt động giáo dục nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và khả năng của HS rối loạn AD/HD.

- Đối với hỗ trợ cá biệt của cha mẹ: Cha mẹ hướng dẫn và hỗ trợ HS tự thực hiện các nhiệm vụ tự phục vụ bản thân, cùng tham gia các hoạt động hàng ngày như dọn dẹp, nấu ăn... Đồng thời cha mẹ tổ chức các hoạt động vận động giúp HS rối loạn AD/HD được rèn luyện từ đó giảm hành vi tăng động như: đi bộ, leo cầu thang, nhảy bạt nhún... Cha mẹ cần xác định khoảng thời gian cố định trong cho HS vận động, xác định thời lượng vận động phù hợp với sức khỏe của HS.

- Đối với hỗ trợ cá biệt của GV hỗ trợ: GV hỗ trợ hỗ trợ cá nhân cho HS rối loạn AD/HD trong tất cả các hoạt động hằng ngày dưới sự điều khiển của GV chủ nhiệm (tiết chung). Ngay từ đầu buổi sáng GV đón HS từ bố mẹ, hướng dẫn HS các hoạt động bắt đầu ngày học như sắp xếp sách vở, xem lại bài tập về nhà... Trên tiết học GV ngồi phía sau HS hoặc ngồi cạnh trợ giúp HS tham gia các hoạt động cùng với các bạn. Nếu HS không thực hiện được yêu cầu của GV dạy hòa nhập thì GV hỗ trợ có thể làm mẫu, trợ giúp để HS thực hiện được nhiệm vụ. Trong giờ ra chơi, GV


hỗ trợ tổ chức các hoạt động và tạo nhiều cơ hội để HS rối loạn AD/HD được giao tiếp với các bạn trong lớp, giúp trẻ hiểu luật chơi, biết cách chơi với các bạn.

- Đối với hỗ trợ cá biệt của GV chuyên biệt: Đối với những HS học can thiệp cá nhân tại Trường chuyên biệt, GV chuyên biệt tập trung vào việc bổ sung kiến thức, kĩ năng HS chưa nắm được trên lớp. Đặc biệt, GV chuyên biệt sẽ thực hiện các can thiệp và trị liệu tập trung trực tiếp vào hình thành các HVPH và giảm thiểu các HVKPH của HS. Một số can thiệp và trị liệu giải quyết vấn đề hành vi của HS như:

+ Trị liệu cảm giác: Tập với bóng trị liệu, nhảy trên bạt nhún, đi trên cầu thăng bằng, ngồi xích đu, ngồi võng....

+ Trị liệu hoạt động: Cho HS tô tranh, xé dán, cắt và gấp giấy; chơi với cát/ nước/ sỏi; trồng cây, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn,....

+ Các bài tập vận động: Các bài tập thể dục, đi trên đường hẹp/đường dích dắc, đi hoặc chạy bộ mỗi ngày, bơi lội, đá bóng, đi xe đạp, nhảy vòng, nhảy lò cò, nhảy dây...

Do hoàn cảnh từng HS mà việc hỗ trợ cá biệt có thể không thực hiện được đầy đủ các hình thức trên. GV và cha mẹ lựa chọn hình thức hỗ trợ cá biệt phù hợp với hoàn cảnh của HS. Tuy nhiên dù lựa chọn hình thức nào thì vẫn nên nắm được nguyên tắc “Hỗ trợ cá nhân trong lớp học hòa nhập là bắt buộc, tiết dạy cá nhân là linh hoạt”.

Biện pháp 6: Sử dụng chiến lược phớt lờ và trả giá trong GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học

a) Mục đích, ý nghĩa: Phớt lờ HVKPH của HS rối loạn AD/HD giúp giảm HVKPH mà không cần sử dụng các hệ quả thể chất và lời nói (như trách phạt hoặc liên lục nói “không”). Đây là cách GDHV một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến sự tự trọng của HS. Học sinh rối loạn AD/HD đôi khi thực hiện những hành vi vi phạm quy tắc như: ra khỏi chỗ ngồi, đánh bạn, cố ý không hoàn thành bài tập,... Để HS giảm bớt những hành vi này, GV có thể sử dụng chiến lược trả giá hành vi (HS bị tước đi cái em thích khi thực hiện HVKPH).

b) Nội dung: GV và cha mẹ phớt lờ HVKPH có chức năng thu hút sự chú ý


và tước bỏ phần thưởng củng cố khi HS rối loạn AD/HD có HVKPH.

c) Cách tiến hành:

- GV và cha mẹ tiến hành đánh giá hành vi chức năng và xác định hành vi có chức năng thu hút chú ý và thực hiện phớt lờ hành vi bằng cách:

+ Phớt lờ hành vi có chức năng thu hút chú ý nhưng đó là các hành vi không ảnh hưởng đến thể chất của trẻ như tự xâm hại bản thân.

+ GV thông báo với các GV khác, cha mẹ và bạn cùng lớp biết và cùng thực hiện kế hoạch phớt lờ hành vi.

+ Sẵn sàng phớt lờ hành vi bất cứ khi nào hành vi xảy ra.

+ Khi tiến hành phớt lờ hành vi có thể dẫn đến sự bùng phát và tái phát đột ngột, GV và cha mẹ phải kiên định với việc phớt lờ hành vi.

+ GV và cha mẹ chỉ cho HS thấy GV và cha mẹ chỉ chú ý đến HVPH.

- GV và cha mẹ thực hiện chiến lược trả giá hành vi bằng cách:

+ Xác định thứ HS thích dùng làm phần thưởng củng cố, thường sử dụng phần thưởng vật chất như: bánh kẹo, đồ chơi,… hoặc sử dụng phần thưởng quy đồi như: cờ, hoa điểm tốt…

+ Giải thích hệ thống trả giá hành vi trước khi thực hiện.

+ Tước đi phần thưởng như là hệ quả của việc thực hiện HVKPH của HS.

+ Chiến lược trả giá hành vi nên được thực hiện kết hợp với chiến lược củng cố tích cực (khen thưởng cho HVPH). Ví dụ: Học sinh thực hiện mỗi HVPH như ngồi yên trên ghế được 15 phút liên tục, trả lời đúng câu hỏi,... sẽ được thưởng một bông hoa. Nhưng khi em thực hiện mỗi HVKPH như: ra khỏi chỗ ngồi, đánh bạn,... sẽ bị tước đi một bông hoa. Khi sử dụng chiến lược này cần lưu ý số lượng phần thưởng HS nhận được nên nhiều hơn số lượng bị tước đi để không làm HS thất vọng. Muốn vậy cần tuyên dương đều đặn HVPH của HS.

+ Khi củng cố hay tước đi phần thưởng cần chỉ ra lí do vì sao lại như vậy và phần thưởng cần mang tính trực quan. Ví dụ về bảng phần thưởng trực quan, được sử dụng kết hợp giữa thưởng và trả giá hành vi:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2024