cỏ"; "không học được thì về đi làm thuê". Do sự thờ ơ đó mà nhiều cha mẹ đã hết sức sững sờ khi nhận ra con em họ không có khả năng theo học, thậm chí bị dính vào các tệ nạn xã hội mà các bậc cha mẹ không hay biết.
Thứ ba, về phương pháp, phương tiện:
Do việc triển khai nghị quyết của đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên lực lượng chủ thể thực hiện cũng rất đa dạng. Ngoài những tuyên truyền viên, báo cáo viên chuyên trách thì còn có lực lượng lãnh đạo quản lý ngành giáo dục, lãnh đạo các cấp uỷ, các chi đảng bộ trực thuộc Huyện uỷ, Đoàn viên thanh niên, giáo viên các trường, hội cha mẹ học sinh... mà phương pháp triển khai chính cơ bản vẫn là triển khai tuyên truyền miệng Chính vì thực tế đó mà sử dụng triển khai miệng cũng có nhiều hạn chế. Chủ thể tuyên truyền miệng còn yếu về kĩ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, nội dung chưa thực sự sâu sắc nên không tạo được hứng thú trong quá trình đối tượng tiếp nhận nội dung thông tin.
Các phương tiện trực quan được sử dụng kết hợp trong quá trình tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động như: Tờ rơi, panô, áp phích không được tận dụng triệt để; các phương tiện hỗ trợ hiện đại như băng hình, máy tính, trình chiếu chỉ sử dụng được ở hội nghị trong hội trường, thường chỉ tập trung tại huyện, về cơ sở ít.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất. Lãnh đạo một số cấp uỷ Đảng chính quyền nhất là lãnh đạo cơ sở địa phương nhận thức chưa đầy đủ, chưa thực sự coi trọng việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của cấp uỷ, coi đó là công việc của của ngành giáo dục, của các nhà trường và trách nhiệm của giáo viên là chính. Một số cán bộ lãnh đạo có tư tưởng chủ quan, buông lỏng hoặc giao cho thủ trưởng các cơ sở giáo dục. Về đội ngũ báo cáo viên của cơ sở, hiện nay trên địa bàn huyện, các bộ Tuyên giáo chuyên trách cấp xã chỉ được thành lập ở một số xã, thị trấn còn chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm nên chưa được quan tâm nhiều. Nhiệm vụ triển khai quán triệt, học tập các Nghị quyết của Đảng tại các xã chủ yếu là do đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ thực hiện. Vì thế số lượng công việc đã nhiều nên chất lượng triển khai còn hạn chế.
Thứ hai, trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ chủ chốt, khả năng xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, triển khai, thực hiện và cả cán bộ làm công tác quán triệt, công tác tuyên truyền còn thấp và nhiều hạn chế. Đội ngũ báo cáo viên, trong đó có cả lãnh đạo quản lý các cơ sở giáo dục mặc dù đông về số lượng song chất lượng hoạt động chưa cao đặc biệt là đội ngũ kiêm nhiệm; hạn chế về kĩ năng, nghiệp vụ và chuyên môn. Khả năng nắm bắt tâm lý của đội ngũ báo cáo viên, nhất là ở các buổi triển khai Nghị quyết của các hội, đoàn thể hình thức, triển khai chưa được chú trọng nhiều, thiếu thảo luận, thiếu thông tin minh hoạ nội dung Nghị quyết.
Thứ ba, Về tuyên truyền nội dung của Nghị quyết, hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng chưa thực sự phát huy được hết tác dụng trong việc cung cấp thông tin, Tài liệu, chương trình hành động của cấp uỷ Đảng, của nhà trường có đơn vị thiếu. Do vậy sự nắm bắt của đối tượng thực hiện nghị quyết về các nội dung, giải pháp của Nghị quyết chưa đầy đủ, rõ ràng.
Thứ tư, hoạt động triển khai của các các ngành, hội đoàn thể, tổ chức Đoàn, hội cha mẹ học sinh… chưa thực sự hiệu quả. Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức, xa rời thực tế cơ sở. Trình độ kĩ năng để quy tụ và huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục của huyện của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên còn thấp chưa đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu đề ra. Đội ngũ giáo viên một số nhà trường chậm đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo linh hoạt. Do vậy khi nghị quyết được triển khai hiệu quả thực hiện chậm.
Thứ năm, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện phục vụ cho công tác học tập nghị quyết vẫn còn thiếu: hội trường còn trật hẹp. phương tiện tuyên truyền thiếu, nội dung quán triệt nghị quyết sơ sài, thiếu minh hoạ thực tế
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Số Lượng Giáo Viên Cấp Trung Học Phổ Thông Huyện Kiến Thụy
- Kết Quả Cơ Sở Vật Chất, Phương Tiện Triển Khai Nghị Quyết
- Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 9
- Các Nguyên Tắc, Nhiệm Vụ Đề Xuất Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Triển Khai Nghị Quyết Số 29 Về Đổi Mới Căn Bản Và Toàn Diện Giáo Dục Và
- Đổi Mới Về Hình Thức, Phương Pháp, Phương Tiện Của Công Tác Triển Khai Nghị Quyết
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Cho Công Tác Giáo Dục
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Cơ sở vật chất triển khai nghị quyết chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Nhiều đơn vị trường cơ sở diện tích đất trật hẹp, không thể đạt chuẩn quốc gia, "các phòng học được xây dựng từ những năm 80- 90 của thế kỷ trước đến nay đã xuống cấp, nhiều trường không đủ phòng học 2 buổi trên ngày, trang thiết bị cũ chậm được đầu tư mới, thiếu các phòng chức năng ngoại ngữ tin học, phòng nhạc, hoạ, không có khu vui chơi cho học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập làm chậm đến việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" [27].
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác triển khai Nghị quyết (Những vấn đề đặt ra trong công tác triển khai Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới)
2.4.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng tăng của công tác triển khai Nghị quyết với nhận thức còn hạn chế của cấp ủy và hệ thống chính trị về vị trí vai trò của Nghị quyết nói chung và nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói riêng.
Công tác triển khai các Nghị quyết của Đảng nói chung và Nghị quyết của Trung ương Đảng liên quan tới giáo dục và đào tạo nói riêng trên địa bàn huyện Kiến Thụy có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tích cực làm chuyển biến mạnh mẽ đối với giáo dục và đào tạo của huyện từng bước đáp ứng yêu cầu đặt ra. Bên cạnh đó, tình hình công tác triển khai Nghị quyết số 29 ở một số đảng uỷ cơ sở và trường học còn gặp lúng túng, khó khăn do một số cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị địa phương chưa nhận thức đầy đủ, xem nhẹ và có phần buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Một số cấp uỷ đảng chính quyền cho rằng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là của ngành giáo dục, của các thầy cô giáo nên phó mặc cho lãnh đạo quản lý phòng giáo dục và lãnh đạo quản lý các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã không xây dựng chương trình hành động, không có lộ trình thực hiện các nội dung của nghị quyết thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình như về phát triển cơ sở vật chất, huy động trẻ đến lớp đến trường, giáo dục đạo đức, truyền thống, thực hiện khuyến học, khuyến tài.
Một số lãnh đạo trường học còn có quan điểm trông chờ, thậm chí còn ỷ lại cấp trên, cho rằng trách nhiệm về xây dựng đội ngũ là của cấp trên, xây dựng cơ sở vật chất là của địa phương… ngành giáo dục chỉ lo khâu đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới thi cử nên thiếu tính tham mưu hoặc tham mưu nửa vời cho cấp uỷ nên làm chậm tiến độ thực hiện nghị quyết của Đảng.
Triển khai Nghị quyết số 29 trên địa bàn trên địa bàn huyện Kiến Thụy là nhiệm vụ quan trọng cần cấp ủy và hệ thống chính trị phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo, coi đây là một trong những
nhiệm vụ chính trị cấp thiết nhất tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến nghị quyết trong xã hội để nâng cao nhận thức và đồng tình thực hiện.
2.4.2. Mâu thuẫn giữa tính đơn điệu, thiếu linh hoạt, sáng tạo trong nội dung, hình thức, phương pháp triển khai Nghị quyết
Ngày nay sự phát triển đến chóng mặt của công nghệ thông tin, trang thiết bị máy móc hiện đại liên tục được đổi mới. Sự thâm nhập của các luồng văn hóa, tư tưởng bên ngoài vào nước ta diễn ra ồ ạt, có sự thay đổi từng giờ, từng phút..., vì thế trình độ của cán bộ làm công tác quán triệt nghị quyết, cán bộ Tuyên giáo các cấp có cố gắng đến đâu cũng bộc lộ cái hạn chế đó là trình độ ít được đổi mới. Nếu mâu thuẫn này không có giải pháp khắc phục hiệu quả, để lâu sẽ trở thành nguy cơ tụt hậu về tư tưởng.
Chủ thể được giao thực hiện nhiều việc từ quán triệt, học tập, tuyên truyền, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết và báo cáo Cấp uỷ. Ở đây nhiệm vụ đặt ra với Ban Tuyên giáo- nòng cốt của thực hiện các nhiệm nêu trên là rất nặng nề, đòi hỏi cần trách nhiệm phải cao hơn các cơ quan, ban ngành tham mưu khác. Do đó, trước hết thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo định hướng chính trị; Phải lấy nhiệm vụ chính trị của Đảng, nhiệm vụ lãnh đạo của cấp ủy trong từng thời gian làm định hướng. Cụ thể: Tham mưu của cán bộ Tuyên giáo, của cán bộ ngành giáo dục sẽ góp phần gợi mở đối với suy nghĩ của lãnh đạo, dự báo xu thế sẽ diễn ra giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ không chỉ giải quyết thành công những vấn đề của giáo dục và đào tạo của huyện trong hiện tại mà còn lường trước, giải quyết được những biến động của giáo dục và đào tạo của huyện trong thời gian tương lai được tốt hơn, đạt hiệu quả tối ưu. Việc tham mưu của cán bộ Tuyên giáo, của các chủ thể đồng tham mưu sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo. Chất lượng của công tác tham mưu (tính tối ưu, tính đầy đủ, tính chính xác, kịp thời) càng cao thì hiệu quả lãnh đạo cấp ủy càng cao. Ngược lại, chất lượng tham mưu thấp, không đảm bảo độ tin cậy, thiếu kịp thời thì việc lãnh đạo, điều hành thì trở lên khó khăn, phức tạp. Để các công đoạn tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn triển khai, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng đi vào cuộc sống một cách hiệu
quả, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan tham mưu nhất là Ban Tuyên giáo ngày càng lớn. Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, hướng dẫn triển khai, Ban Tuyên giáo còn phải kiểm tra, giám sát và phối hợp kiển tra, giám sát, tham mưu sơ kết, tổng kết thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định quy chế của Trung ương.
Vì vậy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan hữu quan Đảng để thực hiện, nhất là phối hợp với Ngành trong triển khai, thực hiện, kiểm tra, giám sát để có đánh giá chính xác giúp cấp uỷ đảng điều chỉnh các chỉ tiêu về giáo dục phù hợp với tiềm lực thực tế. Để triển khai thực hiện nghi quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Kiến Thụy một cách thuyết phục, hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ làm công tác quản lý các cấp uỷ lãnh đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lãnh đạo quản lý ngành giáo dục đào tạo huyện phải hội tụ nhiều yếu tố về phẩm chất, năng lực, trình độ..., đây là yêu cầu khó, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có quá trình rèn luyện, nỗ lực cố gắng. Để có được sự thành công trong công việc này thời gian qua đội ngũ làm công tác triển khai nghị quyết đã phải nỗ lực thực hiện bằng nhiều hình thức, phương tiện... để toàn dân, toàn ngành hiểu nội dung, mục đích, ý nghĩa và đặc biệt là vai trò chủ thể của giáo viên, học sinh trước yêu cầu đổi mới giáo dục.
Để có thể đảm bảo được những yêu cầu trên, cán bộ Tuyên giáo Huyện ủy, đội ngũ báo cáo viên, lãnh đạo quản lý ngành giáo dục tham gia quán triệt nghi quyết nhất thiết phải có đủ trình độ, năng lực về nhiều mặt. Muốn phát huy hiệu quả vai trò, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đòi hỏi họ cần ra sức trau dồi nâng cao năng lực một cách toàn diện; trong đó chú trọng năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn, phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà trước hết phải nâng cao về kiến thức, trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp cụ mà cụ thể là trình độ tham mưu, chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đang là yêu cầu cấp bách đối với đội ngũ báo cáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục. Đội ngũ cán bộ
trên lĩnh vực này có đầy đủ phẩm chất đạo đức cách mạng, có lập trường chính trị vững vàng và có trình độ lý luận chính trị nhất định nhưng một bộ phận đội ngũ này chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Thực tế cán bộ tham mưu ở cơ sở, đội ngũ lãnh đạo các nhà trường có một bộ phận trình độ kiến thức và năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu, khả năng phân tích tổng hợp còn yếu, năng lực hoạt động thực tiễn thiếu tính nhạy bén, ít suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo; việc tiếp nhận, xử lý, truyền đạt nội dung nghị quyết chưa tốt; trình độ, năng lực chưa đồng bộ, khả năng phát hiện, nắm bắt, đề xuất, xử lý những vấn đề đột xuất, nổi cộm diễn ra trên địa bàn, của nhà trường còn yếu. Mặt khác, lĩnh vực giáo dục là vấn đề liên quan toàn dân, có hiệu ứng xã hội nhanh, cán bộ Tuyên giáo, cán bộ tham mưu, nhà quản lý giáo dục cần có thời gian tìm tòi, suy nghĩ, tìm ra cách làm mới, hay, phù hợp. Tất cả điều đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác triển khai nghị quyết.
2.4.3. Mâu thuẫn giữa sự đầu tư còn hạn chế về các nguồn lực cho công tác triển khai Nghị quyết
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy thời gian qua vẫn có những hạn chế. Kế hoạch triển khai của một số cấp uỷ chưa cụ thể, nội dung triển khai còn lồng ghép còn cứng nhắc, có nội dung mang tính áp đặt một chiều từ trên xuống, chưa phù hợp với tâm lý và trình độ tiếp nhận thông tin của từng đối tượng. các đối tượng khác nhau cần triển khai quán triệt nội dung phù hợp: với hội viên và cả các đoàn thể, đoàn thanh niên phải khác với đội ngũ giáo viên, khác với đối tượng học sinh hay nhân dân... Việc nắm bắt tình hình tư tưởng của giáo viên, học sinh còn chậm Phương pháp triển khai, thực hiện thiếu sáng tạo, đơn điệu, một chiều, chưa phối hợp chặt chẽ giữa các phương pháp nên ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai. Do trình độ và khả năng tiếp nhận nội dung nghị quyết của một số ít cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hạn chế mà nội dung, phương pháp kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết lại xa rời thực tế, chưa phù hợp với đối tượng nên hiệu quả không cao.
Vấn đề đặt ra cho công tác triển khai các nghị quyết nói chung, nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói riêng, đối với công việc đầu tiên là công tác quán triệt, học tập, tuyên truyền thì phải chú trọng đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp quán triệt tuyên truyền nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả giáo dục. Do vậy cần phải tìm hiểu đối tượng, đặc điểm nhận thức, tâm lý đối tượng để lựa chọn nội dung quán triệt, tuyên truyền phù hợp
Một trong những mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện đối với giáo dục và đào tạo là nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống chính vì vậy cấp uỷ, chính quyền, giáo viên, lãnh đạo quản lý nhà trường và ngành giáo dục cần xây dựng nội dung giáo dục rõ ràng, cụ thể, gắn với tình hình thực tiễn, với nêu gương người tốt, việc tốt.
Kết luận chương 2
Trong hơn năm qua, công tác triển khai Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc triển khai quyết liệt đã góp phần làm giáo dục có bước tiến bộ đáng kể, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững, chất lượng học sinh giỏi cao hơn so với nhiều năm trước đây, tỷ lệ giáo viên giỏi tăng, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đảm bảo về số lượng và có trình độ chuẩn, trên chuẩn cao, tỷ lệ trường xây dựng đạt chuẩn quốc gia năm 2014 tăng. "Tỷ lệ trẻ huy động ra lớp đảm bảo 100%, lên lớp 99,5%; học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học tăng từ 25% năm 2009, nên 40 % năm 2014, phổ cập các cấp học được giữ vững" [28].
Tuy nhiên, so với yêu cầu, mục tiêu đề ra trong các chỉ thị nghị quyết, của Trung ương, Thành ủy, Huyện uỷ về đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn Kiến Thụy thời gian qua còn hạn chế: công tác quán triệt học tập, tuyên truyền Nghị quyết có đơn vị hiệu quả thấp nhiều đơn vị triển khai học tập không tảo luận, viết thu hoạch, đơn điệu thiếu sáng tạo. Kế hoạch, Chương trình hành động của cấp uỷ, của cơ sở giáo dục còn chung chung hoặc "giống cấp trên", hoặc không xây dựng chương trình hành động. Đối với việc thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết của các cơ sở giáo dục, các cấp học chưa chuyển biến mạnh, có việc trông chờ vào triển khai của cấp trên: như nội dung chương trình sách giáo khoa, như đổi mới đánh giá, đổi mới thi cử.
Một bộ phận nhân dân và cả cán bộ lãnh đạo các cấp chưa thực sự đầy đủ về trách nhiệm trong thực hiện Nghị quyết. Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, ban ngành, đoàn thể, cơ quan đơn vị chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nghị quyết một cách quyết liệt. Từ tình hình nêu ở trên, cần phải có phương hướng và biện pháp khắc phục những tồn tại hạn chế để công tác triển khai Nghị quyết đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.