Tình Hình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Quản Lý Đào Tạo Ở Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng


Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình khoa học đã công bố và phụ lục.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

1.1.1. Các nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Đào tạo được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, kết nối

toàn bộ

các hoạt động trong các cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

giáo dục. Mục tiêu đào tạo luôn

thống nhất với mục tiêu phát triển của mỗi nhà trường và chất lượng đào tạo sẽ tạo nên chất lượng, thương hiệu của nhà trường.

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 3

nước ngoài, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đào tạo, QLĐT ở các cơ sở GDNN theo các cách tiếp cận khác nhau.

Tác giả

William R.Tracey (1980), trong cuốn sách:

“Managing

Training and Development System” (Quản lý đào tạo và phát triển hệ

thống),

trên cơ

sở tiếp cận quản lý phải linh hoạt, chủ

động, đã đề

cập

đến việc quản lý GDNN cần luôn thay đổi theo nhịp độ của thị trường đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế, xã hội [94].

Nhà giáo dục học người Nga X.Ia. Batusép (1982), trong cuốn sách: “Cơ sgiáo dc nghnghip” đã viết “Giáo dục học và GDNN có những khác biệt. Dạy thực hành (dạy sản xuất) trong các trường dạy nghề là một đặc điểm, chính việc dạy thực hành là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp” [69, tr.27].

Tác giả

William E.Blank (1982), trong cuốn sách:

“Handbook for

Developing Competency ­ Based Training Programs” (Sổ tay phát triển

năng lực ­ các chương trình đào tạo cơ

bản)

cho rằng

đào tạo theo phát

triển năng lực, mà bản chất là đào tạo theo chuẩn đầu ra, không dùng thời


gian quy định cho khóa học mà dùng các chuẩn về

kiến thức, kỹ

năng

chuyên môn nghề

nghiệp đã quy định để

làm đơn vị

đo (chuẩn đánh giá)

kết quả đào tạo [93].

Đề cập đến việc phát triển chương trình đào tạo, tác giả cho rằng khâu mấu chốt của QLĐT trong GDNN là xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học. Trong việc này, chủ thể quản lý phải tiến hành phân tích hoạt động

nghề nghiệp và nhu cầu của người học, xây dựng hồ sơ năng lực người

học, xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần tiếp tục hình thành,

phát triển ở họ, trên cơ sở đó thiết kế và vận hành chương trình đào tạo theo các gói phát triển năng lực thực hiện của từng ngành nghề [93].

Cuốn sách: “Managing Training strategies for Developing Countries” (Chiến lược QLĐT ở các nước phát triển) của tác giả John E.Kerrigan và

Jeff S.Luke (1987), đã đề cập đến chiến lược QLĐT trong đó có GDNN

phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng nền kinh tế và khu vực [77].

Tác giả Shirley Fletcher (1997), trong cuốn sách: “Designing

Competence ­ Based Training” (Thiết kế

năng lực

­ đào tạo cơ

bản)

một

trong những tài liệu bàn sâu về đào tạo theo năng lực gắn với chuẩn đầu ra

được ấn hành thập niên cuối Thế kỷ XX, đã đề cập đến các cơ sở khoa

học của việc thiết lập các tiêu chuẩn đào tạo, các kỹ thuật phân tích nhu cầu người học và phân tích công việc, xây dựng mô đun của chương trình đào tạo để đạt tới chuẩn đầu ra [87].

Cuốn sách: “Managing TVET to meet Labor Makert Demand” (Qun lý TVET tương ng vi nhu cu ca thtrường lao động) của R.Noonan (1997), đã tiếp cận và đưa những kiến nghị đối với các cơ sở GDNN cần tuân thủ các


quy luật của thị trường trong quản lý GDNN, đặc biệt là quy luật cung ­ cầu, GDNN gắn với nhu cầu về số lượng và chất lượng của doanh nghiệp, thị trường việc làm, nhu cầu của người học. Tác giả cũng đưa ra một số biện pháp quản lý GDNN đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động như: biện pháp xác định nhu cầu đào tạo theo thị trường lao động; biện pháp về quản lý hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động [80].

Theo nhận định của các nhà khoa học Rothwell, W.J và Lindholm, J.E (1999), trong cuốn sách: “Competency indentification modeling and assessment

in the USA” (Mô hình hóa và đánh giá năng lực

ở Mỹ),

để nâng cao chất

lượng đào tạo nguồn nhân lực cần phải dựa trên phân tích quá trình lao động để khám phá ra những quy tắc, những cách thức tốt nhất giúp cho người học nghề có được năng lực hành nghề, mà các năng lực này được coi như chuẩn đầu ra của một nghề được đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp [83].

Tác giả Vladimir Gasskov (2000), trong cuốn sách: “Managing

vocational training systems” (Qun lý hthng đào to ngh) đã nêu ra những nội dung QLĐT chủ yếu là: quản lý cơ cấu tổ chức và nguồn lực con người trong đào tạo, thiết lập mục tiêu, kế hoạch đào tạo, quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, cơ sở vật chất ­ kỹ thuật,

… [91].

Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), Hiệp hội thúc đẩy giáo dục và đào

tạo ở nước ngoài (APEFE) của Vương quốc Bỉ và Tổng cục dạy nghề Việt Nam (nay là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động ­ Thương binh và Xã hội) (2012), đã ấn hành bộ tài liệu “Phương pháp tiếp cn theo năng lc trong đào to nghtrong đó chỉ rõ việc triển khai một hệ thống đào

tạo nghề

dựa trên phương pháp tiếp cận theo năng lực nghề

nghiệp mở

đường cho việc áp dụng các bộ chuẩn năng lực, từ đó làm cơ sở cho việc xác


định chuẩn đầu ra, chuẩn đào tạo, kế hoạch đào tạo, xây dựng chuẩn đánh giá trong đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp [2].

Như vậy, cùng với những nghiên cứu về đào tạo, vấn đề QLĐT cũng được nhiều tổ chức, nhà khoa học và QLGD ở nước ngoài quan tâm. Ở lĩnh vực GDNN, tiến trình phát triển của các cơ sở GDNN gắn liền với sự phát triển hoạt động lao động của con người. Từ thời tiền sử với kiểu truyền nghề bắt chước tự nhiên, thời cổ đại với kiểu truyền nghề bắt chước có ý thức, thời trung cổ và phục hưng với kiểu truyền nghề có tổ chức, thời cận đại với hình thức GDNN chính quy và đến thời đương đại với hình thức GDNN phát triển. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về QLĐT ở các cơ sở GDNN của các tác giả nước ngoài đã chỉ rõ các nội dung của QLĐT và nghiên cứu sâu theo từng nội dung quản lý như mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến phương pháp dạy học thực hành; đã phân tích các yếu tố tác động, yêu cầu, nguyên tắc, xu hướng,… của QLĐT trong GDNN, đặc biệt là quan hệ giữa GDNN với thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Vit Nam, các nhà khoa học cũng có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo và QLĐT ở lĩnh vực GDNN.

Tác giả

Nguyễn Viết Sự (2005), trong cuốn sách:

“Giáo dục nghề

nghiệp ­ những vấn đề và giải pháp” đã nhận diện những vấn đề tồn tại

phổ biến trong hệ thống GDNN của Việt Nam, từ chương trình, phương

pháp, nội dung, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, khả năng thích

ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống GDNN, như chuẩn hóa các

điều kiện ĐBCL, nhất là các điều kiện về giáo, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất… [49].

chương trình, giáo trình, nhà


Tác giả Phan Văn Kha (2007), trong cuốn: Đào to và sdng nhân lc trong nn kinh tế thtrường Vit Nam” đã đưa ra các yêu cầu xã hội về năng lực của nguồn nhân lực trước bối cảnh kinh tế thị trường và các yêu cầu về tổ chức đào tạo nhằm hình thành và phát triển năng lực hành nghề cho người lao động; mà các yêu cầu về năng lực đó có thể được xem là chuẩn đầu ra cần được vận dụng trong đào tạo [36].

Cùng với những nghiên cứu về

đào tạo, các nhà khoa học ở

Việt

Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về dục nói chung và các trường trung cấp nói riêng.

QLĐT ở

các cơ

sở giáo

Tác giả Trần Khánh Đức (2010), trong cuốn sách: “Giáo dc và phát trin ngun nhân lc trong thế kXXI” đã đưa ra bốn chức năng cơ bản của quản lý đó là: (i) Dự báo và lập kế hoạch; (ii) Tổ chức; (iii) Lãnh đạo/ chỉ đạo; (iv) Kiểm tra đánh giá. Đây cũng là những chức năng phổ biến với mọi nhà quản lý, trong đó có quản lý nhà trường và QLĐT trong nhà trường [19].

Trong cuốn:

“Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục”

tác giả

Trần Kiểm (2013), đã chỉ ra những yếu tố đầu vào trong giáo dục, đào tạo

cũng như

đầu ra của giáo dục, đào tạo là con người

­ sản phẩm đào tạo

của nhà trường với nhân cách được hình thành và phát triển theo mục tiêu

giáo dục. Ở đây có thể hiểu mục tiêu giáo dục đó chính là chuẩn đầu ra

của ngành đào tạo mà các cơ sở giáo dục và đào tạo phải đạt tới là phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài [37].


Tác giả đã đề cập đến tiếp cận phức hợp, khi đó nhà quản lý nhìn

nhận đối tượng quản lý như

một chỉnh thể, các thành tố

trong quá trình

QLĐT gắn bó hữu cơ, tương tác lẫn nhau nên quản lý cũng cần có cái nhìn biện chứng, chất lượng ở đây là chất lượng tổng thể, có chăng các thành tố

chủ

đạo trong đào tạo sẽ

cần được đầu tư, coi trọng cải tiến đúng mức

nhằm đạt được chất lượng những mục tiêu. Cũng trong cuốn sách này, tác giả cho rằng cần tăng quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo về ngân sách, nhân sự, chương trình dạy học. Cơ sở đào tạo là cơ sở có quyền ra quyết định, giải quyết các vấn đề nảy sinh ngay tại chỗ với sự tham gia đông đảo của các thành viên liên quan [37].

Nghiên cứu về

QLĐT

ở các cơ

sở GDNN, trong đó có các trường

trung cấp, tác giả Nguyễn Minh Đường (2006), trong đề tài cấp nhà nước KX­ 05­ 10: Đào to nhân lc đáp ng yêu cu công nghip hóa và hin đại hóa trong điu kin kinh tế thtrường, toàn cu hóa và hi nhp quc tếđã xác định: chuẩn các trình độ, các ngành nghề trong hệ thống đào tạo là những yêu cầu khách quan từ thị trường lao động, nó xuất phát từ nhu cầu của các ngành kinh tế xã hội, các cơ sở GDNN phải căn cứ vào đó mà xây dựng mục tiêu đào tạo. Để có thể đánh giá theo chuẩn mực mục, tiêu đào tạo phải được thiết kế một cách rất cụ thể, rõ ràng theo thang giá trị nhất định của các tiêu chí về năng lực thực hiện hay năng lực chuyên môn nghề, hoặc năng lực thực hành nghề mà học sinh, sinh viên tốt nghiệp cần phải có [20].

Tác giả Phan Chính Thức (2003), trong luận án tiến sĩ: “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cho rằng đào tạo nghề là quá trình

phát triển một cách có hệ

thống các kiến thức, kỹ

năng, thái độ

nghề


nghiệp; đào tạo nghề là nhằm hướng vào hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội. Mục tiêu đào tạo là trạng thái phát triển nhân cách được dự

kiến trên cơ sở yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và được hiểu là chất

lượng cần đạt tới đối với người học sau quá trình đào tạo. Mục tiêu của đào tạo nghề được phân tích trên hai vấn đề: hiệu quả trong (nhân cách) và hiệu quả ngoài (chức năng và nhiệm vụ xã hội) [59]. Những nội dung trên

mà tác giả

Phan Chính Thức đưa ra đối với đào tạo nghề

cũng chính là

những vấn đề mà các trường trung cấp đang hướng tới.

Tác giả Nguyễn Thị Hằng (2013), trong luận án tiến sĩ:


“Quản lý

đào to nghề ở các trường dy nghtheo hướng nhu cu xã hi” đã đề cập đến lý luận quản lý GDNN theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, đề xuất một số giải pháp quản lý GDNN cho các trường dạy nghề theo nhu cầu xã hội. Các giải pháp có khả năng ứng dụng trong thực tiễn giúp cho các trường dạy nghề tháo gỡ được những khó khăn trong công tác quản lý đào tạo nghề hiện nay và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội [27].

Tác giả Đào Việt Hà (2014), trong luận án tiến sĩ: “Qun lý đào to theo năng lc thc hin nghkthut xây dng các trường cao đẳng xây dng” đã cho rằng năng lực thực hiện là các tổ hợp của ba thành tố kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp mà mỗi cá nhân cần có để hoàn thành

được những nhiệm vụ

và công việc của một nghề

đạt chuẩn quy định

trong những điều kiện nhất định. Nếu thực hiện đồng bộ QLĐT theo năng lực thực hiện nghề kỹ thuật xây dựng trên các phương diện: Quản lý các yếu tố đầu vào; quản lý quá trình dạy học; quản lý các yếu tố đầu ra thì sẽ từng bước nâng cao được chất lượng hiệu quả đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp ngành xây dựng [25].

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí