thêm tại các trường chuyên biệt”, chiếm 59.7% số ý kiến. GV ở trường chuyên biệt có kiến thức và kĩ năng chuyên sâu về các biện pháp giáo dục, trị liệu và can thiệp rối loạn AD/HD nên có thể hỗ trợ tốt cho các vấn đề hành vi của HS. Do đó nếu được can thiệp thêm tại trường chuyên biệt sẽ nâng cao hiệu quả GDHV cho HS. Một số cha mẹ có kì vọng chưa đúng mức về con, hoặc là kì vọng quá thấp, hoặc là kì vọng quá cao. Điều đó làm ảnh hưởng đến việc giáo dục HS. Do đó GV muốn cha mẹ nên “Có kì vọng đúng mức về HS” (chiếm 40.2% ý kiến). Cô
L.T.H chia sẻ “Có cha mẹ thì kì vọng quá cao vào con dẫn đến áp lực cho cả GV và HS, có cha mẹ lại kì vọng quá thấp vào con dẫn đến bỏ bê con, ỷ lại việc giáo dục con cho GV”.
Đối với GV: Mong muốn lớn nhất của cha mẹ dành cho GV là Dành thời gian hỗ trợ thêm cho HS rối loạn AD/HD, chiếm 65.2% ý kiến. Mặc dù GV đã quan tâm hỗ trợ HS trong các giờ học nhưng cha mẹ vẫn mong muốn GV dành thêm thời gian cho hỗ trợ cá nhân thêm cho HS. Ngoài các giờ dạy của GV chủ nhiệm còn có khá nhiều giờ dạy của GV bộ môn như tiếng Anh, thể dục, mỹ thuật, âm nhạc. Do đó cha mẹ cũng mong muốn GV “Phối hợp chặt chẽ với các GV bộ môn khác”, (chiếm 60.4%) để nâng cao hiệu quả giáo dục HS. cha mẹ cũng mong muốn GV “Luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực hỗ trợ HS rối loạn AD/HD” để giúp hỗ trợ HS tốt hơn cũng như chia sẻ thêm cho cha mẹ (chiếm 54.1%). GV lớp học không có nhiều thời gian để hỗ trợ cho HS rối loạn AD/HD nên cha mẹ mong muốn GV “Tăng cường hướng dẫn để HS trong lớp hỗ trợ HS rối loạn AD/HD” (chiếm 31.2% số ý kiến). Bên cạnh đó các HS học tốt và có hành vi tốt sẽ là tấm gương để HS rối loạn AD/HD noi theo, đặc biệt là giúp HS điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp.
Bảng 2.20. Những mong muốn của cha mẹ về những việc các bên cần làm để nâng cao chất lượng/kết quả GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
(N= 140)
Nội dung mong muốn | SL | TL | |
Đối với nhà trường | |||
1 | Liên tục bồi dưỡng kiến thức cho GV và cha mẹ HS | 94 | 67.1 |
2 | Tuyên truyền để cha mẹ của các HS khác chấp nhận sự tham gia của HS rối loạn AD/HD | 86 | 61.4 |
3 | Chấp nhận GV đi kèm | 48 | 34.2 |
4 | Đề xuất các cấp hỗ trợ chi phí cho gia đình | 32 | 22.8 |
5 | Thực hiện tiết hỗ trợ cá nhân tại trường | 111 | 79.2 |
Đối với GV | |||
6 | Quan tâm nhiều hơn đến HS | 126 | 90.0 |
7 | Xây dựng KHGDCN cho HS | 38 | 27.1 |
8 | Thường xuyên chia sẻ và hỗ trợ cha mẹ cách chăm sóc và giáo dục HS tại gia đình | 79 | 56.4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Gdhv Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Thực Trạng Thực Hiện Các Phương Pháp Gdhv Cho Học Sinh Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Gdhv Cho Hs Rối Loạn Ad/hd Học Hòa Nhập Ở Đầu Cấp Tiểu Học
- Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học - 15
- Giáo dục hành vi cho học sinh rối loạn tăng động giảm chú ý học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học - 16
- Nhóm Biện Pháp Hình Thành Và Phát Triển Hvph
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Đối với nhà trường: Mong muốn chiếm tỉ lệ cao nhất của cha mẹ đối với nhà trường là “Thực hiện tiết hỗ trợ cá nhân tại trường” chiếm 79.2%; “Liên tục bồi dưỡng kiến thức cho GV và cha mẹ HS” chiếm 67.1%; “Tuyên truyền để cha mẹ của các HS khác chấp nhận sự tham gia của HS rối loạn AD/HD” chiếm 61.4%. Học sinh rối loạn AD/HD gặp nhiều khó khăn trong hoạt động học tập và các vấn đề về hành vi. Ngoài các giờ học hòa nhập, các em cần được hỗ trợ thêm trong các giờ hỗ trợ cá nhân. Một số gia đình có điều kiện kinh tế và đưa đón có thể đưa HS đi can thiệp cá nhân ngoài giờ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Tuy nhiều nhiều gia đình không có điều kiện thì HS không được hỗ trợ thêm. cha mẹ đôi khi không hiểu các vấn đề của con để có cách chăm sóc và giáo dục phù hợp. Do đó cha mẹ mong muốn được học hỏi để nâng cao kiến thức và kĩ năng để hiểu và hỗ trợ tốt các vấn đề của con. Một số cha mẹ HS không khuyết tật chưa sẵn sàng chấp nhận sự
tham gia của HS rối loạn AD/HD trong lớp, tạo không khí không thoải mái và đôi khi là tâm trạng không tốt của cha mẹ HS rối loạn AD/HD. Ngoài ra một số cha mẹ cũng mong muốn nhà trường Chấp nhận GV đi kèm (do cha mẹ tự trả lương) để hỗ trợ con trong các hoạt động học tập và vui chơi tại trường lớp (chiếm 34.2%). Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn Đề xuất các cấp hỗ trợ chi phí cho gia đình (chiếm 22.8%).
Đối với GV: Phần lớn cha mẹ HS khi được hỏi mong muốn điều gì ở GV, ý kiến đầu tiên là “Quan tâm nhiều hơn đến HS”, chiếm 90.0%. Một số cha mẹ mong muốn GV “Thường xuyên chia sẻ và hỗ trợ cha mẹ cách chăm sóc và giáo dục HS tại gia đình”, chiếm 56.4%. cha mẹ mong muốn GV không chỉ chia sẻ và hỗ trợ cha mẹ theo định kì mà cần chia sẻ hàng ngày, hàng tuần đề việc chăm sóc và giáo dục nói chung và GDHV nói riêng đạt hiệu quả và chất lượng hơn. cha mẹ cũng mong muốn GV Xây dựng KHGDCN cho HS (chiếm 27.1%). KHGDCN là phương tiện cần thiết trong giáo dục HS, giúp giáo dục tập trung vào đúng khả năng và nhu cầu của HS. Một số trường chưa thực hiện xây dựng KHGDCN cho HS bởi một số lí do như chưa được chỉ đạo từ cấp trên, GV chưa được tập huấn, HS không có giấy chứng nhận khuyết tật…
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng
2.2.3.1. Thực trạng biểu hiện hành vi của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Phần lớn HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học trong nghiên cứu này có mức độ AD/HD ở mức trung bình, phổ biến ở cả 3 dạng: tăng động/hấp tấp, giảm chú ý và dạng kết hợp.
Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện hành vi của HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học cho thấy, hành vi của HS phần lớn ở mức trung bình, còn lại là mức nặng và một phần nhỏ là mức nhẹ. Không có HS rối loạn AD/HD nào không có vấn đề về hành vi hoặc có hành vi mức độ rất nặng. Kết quả này phù hợp với những vấn đề lí luận và thực tiễn về rối loạn AD/HD hiện nay đó là AD/HD là rối loạn có liên quan đến hành vi và những HS có hành vi ở mức độ rất nặng thường được can thiệp trong môi trường chuyên biệt.
Trong 5 nhóm hành vi mà nghiên cứu thực hiện khảo sát thì nhóm hành vi “Thiếu chú ý khi học tập” có mức độ nặng nhất, sau đó là hành vi “Yếu kém về kĩ năng tổ chức sắp xếp”, hành vi “Khó khăn trong tuân thủ nội quy quy định”, hành vi “Rối loạn hành vi giao tiếp ứng xử” và cuối cùng là hành vi “Chống đối”.
2.2.3.2. Thực trạng GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Nhận thức của GV về rối loạn AD/HD chủ yếu là đúng nhưng cũng còn nhiều GV nhận thức chưa đúng. Có một số GV không biết về rối loạn AD/HD. Nâng cao nhận thức của GV giúp GV hiểu đúng về rối loạn AD/HD là tiền đề để GV thực hiện GDHV cho HS rối loạn AD/HD một các hiệu quả.
Đa số GV và cha mẹ đánh giá cao tầm quan trọng của GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học vì hành vi là vấn đề phổ biến của HS rối loạn AD/HD. Việc tiến hành GDHV hiệu quả là cơ sở và tiền đề để các em có thể học tập và hòa nhập xã hội.
Kĩ năng xác định hành vi của GV và cha mẹ mới chỉ đạt mức trung bình. Trong đó việc lựa chọn và sử dụng các công cụ đánh giá, quan sát và ghi chép hành vi còn gặp nhiều khó khăn.
Việc thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, biện pháp, sự phối hợp, hình thức và đánh giá kết quả GDHV thể hiện ở 4 mức, trong đó chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên, rất ít ở mức rất thường xuyên. Có sự khác biệt giữa GV và cha mẹ trong việc thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và đánh giá kết quả GDHV. Nhìn chung GV thực hiện nhiều hơn cha mẹ. Có một số nội dung cụ thể cha mẹ thực hiện ở mức cao hơn GV như: sử dụng phương tiện máy tính, điện thoại trong GDHV, thực hiện các can thiệp và trị liệu bổ trợ…
Kết luận chương 2
1. Trong số các hành vi được khảo sát, HS rối loạn AD/HD thể hiện hành vi thiếu chú ý trong học tập ở mức độ thường xuyên nhất. Những biểu hiện hành vi cụ thể trong nhóm hành vi này gồm: không chú ý lắng nghe GV giảng bài, khó khăn khi nghe hướng dẫn bằng lời, không chú ý vào nhiệm vụ/bài tập, khó bắt đầu nhiệm vụ… Hành vi biểu hiện nhiều thứ hai đó là hành vi yếu kém trong tổ chức sắp xếp với các hành vi cụ thể như: không chuẩn bị đầy đủ sách vở, để đồ dùng lộn xộn, thực hiện nhiệm vụ một cách lộn xộn… Bên cạnh đó HS rối loạn AD/HD có hành vi không tuân thủ nội quy, quy định như: nói tự do, gây ồn ào, đi ra ngoài tự do… Học sinh rối loạn AD/HD thể hiện hành vi chống đối và hành vi yếu kém trong giao tiếp ứng xử ở mức độ thấp hơn.
2. GV và cha mẹ bước đầu đã có nhận thức về khái niệm AD/HD và vai trò của GDHV cho HS rối loạn AD/HD, tuy nhiên mức độ nhận thức còn chưa cao. Việc đề xuất và thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, biện pháp, hình thức, đánh giá kết quả GDHV chủ yếu ở mức thỉnh thoảng.
3. Việc thực hiện các mục tiêu, nội dung, phương pháp GDHV… của GV và cha mẹ chủ yếu ở mức thỉnh thoảng. Không có sự tương quan giữa GV và cha mẹ trong thực hiện các nội dung GDHV, GV thực hiện các phương pháp, phương tiện, biện pháp GDHV nhiều hơn cha mẹ. Có sự tương quan trong việc thực hiện các nội dung phối hợp GDHV giữa GV và cha mẹ. Nội dung phối hợp nào GV thực hiện nhiều thì cha mẹ cũng thực hiện nhiều và ngược lại.
4. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học, trong đó các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan.
5. Những mong muốn của GV tập trung vào các vấn đề như: được tham gia các lớp tập huấn, nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, sự hỗ trợ kinh phí của các cấp…. Những mong muốn của cha mẹ tập trung vào: nhà trường cho phép GV đi kèm đến hỗ trợ HS rối loạn AD/HD tại lớp, hỗ trợ kinh phí, xây dựng KHGDCN cho HS, thực hiện tiết dạy cá nhân cho HS tại trường…
Chương 3.
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI CHO HỌC SINH TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý HỌC HÒA NHẬP Ở ĐẦU CẤP TIỂU HỌC
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích
Mục đích là yếu tố đầu tiên của GDHV, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDHV cho HS rối loạn AD/HD. Biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD phải có hiệu quả đối với HS và gia đình. Biện pháp GDHV phải dễ hiểu và dễ áp dụng đối với GV và cha mẹ, từ đó thúc đẩy hiệu quả GDHV cho HS rối loạn AD/HD.
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi
Điều kiện đảm bảo giáo dục hòa nhập của mỗi trường, mỗi địa phương là khác nhau. Bên cạnh đảm bảo các yếu tố thuận lợi cho việc dạy và học tiểu học nói chung, trường lớp hòa nhập dành cho HS rối loạn AD/HD cũng cần đảm bảo một số yếu tố đặc biệt giúp hỗ trợ quá trình dạy học và giáo dục trong đó có GDHV cho HS rối loạn AD/HD. Mỗi gia đình HS cũng có những điều kiện khác nhau, không phải gia đình nào cũng có đầy đủ điều kiện tốt để thực hiện giáo dục hiệu quả cho HS. Do đó các biện pháp GDHV đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, tức là các biện pháp đưa ra có thể thực hiện được trong điều kiện hiện có cũng như sự nỗ lực cố gắng trong tầm khả năng của nhà trường và gia đình.
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm HS tiểu học nói chung và HS rối loạn
AD/HD nói riêng và đặc điểm cá nhân của HS rối loạn AD/HD
Học sinh rối loạn AD/HD lứa tuổi tiểu học có nhiều điểm tương đồng với HS tiểu học nhưng cũng có một số điểm khác biệt. Biện pháp GDHV cần được xây dựng dựa trên đặc điểm tâm sinh lý HS tiểu học và đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của HS rối loạn AD/HD. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các biện pháp GDHV cần phù hợp với đặc điểm cá nhân riêng của từng HS, điều kiện lớp học hòa nhập và đặc điểm điều kiện gia đình của mỗi HS. Do đó đòi hỏi nhà giáo dục cần tìm hiểu kĩ đặc điểm cá nhân của HS rối loạn AD/HD để lựa chọn biện pháp GDHV phù hợp với bản thân HS, nhà trường và gia đình.
3.1.4. Đảm bảo sự kết hợp giữa giáo dục, can thiệp và trị liệu hành vi
Ngoài các yếu tố nhận thức, ngôn ngữ… hành vi của HS rối loạn AD/HD còn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh cụ thể là khả năng tập trung chú ý, chức năng điều hành. Một số triệu chứng và hành vi của HS rối loạn AD/HD bắt nguồn từ các yếu tố của hệ thần kinh. Tức là các đặc điểm sinh lý cơ thể HS chỉ đạo các quá trình hành vi. Do đó biện pháp GDHV cần có sự kết hợp với biện pháp can thiệp và trị liệu hành vi để đảm bảo giải quyết căn nguyên các vấn đề hành vi của HS giúp nâng cao hiệu quả GDHV.
3.1.5. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng
Học sinh rối loạn AD/HD có nhiều khó khăn về nhận thức, ngôn ngữ,… đặc biệt các vấn đề về hành vi. Những khó khăn này cản trở sự tham gia của các em vào các hoạt động học tập và sinh hoạt tại nhà trường, gia đình và ngoài cộng đồng. Để hỗ trợ HS rối loạn AD/HD giúp các em tham gia tốt hơn thì việc GDHV là rất quan trọng. GDHV cho HS rối loạn AD/HD cần sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Các lực lượng này trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào quá trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD.
3.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục hành vi cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng GDHV cho HS rối loạn AD/HD. Luận án đề xuất 3 nhóm biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học bao gồm: 1) Nhóm các biện pháp chuẩn bị; 2) Nhóm các biện pháp thực hiện hiệu quả quy trình GDHV; 3) Nhóm các biện pháp hỗ trợ. Sơ đồ sau minh họa hệ thống biện pháp GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học:
Sơ đồ 3.1. Biện pháp GDHV cho học sinh rối loạn AD/HD học hoà nhập ở đầu cấp tiểu học
Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày từng biện pháp GDHV. Mỗi biện pháp được trình bày những nội dung sau: 1) Mục đích, ý nghĩa; 2) Nội dung; 3) Cách tiến hành.
3.2.1. Nhóm biện pháp 1: Nhóm biện pháp ngăn ngừa HVKPH
Biện pháp 1: Thực hiện đúng quy trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học
a) Mục đích, ý nghĩa: Để GDHV cho HS rối loạn AD/HD có hiệu quả cần tuân theo một quy trình chặt chẽ. Thực hiện GDHV theo các bước một cách khoa học giúp giải quyết các vấn đề hành vi của HS rối loạn AD/HD một cách triệt để, khả thi, mang lại hiệu quả và chất lượng cao.
b) Nội dung: Quy trình GDHV cho HS rối loạn AD/HD học hòa nhập ở đầu cấp tiểu học được thực hiện qua các bước sau: Xác định hành vi của HS, quan sát và ghi chép các biểu hiện hành vi của HS, lập kế hoạch GDHV, thực hiện kế hoạch GDHV, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch.