c) Cách tiến hành:
1. Xác định hành vi
- Đầu tiên cần đánh giá để xác định: Mức độ phát triển gồm những điểm mạnh, khó khăn và nhu cầu; sở thích; điều không thích của HS.
- Tiếp đó cần lựa chọn và sử dụng công cụ chẩn đoán, đánh giá phù hợp để xác định HS rối loạn AD/HD bằng cách:
+ Tập huấn bồi dưỡng về chẩn đoán, đánh giá: Mỗi trường tiểu học hòa nhập lựa chọn ít nhất 01 GV gửi đi đào tạo, bồi dưỡng về chẩn đoán và đánh giá rối loạn AD/HD. Hoặc các trường có thể mời chuyên gia có chuyên môn sâu về chẩn đoán, đánh giá HS rối loạn AD/HD về chia sẻ kinh nghiệm, tiến hành bồi dưỡng tập huấn, giám sát quá trình thực hiện chẩn đoán, đánh giá của GV.
+ Tổ chức chẩn đoán, đánh giá:
Thực hiện các bước chẩn đoán, đánh giá: Mô tả lí do và mục đích chẩn đoán, đánh giá; phân tích tiền sử phát triển; sử dụng công cụ chẩn đoán, đánh giá phù hợp, kết luận và đưa ra lời khuyên.
Nơi chẩn đoán, đánh giá: Các trung tâm chuyên biệt, bệnh viện Nhi.
Người chẩn đoán, đánh giá: Bác sĩ, nhà tâm lý, chuyên gia giáo dục đặc biệt.
Công cụ chẩn đoán, đánh giá AD/HD: Công cụ chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng: DSM- 5; Chẩn đoán mức độ AD/HD: Thang đánh giá chẩn đoán ADHDT2. Công cụ đánh giá năng lực: WISC- IV; Công cụ đánh giá hành vi: Thang đo hành vi HS rối loạn AD/HD trong lớp tiểu học hòa nhập do tác giả luận án thiết kế.
- Tiếp theo, GV và cha mẹ xác định các hành vi gây ảnh hưởng đến việc học tập và vui chơi của HS cũng như ảnh hưởng đến các hoạt động diễn ra trong lớp học.
- Sau đó GV và cha mẹ xác định các nguyên nhân dẫn đến hành vi: xem liệu hành vi của HS có phải xuất phát từ một hoặc nhiều vấn đề trong các vấn đề sau không: Lớp học/nhà quá ồn ào? Chỗ ngồi/khu vực học tập của HS không phù hợp? Học sinh không được hỗ trợ thường xuyên của GV, cha mẹ và bạn bè? Nội dung học tập quá dễ hoặc quá khó? Phương pháp giảng dạy của GV, cha mẹ có phù hợp không? Học sinh không nhận biết được hành vi của mình? Hành vi của HS là do nhu cầu cơ thể?....
2. Quan sát và ghi chép các biểu hiện hành vi của HS GV và cha mẹ có thể sử dụng các công cụ sau đây:
+ Bảng quan sát hành vi ABC: Bảng này gồm 3 cột, dùng trong quá trình quan sát trực tiếp để ghi chép những điều quan trọng nhất.
Thời gian | Tiền hành vi | Hành vi | Hậu hành vi |
........................... | .............................. | ................................ | ............................... |
........................... | .............................. | ................................ | ............................... |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thực Hiện Các Phương Pháp Gdhv Cho Học Sinh Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Gdhv Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Những Mong Muốn Của Cha Mẹ Về Những Việc Các Bên Cần Làm Để Nâng Cao Chất Lượng/kết Quả Gdhv Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu
- Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học - 16
- Nhóm Biện Pháp Hình Thành Và Phát Triển Hvph
- Quy Trình Thực Nghiệm Các Biện Pháp Gdhv Cho Hs Rối Loạn
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
1) Tiền hành vi (Antecedent – A): Những yếu tố có liên quan đến hoặc xảy ra trước khi hành vi xuất hiện
2) Hành vi (Behavior – B): Miêu tả chính xác những điều HS thể hiện, những gì nhìn thấy, âm thanh nghe được, ai hoặc điều gì liên quan trực tiếp.
3) Hậu hành vi (Consequences – C): Những gì xảy ra sau khi HV xuất hiện.
+ Công cụ ghi tần số:
Công cụ ghi tần số dùng để đánh dấu số lần hành vi xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Một số công cụ có thể sử dụng như: Bảng đánh dấu tần số, chuỗi hạt ghi tần số.
Hình minh họa: Bảng đánh dấu tần số Hình minh họa: Chuỗi hạt ghi tần số
+ Ghi chép thời lượng:
Ghi chép để xác định khoảng thời gian từ lúc hành vi bắt đầu đến khi hành vi kết thúc hoặc số lần và khoảng thời gian kéo dài của hành vi. Ví dụ: Hôm nay B đi ra ngoài 3 lần, mỗi lần 5 phút. Có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc quan sát đồng hồ treo tường để xác định khoảng thời gian.
3. Lập kế hoạch GDHV
Lập kế hoạch GDHV cho HS rối loạn AD/HD là sự cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp/biện pháp GDHV, cách đánh giá kết quả GDHV. GV và cha mẹ có thể sử dụng mẫu kế hoạch GDHV sau:
Phương pháp/biện pháp | Cách đánh giá | |
Mục tiêu 1 | ||
Mục tiêu 2 | ||
……………. |
4. Thực hiện kế hoạch GDHV
Quá trình thực hiện kế hoạch GDHV GV và cha mẹ cần:
- Làm rõ cho HS biết những mong đợi của GV và cha mẹ về hành vi của HS.
- Làm rõ cho HS về phần thưởng HS sẽ nhận được nếu thực hiện tốt và hậu quả nếu thực hiện không tốt.
- GV tiến hành thực hiện các hoạt động GDHV trong các giờ học môn đạo đức, tích hợp trong các môn học, trong các hoạt động trải nghiệm và trong các hỗ trợ cá biệt (hỗ trợ cá nhân trên lớp và tiết học cá nhân).
- Cha mẹ thực hiện các hoạt động GDHV cho con phù hợp với môi trường gia đình.
- Theo dõi biểu hiện hành vi của HS bằng các công cụ đánh giá hành vi.
5. Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch
- Giảm dần sự củng cố khen ngợi đồng thời tăng dần mức độ khó, phức tạp của hành vi khi HVKPH của HS giảm dần và HVPH tăng lên.
- GV giám sát và có những điều chỉnh kịp thời về thời gian, yêu cầu, phần thưởng…
- Nếu một số mục tiêu trong kế hoạch không thực hiện được, GV cần phải phân tích những gì đang diễn ra, trao đổi với cha mẹ và xem xét lại quyết định ban
đầu.
- GV cũng cần phải trao đổi thuờng xuyên và trực tiếp với cha mẹ HS rối
loạn AD/HD để có được những thông tin chính xác và đầy đủ hơn và có những cách thức đáp ứng phù hợp và hiệu quả hơn.
Biện pháp 2: Điều chỉnh các thành tố của quá trình dạy học cho phù hợp với đặc điểm của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
a) Mục đích, ý nghĩa: Do những đặc điểm đặc trưng về các triệu chứng của AD/HD, HS rối loạn AD/HD có khó khăn trong việc tập trung chú ý nghe giảng, nghe và làm theo các hướng dẫn bằng lời, thực hiện nhiệm vụ một cách cẩu thả… Cách tiếp cận điều chỉnh các thành tố của quá trình dạy học sẽ có hiệu quả hơn thay đổi các yếu tố thuộc về HS. Điều chỉnh các thành tố của quá trình dạy học giúp đáp ứng nhu cầu của HS rối loạn AD/HD, từ đó HS tham gia hiệu quả hơn vào các hoạt động học tập và vui chơi trong lớp học hòa nhập.
b) Nội dung:
Điều chỉnh các thành tố của quá trình dạy học hòa nhập phù hợp với đặc điểm của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở tiểu học tập trung vào: Điều chỉnh môi trường, điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh nội dung, điều chỉnh phương pháp dạy học, điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học và điều chỉnh cách đánh giá.
c) Cách tiến hành:
* Điều chỉnh môi trường: Điều chỉnh môi trường vật chất và môi trường tâm lý lớp học hòa nhập và gia đình tập trung vào các vấn đề sau đây: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho HS; Xây dựng nội quy/quy định; Sử dụng các đồ dùng trị liệu; Cấu trúc hóa lớp học/nhà ở; Sử dụng nhóm bạn hỗ trợ; Xây dựng bầu không khí lớp học tích cực.
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho HS rối loạn AD/HD, cụ thể:
+ Xếp HS ngồi ở phía trên và gần GV để GV dễ quản lý và hỗ trợ khi cần.
+ Học sinh rối loạn AD/HD nên được ngồi quay lưng lại các bạn, các bạn ở
ngoài tầm nhìn của HS rối loạn AD/HD để HS không bị xao lãng.
+ Cho HS rối loạn AD/HD ngồi tránh xa khu vực đi lại và có nhiều yếu tố xao lãng (gần điều hoà, cửa ra vào, cửa sổ, chỗ có nhiều đồ vật như hộp bút đặc biệt
là cái gọt bút chì vì các em thường thích chơi với những đồ vật này).
+ Cho HS rối loạn AD/HD ngồi gần chỗ hoạt động giảng dạy đang diễn ra để
HS dễ theo dõi.
+ Cho HS rối loạn AD/HD ngồi cạnh những bạn có thể làm gương tốt như các bạn có thể giữ trật tự, lắng nghe GV giảng bài, chăm chú làm bài,...
- Xây dựng và thực hiện nội quy lớp học và tại gia đình:
+ Đầu tiên cần tìm hiểu xem lí do vì sao HS rối loạn AD/HD không tuân
theo nội quy.
+ Thực hiện xây dựng nội quy theo các bước: 1) Trao đổi nội quy với HS,
thiết lập hệ quả và phần thưởng; 2) Trao đổi với cha mẹ; 3) Xem xét lại nội quy.
+ Xây dựng các nội quy với sự hướng dẫn hành vi rõ ràng và làm cho HS hiểu tại sao phải tuân thủ nội quy. Xác định các nội quy mang tính ưu tiên và viết nội quy bằng các từ ngữ tích cực và mang tính khẳng định. Các nội quy ở lớp học như: lắng nghe, giữ yên lặng, giơ tay khi muốn phát biểu, xin phép khi muốn đi ra ngoài, nhìn GV khi GV đang giảng bài, hoàn thành nhiệm vụ… Các nội quy tại gia đình như: làm theo yêu cầu, hoàn thành nhiệm vụ, cất đồ dùng đúng nơi quy định…
+ GV trao đổi với cha mẹ với các nội quy trên lớp và sự phối hợp trong yêu cầu và hướng dẫn thực hiện nội quy dành cho HS.
+ Gợi nhắc cho HS về những nội quy/mong đợi trước khi bắt đầu hoạt
động
+ Thường xuyên cho HS nhắc lại nội quy
+ Minh họa các nội quy bằng hình ảnh để hỗ trợ khả năng hiểu và có tính hấp
dẫn với HS rối loạn AD/HD đầu cấp tiểu học, đặc biệt trong giai đoạn đầu giới thiệu nội quy.
+ Xây dựng hệ thống khen thưởng đối với việc tuân thủ tốt nội quy cũng như hình phạt nếu HS rối loạn AD/HD vi phạm nội quy. Khen thưởng và trách phạt một cách nhất quán đối với việc tuân thủ tốt cũng như vi phạm nội quy.
+ Đảm bảo HS luôn được nhìn thấy nội quy, ví dụ có thể dán nội quy ở góc bảng nơi HS có thể nhìn thấy dễ dàng hoặc dán ngay trên góc bàn học (bản trên lớp
và bàn tại nhà) của HS.
+ Yêu cầu HS thực hiện theo nội quy một cách thường xuyên và nhất quán, tạo ra thói quen thực hiện nội quy cho HS rối loạn AD/HD.
- Sử dụng các đồ dùng trị liệu để đáp ứng nhu cầu về mặt vận động và giác
quan của HS rối loạn AD/HD như:
+ Ở lớp học, GV có thể dùng: Bóng gai trị liệu nhỏ dùng để bóp chặt mỗi khi HS cảm thấy bị quá tải cảm xúc, ghế ngồi có buộc dây chun ở dưới để HS có thể đặt chân lên và đu đưa giúp cân bằng nhu cầu vận động, ghế ngồi có đệm hoặc gối mềm cho HS ngồi lên giúp giảm hành vi ngọ nguậy, nhấp nhổm.
+ Ở nhà, cha mẹ có thể dùng các đồ dùng như ở lớp học. Ngoài ra có thể mua hoặc tự thiết kế thêm một số đồ dùng như: bạt lò xo, xích đu, bóng gai to…
- Cấu trúc hóa lớp học/nhà ở, gồm:
+ Cấu trúc không gian lớp học/nhà ở: Loại bỏ đến mức thấp nhất các đồ dùng khiến HS rối loạn AD/HD bị xao lãng, đảm bảo phòng học yên tĩnh, có phòng học riêng ở nhà cho HS (tốt nhất là phòng trống, chỉ có bàn học).
+ Cấu trúc thời gian: Có thời khóa biểu/thời gian biểu cho các hoạt động một cách rõ ràng; sử dụng đồng hồ cát, đồng hồ điện tử hay đồng hồ đếm ngược để HS biết thời gian cho mỗi hoạt động.
+ Cấu trúc hóa hoạt động: Sắp xếp các hoạt động theo trình tự để HS rối loạn AD/HD biết mình cần làm bao nhiêu hoạt động?, đầu tiên cần làm gì? và tiếp theo sẽ làm gì?; Phân chia hoạt động thành các bước để HS biết cách hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV và cha mẹ quan sát và hỗ trợ khi cần. Mỗi gia đình HS nên có bảng treo tường để ghi các hoạt động HS cần thực hiện tại nhà trong một khoảng thời gian nào đó.
- Sử dụng nhóm bạn hỗ trợ:
+ Xây dựng nhóm bạn hỗ trợ HS rối loạn AD/HD theo các hoạt động khác nhau: hỗ trợ học tập, hỗ trợ vui chơi và tham gia các hoạt động tại sân trường và tại gia đình.
+ Lựa chọn bạn hỗ trợ phù hợp: GV và cha mẹ lựa chọn những HS có kiến thức, kĩ năng và điều kiện hỗ trợ phù hợp với HS rối loạn AD/HD. Ví dụ bạn hỗ trợ
ở vòng 1, giúp đỡ HS mọi lúc mọi nơi nên là những HS gần nhà, học tốt; Bạn ở
vòng 2 nên là các bạn ngồi cạnh...
+ Hướng dẫn bạn bè các kĩ năng hỗ trợ HS rối loạn AD/HD như: hướng dẫn bạn học, chơi cùng bạn, tổ chức trò chơi cho HS rối loạn AD/HD tham gia...
+ Khen thưởng, động viên những HS đã tham gia hỗ trợ HS rối loạn AD/HD.
* Điều chỉnh mục tiêu dạy học cho HS rối loạn AD/HD: Mục tiêu dạy học HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở tiểu học cần dựa trên mục tiêu dạy học cho HS tiểu học nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng HS rối loạn AD/HD. Nếu HS rối loạn AD/HD có thể học theo các mục tiêu giống như HS cả lớp thì để các em học giống như các bạn. Trong trường hợp HS rối loạn AD/HD có khó khăn, có thể điều chỉnh mục tiêu dạy học theo hướng giảm nhẹ mức độ cần đạt. Ví dụ trong bài Chuyện bốn mùa, sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2.
- Mục tiêu cho HS cả lớp: Diễn kịch lại câu chuyện (Mức độ áp dụng)
- Mục tiêu cho HS rối loạn AD/HD: Nêu tên các nhân vật trong bài (Mức độ
biết).
* Điều chỉnh nội dung dạy học cho HS rối loạn AD/HD: Về cơ bản nội dung
giáo dục HS rối loạn AD/HD cũng giống như nội dung cho HS tiểu học nhưng GV cần tiến hành những điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm khả năng và nhu cầu của HS như: Đơn giản hóa kiến thức, giảm bớt yêu cầu nhiệm vụ, chia nhỏ nhiệm vụ, thiết kế nhiệm vụ phù hợp với HS…
- Ví dụ đơn giản hóa kiến thức và giảm bớt yêu cầu nhiệm vụ: Bài tiếng Việt: Ôn tập (SGK Tiếng Việt 1, tập 1, trang 34), HS rối loạn AD/HD chỉ cần đọc tiếng “tổ cò”, “lá mạ” và viết một dòng “tổ cò” vào vở.
- Ví dụ về chia nhỏ nhiệm vụ: Dạy trẻ trả lời câu hỏi đọc hiểu số 1 của bài tập đọc “Phần thưởng” trong sách Tiếng Việt 2, câu hỏi được phân tích thành các câu hỏi nhỏ hơn cho HS AD/HD như sau:
Câu hỏi được chia nhỏ cho HS AD/HD | |
Hãy kể những việc làm tốt của Na? | Câu 1: Na gọt bút chì cho ai? |
Câu 2: Na cho ai cục tẩy? |
Câu hỏi được chia nhỏ cho HS AD/HD | |
Câu 3: Na làm trực nhật cho ai? | |
Cuối cùng hỏi trẻ câu hỏi tổng hợp: Câu 4: Hãy kể những việc làm tốt của Na. |
- Ví dụ thiết kế nhiệm vụ phù hợp với HS: Bài tiếng Việt: u ư (SGK Tiếng Việt 1, tập 1, trang 36), Trong khi các bạn đọc bài thì An được phát phiếu gồm 10 tiếng chứa chữ u, ư. Với nhiệm vụ: (1) gạch chân tiếng chứa chữ u bằng bút màu đỏ, (2) gạch chân tiếng chứa chữ ư bằng bút màu vàng.
* Điều chỉnh phương pháp hướng dẫn HS rối loạn AD/HD theo các hướng
như:
- Sử dụng tín hiệu: GV vỗ tay trước khi giao nhiệm vụ cho An nhằm thu hút
sự chú ý của con, GV đi gần về phía trẻ trong khi giảng bài cho cả lớp.
- Đưa ra hướng dẫn ngắn gọn cho trẻ và diễn tả hành vi mong đợi bằng lời nói trực tiếp, ví dụ GV gọi An lên viết bài trên bảng với các bước: (1) Gọi tên trẻ, mời trẻ lên bảng: “An ơi, nghe này. Con lên bảng”; (2) Cầm phấn; (3) Viết chữ vào phần cô yêu cầu (cô chỉ tay vào vị trí); (4) Đọc chữ vừa viết.
- Thường xuyên kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. Ví dụ: Khi yêu cầu HS sang lớp bên cạnh xin viên phấn cho cô, GV có thể hỏi lại: Bây giờ con đi đâu? Để làm gì?
* Điều chỉnh hình thức tổ chức các hoạt động cho HS rối loạn AD/HD: Ngoài việc thực hiện các hình thức giáo dục toàn lớp và theo nhóm, HS rối loạn AD/HD cần được tiếp cận giáo dục cá nhân để lấp những lỗ hổng trong kiến thức và kĩ năng cũng như được hỗ trợ để giảm thiểu HVKPH và tăng cường HVPH.
* Điều chỉnh cách đánh giá kết quả dạy học: Đánh giá kết quả dạy học HS rối loạn AD/HD cần dựa trên mục tiêu trong KHGDCN đã xây dựng, bên cạnh đó cũng cần đánh giá trên cơ sở động viên, khuyến khích sự cố gắng của HS.
Biện pháp 3: Giáo dục phát triển các kĩ năng của chức năng điều hành cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
a) Mục đích, ý nghĩa: Những hạn chế về chức năng điều hành khiến HS
AD/HD gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ như: bắt đầu nhiệm vụ, chú ý vào