chuyên đề về hoạt động của giáo dục huyện, mõi ngày có thời lượng phát thanh tin từ 3-5 phút phản ánh tình hình những gương người tốt việc tốt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, về cá nhân giáo viên và học sinh điển hình trong học tập, giảng dạy, về các hội thi giáo viên dạy giỏi; về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, về đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục.
- Ngành Văn hóa thông tin: Bằng nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền về giáo dục đào tạo qua hệ thống băng zôn khẩu hiệu; tuyên truyền cổ động, kẻ vẽ hàng trăm tranh phê bình, panô áp phích, xây dựng hàng chục tiểu phẩm biểu diễn văn nghệ có nội dung giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể huyện: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động toàn xã hội tham gia vào công tác triển khai thực hiện Nghị quyết về giáo dục: phát động phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài chăm lo thường xuyên tới đội ngũ thầy cô giáo và học sinh nghèo vượt khó; vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển nhiều cụm, làng gia đình văn hóa, tổ hội văn hoá.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Trong năm 2014, Đoàn thanh niên huyện đã tổ chức các chuyên đề giao lưu học tập, các chuyên đề ngoại khoá, tổ chức cho trên 300 học sinh xuất sắc toàn huyện đi báo công tại lăng Hồ Chủ tịch, tổ chức các hoạt động cắm trại, tổ chức cuộc thi "chúng em với an toàn giao thông"..
- Hội nông dân: Đã tổ chức phát động các gia đình hội viên có con em học tập tham gia cùng nhà trường trong quản lý, giáo dục, tham gia hoạt động ngoại khoá, phối hợp hội cha mẹ học sinh trong các phong trào, hoạt động xã hội hoá giáo dục.
- Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: Tham mưu giúp Uỷ BAN NHÂN DÂN huyện chỉ đạo thực hiện chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, phối hợp với các đơn vị trường trên địa bàn thành phố một số, tổ chức hội thảo, tư vấn cho học sinh giỏi tham gia du học ở các nước phát triển.
Nội dung triển khai:
Triển khai tuyên truyền nội dung, nghị quyết đánh giá kết quả đạt được của Giáo dục- đào tạo, những tồn tại hạn chế yếu kém, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cũng như các giải pháp để thực hiện mục tiêu, chương trình hành động của các ngành, các cơ quan đơn vị.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp uỷ Đảng và toàn xã hội quan tâm tới giáo dục đào tạo để thực sự Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho con người, cho tương lai.
Toàn thể nhân dân, đội ngũ nhà giáo, các bậc học sinh được tiếp cận với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Và Phương Tiện Triển Khai Nghị Quyết
- Thống Kê Số Lượng Giáo Viên Cấp Trung Học Phổ Thông Huyện Kiến Thụy
- Kết Quả Cơ Sở Vật Chất, Phương Tiện Triển Khai Nghị Quyết
- Mâu Thuẫn Giữa Tính Đơn Điệu, Thiếu Linh Hoạt, Sáng Tạo Trong Nội Dung, Hình Thức, Phương Pháp Triển Khai Nghị Quyết
- Các Nguyên Tắc, Nhiệm Vụ Đề Xuất Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Triển Khai Nghị Quyết Số 29 Về Đổi Mới Căn Bản Và Toàn Diện Giáo Dục Và
- Đổi Mới Về Hình Thức, Phương Pháp, Phương Tiện Của Công Tác Triển Khai Nghị Quyết
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Trên cơ sở nắm bắt rõ nội dung Nghị quyết, đề ra chương trình hành động, lộ trình thực hiện của cấp uỷ, chính quyến, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các nhà trường, đội ngũ thầy giáo, cô giáo có chương trình thực hiện, trách nhiệm với sự nghiệp.
Hình thức triển khai:
Cũng như triển khai các nghị quyết khác, để cung cấp cho đối tượng cần triển khai phải chuyển tải các nội dung thông tin qua các hình thức như: triển khai trực tiếp (tổ chức hội nghị, toạ đàm quán triệt, học tập), triển khai gián tiếp (qua hệ thống văn bản từ cấp trên xuống), trên phương tiện đại chúng, tuyên truyền cá nhân....Hình thức triển khai trực tiếp (miệng) được chủ thể sử dụng khá phổ biến bởi hình thức này phù hợp với đa số các hoàn cảnh, điều chỉnh được trình độ nhận thức của người nghe. Thời gian qua, Ban tuyên giáo Huyện uỷ đã chú trọng tới phương thức triển khai và nội dung minh hoạ cho công tác này, hướng dẫn đội ngũ Báo cáo viên cơ sở, chuyển nội dung quán triệt từ file mềm trình chiếu cho đội ngũ báo cáo viên trước để nghiên cứu, soạn bài và tìm hiểu trước những tài liệu để liên hệ. Ngoài những đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Ban được nghiên cứu, tập huấn tại Thành phố, huyện cũng bố trí tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở. và những người này cũng được học tập nghiên cứu chuyên đề, nghị quyết tại trung tâm huyện, do báo cáo viên thành phố quán triệt Chính vì vậy ngoài lực lượng, báo cáo viên, tuyên truyền viên chuyên trách thì các lực lượng khác như lãnh đạo Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, nhà trường, đoàn thanh niên, giáo viên cũng chính là chủ thể tuyên truyền, triển khai. Cụ thể các hình thức triển khai được thể hiện như sau:
- Ban Thường vụ Huyện uỷ ban hành Chương trình công tác, chương trình hành động. Tổ chức hội nghị quán triệt học tập, có thảo luận, hội nghị. Trong hội nghị việc có sự giao lưu hai chiều giữa chủ thể và đối tượng
- Uỷ ban nhân dân Huyện, Phòng giáo dục huyện chuẩn bị xây dựng chương trình, Đề án thực hiện. Ngành giáo dục chuẩn bị mục tiêu, nhiệm vụ năm học, duyệt nhiệm vụ năm của các trường, chuẩn bị cơ cấu đội ngũ đảm bảo cân đối các trường.
Huyện uỷ chỉ đạo Phòng giáo dục tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm những lãnh đạo quản lý, giáo viên phạm, chấn chỉnh nền nếp học tập trong các nhà trường, ký cam kết về thu chi tài chính, dạy thêm học thêm. Tổ chức cho học sinh, ký cam kết không mắc các tệ nạn xã hội, kết hợp chặt chẽ giáo dục con em ở cả ba môi trường: Gia đình, nhà trường, xã hội.
Đoàn thanh niên huyện: phối hợp thực hiện xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp, Ban Thường vụ Huyện đoàn đề ra thực hiện Chương trình hành động chỉ đạo các đoàn trường triển khai phối hợp "hành động phòng, chống ma túy trong học đường (giai đoạn 2010-2015; Phối hợp cảm hóa, giúp đỡ, giáo dục thanh thiếu niên học sinh mắc vào các tệ nạn xã hội, tránh kỳ thị để các em hoà nhập cộng đồng.
- Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn: tổ chức các hoạt động tuyên truyền nghị quyết, và chương trình hành động của uỷ ban và thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã về lĩnh vực giáo dục với những nội dung cụ thể như: trưởng thôn, khu dân cư tham gia trực tiếp điều tra phổ cập đúng độ tuổi, tỷ lệ thanh niên không việc làm, số sinh viên ra trường không việc, khảo sát nhu cầu thanh niên đăng ký học nghề của huyện... .qua đó tuyên truyền sâu rộng tầm quan trọng của nghi quyết và tạo cơ hội cho toàn dân nắm bắt chủ trương của Đảng và toàn dân có cơ hội học tập.
Đội ngũ báo cáo viên, các xã, thị trấn
Tổ chức hội nghị, các cuộc gặp gỡ, nói chuyện với lãnh đạo các hội, với giáo viên các trường THPT với mục đích: để họ có nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong thực hiện nghi quyết đổi mới giáo dục.
Đoàn thanh niên các xã, thị trấn thường xuyên nghiên cứu, xây dựng, thiết kế các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết thông qua câu lạc bộ thanh, thiếu niên niên phòng, chống ma tuý học đường ở các câu lạc bộ như: CLB (câu lạc bộ) “ Chiến sĩ an ninh nhỏ tuổi”, CLB “măng non”, câu lạc bộ "Hoạ Mi chăm học" phát thanh những tấm gương học sinh chăm ngoan,
học giỏi trong các trường tiểu học. Năm 2014 "duy trì được 15 câu lạc bộ tuyên truyền với 50 buổi sinh hoạt chuyên đề thu hút trên 900 lượt đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia" [20]
- Hội cha mẹ học sinh kết hợp với đội ngũ báo cáo viên các cấp tuyên truyền cho các bậc phụ huynh ủng hộ chủ trương của nhà trường; phối hợp nhà trường tích cực "trách nhiệm quan tâm tới con em mình hơn" [19], tham dự các hội nghị bàn xây dựng phương hướng nhiệm vụ năm học, tham dự các hội nghị bàn bạc dân chủ và triển khai tích cực công tác xã hội hoá giáo dục, tham gia hoạt động đánh giá ngoài nhà trường, tạo những điều kiện tốt để học sinh đến trường.
+ Các hình thức khác: Triển khai trên hệ thống phát thanh của huyện, của thôn, cụm dân cư, giao cho văn hoá xã triển khai nghị quyết trên hệ thống loa của xã, các trường đọc chương trình hành động trên phương tiện thông tin của trường, giao bí thư chi bộ, trưởng thôn triển khai tuyên truyền tại khu dân cư.
Phương pháp và phương tiện triển khai nghị quyết: Chủ thể đã sử dụng các phương pháp triển khai như:
Thông qua hoạt động tuyên truyền miệng (nói chuyện, thuyết trình, trao đổi) của báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp mà nội dung thông tin được cung cấp cho đối tượng. Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi, phổ biến đối với triển khai và đem lại hiệu quả cao. Vì với phương pháp này đối tượng được tiếp cận trực tiếp với chủ thể do đó dễ nhận thức và thay đổi được hành vi, quan điểm của mình, nếu như chủ thể là người thực sự tâm huyết có trách nhiệm với nghề, với lĩnh vực mình triển khai. Người nghe cúng có thể trực tiếp đặt câu hỏi để có thông tin 2 chiều về nội dung cần quan tâm
Do xác định được ró các đối tượng ở từng hội nghị khác nhau, nên chủ thể còn sử dụng phương pháp tổng hợp, kết hợp giữa trực quan và tư duy trừu tượng trong đó phương pháp trực quan sinh động được chú ý coi trọng để người nghe dễ nhớ dễ thuộc. Thông qua hệ thống tranh ảnh, panô, áp phích, tờ rơi họ dễ dàng tiếp nhận được những nội dung thông tin tuyên truyền do đặc điểm của hệ thống trực quan có ưu thế ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ nhớ. Năm 2014, Uỷ ban nhân dân huyện đã tổ chức cho lãnh đạo quản lý các nhà trường đi tham quan thực tế việc xây dựng trường chuẩn và một số
chường chuẩn quốc gia tại địa bàn một số tình bạn, Phòng giáo dục đã trưng bầy một loạt hình ảnh trường chuẩn quốc gia, và các phòng học chất lượng cao đấy là những hình ảnh sống động thông tin về việc xây dựng trường đạt chuẩn.
Thông qua hoạt động dạy và học trên lớp của giáo viên và học sinh, cách dạy, cách học, các kiểm tra, đánh giá....là nội minh chứng cụ thể nhất cho việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
2.3.1.2. Nguyên nhân của những thành công
Thứ nhất, Lãnh đạo của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố; Huyện ủy - Uỷ BAN NHÂN DÂN huyện đã quan tâm rất nhiều tới công tác Giáo dục và đào tạo của huyện. Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ giải pháp năm, Ban thường vụ Huyện uỷ đều nhấn mạnh về "xây dựng chất lượng đội ngũ giáo viên, chú trọng chất lượng đại trà và quan tâm phát triển đội ngũ học sinh giỏi, tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia..."[4]. Thực hiện các nhiệm vụ trên là một trong những tiêu chí thi đua của các cấp và các nhà trường trong toàn ngành giáo dục. Vì vậy, Huyện uỷ đã chỉ đạo đổi mới Giáo dục và đào tạo được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trong đó giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt.
Sau khi có nghị quyết, năm, Huyện ủy đã giao Ban tuyên giáo, phối hợp các ban xây dựng đảng thường xuyên sơ kết, phân tích rõ những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết. Đồng thời phân tích những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân cụ thể của những hạn chế đó để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. Có thể nói sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo huyện đã tới từng cơ sở trường lớp, kịp thời, thống nhất, theo sát cùng với những diễn biến mới của tình hình thực hiện của ngành giáo dục trên địa bàn huyện.
Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn còn chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, cân đối kinh phí thành phố cấp về lĩnh vực văn hoá xã hội để bổ sung khen thưởng kịp thời những giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong công tác.
Thứ hai, có được những kết quả to lớn về nhận thức của toàn huyện về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trong thời gian qua là do sự phối hợp, đẩy mạnh
triển khai hoạt động tuyên truyền của các đoàn thể, tổ chức chính trị trên địa bàn huyện, trong đó phải đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng báo cáo viên của huyện và các đoàn thể, đội ngũ hiệu trưởng, giáo viên của huyện đã thực sự coi trọng triển khai, học tập nghị quyết, thường xuyên quan tâm rèn luyện phẩm chất và năng lực hoạt động
Ngoài ra hội cha mẹ học sinh, Hội cựu giáo chức: "đã tích cực tham gia tuyên truyền triển khai nghị quyết tới cho học sinh và con em họ'' [19]. Nhờ đó đã tác động sâu rộng, cung cấp thêm những nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện trong kế hoạch học tập của mình....
Thứ ba, các cấp uỷ đảng cơ sở quan tâm sâu sắc tới sự nghiệp giáo dục của địa phương, các nhiệm vụ để xây dựng và phát triển giáo dục đào tạo địa phương thường xuyên được ghi trong nghị quyết của Đảng uỷ, nghị quyết Hội đồng nhân dân xã với các giải pháp cụ thể như lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu được đánh giá có chuyển biến tích cực, công tác triển khai Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo này còn gặp một số hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất, về học tập, tuyên truyền: nội dung thông tin được tiếp cận còn ít, còn được hiểu một cách chung chung chưa sâu sắc. Do đó một bộ phận đoàn viên, hội viên, giáo viên, kể cả lãnh đạo quản lý các cấp, các ngành chưa nắm rõ nội dung của nghị quyết, chưa nắm rõ tồn tại hạn chế của giáo dục và đào tạo của đất nước, thành phố và huyện không nắm được quan điểm của Đảng, những mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ và giải pháp của Trung ương để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Các buổi hội nghị học tập, quán triệt về nghi quyết, bị lồng ghép với nhiều nhiệm vụ khác, Nội dung nghị quyết không được phân tích, thảo luận, và minh hoạ làm rõ, các kết quả của giáo dục Việt Nam báo cáo viên chưa so sánh được giáo dục quốc gia khác trên thế giới và khu vực nên nội dung triển khai đơn điệu, ít ấn tượng và người nghe chóng quên; tâm lý của người nghe Nghị quyết thì thường cho rằng đây là việc "bắt buộc" mà chưa có ý thức tự giác, coi là nhiệm vụ, là trách nhiệm quan trọng của mình nhất là đối với thầy cô giáo, của lãnh đạo cấp uỷ, của cán bộ đảng viên.
Công tác học tập quán triệt ở huyện nhìn chung chưa đến được rộng rãi các cấp các ngành, các đối tượng, thời gian quán triệt còn bị rút ngắn theo các cấp. Quán triệt, triển khai ở thành phố 2 ngày, huyện 1 ngày, xã 1/2 ngày; thảo luận ở thành phố 1/2 ngày, huyện 1 tiếng, ở xã có nơi thảo luận có nơi không, ở các nhà trường bị ghép quán triệt với triển khai nhiều nhiệm vụ khác.
Một số báo cáo viên cấp uỷ lúng túng trong quán triệt, có lãnh đạo quản lý nhà trường, có Bí thư cấp uỷ chủ động quán triệt nghị quyết bằng cách "đọc toàn văn nghị quyết" cho hội nghị, cho nhà trường nghe.
Công tác bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức và kỹ năng truyền thông cho đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của yêu cầu quán triệt, tuyên truyền. Đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên của cơ sở, của ngành, của mặt trận và đoàn thể.. chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện truyền thông hiện đại phục vụ cho công tác tuyên truyền quán triệt.
Các thông tin về nội dung của Nghị quyết thường chỉ được biết đến cụ thể ở các buổi học, và những người quan tâm tới nghị quyết thường nghe qua phát thanh trực tiếp của hệ thống đài phát thanh huyện nên thường học xong "bị quên", việc thực hiện để cho ngành làm mà ít có kiểm tra giám sát của cấp uỷ nên hiệu quả chưa cao. Một số cấp, ngành chưa coi trọng công tác quán triệt, tuyên truyền trong nhân dân, tuyên truyền trong các bậc phụ huynh, các ban công tác mặt trận thôn, khu dân cư, các nhóm, tổ, hội ở, thôn. Nhất là trong việc việc tuyên truyền vận động thực hiện Nghị quyết về nội dung duy trì trẻ em các cấp học đến lớp đến trường, duy trì kết quả phổ cập, giáo dục đạo đức lối sống, tình cảm gia đình, quê hương làng xóm.
Thứ hai, là về hình thức triển khai, quán triệt, tuyên truyền. Do số lượng các buổi tổ chức học tập còn ít, nội dung khô cứng gây ra tâm lý thờ ơ, coi nhẹ mức độ quan trọng của Nghị quyết. Thông tin hai chiều, thảo luận giữa chủ thể và đối tượng còn hạn chế do thời gian và trình độ của chủ thể. Hầu hết chủ thể cung cấp thông tin, đối tượng tiếp nhận. Các hoạt động làm bài thu hoạch ở các chi đảng bộ cơ sở trong học tập, quán triệt còn ít hoặc không được thực hiện.
Số lượng các buổi tuyên truyền ở thôn dân cư, các tổ chức hội cha mẹ học sinh, hội cựu giáo chức không có.
Mặt khác, nhiều ngành chưa thực sự coi trọng công tác triển khai, tuyên truyền, quán triệt nội dung Nghị quyết mà coi công tác này là công việc của ngành chức năng của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, của Ngành giáo dục huyện nên còn tư tưởng né tránh; hoặc thực hiện "lấy lệ"
+ Hình thức hoạt động của tổ chức Đoàn, hội nhiều mặt còn chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là ở cấp chi đoàn kể cả ở các chi đoàn trường còn hạn chế về nội dung, hình thức, triển khai nghị quyết, chưa xác định được việc cần làm, có bề nổi, thiếu chiều sâu, nên hiệu quả chưa cao… Nội dung, hình thức tuyên truyền, triển khai chưa phù hợp.
Các hình thức giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng hoạt động đã được mở rộng và sáng tạo hơn trước như: Xây dựng các mô hình “câu lạc bộ tuyên truyền các tệ nạn học đường”, “mô hình đội giáo dục đồng đẳng”, “tư vấn” "đôi bạn cùng tiến", "câu lạc bộ các môn học" song các hình thức này còn mang tính hình thức, có trường còn dừng lại ở mô hình mà ít có nội dung hoạt động [22].
+ Hình thức triển khai của hội cha mẹ học sinh.
Mặc dù tác động của người thân, đặc biệt là tác động của cha mẹ đối với việc học tập cả kiến thức, kỹ năng và đạo đức cho con em là rất lớn. Một trong những mục tiêu lớn của đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục và đào tạo là "người học phải là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội tạo môi trường giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình" [23].
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay cho thấy các bậc làm cha, làm mẹ do mải mê làm ăn, kiếm tiền nên rất ít cha mẹ quan tâm đến con cái của họ. Hơn thế, nhiều em khi được hỏi: bố, mẹ có hay trang bị kiến thức, kỹ năng, giáo dục đạo đức cho các em hay không? Thì nhiều em cho rằng, bố mẹ chỉ lo cho các em về chuyện ăn uống, đi học chứ chuyện trang bị kiến thức nói chung là thuộc nhà trường, không quan tâm tới giáo dục kỹ năng của con, và không để ý tới việc giáo dục đạo đức lối sống. Điều đó cho thấy, tưởng rằng cha mẹ là người gần gũi, quan tâm đến con cái nhiều nhất, tuy nhiên thực trạng trên lại cho thấy, hiện nay quá nhiều bậc phụ huynh do mải mê làm ăn, kiếm tiền nên quá thờ ơ với việc giáo dục cho con em họ. Nhiều cha mẹ học sinh còn "mặc kệ cho trường", cũng có quan điểm trời sinh voi, trời sinh