Khái Quát Về Ngân Hàng Tmcp Bưu Điện Liên Việt – Chi Nhánh Đông Đô


vay vào những khoản nợ xấu, và cũng là điều kiện để khách hàng có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ ngân hàng.

- Đối thủ cạnh tranh:

Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngân hàng thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng.

Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: xác định các nguồn thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lược của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay.

- Đối tác (chủ yếu là các hãng xe ôtô):

Hiện nay Chi nhánh đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với các hãng bán xe lớn như Toyota, Ford Thăng Long, Isuzu Cầu Giấy, Matiz... để các hãng này giới thiệu khách hàng đến ngân hàng vay tiền mua xe trả góp. Nhưng mối quan hệ này tuy đã có các hợp đồng liên kết nhưng mới chỉ dừng lại ở các điều khoản hai bên hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh chứ chưa triển khai hình thức cho vay gián tiếp. Trong thời gian tới, Chi nhánh và các hãng bán lẻ này nên ký hợp đồng mua bán nợ, ở đó Chi nhánh sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền được bán chịu tối đa, loại tài sản được bán chịu…

- Nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng

Môi trường địa lý: Những đặc điểm địa lý khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng của ngân hàng là khác nhau. Khí hậu, phong tục tập quán,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

cùng với điều kiện kinh tế ở các vùng địa lý khác nhau sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Với một khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nền kinh tế kém phát triển thì nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng là rất thấp và ngược lại. Việc ngân hàng mở rộng mạng lưới ở những vùng dân cư có thu nhập tốt là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

Môi trường kinh tế: Tình hình phát triển, sự ổn định kinh tế của một khu vực bao gồm sự tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, … ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng tại ngân hàng.

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô - 5

Trước hết, tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của người tiêu dùng và ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng của họ. Nền kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy người tiêu dùng có nhiều nhu cầu hơn trong việc mua nhà, ô tô và các hoạt động chi tiêu khác. Còn ngược lại một nền kinh tế kém phát triển, tình hình không ổn định sẽ không thể thúc đẩy khách hàng vay tiêu dùng và cả từ phía ngân hàng họ sẽ không có điều kiện để cho vay tiêu dùng.

Lãi suất sẽ quyết định mức cầu trong hoạt động cho vay. Các ngân hàng thương mại thường đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách vay tiêu dùng. Tất nhiên phải trên cơ sở mức lãi suất cơ bản của ngâ hàng nhà nước nhằm kiểm soát thị trường. Lãi suất lại bị ảnh hưởng bởi lạm phát trong nền kinh tế. Lạm phát cao gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng vì khó kiểm soát mức giá cả và lượng tiền. Lạm phát tăng cao sẽ khiến lãi suất huy động có xu hướng tăng lên và lãi suất cho vay mà vì thế cũng tăng lên tương ứng. Hơn nữa, lãi suất cho vay tiêu dùng bình thường đã cao hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay các doanh nghiệp và nhu cầu kinh doanh khác, chính vì thế nó sẽ ảnh hưởng làm giảm nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Môi trường chính trị - pháp luật: Hoạt động của ngân hàng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ của chỉnh phủ và ngân hàng nhà nước. Các chính sách này có thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Trước hết, các chính sách tác động trực tiếp tới cho vay tiêu dùng như hạn mức cho vay, dư nợ


tối đa với 1 khách hàng, .... các chính sách này tác động thẳng lên hoạt động cho vay tiêu dùng cua ngân hàng. Thứ hai, các chính sách của chính phủ, của ngân hàng nhà nước lên lãi suất, tăng trưởng tín dụng, tỷ giá, … cũng tác động một cách gián tiếp lên cho vay tiêu dùng. Ví dụ như nếu nha nước có chính sách hạn chế ô tô nhập khẩu, mà việc sản xuất ô tô trong nước lại không phát triển thì sẽ ảnh hưởng tới việc cho vay tiêu dùng thông qua sự giảm xuống của cầu vay tiền mua xe ô tô.

Môi trường văn hóa - xã hội: Yếu tố môi trường văn hóa ảnh hưởng rất nhiều tới thói quen chi tiêu tiêu dùng của người dân. Hành vi tiêu dùng cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa, do đó nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Do đó, trình độ văn hóa là một trong những yếu tố được các nhà quản lý ngân hàng nghiên cứu kĩ lưỡng trong chiến lược kinh doanh và áp dụng các biệ pháp marketing hiện nay. Môi trường văn hóa

- xã hội được hình thành từ những tổ chức và những nguồn lực khác nhau. Ta biết rằng, người dân Việt nam có thói quen mua hàng tại các chợ nhỏ, và không có thói quen mua trong siêu thị chính vì thế mà nhu cầu về các dịch vụ cho vay tiêu dùng qua thẻ rất chậm phát triển.

- Các nhân tố công nghệ thông tin

Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì những sản phẩm tín dụng nói chung và sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng của ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng và hiện đại. Đây là điều kiện để các sản phẩm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán ra đời: thẻ Visa, Mastercard, ... Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn. Không những vậy, khoa học công nghệ còn đem lại những điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể kiểm soát hoạt động chi tiêu của khách hàng và từ đó có thể hạn chế những rủi ro tới mức nhỏ nhất.


TÓM TẮT CHƯƠNG I

Như vậy, cho vay tiêu dùng là một sản phẩm hiện đại được các ngân hàng thương mại cung cấp nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng cá nhân nâng cao đời sống khi họ chưa có khả năng thanh toán hiện tại.

Ở Việt Nam, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng chịu tác động của rất nhiều yếu tố, muốn mở rộng và phát triển hoạt động này, mỗi ngân hàng cần phải tìm hiểu sự tác động của những nhân tố đó một cách kỹ càng. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Đông Đô

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng TMCP Bưu

điện Liên Việt

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập ngày 28/03/2008. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Hiện nay, với số vốn điều lệ 6460 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.

Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…

LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

30





- Thuyết minh Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Bưu điện Liên Việt


HĐQT bao gồm 8 thành viên trong đó có Chủ tịch HĐQT và 01 Phó chủ tịch, 02 thành viên HĐQT độc lập.

Bộ máy các Ủy ban được HĐQT thiết lập nhằm thực thi một số chức năng, nhiệm vụ do HĐQT phân công và/hoặc ủy quyền thực hiện liên quan đến kiểm toán, kiểm tra giám sát và quản trị rủi ro của hoạt động ngân hàng. Gồm có 4 Ủy ban: Ủy Ban Chiến lược công nghệ, kinh doanh và đối ngoại; Ủy Ban Nhân sự, Tín dụng và Quản lý chi phí; Ủy ban ALCO, Pháp chế, Quản lý rủi ro và Phòng, chống rửa tiền; Ủy ban Đối ngoại.

Dưới Ủy ban là các Hội đồng có chức năng tư vấn, triển khai thực hiện cụ thể các công việc nhiệm vụ của Ủy ban.

Ban Kiểm soát có 3 thành viên bao gồm Trưởng Ban kiểm soát và 02 thành viên chuyên trách với chức năng giám sát hoạt động của Ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

Ban Tổng Giám đốc bao gồm 13 thành viên, được phân công kiêm nhiệm quản lý các Khối nghiệp vụ và quản lý các địa bàn kinh doanh của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

2.1.2. Một số nét chính về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

LienvietPostBbank được phép và đã thực hiện những hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại thực thụ bao gồm:

Huy động vốn: Các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; Huy động các loại vốn từ nước ngoài…

Sử dụng vốn: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương


phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá; góp vốn liên doanh và đầu tư chứng khoán theo luật định.

Cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính: Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép; hoạt động bao thanh toán; kinh doanh ngoại tệ.

Tuy thời gian hoạt động tương đối ngắn (4 năm) nhưng Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ: là ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2010 và 2011 do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng, luôn nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài của thành phố Hà Nội do thành ủy Hà Nội trao tăng…

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

– Chi nhánh Đông Đô

Chi nhánh Đông Đô được coi là một trong những Chi nhánh được thành lập đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Chi nhánh được thành lập vào ngày 30/07/2008 tại Số 297 Kim Mã - Phường Giảng Võ - Quận Ba Đình - Hà Nội. Do được ra đời sớm, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Chi nhánh Đông Đô đã được đầu tư và chú trọng phát triển ngay từ buổi đầu thành lập và ngày càng phát triển trong những năm gần đây với quy mô lớn, địa bàn hoạt động thuận lợi.

Hiện tại, Chi nhánh Đông Đô bao gồm 2 Phòng giao dịch trực thuộc: PGD Giảng Võ (Số 267 - 269 Giảng Võ - Phường Cát Linh - Quận Đống Đa - Hà Nội) và PGD Hoàng Quốc Việt (Số 1014 Hoàng Quốc Việt, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Hoạt động của Chi nhánh Đông Đô cùng với 2 Phòng Giao dịch trực thuộc đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí