Đổi Mới Về Hình Thức, Phương Pháp, Phương Tiện Của Công Tác Triển Khai Nghị Quyết

Như vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện việc quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đưa nhiệm vụ giải pháp của nghị quyết vào thực tiến thực hiện có ảnh hưởng rất lớn quyết định thành công hay thất bại. Hai yếu tố này có mối quan hệ hai chiều, biện chứng với nhau. Nếu nội dung quán triệt, phổ biến có thiết thực, hình thức, phương pháp, phương tiện đẻ triển khai có tốt đến mấy mà người cán bộ báo cáo viên không hội đủ phẩm chất chính trị, năng lực làm việc tốt thì chất lượng tác động đến nhân thức người thực hiện cũng không thể cao được.. Các cấp lãnh đạo trên địa bàn huyện cần đưa ra biện pháp hữu hiệu và dành nguồn kinh phí đầu tư hợp lý cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ này. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, người thực quán triệt tuyên truyền nghi quyết cần nắm bắt thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đánh giá được nội dung thông tin đưa ra để có cái nhìn đúng đắn, toàn diện, nếu không kịp thời nắm bắt thông tin thì người cán bộ tuyên truyền sẽ trở thành lạc hậu, đi sau thời đại và khi đó nội dung thông tin mà họ đưa ra sẽ không đủ sức thuyết phục đối tượng. Đồng thời người cán bộ cần có trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt tình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngại khó, ngại khổ. Qua đó cho thấy, việc nâng cao chất lượng của cán bộ báo cáo viên là một việc làm cần thiết và cần được ưu tiên trước hết trong thời gian tới. Muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ này cần nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các ban, ngành đoàn thể.

Trong những năm qua, được sự hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, tuyên truyền từ huyện đến cơ sở. Lựa chọn cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Ban Thường vụ Huyện uỷ cũng đã quan tâm biên chế bộ máy Ban Tuyên giáo Huyện uỷ gồm 05 đồng chí, trong đó 02 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, 3 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị; 03 đồng chí có nghiệp vụ sư phạm; về cơ bản đều có bằng chuyên môn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, và hằng năm được tập huấn công tác nghiệp vụ tại học viện chính trị Hồ Chí Minh

Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đã hướng dẫn việc kiện toàn Ban Tuyên giáo cơ sở, đến nay 100% các Đảng bộ trực thuộc Huyện uỷ đều có Ban Tuyên giáo do

đồng chí Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban; các chi bộ trực thuộc Huyện uỷ cử một đồng chí phụ trách công tác tuyên giáo. Tại các xã, thị trấn của huyện các đồng chí trong cấp uỷ đều được giao nhiệm vụ tuyên truyền, triển khai các nội dung theo ngành, lĩnh vực phụ trách, qua đó đã chuyển tải được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các vấn đề thời sự quan trọng của quốc tế, trong nước, thành phố và của huyện tới từng thành viên của Hệ thống chính trị, tới mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Công tác xây dựng đội ngũ báo cáo viên và cộng tác viên dư luận xã hội của huyện đã từng bước được chú trọng. Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên của huyện gồm 30 đồng chí, trong đó 26,7% có trình độ cao cấp chính trị; ở các đơn vị cơ sở bố trí 01 đồng chí là báo cáo viên, và một số đồng chí là cộng tác viên dư luận xã hội (tổng số các đồng chí là báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội là 66 đồng chí) đảm bảo công tác phổ biến, tuyên truyền nghị quyết của đảng, và phản hồi kịp những đề nghị, khó khăn vướng mắc từ cơ sở về huyện [7].

Qua khảo sát chỉ có 56/ 155 người được hỏi có ý kiến cho rằng Báo cáo viên quán triệt triển khai Nghị quyết nhiệt tình, dễ hiểu có liên hệ; 95/155 người cho rằng bình thường, thực hiện được; 4 người cho rằng không rõ ràng, khó hiểu.

Thực trạng hiện nay cho thấy mọi gia đình đều quan tâm tới giáo dụcđào tạo, nhu cầu cần tìm hiểu về Nghị quyết đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là nhu cầu rất cần thiết đối với giáo viên và các bậc phụ huynh, các cấp học. Tuy nhiên khi được hỏi “thông tin về Nghị quyết” thì có tới 50/155 phiếu hỏi hội viên đoàn thể, giáo viên cho rằng mình chưa biết đến học chỉ biết đến khi xem ti vi, báo đài về nghị quyết này. Điều đó cho thấy một thực trạng hiện nay là, đối tượng rất cần biết đến các thông tin lại chưa hề được thông tin hoặc không có cơ hội biết được thông tin. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu đối với người cán bộ chủ đạo thực hiện triển khai nghị quyết là cần thường xuyên gần gũi để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và đối tượng học sinh, để hiểu được các em cần những thông tin gì để cung cấp một cách kịp thời nhất.

3.2.4. Đổi mới về hình thức, phương pháp, phương tiện của công tác triển khai Nghị quyết

Xác định một trong những nhiệm vụ ban đầu của triển khai nghị quyết là công tác quán triệt, tuyên truyền về nội dung của Nghị quyết. Trong công tác này

cần xác định tuyên truyền miệng là lĩnh vực nhạy bén, vừa đòi hỏi có nội dung sâu sắc, kịp thời, vừa cần có hình thức phong phú, đa dạng để đối tượng cần biết dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện. Trước yêu cầu đó, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã chú trọng chỉ đạo đổi mới phương thức tuyên truyền. Qua đó, nhiệm vụ phổ biến, quán triệt, học tập và tuyên truyền các Nghị quyết của Đảng đã được các cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể dành nhiều công sức chỉ đạo, từng bước đổi mới việc quán triệt học tập, tuyên truyền Nghị quyết với quá trình thể chế hoá các quan điểm, chủ trương, đường lối đảm bảo dân chủ bàn bạc, xây dựng chương trình hành động cụ thể, thiết thực phù hợp với tình hình từng cơ sở, làm cho việc thực hiện Nghị quyết ngày càng có hiệu quả hơn. Trong các đợt quán triệt Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, "tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập đầy đủ đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tạo sự nhất trí cao với các chủ trương, chính sách và đường lối đổi mới của Đảng" [15].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Để có nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền để triển khai nghị quyết đạt hiểu quả cao thì cần phải nắm vững đặc điểm tâm lý, nhận thức của đối tượng tuyên truyền, đối tượng, chủ thể thực hiện Nghị quyết. Các yếu tố của quán triệt, tuyên truyền phù hợp với đặc điểm tâm lý của đối tượng người nghe, đối tượng thực hiện sẽ đạt được hiệu quả mạnh, và ngược lại thì ít tác dụng.

Vì vậy, trong công tác quán triệt, tuyên truyền cần nắm vững đặc điểm về xã hội - nhân khẩu học, thành phần xã hội - giai cấp, học vấn, giới và các đặc điểm về tâm lý của đối tượng. Đồng thời nghiên cứu về thực trạng nhận thức của đối tượng và hành động của họ với nội dung quán triệt, tuyên truyền để đạt được hiệu qua.

Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 12

Tác động của triển khai Nghị quyết phải đến từng đối tượng cụ thể, tác động đến mặt xu hướng của họ phải qua giáo dục, thuyết phục là chính, tác động đến mặt năng lực của họ phải qua con đường truyền thụ, lĩnh hội. Trong triển khai thấy đối tượng yếu ở mặt nào thì tác động đúng cho có hiệu quả.

Việc triển khai những chương trình lớn, rộng cần tiến hành chiến dịch tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tạo thành dư luận xã hội, thành phong trào quần chúng, gây tác động lan truyền nhanh, chuẩn xác… Kết hợp

với triển khai sâu ở các nhóm trong cộng đồng, tổ chức hội, tập thể cơ sở, để tạo thành dư luận của tập thể, ý chí tập thể, sự trao đổi, chia sẻ thảo luận dân chủ của các chủ thể thực hiện tạo được bầu không khí tích cực là cơ sở cho thực hiện đạt hiệu quả nhất. Tuyên truyền nội dung cần gắn với minh hoạ thực thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của người nghe: ví dụ tuyên truyền nội dung Nghị quyết và chương trình hành động của các cấp uỷ cho đội ngũ giáo viên các trường, đội ngũ lãnh đạo quản lý nhà trường, phải khác hội viên hội nông dân, hội phụ nữ, hay các đoàn thể khác, tuyên truyền trên phương tiện phát thanh huyện cũng cần có nội dung dễ nhớ hơn, ví dụ minh hoạ cũng cần phù hợp hơn.. Tuy nhiên hiệu quả tuyên truyền không chỉ do nội dung quy định mà còn do chủ thể biết sử dụng linh hoạt hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền và biết kết hợp giữa nội dung khoa học và hình thức hấp dẫn. Thực tế cho thấy hiệu quả tuyên truyền Nghị quyết đạt thấp, người nghe không ghi nhớ do nhiều nguyên nhân không chỉ từ nội dung, phân tích nghèo nàn, tính khoa học thấp mà còn do sử dụng nhiều lần lặp lại những hình thức, phương pháp đã trở nên đơn điệu, nhàm chán. Do đó chủ thể tuyên truyền cần mạnh dạn áp dụng các hình thức tuyên truyền mới như: thảo luận, toạ đàm, đối thoại, hỏi đáp tại hội trường… Các phương tiện tuyên truyền cần được hiện đại hoá, tuy nhiên cần phải kết hợp chặt chẽ giữa việc sử dụng các phương tiện hiện đại cùng với các phương tiện tuyên truyền truyền thống sử dụng tuyên tuyền miệng, thuyết trình bởi chúng có mối liên hệ tác động qua lại mật thiết với nhau, tích cực của phương tiện này sẽ bổ sung cho phần hạn chế của phương tiện kia và ngược lại.

Các hình thức, phương pháp, phương tiện cần được chủ thể sử dụng linh hoạt trong hoạt triển khai Nghị quyết như: triển khai miệng, triển khai bằng văn bản, thảo luận, toạ đàm, thi tìm hiểu, các hội thi, tờ rơi, khẩu hiệu.

Các cuộc thi, viết của cán bộ quản lý về giải pháp để đổi mới giáo dục toàn diện của huyện, cụ thể của các trường chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm chú ý của giáo viên vả học sinh của các bậc phụ huynh và toàn xã hội nói chung. Từ đó và đặc biệt là các thầy cô giáo, các em học sinh sẽ nâng cao nhận thức, hiểu biết và trách nhiệm của mình hướng tới hành vi tốt cống hiến cho ngành, cho nhiệm vụ học tập.

Huyện uỷ cần tích cực chỉ đạo, Phòng giáo dục triển khai nhiều hoạt động trong các nhà trường xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp, xây dựng sứ mạng nhà trường, chú trong giáo dục đạo đức qua các hoạt động phong trào ngoại khoá, phòng chống các tệ nạn xã hội, phát động phong trào học sinh tình nguyện, tích cực tham gia đấu tranh với tệ nạn trong học đường, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức Hội nghị “gặp mặt gương mặt học sinh xuất sắc” và giao lưu “thắp sáng ước mơ ” cho các em học sinh. Đồng thời cần tích cực xây dựng và duy trì, phát triển các mô hình tại cộng đồng dân cư, các trung tâm học tập cộng đồng như: câu lạc bộ thanh niên, đội giáo dục đồng đẳng, nhóm nghị lực, đội tình thương, trung tâm tư vấn, đội kỹ năng sống… để thu hút học sinh, thanh, thiếu nhi tham gia vào thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá… Thông qua hoạt động của các câu lạc bộ, Đoàn - Hội đã thu hút, tập hợp được các học sinh để cung cấp thông tin, kiến thức xã hội, kĩ năng sống, giúp học sinh tự tin hơn trong việc học tập và các hoạt động trong xã hội.

Ngoài ra thực hiện các hoạt động tư vấn đối với giáo dục, đối với các trường học các thầy cô và học sinh cùng là một hình thức tuyên truyền tích cực để thực hiện Nghị quyết đây cần phải coi là một hình thức cần được sử dụng tích cực trong thời gian tới. Các chuyên gia tư vấn về giáo dục sẽ giúp nhà quản lý, giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh cùng toàn xã hội trả lời những thắc mắc xung quanh các vấn đề đổi mới giáo dục. Đây là hoạt động có ý nghĩa, tác động tốt công đồng và gia đình,các bậc phụ huynh nhìn nhận rõ về mà giáo dục con em học đang gặp khó khăn. Ví dụ việc tư vấn vấn đề thi cử, tư vấn về định hướng nghề nghiệp, việc học ngoại khoá; ngoại ngữ theo lứa tuổi là những vấn đề rất nhiều phụ huynh học sinh quan tâm... Như vậy, các nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường, công đoàn và nhất là đoàn thanh niên trong trường học cần tập trung xây dựng các mô hình các câu lạc bộ phòng chống các tệ nạn học đường, các đội giáo dục đồng đẳng. “Nhóm nghị lực”, “nhóm bạn giúp bạn”, “Trung tâm tư vấn ”…coi đây là một mục tiêu đổi mới phương thức tập hợp đoàn kết, giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng niên, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức, định hướng hành vi tích cực trong học tập và lao động.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả trong tuyên truyền triển khai nghị quyết thì cần thường xuyên tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, các tuyên truyền viên và cộng tác viên dư luận xã hội của huyện. Tổ chức các cuộc thi báo cáo viên giỏi, tuyên truyền viên giỏi, trong đó chú ý đến lực lượng là hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục.

Như vậy, việc thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện triển khai là một yêu cầu bức thiết đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư của huyện uỷ, uỷ ban nhân dân huyện, của ngành giáo dục các cơ sở nhà trường cần thực hiện đồng bộ và hiệu quả trang thiết bị. Việc đổi mới này thành công sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc tuyên truyền triển khai nghị quyết đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới.

3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa tổ chức hội, cha mẹ học sinh, hội khuyến học khuyến tài, các tổ chức đoàn thể trong công tác triển khai Nghị quyết đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo

Gia đình, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh, hội cựu giáo chức, Đoàn thanh niên có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện nghị quyết về giáo dục. Vì các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh, gia đình là những người người hiểu hơn ai hết những đặc điểm tâm lý của con, em mình. Và là người quản lý nhiều thời gian nhất đối với con em mình, Bởi vậy gia đình nắm rất rõ đặc điểm tâm sinh lý của các em để có phương pháp hoặc phối hợp với nhà trường quản lý và giáo dục con em mình hiệu quả; gia đình là tiền đề để hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Song trên thực tế hiện nay cho thấy, có rất nhiều cha mẹ do mải mê làm ăn mà không quan tâm đến cuộc sống, cũng như tâm tư, nguyện vọng của con em mình. Do đó nhiều em thấy thiếu thốn tình cảm nên dễ bị bạn bè xấu lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, phải bỏ học, thanh niên lêu lổng không tham gia các lớp đào tạo nghề. Chính vì vậy cần nâng cao vai trò của gia đình trong công tác giáo dục học sinh trong đó coi trọng giáo dục về đạo đức, nhân cách là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Cần lựa chọn những gia đình có con em ngoan ngoãn, học giỏi, thành đạt trong cuộc sống làm tấm gương nhân rộng, tuyên truyền cho các gia đình khác cùng học tập và làm theo.

Các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội cũng góp phần quan trọng trong sự tác động hiệu quả thực hiện nghị quyết. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, báo cáo viên, lãnh đạo các nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ với bí thư, chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hội phụ nữ… để trực tiếp trao đổi vai trò của nghị quyết với giáo dục và đào tạo đồng thời nhấn mạnh những việc mà tổ chức hội cần làm cho giáo dục như: huy động học sinh đến lớp đến trường, tránh hiện tượng bỏ học, duy trì phổ cập giáo dục, khảo sát giới thiệu thanh niên tham gia học nghề tạo công ăn, việc làm. Các tổ chức hội tuyên truyền thành viên hội viên của mình nhận thức đúng đắn, hướng dẫn, động viên con em họ tham gia học tập đầy đủ, phòng, chống thói hư tật xấu và các tệ nạn xã hội tại địa bàn. Đồng thời lựa chọn những gia đình có con em ngoan ngoãn, học giỏi làm gương tuyên truyền cho các gia đình khác cùng học tập, noi theo. Hội phụ nữ huyện và các xã cần nhân rộng mô hình “ gia đình không có chồng, con vi phạm pháp luật”. Tổ chức Đoàn thanh niên huyện đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục học sinh và thanh thiếu nhi toàn huyện tham gia vào các hoạt động thanh thiếu nhi, các điểm vui chơi lành mạnh, các câu lạc bộ phòng, tệ nạn xã hội cho thanh niên, câu lạc bộ búp măng non, câu lạc bộ đôi bạn cùng tiến.... Đây là tổ chức sâu sát và gần gũi nhất với thanh thiếu nhi, học sinh.

Cần đẩy mạnh triển khai tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức… Đồng thời cần đa dạng hoá nội dung và hình thức hoạt động tuyên truyền như: trao đổi, toạ đàm, thảo luận về chủ đề đổi mới giáo dục trong đó tập trung đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức đoàn trong nhà trường, chú trọng đổi mới hình thức sinh hoạt ngoại khoá phù hợp với các đối tượng học sinh, đổi mới nội dung hoạt động của các câu lạc bộ trong nhà trường bằng việc tổ chức liên hoan, giao lưu văn nghệ, biểu dương các sao, đội, các đôi bạn cùng tiến các mô hình tiêu biểu của các trường trong hoạt động ngoại khoá và hoạt động phong trào toàn huyện. Ngành giáo dục và các nhà trường cần cử giáo viên, thanh niên thường xuyên tham dự, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kĩ năng về về nghiệp vụ công tác hoạt động giáo dục cộng đồng, hoạt động đoàn, hội đội và công tác thanh niêm trong các nhà trường. Tổ chức Đoàn từ huyện tới các cơ sở và các chi đoàn trường cần gần gũi, gắn bó với học sinh, với hoạt động của phong trào thanh, thiếu nhi do mình phụ trách để từ đó có biện pháp giáo dục đạt hiệu quả nhất.

Ban Thường vụ Huyện đoàn tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Đoàn triển khai kế hoạch xây dựng Chi đoàn vững mạnh trên địa bàn dân cư, trong các trường cần coi trọng tiêu chí không có đoàn viên, thanh niên vi phạm pháp luật, chú ý tới xây dựng và kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục của các chi đoàn nhà trường đây là chỉ tiêu đánh giá các chi đoàn trường học vững mạnh

Để tiếp tục phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên huyện trong công tác giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng trong các nhà trường góp phần tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục đào tạo, các cấp bộ Đoàn cần phải xác định công tác hoạt động ngoại khoá, giáo dục lịch sử, đạo đức thông qua các chuyên đề...là nội dung trọng tâm trong công tác giáo dục học sinh trong các nhà trường. Chi Đoàn giáo viên phải được cụ thể hoá các việc trong kế hoạch công tác hàng năm của mình. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn nhiệt tình, có năng lực chỉ đạo và có khả năng tham mưu, thiết kế, tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục nêu trên, đồng thời xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên tích cực, có hiệu quả trong công tác giáo dục của Đoàn. Luôn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đầu tư nghiên cứu xây dựng mô hình giáo dục, hoạt động phù hợp với từng đối tượng, kịp thời sơ kết tổng kết để phổ biến nhân rộng các mô hình giáo dục hoạt động có hiệu quả. Chủ động phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các ngành chức năng, các đoàn thể xã hội, gia đình, nhà trường trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tạo nguồn lực vật chất, kinh phí cho các hoạt động giáo dục học sinh.

Không chỉ nâng cao vai trò trách nhiệm của gia đình, tổ chức Đoàn, Hội phụ nữ mà các tổ chức đoàn thể khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào triển khai Nghi quyết về đổi mới giáo dục: Các tổ chức, các hội đó phải kể đến như: Mặt trận Tổ quốc, Phòng Lao động Thương binh và xã hội, phòng Văn hoá Thông tin huyện; Đài phát thanh huyện, hội cựu giáo chức huyện, hội khuyến học khuyến tài huyện..

Mặt trận Tổ quốc cần tích cực phối hợp các ban, ngành, đoàn thể như: Hội phụ nữ, phối hợp với ngành Lao đông - Thương binh và xã hội Hội nông dân, Hội khuyến học khuyến tài... nhân rộng, tổ chức nhiều hình thức tuyên tuyền, khuyến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023