3.2.3. Nhóm biện pháp hình thành và phát triển HVPH
Biện pháp 7: Xây dựng và sử dụng hệ thống củng cố HVPH trong GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
a) Mục đích, ý nghĩa: Củng cố có tác dụng rất lớn đối với hành vi của trẻ em, và với HS rối loạn AD/HD, củng cố càng có vai trò quan trọng. Học sinh rối loạn AD/HD có xu hướng lặp lại hành vi khi nhận được sự khích lệ, tán thưởng và không thực hiện hành vi khi không nhận được sự quan tâm hay bị trách phạt.
b) Nội dung:
GDHV cho HS rối loạn AD/HD sử dụng hai hình thức củng cố: củng cố tích cực và củng cố tiêu cực.
- Củng cố tích cực: Củng cố tích cực thể hiện một kết quả tốt đẹp sau khi HS có HVPH. Củng cố tích cực có thể thực hiện dưới nhiều cách khác nhau như khen ngợi, phần thưởng hữu hình, một hoạt động mà trẻ thích hay những sự ưu tiên đặc biệt.
- Củng cố tiêu cực: Củng cố tiêu cực là việc loại bỏ một điều gì khó chịu/không được yêu thích sau khi HS có HVPH.
c) Cách thực hiện:
Trước khi thực hiện củng cố đối với hành vi của HS rối loạn AD/HD, GV và cha mẹ thực hiện sử dụng những gợi nhắc và cảnh báo không lời để HS tự sửa lỗi hành vi. Những cảnh báo không lời như: GV đứng gần HS (khoảng cách gần); Chạm nhẹ vào vai HS; Nhắc thầm HS; Gợi ý không lời (giao tiếp mắt, chỉ hoặc gõ vào nội quy bằng hình ảnh, GV nhìn thể hiện sự phản đối đối với HVKPH). Hoặc sử dụng phản hồi bằng lời như: Minh nhớ giơ tay nhé, Hùng nội quy là ngồi yên tại
chỗ...
Sau đó, nếu những gợi nhắc không có tác dụng đối với hành vi của HS, GV
và cha mẹ cần xây dựng hệ thống củng cố với các hoạt động:
- Tìm hiểu sở thích và mối quan tâm của HS để xác định phần thưởng củng cố: Hệ thống phần thưởng củng cố có thể gồm: đồ ăn; đồ chơi; hoạt động; phần thưởng giác quan; phần thưởng quy đổi và phần thưởng xã hội, tinh thần. Trong 6 nhóm này, các phần thưởng đồ ăn (bánh kẹo, bim bim...), đồ chơi, hoạt động mang tính chất vật chất nên được hạn chế để HS tránh bị phụ thuộc và hình thành thói quen mặc cả. Nhóm phần thưởng quan trọng nhất là phần thưởng xã hội (những lời khen, cử chỉ yêu thương từ bố mẹ và thầy cô). Đặc biệt, phần thưởng tinh thần (HS cảm thấy tự tin, muốn chinh phục các bài tập, cảm thấy có ích và muốn được tham gia cùng mọi người) là phần thưởng quan trọng nhất và cũng là những phần thưởng tự nhiên để giúp HS hòa nhập. Hệ thống phần thưởng củng cố được xây dựng dựa trên đánh giá sở thích của từng cá nhân HS vì có HS thích bim bim nhưng có HS thì chỉ cần khen bằng lời là đủ.
- Xây dựng kế hoạch củng cố: Xác định HVPH nào HS sẽ được thưởng, loại phần thưởng, tần suất thưởng. Xác định HVKPH nào HS sẽ bị phạt (trả giá hành vi bằng cách bị tước đi phần thưởng).
- Cách củng cố:
+ Đưa phần thưởng ngay sau khi HS có HVPH và cho HS biết lí do được thưởng hoặc tước đi phần thưởng ngay sau khi HS có HVKPH và giải thích lí do vì sao HS bị phạt.
+ Với giai đoạn HS mới học hành vi mới, nên khen thưởng ngay lập tức với những phần thưởng cao nhất. Sau khi HS đã thành thục, nên giãn phần thưởng ra để HS học cách chờ đợi hoặc chỉ nên được duy trì khen thưởng với lời khen và phần thưởng xã hội khác và để dành những phần thưởng có động lực cao nhất với HS cho các hành vi mục tiêu mới được đưa vào chương trình dạy.
+ Làm cho HS cảm thấy thích thú việc củng cố và HS phải hiểu rằng cái mình nhận được (sự củng cố) là kết quả của hành vi mà mình vừa thực hiện và rằng mình sẽ sớm nhận được nó sau khi thực hiện đúng điều mà GV yêu cầu. Học sinh
rối loạn AD/HD có xu hướng nhanh chóng mất đi sự thích thú với những gì được lặp đi lặp lại. Do đó, hình thức củng cố cũng nên được thay đổi thường xuyên.
- Sử dụng phần thưởng quy đổi: GV và cha mẹ có sử dụng phần thưởng dưới dạng tích lũy hoa điểm tốt, cờ.... Việc quy đổi phần thưởng sẽ giúp HS từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào phần thưởng. Việc sử dụng phần thưởng được trực quan hóa thông qua bảng quy đổi phần thưởng sẽ giúp HS rối loạn AD/HD dễ hiểu và dễ theo dõi. Ví dụ về bảng quy đổi phần thưởng:
Có thể bạn quan tâm!
- Những Mong Muốn Của Cha Mẹ Về Những Việc Các Bên Cần Làm Để Nâng Cao Chất Lượng/kết Quả Gdhv Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu
- Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học - 15
- Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học - 16
- Quy Trình Thực Nghiệm Các Biện Pháp Gdhv Cho Hs Rối Loạn
- Kết Quả So Sánh T-Test Về Sự Khác Biệt Giữa Ttn Và Stn Của T.g.b
- B. Kết Quả Đánh Giá Chẩn Đoán Ad/hd Của H.đ Bằng Thang Đo
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Biện pháp 8: Xây dựng và phát triển các HVPH thay thế cho HVKPH của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
a) Mục đích, ý nghĩa: Nhiều khi HVKPH xảy ra khi HS không biết cách thực hiện hành vi nào tốt hơn để đạt được kết quả. Mỗi hành vi có một chức năng nhất định. HVPH và HVKPH có thể cùng thực hiện một chức năng. Do đó, GV và cha mẹ có thể dạy HS rối loạn AD/HD HVPH để thay thế HVKPH. Như vậy HS rối loạn AD/HD không cần dùng đến HVKPH cũng có thể đạt được mục đích của mình.
b) Nội dung: Xây dựng và phát triển các HVPH thay thế cho HVKPH.
c) Cách tiến hành:
- Xác định chức năng của hành vi: Một HVKPH xảy ra thường tập trung vào một trong số các chức năng sau: Thu hút sự chú ý, đạt được cái gì đó cụ thể, trốn tránh nhiệm vụ, thỏa mãn nhu cầu giác quan. GV và cha mẹ cần quan sát hành vi và xác định xem một HVKPH nào đó của HS rối loạn AD/HD có chức năng gì từ đó lựa chọn HVPH thay thế để dạy cho HS (đảm bảo HVPH thay thế có thể thực hiện cùng chức năng của HVKPH)
- Xác định HVPH cần xây dựng và phát triển để thay thế cho HVKPH: GV và cha mẹ cân nhắc chức năng của HVKPH và lựa chọn HVPH để dạy thay
thế cho HVKPH đảm bảo khi HS rối loạn AD/HD thực hiện HVPH sẽ cùng đạt được mục đích chung. Ví dụ: Thay vì ra khỏi chỗ ngồi để trốn tránh nhiệm vụ khó, HS rối loạn AD/HD có thể xin sự giúp đỡ của GV để nhận được sự hướng dẫn hoàn thành nhiệm vụ.
- Tiến hành xây dựng và phát triển HVPH bằng những cách sau đây:
+ Làm mẫu HVPH: GV và cha mẹ làm mẫu HVPH để HS rối loạn AD/HD quan sát và bắt chước. Trước khi làm mẫu hành vi cần đảm bảo HS chú ý vào người làm mẫu. Trong khi làm mẫu có thể giảng giải, giải thích cho HS hiểu về hành vi và cách thực hiện hành vi, khuyến khích HS thực hiện lại hành
vi. Khi HS đã biết thực hiện HVPH, GV và cha mẹ cần tạo thêm nhiều tình huống để HS thực hành hành vi.
+ Lờ đi HVKPH và củng cố HVPH: Làm được việc này giúp HS rối loạn AD/HD hiểu rằng muốn đạt được mục đích thì nên thể hiện bằng HVPH hơn là HVKPH.
+ Tăng khả năng dự đoán: Tạo lịch biểu hoạt động đảm bảo HS rối loạn AD/HD biết mình cần thực hiện bao nhiêu hoạt động, khi nào thì hoạt động kết thúc giúp giảm HVKPH. GV có thể dán lịch trước lớp để HS dễ theo dõi. Với những HS rối loạn AD/HD có khoảng chú ý ngắn cần có lịch hoạt động riêng và GV cần gợi ý để HS liên hệ giữa lịch cá nhân của mình với lịch chung của lớp.
+ Tăng khả năng lựa chọn: Cho phép HS rối loạn AD/HD được lựa chọn hoạt động thực hiện trước giúp giảm hành vi trốn tránh nhiệm vụ. Khi được lựa chọn, HS có cơ hội được thực hiện hoạt động theo thứ tự mong muốn nhưng vẫn đảm bảo thực hiện hết các hoạt động theo yêu cầu. GV cần khen thưởng khi HS thực hiện hết các hoạt động theo yêu cầu và làm cho HS hiểu rằng các em chỉ được củng cố khi hoàn thành tất cả các nhiệm vụ, còn nếu không hoàn thành thì không được củng cố.
Biện pháp 9: Giáo dục phát triển các kĩ năng giao tiếp xã hội cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
a) Mục đích, ý nghĩa: Tăng cường các kỹ năng giao tiếp xã hội cho HS rối loạn AD/HD giúp HS mở rộng mối quan hệ, tăng cường vốn hiểu biết về cuộc sống,
hạn chế những HVKPH. Đồng thời có mối quan hệ tốt với bạn bè giúp HS rối loạn AD/HD nhận được sự hỗ trợ tốt hơn.
b) Nội dung: Giáo dục phát triển các kĩ năng giao tiếp xã hội phù hợp cho HS rối loạn AD/HD giúp thay thế cho các HVKPH như kĩ năng xin phép trước khi ra ngoài thay cho hành vi đi ra ngoài tự do, kĩ năng giơ tay xin trả lời thay cho hành vi trả lời tự do...
c) Cách tiến hành:
- GV và cha mẹ đánh giá kĩ năng giao tiếp xã hội của HS rối loạn AD/HD trong mối liên hệ với các HVKPH. Xem xét xem liệu một HVKPH nào đó có phải do xuất phát từ yếu kém về kĩ năng giao tiếp xã hội của HS không?.
- Xác định các kĩ năng giao tiếp xã hội cần giáo dục cho HS có chức năng hình thành HVPH và thay thế các HVKPH như: Xin phép trước khi đi ra ngoài, đề nghị sự giúp đỡ của người khác, lựa chọn hoạt động để giải tỏa cảm xúc, mượn đồ, chấp nhận sự từ chối...
- Tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp xã hội cho HS rối loạn AD/HD theo hướng tích hợp trong giờ học các môn học và hoạt động trải nghiệm cũng như thực hiện trong các giờ hỗ trợ cá biệt (hỗ trợ cá nhân tại lớp học và trong tiết cá nhân). Nói cách khác, GV và cha mẹ cần tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp xã hội cho HS mọi lúc, mọi nơi giúp HS hình thành, duy trì và khái quát hóa được kĩ năng giao tiếp xã hội trong các tình huống khác nhau và với những người khác nhau.
- Trong quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp xã hội cho HS, GV và cha mẹ có thể sử dụng các phương pháp đặc thù như:
+ Thực hiện giao tiếp tổng hợp với HS rối loạn AD/HD: Trong quá trình giao tiếp, HS rối loạn AD/HD có thể không lắng nghe để hiểu hết những gì người khác truyền đạt vì các em thiếu chú ý. Để HS hiểu tốt hơn, GV và cha mẹ nên thực hiện giao tiếp tổng hợp với các em, gồm sự phối hợp giữa giao tiếp bằng lời nói kết hợp với cử chỉ điệu bộ, tranh ảnh, chữ viết...
+ Tạo cơ hội cho HS giao tiếp: Tận dụng các tình huống hoặc tạo các tình huống mà ở đó trẻ cần giao tiếp để rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội cho các em. Ví
dụ: Khi yêu cầu HS làm bài tập, GV tạo cơ hội cho em được lựa chọn. GV có thể hỏi: Em thích làm bài toán hay bài tiếng việt trước? và hướng dẫn HS trả lời. Khi HS học được cách giao tiếp để lựa chọn, em không cần dùng đến HVKPH như đi ra ngoài để trốn tránh nhiệm vụ.
+ Làm mẫu trực tiếp: GV và cha mẹ thể hiện một hành động, lời nói để HS bắt chước làm theo. Trong quá trình làm mẫu GV và cha mẹ thu hút sự chú ý của HS, làm mẫu một cách rõ ràng (đối với hành động), nói ngắn gọn và rõ ràng (đối với lời nói) và hướng dẫn, gợi nhắc để HS bắt chước.
+ Làm mẫu sử dụng video làm mẫu: Học sinh được cho xem một đoạn băng video ghi lại cách thực hiện mẫu của một hành vi mục tiêu hoặc cách hoàn thành một nhiệm vụ mong muốn. Cách này phù hợp với đặc điểm tư duy trực quan và sở thích của HS rối loạn AD/HD đầu cấp tiểu học.
+ Tình huống: Đọc cho HS nghe hoặc cho HS xem video tình huống và hỏi HS cách giải quyết tình huống mà việc giải quyết tình huống yêu cầu HS sử dụng kiến thức và kĩ năng giải quyết vấn đề hành vi. Ví dụ: Khi thầy cô vào lớp em sẽ làm gì? Khi đi trên sân trường gặp thầy cô em sẽ làm gì?...
+ Câu chuyện xã hội: GV và cha mẹ có thể xây dựng các câu chuyện xã hội để tăng cường nhận thức và từng bước giáo dục kĩ năng thực hiện một kĩ năng giao tiếp xã hội nào đó của HS rối loạn AD/HD. Ví dụ: Câu chuyện xã hội “Tôi cần làm gì” để GDHV tuân thủ nội quy lớp học, “Học cách chào” để GDHV giao tiếp ứng xử, “Sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp” để GDHV tổ chức sắp xếp….
Ví dụ về câu chuyện xã hội giáo dục hành vi tuân thủ nội quy (xin phép khi
muốn ra ngoài) có minh họa bằng hình ảnh:
- GV và cha mẹ lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm của HS để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng giao tiếp xã hội.
- Cha mẹ tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho HS tại gia đình và cộng
đồng để HS rối loạn AD/HD có cơ hội được thực hành và luyện tập các kĩ năng giao tiếp xã hội.
- Đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng giao tiếp xã hội, gồm: Đánh giá sự tiến bộ của HS; đánh giá sự phù hợp của các mục tiêu, hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp xã hội; đánh giá cách thức tổ chức các hoạt động của GV và cha mẹ.
3.2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp
- Về phía nhà trường hòa nhập: Cử GV tham gia các buổi tập huấn về giáo dục HS rối loạn AD/HD; mời các chuyên gia có chuyên môn sâu về AD/HD hỗ trợ GV; tạo điều kiện cho gia đình mời GV đi kèm hỗ trợ HS rối loạn AD/HD tại lớp học; tạo điều kiện về mặt thời gian và cơ sở vật chất để GV lớp học và các GV khác thực hiện các biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD.
- Về phía HS rối loạn AD/HD: Học sinh rối loạn AD/HD cần theo được chương trình học tập ở lớp học ở mức độ cơ bản; khả năng nghe hiểu khá; mức độ nhận thức từ trung bình trở lên; không có hành vi ở mức độ rất nặng.
- Về phía GV lớp học: Nắm vững đặc điểm phát triển các lĩnh vực nói chung và đặc điểm hành vi nói riêng của HS rối loạn AD/HD; điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với đặc điểm HS rối loạn AD/HD; lựa chọn mục tiêu và nội dung GDHV; chủ động trong quá trình GDHV cho HS; luôn kiên nhẫn trong quá trình GDHV cho HS; phối hợp với cha mẹ trong quá trình thực hiện các biện pháp GDHV.
- Về phía GV hỗ trợ/đi kèm: Phối hợp với GV lớp học trong tất cả các bước của quy trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD. Bên cạnh đó GV đi kèm là người có kiến thức và kĩ năng chuyên sâu trong hỗ trợ HS, do đó GV hỗ trợ cần chủ động đưa ra những nội dung và cách thức thực hiện GDHV phù hợp với đặc điểm của HS rối loạn AD/HD để hỗ trợ GV lớp học.
- Về phía gia đình HS rối loạn AD/HD: Cha mẹ cần có kì vọng đúng mức về mức độ đạt được về thành tích học tập; đảm bảo HS được can thiệp thêm ngoài giờ tại cơ sở chuyên biệt (đối với HS có nhiều khó khăn) hoặc được hỗ trợ tại nhà bởi gia sư hoặc cha mẹ; sẵn sàng tham gia các buổi tập huấn, tích cực học hỏi để hỗ trợ con tại gia đình; tạo điều kiện để HS được tiếp xúc, giao lưu với bạn bè và những