Kết Quả Cơ Sở Vật Chất, Phương Tiện Triển Khai Nghị Quyết

2.2.3.3. Kết quả cơ sở vật chất, phương tiện triển khai Nghị quyết

- Về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hội nghị tuyên truyền, học tập, quán triệt và các điều kiện (câu hỏi 3 phiếu khảo sát) nhóm phiếu dành cho Tổ chức chính trị - xã hội, mặt trận tổ quốc các đoàn thể, lãnh đạo, quản lý các nhà trường như sau: rất tốt 3 (4%); đảm bảo đáp ứng yêu cầu 39/70 (chiếm 57%); chưa đáp ứng yêu cầu chỗ ngồi 9/70 (12%); chưa đáp ứng được yêu cầu về thiết bị phục vụ 19 (chiếm 27%).

- Kết quả ở nhóm phiếu dành cho nhóm giáo viên các cấp học; rất tốt 0%; đảm bảo đáp ứng yêu cầu 55 (chiếm 64%); chưa đáp ứng về chỗ ngồi, chưa đáp ứng về thiết bị, phục vụ 30 (chiếm 36%).

Kết quả trên phản ánh thực tế là khi triển khai Nghị quyết số 29, toàn Đảng bộ huyện có 58 chi đảng bộ trực thuộc triển khai học tập quán triệt nghị quyết với tổng số 29 buổi do các báo cáo viên của Huyện uỷ quản lý và Báo cáo viên thành phố triển khai gồm: Hội nghị cán bộ chủ chốt của huyện 1 buổi, đảng viên tại các chi bộ cơ sở 2 buổi, 20/ 22 đảng bộ trực thuộc tổ chức quán triệt, (2 đảng bộ công an, quân sự dự học tập tại hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện ), 5 hội nghị tại 4 trường THPT và Trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề, 1 buổi ngành giáo dục triển khai cho đội ngũ lãnh dạo quản lý các trường học và cơ sở giáo dục. 24/29 hội nghị quán triệt triển khai nội dung nghị quyết đều được triển khai tại các hội trường lớn của Huyện uỷ, nhà văn hoá Trung tâm huyện, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của huyện học nhà văn hoá trung tâm các xã, thị trấn nên rộng rãi, thoáng mát, quạt máy, nước uống và phục vụ chu đáo, có loa máy có chất lượng, có bàn ghế ngồi ghi chép tốt và có chỗ để bố trí thảo luận thì cơ bản đáp ứng được yêu cầu (nhóm 1: 57%).

Các hội nghị triển khai tại hội trường các trường trung học phổ thông và của các nhà trường, diện tích hội trường vẫn còn trật hẹp, loa máy cũ, chất lượng âm thanh kém đã ảnh hưởng tới nội dung triển khai quán triệt, việc ghi chép, thảo luận chưa được chú trọng., chưa đáp úng được chỗ ngồi, thiết bị còn chiếm tỷ lệ cao ở nhóm 2 (chiếm 36%).

Tài liệu học tập theo hướng dẫn của ban Tuyên giáo, do Huyện uỷ cung cấp được phát tới đầu mối bao gồm tài liệu tuyên truyền: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Kết luận số 72 của Bộ Chính trị khoá XI. Kế hoạch của Huyện uỷ gửi tới các chi đảng bộ và được báo cáo viên giới thiệu tại hội nghị. Hình ảnh trình chiếu chứng minh do các báo cáo viên phối hợp với cơ sở cung cấp, tuy nhiên do điều kiện vật chất tại nhiều Hội trường Đảng uỷ thiếu nên không thực hiện được chính chiếu minh hoạ.

2.2.3.4. Kết quả về mức độ nhận thức và kết quả thực hiện Nghị quyết số 29

* Về mức độ nhận thức

Trả lời câu hỏi đánh giá chung về mức độ triển khai nghị quyết 29 tại cơ quan, đơn vị, lĩnh vực công tác của mình (câu 15), nhóm phiếu dành cho Tổ chức chính trị -xã hội, mặt trận tổ quốc các đoàn thể như sau: Rất tốt 17/70; tốt, đảm bảo yêu cầu kế hoạch đề ra 35/70 (50%); bình thường 15/70 (21%), chưa tốt 2/70. Về mức độ, tầm quan trọng của Nghị quyết trên địa bàn: rất quan trọng 7/70; quan trọng 36/70 (51%), như các nghị quyết khác 27/70 (38%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Tương tự ở nhóm dành cho giáo viên các cấp học: Rất tốt 2/85; tốt, đảm bảo yêu cầu kế hoạch đề ra 37/85(43,5%); bình thường 33/785, chưa tốt 13/85. Về Mức độ, tầm quan trọng của Nghị quyết trên địa bàn: rất quan trọng 36 (chiếm 42%); quan trọng 35 (chiếm 41%), như các nghị quyết khác 14 (chiếm 17%).

Kết quả trên cho thấy về mức độ nhận thức mức độ triển khai Nghị quyết tại cơ sở đạt rất tốt và đạt yêu cầu đề ra của chung cả 2 nhóm đề cao trên 50%; đảm bảo đạt yêu cầu trở lên trở lên. Tuy nhiên ở nhóm giáo viên tỷ lệ trả lời chưa tốt vẫn còn cao (13/85 chiếm 15%) Về mức độ quan trọng và rất quan trọng của Nghị quyết trên địa bàn có sự khác biệt: nhóm giáo dục cho rằng rất quan trọng và quan trọng với tỷ lệ cao (83%); trong khi đó nhóm lãnh đạo quản lý Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể coi Nghị quyết về "đổi mới căn bản giáo dục đào tạo" giống như các nghị quyết khác tỷ lệ cao(chiếm 38%).

Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 8

Một thực tế là Nghị quyết 29-NQ/TW (Khóa XI ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được ban hành, ngành giáo dục huyện Kiến Thuỵ đã quyết tâm triển khai Nghị quyết vào thực tiễn. Sau một năm triển khai Nghị quyết, giáo dục huyện Kiến Thuỵ đã đạt được một số kết quả ban đầu

Tuyên truyền nhận thức về nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện đã được kết quả tốt. Công tác tuyên truyền được triển khai diện rộng bằng nhiều hình thức thiết thực, sự vào cuộc của các chủ thể mà yếu tố nòng cốt là Ban Tuyên giáo và chính lực lượng ngành giáo dục, sự phối hợp hiệu quả của ngành giáo dục và đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh và của các cấp uỷ đảng địa phương, nghị quyết có tính lan toả mạnh mẽ và được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, đóng góp cơ sở vật chất xây dựng các nhà trường góp phần đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.

Sau một năm triển khai nghị quyết: trong các trường trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ đã có những thay đổi tích cực theo mục tiêu nghị quyết đề ra: đó là những tín hiệu tốt trong thời gian tới để tiếp tục làm chuyển biến mạnh mẽ giáo dục và đào tạo huyện:

+ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất người học: năm học 2013-2014, năm học 2014-2015, 100 các trường học từ cấp tiểu học trở lên thực hiện nội dung chương trình do bộ ban hành đồng thời đã chú trọng giáo dục lịch sử địa phương, thành phố gắn với tổ chức các hoạt động ngoại khoá, rèn kỹ năng sống. Kết thức năm học 2013-2014, Phòng giáo dục huyện đã tổ chức đánh giá hiệu quả và rút ra kinh nghiệm hoạt động dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Việc thực hiện kế hoạch dạy học theo nội dung tích hợp được giáo viên hưởng ứng bước đầu cho kết quả tích cực. Giáo viên không cảm thấy gò bó bởi những tiết học mà trước đây cho là nặng nề về kiến thức. Học sinh nhận thấy đỡ áp lực đối với môn Lịch sử. Đối với các tiết Lịch sử địa phương như trong kế hoạch các trường đều tổ chức cho một số lớp đi tham quan một số di tích lịch sử để tìm hiểu, tuy nhiên đối tượng học sinh được đi tham quan còn hạn chế không thực hiện được đại trà. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó có cả vấn đề tài chính và xã hội.

Năm học 2014 - 2015 các trường THPT trên địa bàn huyện đã xây dựng xong “chương trình giáo dục nhà trường” của tất cả các môn học trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ trong khung chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT, được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt và đưa vào thực hiện chính khóa.

+ Đổi mới hình thức và phương pháp thi , kiểm tra và đá nh giá : ngành giáo dục đã đã triển khai nội dung các hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục; Đối với các Trường Trung học phổ thông đã xây dựng chú trọng hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình theo hướng mở. Cấp Tiểu học đã đồng loạt triển khai thực hiện Thông tư 30 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

Các trường trong toàn huyện đã chú trọng lắng nghe các ý kiến đánh giá ngoài của các tổ chức chính trị xã hội địa phương, của hội cha mẹ học sinh, không ngừng hoàn thiện xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng nền nếp học tập, vệ sinh trường lớp, quan tâm giáo dục đạo đức học sinh; công bố sứ mạng của trường; 16/18 trường THCS đã nêu mục tiêu đến năm 2020. các trường đều điều chỉnh quy hoạch đảm bảo đủ diện tích thực hiện chuẩn quốc gia. Phấn đấu hoàn thành 70% các trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT; tổ chức tốt việc dạy học Tiếng Anh các cấp học: nhiều nhà trường đã đẩy mạnh ứng dụng thông tin trong quản lý các hoạt động dạy và học, xây dựng trường học điện tử; 100% các trường (58/58) quốc lập đã lắp đặt Internet phục vụ khai thác thông tin và giảng dạy, sử dụng địa chỉ mạng để báo cáo thông tin của nhà trường với sở, ngành.

Sử dụng phần mềm hỗ trợ các nhà trường phổ thông trong các công tác quản lý hồ sơ học sinh, hồ sơ giáo viên, quá trình học tập và rèn luyện của học sinh; quá trình công tác, giảng dạy của giáo viên, quản lý các kỳ thi của học sinh. Hệ thống là một giải pháp tổng thể và đồng nhất trong việc tin học hóa công tác quản lý học sinh, giáo viên. Các nhà trường đã rất chú trọng việc học ngoại ngữ và trong các nhà trường từ cấp học mần non. 8/21 trường mần non có giáo viên ngoại ngữ và tổ chức dạy ngoại ngữ cho trẻ 5 tuổi. 18./18 trường tiểu học dạy ngoại ngữ khối 3 4, 5, các trường trung học cơ sở và Trung học phổ thông đều trang bị vi tính, máy chiếu, đài đĩa phục vụ cho việc học tập ngoại ngữ của học sinh. Các trường tiểu học đang triển khai chương trình ngoại ngữ Phonis tạo ra những thú cho học sinh học tập, công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh nhằm thực

hiện chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ năm 2014 đến nay, ngành giáo dục đã cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ thạc sĩ cho 10 giáo viên dạy tiếng Anh.

+ Đào tạo nghề, tạo cơ hội toàn dân học tập được chú trọng: 18 xã thị trấn trong toàn huyện đã kiện toàn đủ số lượng và chất lượng Ban Chỉ đạo học tập cộng đồng xã do đồng chí Phó bí thư thường trực Đảng uỷ làm giám đốc trung tâm học tập cộng đồng, các thành viên là lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã, các đoàn thể, Kiện toàn Ban điều hành phổ cập xã do đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm trưởng ban.

Năm 2014, Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện đã mở 11 lớp nghề từ 3 tháng đến 9 tháng cho các đối tượng: có nhu cầu: trong đó 3 lớp nghề may công nghiệp, 2 lớp cắt tỉa cây cảnh, 2 lớp nghề cơ khí cho đối tượng bộ đội xuất ngũ, 4 lớp nghề điện dân dụng, điện công nghiệp. Kinh phí đào tạo từ nguồn cấp của thành phố và huyện cho đào tạo nghề và có sự tham gia xã hội hoá từ các doanh nghiệp có nhu cầu công nhân nghề

+ Thực hiện đẩy man

h xã hôi

hóa , huy động sự tham gia đóng góp của toàn

dân để xây dựng CSVC: Công tác xã hội hoá giáo dục được các cơ sở giáo dục quan tâm, huy động được cả hệ thống chính trị và các nguồn lực phục vụ giáo dục nhất là Hội cha mẹ học sinh tặng một số công trình của các trường: “2/18 trường trung học cơ sở được Hội cha mẹ học sinh tặng phòng máy tính trị giá 300 triệu đồng, 3 trường được Hội xây tặng khuôn viên khu vui chơi, 5 trường được hội đầu tư lát gạch sân trường” [18].

+ Công tác phát triển đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong trường học, nhất là trong đội ngũ giáo viên được coi trọng: Trong năm 2014, Đảng bộ huyện đã cử học lớp bồi dưỡng nhận thức kết nạp đảng 57 đoàn viên là giáo viên tiêu biểu kết nạp được 52 giáo viên, các giáo viên được kết nạp đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, là cán bộ đoàn viên, công đoàn viên ưu tú, có trình độ đại học và đều là giáo viên giỏi cấp cơ sở trở lên. Cử đi học lớp đảng viên mới 45 đồng chí. Phối hợp mở lớp Trung cấp chính trị cho đối tượng cán bộ nguồn, hiệu phó, hiệu trưởng các nhà trường. Đến nay, xấp xỉ 100% lãnh đạo quản lý và nguồn lãnh đạo quản lý các trường học đều đã và đang học trung cấp lý luận chính trị.

2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của công tác triển khai Nghị quyết trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

2.3.1. Thành công và nguyên nhân

2.3.1.1. Thành công

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của Thành uỷ Hải Phòng, Huyện ủy Kiến Thụy nhiều năm qua luôn quan tâm đến công tác triển khai các Nghị quyết của Đảng nói chung đã triển khai khá tốt các Nghi quyết các lĩnh vực

Cụ thể: Năm 2012 Huyện uỷ triển khai 5 nghị quyết chuyên đề và các nghị quyết thường xuyên trong năm đó có nhiều nghị quyết đáng chú ý như Nghị quyết của Huyện uỷ “về công tác cán bộ” “về dồn điền đổi thửa”, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới... ; năm 2013 là nghị quyết về phát triển Du lịch huyện Kiến Thuỵ.

Về giáo dục và đào tạo, ngay từ năm 2009, Ban Thường vụ Thành uỷ Hải phòng đã có Nghị quyết Số 30-NQ/TU ngày 03 tháng 12 năm 2009 "về phát triển giáo dục mần non Thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Huyện uỷ Kiến Thuỵ đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo: Nghị quyết số 05- NQ/HU năm 2006 "về phổ cập bậc trung học và nghề" của huyện Kiến Thuỵ; Đề án phát triển giáo dục dục mầm non trên địa bàn. Đồng thời Huyện uỷ cũng chỉ đạo các cấp các ngành, triển khai quán triệt bài bản, rộng rãi, đã tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức để toàn dân nắm rõ, hiểu rõ và xác định được công việc cần thực hiện.

Sau khi có Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục- đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”,Ban Thường vụ Huyện uỷ đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của huyện cho cán bộ đảng viên, lãnh đạo các các ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý giáo dục để triển khai quán triệt, học tập nghị quyết, tỷ lệ dự quán triệt học tập đạt 95%. Ban Thường vụ Huyện uỷ xây dựng Kế hoạch Số 52-KH/HU ngày 14 tháng 01 năm 2014 về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền thực hiện

các nghị quyết, kết luận Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI; đồng thời chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc và các đoàn thể nhân dân, ngành giáo dục và đào tạo tổ chức triển khai truyền tới thành viên, hội viên của mình bằng hình thức phù hợp, thiết thực nhất và đảm bảo hiệu quả nhất.

Tập trung xây dựng chương trình kế hoạch tuyên truyền triển khai thực hiện chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Thành uỷ và xây dựng chương trình hành động của Huyện uỷ, đề án của Uỷ BAN NHÂN DÂN huyện để thực hiện Nghị quyết. Xác định công tác phát triển giáo dục và đào tạo của huyện là nhiệm vụ trọng yếu, vừa cấp bách thường xuyên, liên tục, là nhiệm vụ chiến lược cho phát triển của huyện, nên phải chủ động kiên quyết, không nóng vội chủ quan, coi trọng huy động cả xã hội tham gia trong đó đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải là nòng cốt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, xác định môi trường giáo dục, nhà trường là trận địa chính. Các địa phương đơn vị quan tâm và tạo điều kiện, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, huy động tốt mọi nguồn lực nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của huyện.

Cấp uỷ đảng. chính quyền, các ban ngành đoàn thể quần chúng từ huyện xuống xã, các nhà trường đã tổ chức triển khai, tuyên truyền nội dung của Nghị quyết bằng nhiều hình thức. Bước đầu đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc, công tác tuyên truyền nội dung, tầm quan trọng của Nghị quyết đã đạt cả chiều rộng, bề sâu.

Một năm triển khai Nghị quyết số 29, trên địa bàn được đẩy mạnh đạt được kết quả thiết, công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện có nhiều nội dung thiết thực và nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có sự tham gia của nhiều lực lượng.

Chủ thể triển khai:

Huyện uỷ, ban Thường vụ Huyện uỷ đã quan tâm chỉ đạo chỉ đạo sâu sát, ban hành kế hoạch cụ thể; chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai tại Hội nghị cán bộ chủ chốt của Huyện gần 400 cán bộ, chủ chốt, hội nghị đã chia 5 tổ thảo luận tổ đánh giá thực trạng của lĩnh vực giáo dục của huyện và địa phương, viết bài thu hoạch với câu hỏi của Ban Tổ chức về nhận thức về vai trò vị trí giáo dục đào tạo, về giải pháp của địa phương để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đối với các, chi Đảng bộ cơ sở

Toàn Đảng viên của 59 chi đảng bộ trong toàn huyện, tham gia học tập quán triệt nghị quyết tập chung tại các hội nghị: 18 hội nghị riêng của 18 Đảng bộ xã thị trấn mời 100% đảng viên thanh gia học tập quán triệt Nghị quyết trung ương Tám (trừ các đồng chí miễn sinh hoạt); các chi bộ cơ quan học tập trung tại nhà Văn hoá huyện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Báo cáo viên mời trực tiếp Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, đồng chí Bí thư Đảng uỷ triển khai nhiệm vụ của địa phương thực hiện nghị quyết.

- Phòng giáo dục và đào tạo: Tổ chức một hội nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ quản lý các trường làm tốt công tác tuyển sinh, huy động, xây dựng đội ngũ nâng cao chất lượng, cử giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chát lượng dạy học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi trường đều xây dựng kế hoạch học tập, giảng dạy, xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình, lực lượng các đoàn thể xã hội trong việc quản lý học sinh

- Các trường THPT của huyện: Mỗi trường tổ chức một buổi học quán triệt triển khai học tập nghị quyết cho toàn thể các bộ viên chức lao động của trường, các nhà trường đều mời Báo cáo viên của Huyện uỷ trực tiếp quán triệt Nghị quyết và chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng chí Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ trường triển khai kế hoạch năm và những định hướng nhiệm vụ lớn thực hiện nghi quyết, có 3/5 trường đã xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. 100% đội ngũ giáo viên đã tham gia học tập Nghị quyết.

- Các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên trường, các giáo viên là đảng viên đều được bố trí tham dự học tập quán triệt tại Đảng uỷ các xã, thị trấn trong toàn huyện, tỷ lệ tham gia học tập của các nhà trường thường đạt từ 85-90%.

Riêng đối với các đồng chí lãnh đạo quản lý các nhà trường còn được tham gia học tập, quán triệt của ngành thảo luận tại phòng giáo dục huyện về nhiệm vụ giải pháp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục huyện, viết thu hoạch tại hội nghị.

Đài phát thanh huyện: xây dựng chuyên mục phát thanh hàng tuần và xen kẽ các buổi phát thanh hàng ngày. Mỗi tháng đài phát thanh của huyện có 10 bài

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí