Ý Nghĩ Trên Cỏ, Nguyễn Đình Vượng Xuất Bản, Sài Gòn, 1971.

198


KẾT LUẬN

1. Tùy bútlà một thể loại văn xuôi góp phần quan trọng làm nên sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam hiện đại. Với những nét độc đáo về loại hình và đặc trưng nghệ thuật, tùy bút tồn tại như một đối tượng thẩm mỹ vừa lung linh kỳ ảo vừa gần gũi, gợi cảm, luôn có sức hấp dẫn và mời gọi sự khám phá, đồng sáng tạo.

Tuy phái sinh từ , nhưng tùy bút đã dần dần tách hẳn ra thành một thể loại độc lập, mang những đặc điểm riêng biệt. Trong tùy bút, cái tôi cá nhân độc đáo của người nghệ sĩ vừa là yêu cầu tiên quyết vừa là phẩm chất nghệ thuật mang tính đặc thù. Yếu tố trữ tình chiếm ưu thế, tạo thành mạch chủ đạo, ưu trội. Nhưng tự sự không phải là yếu tố làm nền, mà có vị trí quan trọng đối với tác phẩm. Sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình hoàn toàn không đơn thuần là vấn đề kỹ thuật và không tuân theo một nguyên tắc có tính định lượng nào. Nó là một thuộc tính có nguồn gốc từ trong cảm hứng và tư tưởng nghệ thuật, như quy luật tự nhiên của sự sáng tạo. Do vậy, về phương diện loại hình, xếp tùy bút vào loại tự sự - trữ tình là thỏa đáng hơn cả. Tính chất trung gian, lai ghép có ảnh hưởng quyết định đến hầu hết những bình diện nội dung và nghệ thuật của tùy bút, tạo nên nét riêng mang tính khu biệt, giúp phân định ranh giới giữa nó với các thể loại văn xuôi nghệ thuật khác.

Căn cứ vào đặc trưng loại hình của thể loại, có thể khảo sát tùy bút theo ba nhóm lớn: nhóm tùy bút tự sự, nhóm tùy bút trữ tình và nhóm tùy bút tự sự - trữ tình. Ở cấp độ tiếp theo, dựa vào những tiêu chí cụ thể (tiêu chí đề tài, tiêu chí cảm hứng, tiêu chí dung lượng…), lại có thể chia mỗi nhóm thành các dạng tùy bút khác nhau. Tất nhiên, công việc phân loại ở đây thiên về lý thuyết và chỉ mang tính chất tương đối, chưa thể bao quát hết thực tiễn sáng tác. Đôi khi, việc xác định một tác phẩm có phải thuộc thể loại tùy bút hay không đã là hết sức phức tạp, chưa có được sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu. Mặt khác, ranh giới giữa các nhóm, các dạng tùy bút thường nhòe lẫn, không tách bạch rò ràng. Cho nên, khi khảo sát tác phẩm cụ thể cần vận dụng lý thuyết phân loại một cách tổng hợp và linh hoạt. Tùy vào mục đích nghiên cứu và quan điểm tiếp cận, chúng ta có thể xếp các tác phẩm tùy bút theo những hệ thống khác nhau, miễn sao đảm bảo tính nhất quán và hợp lý về tiêu chí.

199


2. So với các thể loại khác (như thơ, truyện ngắn, ký, tiểu thuyết,…), tùy bút xuất hiện muộn hơn. Trong suốt mười thế kỷ văn chương trung đại Việt Nam, mặc dù đã thấy ngày càng rò nét những tiền đề từ thực tiễn sáng tác (yếu tố trữ tình; cái tôi tài hoa tài tử, giàu xúc cảm; bút pháp linh hoạt, phóng túng…) nhưng tùy bút vẫn chưa xuất hiện và tồn tại với đầy đủ những đặc điểm như quan niệm ngày nay. Mãi đến đầu thế kỷ XX, thể loại tùy bút mới dần được hình thành trong quá trình tương tác thể loại, góp phần đề cao cái tôi cá nhân với đời sống tình cảm muôn màu muôn vẻ, vượt thoát khỏi những ràng buộc của thi pháp trung đại. Như vậy, có thể khẳng định tùy bút là một trong những thành tựu đáng kể về phương diện thể loại của quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam. Nếu Thơ Mới là biểu hiện sinh động của sự cách tân thi ca thì tùy bút là thể loại văn xuôi có đóng góp quan trọng để làm nên nét hiện đại cho diện mạo văn học dân tộc ở thế kỷ XX. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 1930 đến 1975, tùy bút đã có bước phát triển rực rỡ, lên đến đỉnh cao, có thể sánh ngang hàng với các thể loại văn chương khác.

3. Đề tài của các sáng tác tùy bút thời kỳ này thật phong phú, đa dạng, bao gồm cả những vấn đề lớn lao, có tầm vóc sử thi và những vấn đề riêng tư, cá nhân. Tùy bút vừa có thể tái hiện lại một cách chân thực, sinh động hoàn cảnh lịch sử - xã hội vừa giãi bày thấu đáo những suy nghiệm sâu sắc và diễn tả tài tình những rung động chân thành trong tâm hồn con người. Nhân vật trữ tình hiện diện thường trực, giữ vai trò chính trong việc bày tỏ tư tưởng nghệ thuật và cảm xúc chủ đạo. Đôi khi, chân dung nhân vật trữ tình lại được khắc họa bằng bút pháp tự sự (có ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ). Kiểu nhân vật tự sự - trữ tình đã góp phần làm nên nét độc đáo cho tùy bút - một thể loại không thuần chủng. Các dạng thức cảm hứng nổi bật hơn cả trong tùy bút giai đoạn 1930 - 1975 là cảm hứng dân tộc - lịch sử, cảm hứng lãng mạn, cảm hứng anh hùng và cảm hứng trữ tình. Lấy cái đẹp có màu sắc văn hóa truyền thống làm cứu cánh nghệ thuật, người viết tùy bút cảm nhận và thể hiện cuộc sống trong khuynh hướng lý tưởng hóa, lãng mạn hóa. Các sự vật, hiện tượng bao giờ cũng được đặt trong tương quan đồng đại, lịch đại để làm nổi lên ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của chúng. Không chỉ trăn trở với thực tại, nhà văn còn ngoái trông về quá khứ để ngậm ngùi nuối tiếc và hướng tới tương lai bằng niềm tin và ước mơ, hi vọng vào sự bất tử của những giá trị đích thực. Tùy bút không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

200


Thể loại tùy bút trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1975 - 26

dung hợp được sự bốc đồng, cực đoan hoặc cao hứng thái quá, nên nó thường có giọng trầm lắng, trĩu nặng ưu tư, bồi hồi cảm xúc. Âm hưởng của tùy bút, vì thế, ít vang xa mà vọng sâu, có khả năng khơi gợi những tình cảm đẹp đẽ và đánh thức những rung động tinh tế trong tâm hồn con người. Lời văn tùy bút giàu vẻ đẹp, giàu chất thơ và in rò dấu ấn cá tính sáng tạo của mỗi nghệ sĩ.

4. Tùy bút là thể loại rất kén tác giả. Sáng tác tùy bút là chấp nhận đương đầu với thử thách, với sự chọn lọc nghiệt ngã của nghề nghiệp, nên rất hiếm người gắn bó dài lâu với nó. Sẽ không có tùy bút hay nếu nhà văn chưa đạt đến độ căng tràn về vốn sống, thăng hoa về trí tuệ và chân thành, tha thiết đến hồn nhiên trong cảm xúc. Tùy bút như một loại đặc sản quý hiếm trong nền văn học, là lòi trầm kết tụ tự nhiên, không sản xuất đại trà được. Đội ngũ sáng tác tùy bút tuy không đông về số lượng nhưng gồm những nhà văn có tay nghề vững vàng, có năng lực ngôn ngữ, có cá tính sáng tạo, có tư tưởng và phong cách nghệ thuật độc đáo. Trong số đó, với sự nghiệp sáng tác đồ sộ, Nguyễn Tuân hoàn toàn xứng đáng ở ngôi vị hàng đầu. Ông là người khai sinh và góp công sức lớn nhất vào quá trình phát triển của thể loại tùy bút trong văn học hiện đại: “Qua hơn 50 năm viết không nghỉ, Nguyễn Tuân là một trong mấy nhà văn lớn mở đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX” (Nguyễn Đình Thi) [119; 546]. Với ông, tùy bút đã đạt đến một đỉnh cao rất khó vượt qua, cả về giá trị nội dung tư tưởng lẫn khả năng sáng tạo về hình thức nghệ thuật. Gần 5000 trang (chủ yếu là tùy bút) của bộ sách Nguyễn Tuân toàn tập [210] là minh chứng hùng hồn cho sự góp mặt của thể loại này vào di sản văn chương Việt Nam thế kỷ XX. Tiếp theo, chúng ta có thể kể ra nhiều tên tuổi lớn với những tác phẩm tiêu biểu, mỗi người một vẻ riêng, đã góp phần làm rạng rỡ diện mạo và phong phú thêm hương sắc cho tùy bút giai đoạn 1930 - 1975: Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố phường, Lư Khê với Phút thoát trần, Xuân Diệu với Phấn thông vàng, Trường ca, Chế Lan Viên với Vàng sao, Hàn Mặc Tử với Chơi giữa mùa trăng, Vũ Bằng với Thương nhớ mười hai, Bình Nguyên Lộc với Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Trung Thành với Đường chúng ta đi, Nguyễn Thi với Dòng kinh quê hương,…

Từ sau 1975, tùy bút tiếp tục có thêm những thành tựu mới. Hiện thực cuộc

sống bề bộn, phức tạp thời bao cấp, thời đổi mới và thời cơ chế thị trường đã có tác

201


động mạnh mẽ, gây nên sự xáo trộn, thay đổi trong nhận thức và tình cảm của con người Việt Nam. Niềm vui nhiều thêm, hạnh phúc nhiều hơn, nhưng nỗi buồn thương còn đó với bao lo toan đeo đẳng từng ngày. Giữa bối cảnh lịch sử - xã hội đầy biến động ấy, tùy bút và các biến thể của nó (tạp văn, tạp bút, đoản khúc...) là phương tiện nghệ thuật hết sức cần thiết để góp phần sẻ chia, cảm thông, an ủi và nâng đỡ, cân bằng, thanh lọc tâm hồn con người.

Trên thực tế, hai chữ tùy bút có thể gây nên những cách hiểu phiến diện, chưa thỏa đáng. Cho nên, cần khẳng định rằng tùy bút là một thể loại văn xuôi nghệ thuật mang những đặc điểm hết sức linh hoạt của một thể loại nằm ở ranh giới giữa tự sự với trữ tình, giữa thơ với văn xuôi. Ngoài ra, chúng ta còn có thể hiểu tùy bút như một cách viết tự do, tùy hứng, giàu tình cảm, xuất hiện trong trước tác ở các lĩnh vực khác nhau (chính trị, lịch sử, triết học, văn hóa,…). Quá trình hình thành và phát triển của thể loại tùy bút trong văn học thế kỷ XX là một hiện tượng mang tính quy luật, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc với thời đại, giữa truyền thống với cách tân, giữa phương Đông với phương Tây trong ý thức sáng tạo của con người Việt Nam. Một thể loại mà “khi đã định hình rồi, thì ai cũng thấy là trong “đội hình” của các thể tài văn xuôi nói chung không thể thiếu nó, và phải có nó, thì một loại nhà văn đặc biệt nào đó mới có dịp phô diễn tài năng cùng là những độc đáo của ngòi bút, để cống hiến cho đời những hoa thơm trái ngọt, tức là những trang văn hay chắt ra từ kinh lịch từng trải và cốt cách của bản thân” (Vương Trí Nhàn) [119; 148].

Tâm hồn Việt Nam, văn hóa Việt Nam vốn giàu chất nữ tính nên các thể loại trữ tình (hoặc có màu sắc trữ tình) thường chiếm ưu thế hơn khi cần giãi bày những suy tư và cảm xúc muôn màu muôn vẻ. Đó chính là một nguyên nhân, là cơ sở đảm bảo cho viễn tượng sáng sủa của thể loại tùy bút trong tương lai.

202


Phụ lục 1:


DANH MỤC


TÁC GIA, TÁC PHẨM TÙY BÚT VIỆT NAM


từ 1930 đến 1975


Vũ Bằng (04 tùy bút in trong Tuyển tập Vũ Bằng, Nxb Văn học, HN, 2000)


1- Người Hà Nội nhớ người Hà Nội (1949)


2- Miếng ngon Hà Nội (1960)


3- Miếng lạ miền Nam (1969)


4- Thương nhớ mười hai (1971)


Xuân Diệu


5- Phấn thông vàng, Nxb Đời nay, HN, 1939.


6- Trường ca, Nxb Thời đại, HN, 1945.


02 tùy bút in trong tập ký và tiểu luận Đi trên đường lớn,

Nxb Văn học, HN, 1968: 7- Sức ấm và sức sáng (1968). 8- Đi trên đường lớn (1968).

Trần Độ


9- Anh bộ đội, Nxb Quân đội Nhân dân, HN, 1975.


Nguyễn Xuân Hoàng


10- Ý nghĩ trên cỏ, Nguyễn Đình Vượng xuất bản, Sài Gòn, 1971.


Lư Khê


11- Phút thoát trần, LUX xuất bản, Sài Gòn, 1942.

203


Thạch Lam


12- Hà Nội băm sáu phố phường (1943), Nxb Văn học tái bản, HN, 2005.


Nguyễn Ngọc Lan


13- Chứng từ năm năm, Nxb Trình bày, Sài Gòn, 1967.


14- Đường hay pháo đài, Nxb Trình bày, Sài Gòn, 1969.


15- Cho cây rừng xanh lá, Đối diện xuất bản, Sài Gòn, 1971.


16- Nước ta còn đó, Đối diện xuất bản, Sài Gòn, 1973.


Bình Nguyên Lộc


17- Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (1966), Nxb Trẻ tái bản, Tp. HCM, 1998.

Hữu Mai


18- Dưới cờ trung hiếu, Nxb Thanh niên, HN, 1972.


Vò Phiến


19- Những đêm đông, báo Trung Bắc Chủ nhật, 1943.


20- Thư nhà, Thời Mới, Sài Gòn, 1962. 21- Ảo ảnh, Thời Mới, Sài Gòn, 1967. 22- Phù thế, Thời Mới, Sài Gòn, 1969.

23- Chúng ta, qua cách viết, Giao điểm, Sài Gòn, 1972.


24- Đất nước quê hương, Lửa Thiêng, Sài Gòn,1973.


Nguyễn Trung Thành


25- Trận đánh bắt đầu từ hôm nay, Nxb Văn học, HN, 1968.


Mai Thảo


26- Căn nhà vùng nước mặn, Nxb An Tiêm, Sài Gòn, 1966.


27- Tùy bút, Nxb Khai Phóng, Sài Gòn, 1970.

204


Nguyễn Thi (03 tùy bút in trong Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập, Nxb

Văn học, HN, 1996).


28- Đại hội anh hùng (1965).


29- Những câu nói ghi trong đại hội (1965).


30- Dòng kinh quê hương (1965).


Đinh Gia Trinh


31- Hoài vọng của lý trí, Nxb Văn học, HN, 1996.


Lý Chánh Trung


32- Bọt biển và sóng ngầm, Đối diện xuất bản, Sài Gòn, 1972.


Nguyễn Tuân


33- Chơi thành Cổ Loa, An Nam Tạp chí số 5-1932.


34- Muốn sống, Tiểu thuyết thứ bẩy số 231, 10-1938.


35- Làm lại cuộc đời, Tiểu thuyết thứ bẩy số 233, 11-1938.


36- Chảy, Tiểu thuyết thứ bẩy số 234, 11-1938.


37- Về quê, Tiểu thuyết thứ bẩy số 237, 12-1938.


38- Những ngày nhạt nhẽo, Tiểu thuyết thứ bẩy số 239, 12-1938.


39- Vui thêm một ngày nữa, Tiểu thuyết thứ bẩy số 261,1939.


40- Tấc gang mà lại gấp mười quan san, Tiểu thuyết thứ bẩy số 265,1939.


41- Phong vị tỉnh xép, Tiểu thuyết thứ bẩy số 273, 8-1939.


42- Mê sách, Tạp chí Tao Đàn số 11, 8-1939.


43- Một chuyến đi, Nxb Tân dân, HN, 1941.


44- Chiếc lư đồng mắt cua, Nxb Hàn Thuyên, HN, 1941.


45- Tùy bút I, Nxb Cộng Lực, HN, 1941.


46- Tóc chị Hoài, Nxb Lượm lúa vàng, HN, 1942.


47- Tùy bút II, Nxb Lượm lúa vàng, HN, 1943.

205


48- Những đứa con hoang, Giai Phẩm, Nxb Đời nay, HN, 1943.


49- Bụi đất Kinh, Thanh Nghị số 55, 57 1944.


50- Vòng ngô đồng, Thanh Nghị, từ số 79 đến số 82, 1944.


51- Vô đề (hay Lột xác), Nxb Văn mới, 1945.


52- Ngày đầy tuổi tôi Cách mệnh, Tập san Văn hóa và Cách mệnh, 8-1946.


53- Đường vui, Nxb Văn nghệ, HN, 1949.


54- Tình chiến dịch, Nxb Văn nghệ, HN, 1950.


55- Tùy bút kháng chiến và hòa bình, tập I, Nxb Văn nghệ, HN, 1955. 56- Tùy bút kháng chiến và hòa bình, tập II, Nxb Văn nghệ, HN, 1956. 57- Những hàng tre trên Tổ quốc xanh tươi, Văn nghệ, 9-1956.

58- Phố màu, Văn nghệ số 156, 01-1957.


59- Chợ Đồng Xuân, Văn nghệ số 161, 7-1957.


60- Cây Hà Nội, Báo Tổ quốc số 5, 5-1957.


61- Phở, Tạp chí Văn nghệ số 160, 6-1957


62- Tàu bay chúng ta đổ xuống sân bay Điện Biên Phủ, Tạp chí Văn học số 24, 01-1959.

63- Mùa xuân trên Tây Bắc, Tạp chí Văn nghệ số 22, 3-1959


64- Bên ni bên tê sông tuyến, Tạp chí Văn học số 58, 9-1959.


65- Con sông tuyến Hiền Lương, Tạp chí Văn nghệ số 9, 9-1959.


66- Đò tuyến, Nxb Thanh niên, HN, 1962.


67- Trang hoa, Tạp chí Văn nghệ số 57, 2-1962.


68- Sông Đà, Nxb Văn học, HN, 1960.


69- Tờ hoa, Báo Văn nghệ số 143, Xuân 1966.


70- Tình rừng, Văn nghệ số 267, 1968.


71- Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Hội Văn nghệ Hà Nội, 1972.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí