Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng Đợt 1


Chương 4

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


4.1. Khái quát chung về thực nghiệm

4.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm mục đích kiểm chứng tính khoa học của giả thuyết và tính khả thi của các biện pháp tác động DH theo hướng phát triển KNHTHT cho SV ĐHSP.

4.1.2. Nội dung thực nghiệm

* TN tiến hành tại các khoa sư phạm cơ bản ở trường ĐH Hồng Đức, trên phạm vi học phần môn GDH và PPNCKH Giáo dục - môn học bắt buộc của tất cả SV chuyên ngành SP. TN chỉ thực hiện ở các giờ thảo luận, giờ bài tập và hướng dẫn tự học của SV, không thực hiện ở các giờ lý thuyết.

* Phân tích chương trình môn học:

Hiện nay ở các trường ĐHSP trong cả nước, thực hiện quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT đã chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Với hình thức đào tạo này khối lượng kiến thức các môn học được thực hiện thông qua các giờ học tín chỉ. Đối với các môn chung (các môn học bắt buộc cho tất cả các chuyên ngành SP) trong nhà trường ĐHSP thường được tổ chức theo lớp lớn với số luợng từ 60 SV- 160 SV cho các giờ học lý thuyết. Các giờ thảo luận, thực hành, thí nghiệm, tự học lớp lại được chia thành những nhóm nhỏ mỗi nhóm 25 - 35 SV (tuỳ vào tình hình cụ thể của mỗi trường có cách chia khác nhau), nhóm ổn định cho hết môn học. Các lớp học lý thuyết cũng như các nhóm nhỏ trên rất đa dạng về thành phần, bao gồm SV tất cả các chuyên ngành gộp lại như: Văn; Sử; Địa; Lý; Hoá; Anh; Toán… Trường ĐH Hồng Đức đã áp dụng phương thức dạy học theo hệ thống tín chỉ nên các môn chuyên ngành chung như GDH, PPNCKH GD được tổ chức DH chung theo các lớp lớn đối với giờ học lý thuyết khoảng 120 - 160 SV/ 1 lớp; giờ thảo luận lớp được chia nhỏ thành các nhóm từ 25 SV-35 SV/ 1 nhóm. Các nhóm nhỏ được phòng đào tạo phân theo khoa như khoa Tự nhiên gồm: SV chuyên ngành Toán; Lý; Hoá, Sinh học chung; khoa Xã hội gồm: SV chuyên ngành Văn; Sử; Địa học chung... đặc điểm này thuận lợi cho việc tổ chức thực nghiệm mang lại tính khách quan cao.


- Môn GDH là môn học chung cho tất cả SV ĐHSP, được chia thành 4 tín chỉ với 36 tiết nghe giảng lý thuyết; 42 tiết thảo luận, hoạt động theo nhóm; 6 tiết thực hành; 180 tiết tự học có hướng dẫn và đặc biệt có 2 tuần thực hành môn học ở trường phổ thông.

- Môn PPNCKH GD cũng là môn học chung cho tất cả SV ĐHSP, được chia làm 2 tín chỉ với 18 tiết lý thuyết; 24 tiết thực hành, thảo luận và 90 tiết tự học.

4.1.3. Đối tượng thực nghiệm

Căn cứ vào chương trình đào tạo, thời gian tiến hành DH môn GDH và PPNCKH GD và một thực tế là số lượng SV của các khoa được phân bố tương đối đều nhau về học lực và chuyên ngành khác nhau ở một nhóm nhỏ trong các giờ thảo luận (từ 25 - 35 SV/ 1 nhóm) nên chúng tôi tiến hành chọn một cách ngẫu nhiên các nhóm TN và ĐC theo sự phân chia của phòng Đào tạo trường ĐH Hồng Đức.

* Thực nghiệm đợt 1 chúng tôi tiến hành vào kỳ 1 năm học 2010 - 2011, ở SV năm thứ 2 khoa Tự nhiên và xã hội gồm: ĐHSP Toán; Lý; Hoá; Sinh; Văn; Sử; Địa và gồm cả 2 môn học trên trong cùng một thời điểm.

Bảng 4.1: Lớp thực nghiệm và đối chứng đợt 1


Lớp

Đối tượng

Ký hiệu

Số SV

K12 ĐH Toán; Lý; Hoá; Sinh (nhóm 1)

Thực nghiệm 1

TN1

35 SV

K12 ĐH Toán; Lý; Hoá; Sinh (nhóm 2)

Đối chứng 1

ĐC1

35 SV

K12 ĐH Văn; Sử; Địa (nhóm 1)

Thực nghiệm 2

TN2

35 SV

K12 ĐH Văn; Sử; Địa (nhóm 2)

Đối chứng 2

ĐC2

36 SV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 16

* Thực nghiệm đợt 2 được tiến hành vào kỳ I năm học 2011 - 2012, ở SV năm thứ 2 các khoa cơ bản ĐHSP Toán; Lý; Hoá; Sinh; Văn; Sử; Địa; Sư phạm tiểu học

Bảng 4.2: Lớp thực nghiệm và đối chứng đợt 2


Lớp

Đối tượng

Ký hiệu

Số SV

K13 ĐH Toán; Lý; Hoá; Sinh (nhóm 1)

Thực nghiệm 3

TN3

35 SV

K13 ĐH Toán; Lý; Hoá; Sinh (nhóm 2)

Đối chứng 3

ĐC3

35 SV

K13 ĐH Văn; Sử: Địa (nhóm 1)

Thực nghiệm 4

TN4

34 SV

K13 ĐH Văn; Sử; Địa (nhóm 2)

Đối chứng 4

ĐC4

35 SV

K13 ĐH Sư phạm Tiểu học (nhóm 1)

Thực nghiệm 5

TN5

35 SV

K13 ĐH Sư phạm Tiểu học (nhóm 2)

Đối chứng 5

ĐC5

36 SV


4.1.4. Phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành trong 2 năm học 2010-2011 và 2011-2012 ở trường ĐH Hồng Đức theo phương pháp TN có ĐC. Trong đó, chương trình, nội dung, điều kiện dạy học ở các nhóm TN và ĐC tương đương nhau. Nhóm ĐC vẫn tiến hành dạy học bình thường. Nhóm TN áp dụng linh hoạt lồng ghép các biện pháp đã xác định và đề xuất DH theo hướng phát triển KNHTHT để dạy học phần GDH (32 tiết thảo luận và 12 tiết hướng dẫn tự học); PPNCKHGD (24 tiết thảo luận và 10 tiết tự học). Kết thúc các đợt TN, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả TN ở cả 2 nhóm TN và ĐC để đánh giá sự tiến bộ của SV về kết quả học tập và KNHTHT.

Đợt 1: Thực nghiệm thăm dò và tác động

Mục đích của giai đoạn này là thực nghiệm thăm dò và tác động, trên cơ sở đó tìm kiếm khả năng áp dụng của các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT ở diện hẹp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc áp biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT đã đề xuất. Thực nghiệm được thực hiện từ tháng 8/2011 - 12/2011.

Đợt 2: Thực nghiệm tác động

Mục đích là mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT trên nhiều đối tượng khác nhau: SV chuyên ngành Toán; Lý; Hoá; Sinh; Văn; Sử; Địa; SP tiểu học. Trên cơ sở đó tiếp tục kiểm chứng những kết quả thu được ở đợt 1 và khẳng định giả thuyết. Thực nghiệm được thực hiện từ tháng 8/2012 - 12/ 2012.

Trong mỗi giai đoạn thực nghiệm, gồm có các công việc và các bước sau:

1) Chuẩn bị thực nghiệm

Các bước chuẩn bị cho thực nghiệm gồm:

Bước 1: Chọn đối tượng thực nghiệm

Sự lựa chọn đối tượng hoàn toàn ngẫu nhiên tuân theo sự phân công giảng dạy của khoa chuyên môn.

Bước 2: Soạn giáo án thực nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu kế hoạch và chương trình GDH, PPNCKH GD của khoa Tâm lý - Giáo dục trường ĐH Hồng Đức, giáo án thực nghiệm được soạn theo nguyên tắc áp dụng linh hoạt, lồng ghép các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT đã đề xuất.


Bước 3: Lựa chọn giảng viên dạy thực nghiệm.

Trên cơ sở thiết kế giáo án, chúng tôi lựa chọn giảng viên dạy thực nghiệm; trao đổi và bàn bạc các nội dung dạy học và kịch bản đã thiết kế.

Bước 4: Chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật cho quá trình thực nghiệm.

2) Triển khai thực nghiệm

Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị cho thực nghiệm.

Bước 2: Tiến hành thực nghiệm.

- Tiến hành dạy học phần GDH và PPNCKH GD có áp dụng các biện pháp DH theo hướng phát triển KNHTHT đã đề xuất ở các lớp TN và theo cách DH truyền thống quen thuộc đối với lớp ĐC.

Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm.

Bước này bao gồm: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và KNHTHT của SV.

- (1) Đánh giá kết quả học tập: Kết thúc mỗi đợt TN, để khách quan chúng tôi lấy điểm thi kết thúc môn. Đây là bài kiểm tra nhằm đánh giá kết quả lĩnh hội nội dung học tập của SV

- (2) Đánh giá KNHTHT của SV: Chúng tôi sử dụng công cụ đo là phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn SV trong quá trình DH để thu thập thông tin phục vụ cho đánh giá.

4.1.5. Tiêu chí đánh giá

* Tiêu chí 1: Kết quả học tập của SV.

- Công cụ đo: Bài kiểm tra.

- Thang đo: Chúng tôi áp dụng thang đo của trường ĐH Hồng Đức đang sử dụng (thang điểm 10) căn cứ vào việc SV hiểu, nhớ và lập luận bài học đầy đủ, chính xác, rõ ràng, thể hiện tính sáng tạo. Phân chia kết quả kiểm tra thành 5 mức độ sau:

+ Loại giỏi: (9 - 10 điểm): Giải quyết tốt các yêu cầu của bài kiểm tra. Cụ thể:

- Nhận thức đúng đắn và đầy đủ các nhiệm vụ cần giải quyết.

- Vận dụng và liên hệ các kiến thức đã học; các kiến thức lý luận và thực tiễn; các kiến thức của các khoa học cơ bản để giải quyết vấn đề.

- Trình bày đầy đủ, chính xác các ý cơ bản.


- Lập luận rõ ràng theo một logic chặt chẽ, thể hiện tính độc lập, sáng tạo, của cá nhân trong quá trình giải quyết vấn đề và lĩnh hội tri thức.

+ Loại khá: (7 - 8 điểm): Giải quyết tương đối tốt các yêu cầu của bài kiểm tra. Cụ thể:

- Hiểu nội dung bài học, trình bày tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản của bài.

- Phát hiện tương đối tốt về vấn đề, nhiệm vụ cần giải quyết.

- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề một cách cơ bản.

- Lập luận tương đối rõ ràng, thể hiện tính độc lập của cá nhân trong quá trình nhận thức.

+ Loại trung bình: (5 - 6 điểm): Nắm được nội dung bài học nhưng trình bày

ở mức độ hời hợt, không chắc chắn. Cụ thể:

- Hiểu về vấn đề, yêu cầu cần giải quyết nhưng thực hiện các bước giải quyết vấn đề không đầy đủ, không chính xác, không thể hiện được đầy đủ nội dung yêu cầu.

- Lập luận thiếu chặt chẽ nặng về sao chép, tái hiện.

+ Loại yếu: (3 - 4 điểm): Trình bày thiếu ý cơ bản của nội dung, tỏ ra không nắm được nội dung bài học. Cụ thể:

- Lập luận thiếu chặt chẽ, có nhiều sai sót.

- Hình thức trình bày lộn xộn, câu văn lủng củng.

+ Loại kém (1 - 2 điểm):

- Không hiểu một chút nào về nội dung bài học.

- Trình bày lộn xộn, rời rạc, không có lập luận.

* Tiêu chí 2: Kỹ năng học tập hợp tác.

- Công cụ đo: Bảng hỏi, phiếu quan sát và phỏng vấn.

- Thang đo: Căn cứ vào tính đúng đắn của các thao tác hành động; tính thành thạo, linh hoạt và tính hiệu quả của các thao tác, hành động trong việc thực hiện hoạt động HTHT. Chúng tôi phân chia biểu hiện phát triển của KNHTHT theo 5 mức độ sau:


+ Mức độ1 (Mức độ thấp): SV mới chỉ có tri thức về mục đích của hoạt động hợp tác, chưa nắm được nguyên tắc hoạt động HTHT, các hành động HTHT thể hiện đúng chưa đắn, đang phải tự tìm kiếm cách thức hoạt động trong nhóm để mong hoàn thành nhiệm vụ. Cách thức hoạt động hợp tác ở đây còn nhiều sai sót dưới dạng "thử và sai".

+ Mức độ 2 (Mức độ tương đối thấp): SV đã xác định được mục đích của hoạt động HTHT, nhưng chưa nắm được nguyên tắc hoạt động HTHT, các hành động HTHT chưa thể hiện được sự đúng đắn, thành thạo nên việc thực hiện hoạt động học tập trong nhóm còn rời rạc, chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Hiệu quả học tập chưa cao cần có sự hỗ trợ, hướng dẫn thường xuyên của GV.

+ Mức độ 3 (Mức độ trung bình): SV đã thể hiện đầy đủ, đúng đắn ở mức cần thiết các thao tác, hành động để thực hiện hoạt động HTHT nhưng chưa thành thạo, linh hoạt trong thực hiện các hành động HTHT. Kết quả nhóm học tập hoạt động không còn rời rạc, song sự gắn kết giữa các SV trong nhóm chưa cao, hiệu quả học tập nhóm đạt mức độ TB, vẫn cần sự hướng dẫn của GV.

+ Mức độ 4 (Mức độ tương đối cao): SV đã thể hiện gần như đầy đủ, thường xuyên, đúng đắn, thuần thục các thao tác, hành động HTHT để thực hiện hoạt động HTHT, tuy tính linh hoạt của thao tác, hành động trong các tình huống học tập khác nhau chưa cao và học tập đạt kết quả khá, ít cần sự hướng dẫn của GV.

+ Mức độ 5 (Mức độ cao): SV đã có đầy đủ các thao tác, hành động đúng đắn, thành thạo, linh hoạt, sáng tạo trong các tình huống học tập đa dạng khác nhau để thực hiện hoạt động HTHT, đạt kết quả học tập tốt, không cần sự hướng dẫn của GV.

* Tiêu chí 3: Thái độ và tinh thần học tập hợp tác.

Ứng dụng quan điểm của Zhan Xing [136, tr 102-105] chúng tôi cho rằng thái độ và tinh thần HTHT của SV gồm có:

(1) Tính xây dựng: SV phải cảm thấy trách nhiệm đối với thành công của nhóm và chuyên tâm chú ý tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

(2) Tính giúp đỡ, ủng hộ: Giữa các SV trong một nhóm có sự tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau chia sẻ, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau.

(3) Tính chung sức: Giữa các SV trong một nhóm có sự tín nhiệm lẫn nhau, dân chủ, bình đẳng; cùng đồng tâm, hợp lực hoàn thành nhiệm vụ


(4) Tính tham dự: Các thành viên trong nhóm tích cực tham dự và động viên nhau cùng tham dự.

(5) Tính động viên, khích lệ: SV vui vẻ khi hợp tác học tập, tích cực khích lệ các thành viên khác trong nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ.

- Công cụ đo: Bảng hỏi, phiếu quan sát và phỏng vấn.

- Thang đo: Chia thành 5 khoảng xếp bậc: tốt; tương đối tốt; trung bình; chưa tốt và hoàn toàn không tốt.

4.1.6. Phương pháp xử lý số liệu

- Về mặt định lượng: được xử lí theo phương pháp thống kê, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau:

+ Tỉ lệ phần trăm (%): Để phân biệt kết quả học tập của SV làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp TN và ĐC trong quá trình TN.

+ Giá trị trung bình X : Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của SV hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Giá trị X được tính theo công thức:

X n1x1 n2 x2 ... nk xk

X n Xi fi


n n ... n

hoặc n

1 2 k

Trong đó: n là số học sinh

X là trung bình cộng

i1

fi là tần số của giá trị i

+ Độ lệch chuẩn, phương sai và hệ số biến thiên:

Độ lệch chuẩn phản ánh sự sai lệch hay độ giao động của các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch càng nhỏ thì kết quả học tập của SV phân tán quanh X càng ít và ngược lại.

Phương sai được tính theo công thức:


2

f ( X X )

2i

n 1

Trong đó:

2 : phương sai của nhóm thực nghiệm

Xi: giá trị i

X : giá trị trung bình

fi : tần số


Hệ số biến thiên Cv: Là tham số so sánh mức độ phân tán của các số liệu Cv càng nhỏ chứng tỏ số liệu khá tập trung và ngược lại.

CV

100 %

X

Các tham số và Cv nhằm đánh giá độ lệch tiêu chuẩn và độ phân tán của kết quả học tập của người học quanh giá trị trung bình. Trên cơ sở đó, khẳng định độ tin cậy và tính khả thi của phương án thực nghiệm.

+ Giá trị p của phép kiểm chứng T-test:

Là xác suất xảy ra ngẫu nhiên, thông thường hệ số p được quy định p ≤ 0,05. Trong luận án, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập kiểm chứng sự chênh lệch về giá trị X của điểm số KNHTHT của SV nhóm TN và nhóm ĐC trước và sau TN tác động, nói chính xác hơn là để kiểm chứng xem sự chênh lệch về giá trị X của hai nhóm TN và ĐC có xảy ra một cách ngẫu nhiên hay không.

Nếu giá trị p > 0,05 - chênh lệch xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên (không tác

động chênh lệch vẫn có thể xảy ra).

Nếu p ≤ 0,05 - chênh lệch xảy ra không ngẫu nhiên, có nghĩa là tác động mà chúng tôi thực hiện đã thực sự tạo ra sự thay đổi đối với KNHTHT ở đối tượng TN, hay nói cách khác sự chệnh lệch giữa hai nhóm đối tượng xảy ra là có ý nghĩa về mặt thống kê khoa học.

+ Đánh giá chênh lệch giữa các thang đo kỹ năng:

- Mức độ 1: Có kỹ năng ở mức độ rất thấp (1,0 ĐTB < 1,8)

- Mức độ 2: Có kỹ năng ở mức độ tương đối thấp (1,8 ĐTB < 2,6)

- Mức độ 3: Có kỹ năng ở mức độ trung bđnh (2,6 ĐTB < 3,4)

- Mức độ 4: Có kỹ năng ở mức độ tương đối cao (3,4 ĐTB < 4,2)

- Mức độ 5: Có kỹ năng ở mức độ rất cao (4,2 ĐTB 5)

+ Hệ số tương quan Pearson-product moment: để phân tích so sánh tương quan giữa kết quả học tập và kết quả phát triển KNHTHT của SV thu được sau TN, được tính bằng công thức:


Rxy

XY X Y

N

xy

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí