Phương Pháp Và Phương Tiện Triển Khai Nghị Quyết

1.5.3. Phương pháp và phương tiện triển khai Nghị quyết

1.5.3.1. Phương pháp triển khai

Để thực hiện có hiệu quả công tác triển khai nghị quyết trên địa bàn huyện, chủ thể triển khai sử dụng các phương pháp: triển khai văn bản để nghiên cứu, giới thiệu nội dung nghị quyết trên hội trường (thuyết trình), trực quan, đại chúng, nêu gương…

Hoạt động tuyên truyền được tiến hành thông qua báo cáo của đội ngũ báo cáo viên, lãnh đạo các nhà trường, hành động thực hiện của các cá nhân, cơ quan đơn vị.

Thông qua các hoạt động của các tổ chức triển khai.

Sử dụng đội ngũ báo cáo viên của huyện và cơ sở tuyên truyền, Bí thư cấp uỷ và trực tiếp các hiệu trưởng triển khai ở cơ quan mình quản lý.

Nghiên cứu, quán triệt, tổ chức hội nghị nghe phổ biến Nghị quyết. Tổ chức thảo luận tổ đánh giá kết quả giáo dục đào tạo địa phương.

Uỷ ban nhân dân, các ngành xây dựng chương trình hành động, lộ trình thực hiện các nhiệm vụ đã được xây dựng.

1.5.3.2. Phương tiện triển khai

Ban Thường vụ Huyện uỷ cung cấp tài liệu cho cơ sở bao gồm: Văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khoá XI; tài liệu học tập Nghị quyết; Tài liệu Hỏi - Đáp Nghị quyết và chương trình hành động của Cấp ủy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Nội dung tiếp cận: Thông qua tài liệu, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.các cấp uỷ và tổ chức hội. Thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, phát thanh, truyền hình, internet. Thông qua phương tiện văn hoá, văn nghệ… Ngoài ra còn thông qua hệ thống tranh, ảnh, panô áp phích với những hình ảnh về sự phát triển của giáo dục thành phố và huyện.

1.5.4. Đánh giá việc triển khai

Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 6

Việc triển khai các Nghị quyết của Đảng nói chung và Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo nói riêng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đây là nhiệm vụ chính trị của các tổ chức đảng, các cấp các ngành, do vậy công tác triển khai cần kịp thời, lộ trình cụ thể, thực hiện khoa học với những đánh giá chính xác, khách quan.

Huyện uỷ đã chú trọng chỉ đạo các cấp uỷ đảng cần quán triệt nội dung Nghị quyết, thực sự làm chuyển biến nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của đổi mới giáo dục và đào tạo, trách nhiệm tham gia của mỗi cá nhân, cơ quan, đoàn thể, ngành trong việc tích cực đổi mới giáo dục và đào tạo. Phát động mỗi gia đình, các bậc phụ huynh phải tạo điều kiện tốt nhất tạo động lực và phong trào học tập cho con em mình.

Kết luận chương 1


- Trong xu thế hiện nhập mạnh mẽ, sâu rộng hiện nay, quan điểm của Đảng là mở rộng quan hệ, đa phương hoá, đa dạng hoá. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước thì văn hoá xã hội cũng có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có đóng góp của lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên “nhìn ra thế giới”, giáo dục và đào tạo việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm, thậm chí còn “lạc hậu”. Vấn đề này không đơn thuần mà là cả một lộ trình khó khăn phức tạp, là trách nhiệm của quốc gia, dân tộc, trở thành mối quan tâm của toàn xã hội.

- Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, trong đó lực lượng chủ công thuộc về ngành giáo dục. Sự tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền chỉ đạo, triển khai, thực hiện đạt hiệu của Nghị quyết đề ra là nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết.

- Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo ra đời nhằm định hướng, động lực triển khai có hiệu quả thực tiễn giáo dục đang diễn ra trong những năm qua. Nghị quyết ra đời có cơ sở đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế của giáo dục và đào tạo; xác định rõ thời cơ, thách thức mà ngành giáo dục và đào tạo phải đối mặt trong nền kinh tế thị trường và toàn cầu hoá, hội nhập. Đồng thời Nghị quyết ra đời xác định rõ mục tiêu yêu cầu cụ thể, nhiệm vụ và các giải pháp cần thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong đó ngành Giáo dục và đào tạo thực hiện 9 giải pháp trên cơ sở, kế hoạch triển khai cụ thể từ Trung ương đến địa phương, cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện Nghị quyết.

- Đánh giá công tác triển khai Nghị quyết 29 về "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" thực chất giúp cho các cấp trong toàn hệ thống chính trị; đặc biệt ngành giáo dục và đào tạo nhìn nhận kết quả đạt được khi triển khai Nghị quyết, nội dung cơ bản của Nghị quyết; phương pháp tuyên truyền; phổ biến Nghị quyết, hình thức, cơ sở vật chất, phương tiện triển khai Nghị quyết, kế hoạch triển khai Nghị quyết, đưa Nghị quyết vào thực tiễn giáo dục ở từng địa phương.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT

SỐ 29-NQ/TW VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN THỤY,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


2.1. Các yếu tố tác động tới công tác triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

2.1.1. Đặc điểm chính trị- kinh tế - xã hội huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

2.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên của huyện Kiến Thụy hiện nay

Kiến Thụy nằm ở phía Đông Nam và cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20 km. Bắc và Tây Bắc huyện giáp quận Dương Kinh và quận Kiến An; Đông và Đông Nam giáp quận Đồ Sơn và vịnh Bắc Bộ; Nam và Tây Nam giáp huyện Tiên Lãng; Tây giáp huyện An Lão. Huyện lỵ đống ở Thị trấn Núi Đối. Trước khi thực hiện Nghị định 145 của Chính phủ "Về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Dương Kinh và quận Đồ Sơn, Kiến Thụy có 24 xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên là 164,3 km2, dân số trên 17 vạn người. Sau khi thực hiện Nghị định 145 của Thủ tướng chính phủ (tháng 12/2007), Kiến Thụy còn lại 17 xã và 1 thị trấn, với diện tích tự nhiên là 10.753 ha, dân số ( tính đến 31/12/2014) trên 13,6 vạn người [13], [16].

2.1.1.2. Tình hình chính trị- kinh tế - xã hội của huyện Kiến Thụy hiện nay

Năm 2014, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, bám sát vào chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố và chủ đề năm: "Phục hồi kinh tế- đổi mới mô hình tăng trưởng”, Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xây dựng "phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014”; chủ đề năm "Dân chủ, trách nhiệm, xây dựng nông thôn mới”, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực:

16/18 chỉ tiêu của huyện đề ra đều hoàn thành đạt và vượt kế hoạch.

Tình hình kinh tế - xã hội được duy trì và giữ vững ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 4,2%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 10,5%; thương mại, dịch vụ tăng 14% so với năm 2013; Chăn nuôi, mặc dù do tình hình dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp nhưng vẫn giữ được tổng đàn gia súc, gia cầm và tăng so với năm 2013; Năng suất lúa tăng 0,6 tạ/ha và tăng 1,7 tạ/ha so với năm 2013. Thu ngân sách đã có nhiều cố gắng. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ hội, thể dục thể thao được duy trì. Công tác giáo dục và đào tạo đã có bước tiến bộ. Tỷ lệ sinh và số người sinh con thứ 3 giảm so với năm 2013. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội đã được các cấp, các ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chú trọng; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 3,86%. Công tác quân sự quốc phòng địa phương và tình hình an ninh trật tự được giữ vững, ổn định. Việc khắc phục những hạn chế, khuyết điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) và thực hiện Chị thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị đã được thực hiện nghiêm túc. Về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới: đã có sự đồng thuận cao, nhất là trong việc vận động nhân dân hiến đất, góp đất, góp công và kinh phí tham gia. Đến hết năm 2014, toàn huyện đã đạt bình quân 13 tiêu chí [27].

Viêc

triển khai Nghi quyết về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo

trên đia

bàn trong điều kiên

kinh- tế xã hôi

của huyên

đang có bước phát triển maṇ h

mẽ, trâṭ tự an toàn xã hôi

đảm bảo giữ ̃ng, đời sống nhân dân ngày càng đươc

nâng

cao, Đảng bô ̣huyên

luôn đươc

Thành ủy đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiêm

vụ, năm

2013 lá cờ đầu cụm thi đua Thành phố. Toàn Đảng bộ huyện có 59 chi, đảng bô ̣trưc̣ thuôc̣ , hàng năm qua đánh giá tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh tiêu

biểu luôn đaṭ từ 75% trở lên, chính quyền tiên tiến xuất sắc. Viêc triên̉ khai cać nghi

quyết của Đảng nói chung luôn đươc

các chi , đảng bô ̣thưc

hiên

nghiêm túc tao

nền

tảng thuận lợi để triển khai Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đạt kết quả cao.

Kế thừa ưu điểm những lần triển khai Nghị quyết của trung ương Đảng nói chung và từ đặc thù của huyện, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã xây dựng Kế hoạch Số 52-KH/HU ngày 14 tháng 01 năm 2014 về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI.

Kế hoạch số 52 yêu cầu:

+ Uỷ Ban nhân dân huyện xây dựng chương trình hành động, nêu rõ việc làm cụ thể, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành…

+ Xây dựng chương trình kiểm tra giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện;

+ Các ngành phối kết hợp chuẩn bị kế hoạch thực hiện:

- Phòng tài chính xây dựng nguồn lực thực hiện (kinh phí) xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng trường chuẩn…

- Phòng giáo dục xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá đội ngũ và chất lượng giáo dục, Phối hợp Phòng Nội vụ thực hiện quy hoạch đội ngũ, bổ sung nhân lực, xây dựng nguồn lực con người…

- Các cấp uỷ Đảng của huyện, các ngành, đoàn thể, các phòng liên quan căn cứ nhiệm vụ để có kế hoạch thực hiện như: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện; Đài phát thanh huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn; Văn phòng Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Trung tâm Văn hóa thông tin, các cơ sở giáo dục, trường học.

2.1.2. Thực trạng giáo dục và đào tạo huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Trong những năm qua: "Quy mô giáo dục đào tạo của huyện luôn ổn định và phát triển, các loại hình trường lớp được mở rộng, 100% các xã, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học, THCS. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học ở các nhà trường được quan tâm, đầu tư theo hướng chuẩn quốc gia" [3].

Đến nay toàn huyện có 62 trường (4 trường Trung học phổ thông, trong đó có 3 trường quốc lập và 1 trường dân lập; 21 trường Mầm non, trong đó có 3 trường mầm non tư thục; 18 trường tiểu học; 18 trường Trung học cơ sở; có 1 Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên). Tính đến cuối năm 2014, huyện có 21 trường học đạt chuẩn quốc gia (34%), 100% các xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Nhìn chung, mạng lưới trường, lớp đã đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh hiện tại cũng như giai đoạn 2015 - 2020 [28].

Huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi từ năm 1999; hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở từ năm 2001; hoàn thành phổ cập bậc trung học và nghề 2008.

2.1.2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh

Trong những năm gần đây, số lớp, số học sinh tương đối ổn định điều này được thể hiện cụ thể:

Năm 2011- 2012, 3 cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS có tổng số 635 lớp với số học sinh là 20.198 học sinh, 5 trường Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề với 4482 học sinh. Năm 2012- 2013, 3 cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS tổng số lớp 662 lớp, tổng số 20.848 học sinh, Cấp THPT có 100 lớp với 4162 học sinh. Năm 2013- 2014: 3 cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS Tổng số lớp 685 lớp, tổng số 21.950 học sinh, cấp THPT có 92 lớp với 3903 học sinh.

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục

Cấp học Trung học phổ thông:

Năm học 2011-2012, Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của huyện đạt 99,66%. Năm học 2012-2013 Tỷ lệ lên lớp đạt 98%, Tỷ lệ tốt nghiệp của huyện đạt 99,5%. Năm học 2013-2014 Tỷ lệ lên lớp đạt 98%, Tỷ lệ tốt nghiệp của huyện đạt 99,57% [12].

Cấp Trung học cơ sở:

Năm học 2011-2012, kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục: tỷ lệ hạnh kiểm tốt đạt 89 %; Khá 10,4%; Trung bình 0,6%; yếu 0,07%. ; học lực giỏi chiếm 20,2%; khá

46,5%; Trung bình 30,8%, yếu 2,4%; kém 0,13%. Năm học 2012-2013 tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99,8%, Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%; kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục: tỷ lệ hạnh kiểm tốt đạt 92,1%; Khá 7,6%; Trung bình 0,3%; yếu 0,01%. ; học lực giỏi chiếm 22,2%; khá 46,6%; Trung bình 29,4%, yếu 1 học sinh%. Năm học 2013- 2014 đã huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 vào lớp 6, duy trì sĩ số đạt 99.5%, tỷ lệ lên lớp đạt 99,8%; kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục: tỷ lệ hạnh kiểm tốt đạt 92,11% %; Khá 5,63%; Trung bình 0,42%; yếu 0,03%; học lực giỏi chiếm 26,8%; khá 46,8%; Trung bình 24,79%, yếu 2,19%; kém 0,05%.

Cấp Tiểu học:

Năm học 2011-2012, Tỷ lệ huy động đến trường đạt 100%; không có học sinh bỏ học; tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm đạt 99,8%, chưa đạt 0,2%; Tỷ lệ lên lớp và hoàn thành chương trình tiểu học là 100%. Năm học 2012-2013 Tỷ lệ huy động trẻ

6 tuổi đến trường đạt 100; tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm đạt 99,8%, chưa đạt 0,2%; chất lượng giáo dục giỏi 40,2%; khá 43,5, Trung bình 15,9%; yếu 0,4%. Năm học 2013- 2014 Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi đến trường đạt 100; tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm đạt 99,9%, chưa đạt 0,1%; chất lượng giáo dục xếp loại giỏi 41,5%; khá 43,65, Trung bình 15,08%; yếu 0,22%.

Cấp học Mầm non:

Năm học 2011-2012, 100% các trường triển khai chương trình giáo dục mâng non mới, vì vậy chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên; số nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới là 197 đạt 100%. Đánh giá trẻ theo 5 lĩnh vực đạt 93,5 %. Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần bình quân đạt 93,2%. Tỷ lệ trẻ ăn nghỉ tại trường nhà trẻ đạt 100%, mẫu giáo đạt 99,2 %,. Trẻ ở kênh bình thường về cân nặng đạt 94,5% và trẻ ở kênh bình thường về chiều cao là 92%. Năm học 2012-2013, Tỷ lệ trẻ bán trú đạt 100% trẻ đạt kênh sức khoẻ bình thường, về chiều cao đạt 92%, về cân nặng 95,5%. Tỷ lệ chuyên cần nhà trẻ đạt 86%, mẫu giáo đạt 93%. Năm học 2013- 2014: Tỷ lệ trẻ bán trú đạt 100%; trẻ đạt kênh sức khoẻ bình thường, về chiều cao đạt 93,7 %. Tỷ lệ chuyên cần nhà trẻ đạt 86%, mẫu giáo đạt 93%.

Công tác bồi dưỡng và phát triển học sinh giỏi được quan tâm chỉ đạo tiến hành thường xuyên, học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố các cấp học tăng qua các năm và có nhiều giải cao đặc biệt năm học 2013-2014 đã có 2 giải nhất cấp quốc gia của cấp học trung học cơ sở [11].

2.1.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất trường lớp được củng cố, cải tạo, đầu tư nâng cấp sửa chữa, xây mới thêm phòng học, phòng chức năng, xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Một số trường đã có tương đối đủ phòng học cho học sinh học 2 buổi/ngày. Các trường từ THCS trở lên, 12 trường Tiểu học, 5 trường mầm non có phòng dạy tin học cho học sinh; 100% trường THCS nối mạng Internet và có máy vi tính phục vụ công tác ứng dụng dạy học và quản lý trong nhà trường. Phòng GD&ĐT xây dựng Website đưa vào khai thác sử dụng phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023