Hướng Dẫn Sv Htht Có Hỗ Trợ Công Nghệ Thông Tin


Bước 4:

+ GV yêu cầu đại diện một, vài nhóm trình bày kết quả.

+ SV trình bày kết quả.

Bước 5:

+ GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.

+ SV lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hoá kiến thức.

* Với chiến lược quy mô nhóm nhỏ (2 người) thì sự tương hỗ giữa các SV diễn ra cao hơn, các SV trong từng nhóm có trách nhiệm cá nhân cao để dễ dàng thực hiện hợp tác, loại trừ tính ỉ lại, lười biếng. Đồng thời, SV biết tự điều chỉnh mình, từ đó hình thành kỹ năng biết truyền đạt, tiếp thu, thương lượng với nhau để đi đến kết quả thống nhất trong một thời gian ngắn.

- Mức độ 2

Thiết kế các nhiệm vụ hợp tác mức độ khó và đòi hỏi tính sáng tạo chưa cao, mới dừng ở mức yêu cầu khái quát; giải thích; so sánh; tổng hợp; nhớ lại những nội dung đã học. Mục đích bước đầu luyện tập các thao tác, các kỹ năng hợp tác. Với chiến lược chia SV thành các nhóm 4 đến 5 SV/1 nhóm, nội dung nhiệm vụ được chia đều cho 4 đến 5 SV.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 242 trang tài liệu này.

- Các bước thực hiện cơ bản

Bước 1

Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên Đại học Sư phạm - 14

+ GV lựa chọn trong tài liệu giảng dạy nội dung phù hợp với chiến lược DH, có thể thiết kế thành 4 - 5 nhiệm vụ, tương ứng thời gian hoàn thành nhiệm vụ của SV ngắn khoảng thời gian 30 - 40 phút. Ví dụ: Yêu cầu khái quát hoá kiến thức của một chương trong một môn học; Đặt câu hỏi phân tích cho từng phần trọng tâm bài học; Phân chia tài liệu học tập thành các phần yêu cầu các nhóm SV tìm hiểu, nghiên cứu trả lời những câu hỏi... Số lượng nhiệm vụ và mức độ khó tương đương nhau chia đều cho các thành viên trong nhóm.

Bước 2

+ GV biểu đạt nhiệm vụ.

+ SV tiếp nhận nhiệm vụ.


Bước 3

+ Chia 4 đến 5 SV thành một nhóm, trong nhóm chú ý khác nhau về năng lực, sở thích, giới tính, vùng miền... Theo dõi trợ giúp những thắc mắc xoay xung quanh vấn đề nghiên cứu.

+ SV phân chia nhiệm vụ được giao cho các thành viên trong nhóm theo năng lực, sở trường và làm việc cá nhân.

Bước 4

+ SV tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác với nhau hoàn thành nhiệm vụ mang tính tổng hợp.

+ GV theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các KNHTHT cho SV.

Bước 5:

+ GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả.

+ SV trình bày kết quả.

Bước 6:

+ GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.

+ SV lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hoá kiến thức.

* Với chiến lược chia nhiệm vụ thành 4 đến 5 phần, mỗi SV đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau, đặt ra yêu cầu trách nhiệm cao đối với từng SV. Họ phải lo thực hiện tốt nhiệm vụ đã giao cho mình. Đồng thời, có trách nhiệm trao đổi, thảo luận, thoả hiệp với các bạn trong nhóm tạo thành sản phẩm chung hoàn chỉnh. Như vậy, so với chiến lược 1, ở mức độ này nhiệm vụ hợp tác phức tạp hơn, các thành viên trong nhóm cũng được tăng lên, đặc biệt nhấn mạnh việc phân chia các nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm và phải hoàn thành sản phẩm chung. Do đó, đặt ra yêu cầu về KNHTHT của SV phải cao hơn (Phải biết trình bày rõ ràng, dễ hiểu, thuyết phục người khác; biết lắng nghe tỷ mỉ; biết tôn trọng người khác; biết giúp đỡ lẫn nhau và thoả thuận đi đến thống nhất).

- Mức độ 3

Nhiệm vụ hợp tác được thiết kế với yêu cầu SV phải có tư duy sáng tạo và khả năng phân tích, tổng hợp tương đối cao. Đòi hỏi SV trong nhóm phải có


KNHTHT tương đối cao để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiệm vụ đặt ra yêu cầu khả năng vận dụng, thiết kế, sáng tác, giải quyết... mang tính tổng hợp cao, nhiều phương án, nhiều quan điểm giải quyết khác nhau. GV không chia nhỏ nhiệm vụ. Quy mô nhóm nên từ 4 đến 6 SV. Thời gian thực hiện trong 2 đến 5 tiết trên lớp (có thể cho SV chuẩn bị nội dung ở nhà).

- Các bước thực hiện cơ bản của biện pháp

Bước 1

+ GV lựa chọn trong chương trình những nội dung có ưu thế cho việc thiết kế nhiệm vụ tương tác SV - SV có độ khó tương đối đòi hỏi SV phải có tư duy sáng tạo, phân tích tổng hợp cao, nhiệm vụ mang tính “mở” nhiều phương án, quan điểm giải quyết. Thời gian hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian 2 đến 5 tiết học (phù hợp với các giờ thảo luận, luyện tập theo tín chỉ). Ví dụ: Chủ đề thảo luận về các hiện tượng giáo dục, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục; Phân tích một thực trạng giáo dục và xây dựng các ý tưởng phát triển...

+ SV: Chuẩn bị tâm thế tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2

+ GV biểu đạt và giao nhiệm vụ (nhiệm vụ giữa các nhóm có thể giống cũng có thể khác nhau).

+ SV tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3

+ Chia 4 đến 6 SV thành một nhóm, trong nhóm chú ý khác nhau về năng lực, sở thích, giới tính vùng miền...

+ SV nghiên cứu làm việc cá nhân (các nhóm có thể thảo luận và phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ, cũng có thể không phân chia). Sản phẩm nghiên cứu cá nhân nào cũng đều phải có quan điểm giải quyết của mình.

Bước 4

+ SV tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác với nhau hoàn thành nhiệm vụ mang tính tổng hợp.

+ GV theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hướng dẫn các nguyên tắc, các KNHTHT cho SV.


Bước 5

+ GV yêu cầu một SV bất kỳ đại diện cho nhóm trình bày kết quả.

+ SV trình bày kết quả.

Bước 6

+ GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.

+ SV lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hoá kiến thức.

* Với mức độ nhiệm vụ hợp tác này, đòi hỏi yêu cầu phải có tư duy sáng tạo cao và sự nỗ lực chung sức của các thành viên trong nhóm, song không nhấn mạnh việc phân chia nhiệm vụ từng cá nhân. So với chiến lược 2 và 3, nhiệm vụ ở mức độ này yêu cầu SV phải có KNHTHT cao hơn, SV phải biết tương trợ, giúp đỡ, hiệp thương, giải quyết bất đồng... để nhóm hoạt động nhịp nhàng và đi đến kết quả.

- Mức độ 4

Thiết kế các nhiệm vụ hợp tác với yêu cầu cao vượt ra ngoài phạm vi lớp học, đòi hỏi SV phải biết phân chia nhiệm vụ, lập kế hoạch nghiên cứu, thu thập, phân tích tổng hợp số liệu thu được, tổng hợp, thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian thực hiện tương đối dài có thể 1 tuần, một tháng hoặc có thể dài hơn.

- Các bước thực hiện cơ bản của biện pháp

Bước 1

+ Căn cứ nội dung chương trình, kế hoạch dạy học GV lựa chọn các chủ đề hoặc gợi ý, hướng dẫn, cố vấn cho SV tự thiết kế các nhiệm vụ HT trong phạm vi môn học, nội dung gần với nghiên cứu khoa học gắn liền lý luận và thực tiễn đời sống (thường là một vấn đề thực tiễn cần giải quyết). Độ khó của nhiệm vụ phải tương đối cao, đòi hỏi phải SV có trình độ tư duy sáng tạo, vận dụng lý luận vào thực tiễn. Phạm vi thực hiện nhiệm vụ tương đối rộng đòi hỏi nhiều người tham gia mới có thể hoàn thành. Ví dụ: Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường tại một địa danh từ đó tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục; Tìm hiểu một thực trạng giáo dục hoặc dạy học từ đó tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục...

+ SV chuẩn bị tài liệu, phương tiện, điều kiện, tinh thần học tập theo hướng dẫn của GV.


Bước 2

+ GV giao nhiệm vụ cho SV hoặc chính xác hoá nhiệm vụ mà SV đã lựa chọn và gia hạn thời gian hoàn thành cùng các tiêu chí đánh giá.

+ SV tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 3

+ SV nghiên cứu nhiệm vụ, phân chia thành các nhiệm vụ nhỏ cho từng cá nhân phù hợp với năng lực. Lập kế hoạch, thời gian thống nhất cho hoạt động hợp tác nhóm, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ GV theo dõi định hướng, cố vấn, hỗ trợ, cùng bàn bạc hợp tác với SV nhằm tìm ra phương án tối ưu giải quyết nhiệm vụ.

Bước 4

+ SV triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ cá nhân

đã được giao.

+ GV theo dõi, định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hợp tác cùng SV.

Bước 5

+ SV tổ chức trao đổi, thảo luận, hợp tác thống nhất với nhau hoàn thành nhiệm vụ mang tính sáng tạo cao trong thực tiễn.

+ GV theo dõi, định hướng, cố vấn, hỗ trợ, hợp tác cùng SV.

Bước 6

+ Nghiệm thu sản phẩm và yêu cầu đại diện nhóm trình bày sản phẩm.

+ SV trình bày sản phẩm.

Bước 7

+ Nhận xét, đánh giá, tổng kết.

+ SV lắng nghe, trao đổi và bổ sung, chính xác hoá kiến thức.

* Với mức độ 1,2,3, nhiệm vụ học tập hợp tác của SV chủ yếu diễn ra trong lớp học thì ở mức độ 4 học tập chủ yếu diễn ra ở ngoài lớp học, ngoài trường, mức độ khó của nhiệm vụ cao, tri thức cần tìm rộng và yêu cầu tư duy sáng tạo hơn. Nó đặt ra yêu cầu SV phải đạt ở mức độ cao hơn, thuần thục hơn các KNHTHT như biết lập kế hoạch hoạt động, phối hợp làm việc, biết phân tích và phân chia nhiệm vụ theo đúng


năng lực, biết hỗ trợ, giúp đỡ nhau với tinh thần tập thể cao trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ... Chiến lược này nhấn mạnh bồi dưỡng tinh thần, kỹ năng hợp tác và năng lực tư duy sáng tạo trong thực tiễn - năng lực mới của SV.

* Chú ý: Các nhiệm vụ DH xây dựng với mức độ tương tác giữa SV - SV từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp trên cơ sở tăng dần độ khó nhằm rèn luyện các KNHTHT và phát triển tính tích cực tư duy của SV. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào chương trình, nội dung, nhiệm vụ DH và mức độ của các KNHTHT hiện có của SV, GV có thể linh hoạt trong việc vận dụng các mức độ DH, không cứng nhắc phải tuần tự từ 1 đến 4.

3.2.4. Hướng dẫn SV HTHT có hỗ trợ công nghệ thông tin

- Mục tiêu biện pháp

Đây là biện pháp ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin vào DH giúp GV và SV thiết lập hệ thống, khai thác, trao đổi thông tin qua mạng internet bằng cách GV xây dựng website chứa đựng các trang phục vụ cho giảng dạy, trao đổi, khai thác như: Tài liệu, giáo trình; hướng dẫn học tập; diễn đàn trao đổi SV - SV... nhằm rèn luyện, phát triển cho SV KNHTHT qua mạng internet và kỹ năng khai thác các trang web phục vụ cho học tập.

- Nội dung của biện pháp

Biện pháp này đặt ra 2 nội dung cơ bản, thông qua website cá nhân của GV:

(1) Hướng dẫn SV khai thác các thông tin qua các trang web giáo dục: thư viện điện tử, email, Blog... (2) Tổ chức SV - SV trao đổi thông tin, HTHT qua mạng internet.

- Cách thức thực hiện biện pháp

+ GV xây dựng ý tưởng sử dụng website cá nhân phục vụ cho công tác dạy học trong đó có các trang như tài liệu, giáo trình; lịch công tác; hướng dẫn học tập; diễn đàn trao đổi học tập nhóm của SV - SV... GV có thể đưa lên các tài liệu, giáo trình điện tử; file nén; video clip dạy học; thí nghiệm ảo; âm thanh???khó hiểu???... phục vụ cho giảng dạy, có thể hướng dẫn SV học tập trực tuyến trên trang web cá nhân của mình.


+ GV có thể tự làm hoặc nhờ chuyên gia tin học tư vấn xây dựng website cá nhân. Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng của nó thì tiến tới không chỉ mỗi trường, mỗi khoa mà mỗi cá nhân GV đều nên có một website cá nhân riêng phục vụ cho công tác giảng dạy.

+ Trước khi bắt đầu môn học GV đăng tải toàn bộ thông tin liên quan tới môn học trên website cá nhân của mình, các tài liệu tham khảo, các kênh dẫn liên quan tới nội dung môn học... SV sẽ truy cập vào và khai thác các thông tin liên quan tới học tập.

+ GV cung cấp địa chỉ trang web cá nhân của mình trên mạng cho SV và hướng dẫn SV gia nhập thành viên để có thể trao đổi thông tin và HTHT qua mạng.

+ Sau khi SV đăng nhập diễn đàn, với quyền quản trị mạng, GV chia nhóm SV và cử nhóm trưởng (người tổng hợp ý kiến của các thành viên của nhóm và đưa ra ý kiến kiến kết luận cuối cùng của nhóm), hình thức chia nhóm và cử nhóm trưởng được công khai trên lớp.

+ Giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm và đặt ra nội quy, điều khoản tham gia cho các thành viên trong nhóm trên trang web. Hướng dẫn tham khảo các website về giáo dục của các tạp chí, các trường ĐH có uy tín liên quan tới nội dung học tập của SV. Có thể giới thiệu thêm về các thư viện điện tử; các email của các GV, các chuyên gia có uy tín...

+ Hướng dẫn SV vào diễn đàn theo nhóm đã phân công, truy cập vào diễn đàn và đưa nội dung trao đổi học tập của cá nhân lên diễn đàn, từ đó trao đổi, thảo luận, bàn bạc và thống nhất nội dung bài học của nhóm.

+ Với quyền quản trị mạng, GV có thể khống chế thời gian tối đa SV hoàn thành nhiệm vụ được giao qua diễn đàn, cũng có thể theo dõi quan sát những SV tích cực tham gia bằng số lần truy cập, cũng có thể tước quyền truy cập khi SV đưa những nội dung không liên quan tới nội dung chủ đề thảo luận được giao. Cùng với sự phân quyền và và mã số SV, GV có thể đánh giá quá trình tích cực tham gia và năng lực học tập của SV thông qua hệ thống này.


3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo hướng phát triển KNHTHT

(1) Phương pháp KT, ĐG cá biệt hoá trong nhóm

- Mục tiêu phương pháp

Mục tiêu KT, ĐG được năng lực của từng SV trong nhóm, đảm bảo tính công, bằng khách quan và tính cá biệt hoá trong dạy học. Đồng thời xây dựng được mối quan hệ phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm.

- Nội dung phương pháp

Với phương pháp này nội dung KT dành cho tất cả các SV trong lớp. Mỗi SV trong một nhóm HT phải thực hiện một bài KT dưới hình thức bài cá nhân. Mỗi SV trong một nhóm thực hiện một bài KT với nội dung riêng để tránh trường hợp SV lười dựa dẫm, ỉ lại lấy đáp án của bạn làm kết quả của mình. Nếu tất cả các thành viên nhóm nào đạt điểm khá từ 7 trở lên, nhóm đó mỗi thành viên được cộng thêm điểm thưởng 0,5-1,0 điểm (tuỳ vào mức độ khó, dễ của đề và mức điểm đạt được của SV mà GV có thể thiết lập mức thưởng ở các khung điểm khác nhau). Tuy nhiên điểm tối đa cho SV vẫn được tính bằng điểm 10. .

Kế sách cho điểm thưởng cộng vào điểm cá nhân trong biện pháp này vừa đảm bảo đánh giá được năng lực riêng biệt của từng SV trong nhóm vừa không làm giảm đi tính tích cực hợp tác và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm học tập. Hình thức KT này gắn trách nhiệm của từng cá nhân với kết quả chung của nhóm, yêu cầu mỗi SV phải có trách nhiệm cá nhân cao hơn. Mặt khác nó đặt ra yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tương trợ, giúp đỡ, trao đổi với nhau trong qua trình học tập để cùng đạt được kết quả KT, ĐG từ đó làm tăng tính phụ thuộc tích cực, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Trên cơ sở đó KT, ĐG trở thành động lực, trở thành phương tiện trong việc phát triển các KNHTHT.

- Cách thức thực hiện

+ Căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học môn học mà GV lựa chọn nội dung thiết kế đề KT và tiêu chí ĐG. Số lượng đề phù

Xem tất cả 242 trang.

Ngày đăng: 28/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí