Tổ Chức Hoạt Động Sinh Hoạt Tổ Chuyên Môn Theo Nghiên Cứu Bài Học

hướng dẫn viết giáo án, dự giờ, thao giảng, thi GV dạy giỏi, xây dựng đội ngũ GV cốt cán, phân công giúp đỡ các GV mới ít kinh nghiệm, khuyến khích các GV tích cực đổi mới dạy và học theo hướng tiếp cận phát triển NL HS … Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm CM theo hướng nghiên cứu bài học, sinh hoạt CM qua mạng internet…

BGH chỉ đạo các TCM, nhóm CM, GV định kỳ xây dựng báo cáo chuyên đề theo từng kỳ, năm học nhằm thể hiện việc đổi mới dạy học theo hướng tiếp cận phát triển NL HS. GV thực hiện báo cáo trước TCM, TCM báo cáo trước BGH. Qua đó, BHG xem xét tổng hợp những báo cáo chuyên đề hay, có nhiều ý ngh a có thể tổ chức phổ biến trong toàn đơn vị.

TTCM đề nghị các GV đổi mới dạy học trong đó chú trọng hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu, chủ động, tự giác trong học tập, nâng cao khả năng nhận thức, l nh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế trong môn học cũng như ngoài xã hội. Hướng dẫn HS được thể hiện qua cách tổ chức dạy học, qua phiếu học tập, việc chuẩn bị cho bài tập nhóm, chuẩn bị bài mới.

TTCM tổ chức các tiết dạy thực nghiệm, các tiết dạy mẫu, dạy thử, nhật xét rút kinh nghiệm sau đó điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện. Đồng thời tham khảo ý kiến của HS, của các GV khác bằng cách phỏng vấn hoặc sử dụng phiếu hỏi rồi lưu vào hồ sơ dạy học.

TTCM tổ chức các hoạt động thao giảng, hội giảng, sinh hoạt CM hiệu quả thiết thực, gắn liền với thực tế giảng dạy của đơn vị. Tổ chức, cử GV tham gia các cuộc thi như: tự làm đồ dùng dạy học; sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học giỏi; thi dạy học tích hợp kiến thức liên môn qua các tiết dự giờ, qua các chuyên đề ở tổ, nhóm CM. Sau các tiết dự giờ đánh giá, các chuyên đề, cuộc thi, hội thi, TTCM tổ chức các buổi đánh giá, rút kinh nghiệm lấy ý kiến đóng góp của GV, của BGH.

TTCM chỉ đạo và thực hiện việc sinh hoạt tổ, nhóm CM theo đúng quy định, sinh hoạt theo chủ đề, đổi mới cách tổ chức và hình thức sinh hoạt như

sinh hoạt CM qua internet, sinh hoạt CM theo hướng nghiên cứu bài học. Cần chú trọng sự thống nhất trong mục tiêu dạy học, trong yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ sau m i bài học, m i chủ đề kiến thức, còn nội dung và PPDH thì để GV chủ động lựa chọn trong những hình thức tổ chức, tiếp cận sao cho phù hợp với từng lớp, từng đối tượng HS. Trên tinh thần thống nhất về mục tiêu và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ đó xây dựng được hệ thống ma trận đề, ngân hàng câu hỏi có chất lượng để đánh giá đồng bộ được các HS ở các lớp khác nhau, do GV khác nhau giảng dạy từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.

TTCM tiến hành kiểm tra, ký duyệt giáo án của GV trước khi giảng dạy trên lớp chậm nhất trước một tuần. Đề nghị các GV thể hiện rõ trong giáo án trọng tâm kiến thức m i bài dạy qua việc xác định được mục tiêu, cũng như kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó. Kế đến đó là sự thể hiện hình thức tổ chức lên lớp, phương pháp giảng dạy có phù hợp với mục tiêu bài dạy, phù hợp với đối tượng HS hay không. Giáo án còn thể hiện sự chuẩn bị của m i GV trước mục tiêu đó thì cần sử dụng phương tiện, thiết bị nào trong hoàn cảnh của đơn vị, hệ thống câu hỏi có phù hợp, có thể hiện được sự phân hóa giữa các đối tượng HS, có đảm bảo được việc hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho HS theo từng mức độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

- TTCM hướng dẫn GV vận dụng linh hoạt các PPDH, sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học nhằm phát triển NL tư duy, khả năng giải quyết các tình huống sư phạm các vấn đề bộ môn. Hướng dẫn GV vận dụng dạy học theo tình huống, dạy học theo định hướng hành động (kết hợp hoạt động trí óc với hoạt động chân tay, cơ thể, kết hợp linh hoạt lý thuyết với thực hành). Chú trọng các PPDH mang đặc thù bộ môn, liên hệ những hiểu biết có được qua học tập đem vào vận dụng trong các vấn đề thực tiễn, các vấn đề của địa phương, của xã hội.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

BGH xác định những vấn đề ưu tiên cho nâng cao NL của TTCM, phát

triển NLDH cho GV, giành thời gian, tâm lực, trí lực, giảm những hoạt động mang tính hành chính, thủ tục để thực hiện được phát triển NLDH cho đội ngũ trong đơn vị. Có những hình thức khen thưởng GV trong phát triển NLDH như: việc đổi mới, vận dụng các PPDH, sử dụng phương tiện dạy học qua việc thực hiện các chuyên đề, hội thi, hội giảng, qua kết quả đạt được của HS để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học - 13

TTCM tổ chức, hướng dẫn thực hiện các buổi tập huấn, trao đổi CM, sinh hoạt CM, hội giảng, thi thiết kế đồ dùng dạy học, dạy học tích hợp, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, các hoạt động nghiên cứu khoa học của GV, của HS, viết sáng kiến kinh nghiệm và ứng dụng vào thực tế đơn vị. Kịp thời đề xuất khen thưởng, động viên khích lệ các cá nhân, tổ, nhóm CM tích cực, chủ động học hỏi, tự bồi dưỡng NL CM, NL quản lý, nghiệp vụ sư phạm.

BGH, TTCM cần xây dựng môi trường làm việc hòa đồng, nhân ái. Giúp GV nuôi dưỡng tình yêu nghề, gắn trách nhiệm của cá nhân với ngh a vụ giáo dục của đơn vị của ngành. Giúp GV bộc lộ tâm huyết, tài năng trong hoạt động giáo dục, chủ động đầu tư thời gian, công sức tự học, tự nghiên cứu đổi mới cách dạy, giờ dạy ngày càng gây nhiều hứng thú, hiệu quả tích cực cho HS giúp HS yêu thích môn học, tích cực, sáng tạo trong học tập và luyện rèn.

3.2.3. Tổ chức hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Thực hiện đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sinh hoạt CM, tập trung sinh hoạt CM là để đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng pháp triển NL HS. Tạo dựng môi trường thân thiện, gần gũi nhưng khoa học, có tổ chức. GV trong TCM thật sự coi việc sinh hoạt CM là hoạt động cần thiết, ở đó họ được chia s , được giải đáp thắc mắc, khó khăn, được kịp thời động viên nhắc nhở giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao không ngừng nâng cao chất lượng trong dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Sinh hoạt CM ở TCM trở thành hoạt động thường niên, nơi GV có thể

bàn bạc, thảo luận chuyên sâu về CM, nghiệp vụ của mình với những người cùng chí hướng, cùng mục tiêu.

Tăng cường sinh hoạt nghiên cứu CM theo hướng nghiên cứu bài học để tìm thấy những mục tiêu cần đổi mới, nhiệm vụ cần HS đạt được, phương tiện nào phù hợp, phương pháp nào hiệu quả. Qua đó đánh giá được tiến độ, chất lượng, sự hiệu quả đồng thời có kế hoạch, biện pháp kịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu đổi mới.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

TTCM có bản kế hoạch hoạt động CM của tổ, GV có bản kế hoạch của GV thể hiện việc đăng ký thực hiện các chuyên đề, chủ đề dạy học, dựa trên chương trình hiện hành, đổi mới theo hướng lựa chọn lại những nội dung, liên kết lại mạch kiến thức, sử dụng PPDH phù hợp, tích hợp lại kiến thức, đổi mới KTĐG sao cho thuận tiện nhất trong việc đạt được mục tiêu dạy học.

BGH tổ chức cho TCM, GV học tập, nghiên cứu, phân tích các văn bản, hướng dẫn, xây dựng các mục tiêu CM của từng chương trình, mục tiêu của từng học kỳ, từng mảng kiến thức, từng bài học, từng tiết dạy. Hướng dẫn GV các cách để hiện thực hóa các mục tiêu đó, căn cứ vào điều kiện thực tế, tình hình HS mà GV lựa chọn hoặc sáng tạo sao cho phù hợp, hiệu quả.

Tổ chức sinh hoạt CM định kỳ 2 lần một tháng, bằng cả hai hình thức sinh hoạt trực tiếp hoặc sinh hoạt qua internet.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- BGH giao chỉ tiêu xây dựng các chuyên đề CM, chuyên đề tích hợp, chủ đề cho m i tổ, nhóm CM trong từng tháng, học kỳ, năm học. Cụ thể m i GV có ít nhất một chuyên đề CM, một chuyên đề đổi mới giáo dục trong một năm học; m i TCM có ít nhất một chuyên đề CM, một chuyên đề tích hợp liên môn, áp dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn trong một học kỳ. Các chuyên đề CM của GV được báo cáo trước TCM, TCM xem xét đánh giá nếu phù hợp đề nghị BGH cho báo cáo chuyên đề trước toàn trường. Các chuyên

đề của TCM được tổng hợp nhận xét ở TCM rồi báo cáo trước BGH, BGH xem xét đánh giá nếu phù hợp cho báo cáo trước toàn trường.

- BGH kiểm tra, đánh giá, duyệt kế hoạch hoạt động CM của TCM, quản lý hoạt động sinh hoạt CM của TCM và tham dự các buổi sinh hoạt CM để nắp bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, giúp giải quyết những vướng mắc, khó khăn của TCM, của GV.

- TTCM chỉ đạo về nội dung hoạt động của tổ CM tập trung vào các nội dung sau:

+ Thảo luận về một chủ đề DH, đổi mới các yếu tố: mục tiêu, nội dung, sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học, hình thức dạy phù hợp với từng nội dung của bài và theo hướng tiếp cận NL, biên soạn ma trận đề, ngân hàng câu hỏi/bài tập (mô tả 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao), sử dụng các phương pháp và kỹ thuật DH tích cực.

+ Tiến hành dạy thử, kiểm nghiệm, góp ý, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy, dạy lại.

- TTCM thay đổi nhận thức của GV về sinh hoạt CM, ở đó sinh hoạt CM theo nghiên cứu bài học là một quá trình mà tất cả GV trong nhóm cùng tham gia vào toàn bộ các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thử nghiệm, dự giờ, rút kinh nghiệm. GV trong tổ, nhóm CM cùng đóng góp ý kiến, trao đổi CM, chia s kinh nghiệm, cùng thiết kế, thực thi và chịu trách nhiệm.

- TTCM tổ chức hiệu quả các tiết dạy của tổ, nhóm CM để CBQL, các GV đi dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm và có thêm kinh nghiệm về đổi mới DH.

- Hướng dẫn tổ, nhóm CM viết báo cáo chia s những kinh nghiệm họ thu được qua quá trình “nghiên cứu bài học” như: các kỹ thuật đặt câu hỏi; cách GV tổ chức dạy học. Yêu cầu tổ, nhóm CM đưa các bài dạy thực nghiệm vào ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học và gửi chuyên đề lên Trường học kết nối.

Sinh hoạt tổ, nhóm CM theo nghiên cứu bài học chính góp phần tạo

môi trường giáo dục phát triển NL cho GV, ở đó TCM, GV, HS được kết nối, được vun đắp tình đoàn kết, được giao lưu học hỏi, xây dựng ý thức, sức mạnh tập thể thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học.

Để sinh hoạt tổ nhóm CM theo hướng nghiên cứu bài học thành công còn yêu cầu GV phải tinh thần tự bồi dưỡng phẩm chất và NL nghề nghiệp, tư duy chủ động tích cực, sáng tạo, biết đánh giá và tự đánh giá NL của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

3.2.3.4. Các điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng trao quyền tự chủ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để TTCM chủ động thực hiện các hoạt động CM. Chỉ đạo đổi mới chất lượng sinh hoạt TCM, tạo mối liên hệ mật thiết, ý thức trách nhiệm của các thành viên, cam kết thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Hiệu trưởng tạo điều kiện về thời gian, về cơ sở vật chất và kinh phí để các tổ, nhóm CM, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt CM, mời các nhà giáo có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm, các chuyên gia về giảng dạy, trao đổi CM về đổi mới GD hiện nay, giúp họ biết được NL bản thân, có phương hướng điều chỉnh,...

HS chủ động tiếp nhận cái mới, thay đổi cách học, tham gia vào quá trình tự tổ chức, tự chiếm l nh tri thức, dám bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình, tích cực trong thực hiện các hoạt động học tập.

3. .4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực dạy học giáo viên và tổ chức đánh giá theo tổ chuyên môn

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GV, TCM giúp CBQL biết được NLDH của GV mình phụ trách từ đó xây dựng các biện pháp, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, phát triển NLDH cho GV một cách thuận tiện, hiệu quả cao nhất có thể.

Người CBQL khi đánh giá được NLDH của GV, TCM sẽ thực hiện

hiệu quả công tác quản lý và khi tổ chức các hoạt động sẽ chủ động hơn cho lựa chọn, phân công, giao việc cho đội ngũ GV hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. CBQL sẽ có được tầm nhìn tốt hơn khi QL các hoạt động, xây dựng được sứ mệnh giáo dục, triết lý, mục tiêu giáo dục của đơn vị một cách thiết thực.

Các GV, TCM khi được đánh giá về NLDH của mình sẽ thấy được đâu là điểm mạnh, điểm yếu để từ đó tạo lập ý thức, trách nhiệm, tinh thần tự giác học hỏi, nghiên cứu không ngừng phát triển NLDH đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của chương trình giáo dục cũng như yêu cầu của xã hội.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Căn cứ vào lý thuyết và thực trạng NLDH của đơn vị, xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá NLDH của GV, TCM.

- Tiêu chí đánh giá NLDH của GV có thể kể đến như:

+ Xây dựng kế hoạch dạy học: xây dựng KHDH theo kế hoạch hoạt động của TCM, kế hoạch chuyên môn của nhà trường; KHDH thể hiện mục tiêu, nội dung, PPDH của bộ môn và chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học; KHDH tích hợp DH với GD phù hợp với trình độ nhận thức, phong cách học tập, đặc điểm HS và môi trường GD; KHDH thể hiện sự phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS

+ Đảm bảo kiến thức, chương trình môn học: làm chủ kiến thức môn học; tổ chức dạy học với nội dung chính xác, có hệ thống theo đúng chương trình môn học; vận dụng linh hoạt, hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn; thực hiện dạy học theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình môn học.

+ Sử dụng các phương tiện, vận dụng các phương pháp dạy học: sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học làm tăng hiệu quả hoạt động dạy học; vận dụng linh hoạt các PPDH; sử dụng PPDH phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS.

+ Xây dựng môi trường học tập: thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp và HS; kỹ năng hợp tác, cộng tác, chia s vì sự tiến bộ của HS; tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, thuận lợi, an toàn và lành mạnh; không ngừng học tập, nghiên cứu, lan tỏa đến các đối tượng khác.

+ Quản lý hồ sơ dạy học: xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo đúng quy định; đánh giá hồ sơ dạy học theo thực tế hoạt động dạy học tại đơn vị.

+ Kiểm tra đánh giá: xác định nội dung kiểm tra chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, phù hợp với trọng tâm và các mức độ của nhận thức; kiểm tra, đánh giá cả quá trình học tập, phát triển năng lực tự đánh giá của HS; kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực HS; sử dụng kết quả KTĐG để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

- Thang đo đánh giá các tiêu chí phân loại theo bốn cấp độ: tốt, khá, trung bình, yếu.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Cử CB, GV tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn công tác đánh giá GV. Sau đó nghiên cứu với thực tế tại đơn vị.

Thành lập tổ công tác tiến hành nghiên cứu lý thuyết và đánh giá thực trạng NLDH của GV, TCM xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu, thang đo, cách tính điểm.

Các tiêu chí đánh giá phải được thực hiện một cách khoa học. Phải làm sao đánh giá được công bằng khách quan, chi tiết, cụ thể, chính xác. Đánh giá làm sao để cả người đánh giá và người được đánh giá đều thấy rõ NLDH của GV, TCM.

Các tiêu chí đánh giá phải có tác dụng trực tiếp giúp cho GV, TCM biết được NLDH của mình từ đó có ý thức phát triển NLDH đáp ứng chương trình giáo dục và nhu cầu của xã hội.

Các tiêu chí đánh giá NLDH được sử dụng cho việc đánh giá mức độ hoàn

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí