Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 29-NQ/TW TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Các nguyên tắc, nhiệm vụ đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng
3.1.1. Các nguyên tắc đề xuất
3.1.1.1. Nguyên tắc kế thừa
Đây là nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất giải pháp triển khai nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu đề xuất giải pháp mới phải trên cơ sở kế thừa những giải pháp đã và đang thực hiện đối với các Nghị quyết khác trước đó; có thể kế thừa toàn bộ giải pháp, nhưng cũng có thể là điểm hay, điểm tối ưu, yếu tố tích cực của mỗi giải pháp, tránh phủ định sạch trơn và đề xuất hệ thống giải pháp mới hoàn toàn không dựa trên thực tiễn và thực trạng của các giải pháp, biện pháp cũ đã có.
3.1.1.2. Nguyên tắc thực tiễn
Các biện pháp triển khai hiệu quả Nghị quyết đổi mới giáo dục và đào tạo phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng công tác triển khai Nghị quyết của huyện. Tính thực tiễn (thể hiện ở chương 2) bao gồm thực trạng giáo dục về cơ cấu, số lượng cũng như trình độ phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên; gồm cơ sở vật chất, môi trường giáo dục địa phương, nguồn lực con người…), Thực trạng việc triển khai của các cấp uỷ cơ quan ban ngành, đoàn thể và các ngồn lực triển khai (đội ngũ, điều kiện vật chất...).
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Cơ Sở Vật Chất, Phương Tiện Triển Khai Nghị Quyết
- Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 9
- Mâu Thuẫn Giữa Tính Đơn Điệu, Thiếu Linh Hoạt, Sáng Tạo Trong Nội Dung, Hình Thức, Phương Pháp Triển Khai Nghị Quyết
- Đổi Mới Về Hình Thức, Phương Pháp, Phương Tiện Của Công Tác Triển Khai Nghị Quyết
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Cho Công Tác Giáo Dục
- Đối Với Thành Uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
3.1.1.3. Nguyên tắc hệ thống, đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, có mối quan hệ với nhau, bổ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống đồng bộ. Tính hệ thống cho thấy nội dung của các biện pháp triển khai có mối quan hệ biện chứng. Mỗi biện pháp có vai trò riêng, nhưng có thể là cơ sở, là tiền đề hay là điều kiện để thúc đẩy, hỗ trợ cho các biện pháp còn lại.
Việc đề xuất các biện pháp triển khai Nghị quyết đạt hiệu quản cao phải đồng bộ trong các khâu của quá trình triển khai: nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá....; đồng thời phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển đội ngũ. Chỉ khi đề xuất và thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp thì việc triển khai nghi quyết mới đạt hiệu quả
3.1.2. Nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 29 trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng hiện nay
Một là, công tác triển khai nghị quyết số 29 có ý nghĩa hết sức quan trọng, cần phải làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và tư duy về đổi mới giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập trên địa bàn huyện "tạo ra thế hệ chủ nhân của huyện có đủ năng lực và phẩm chất để xây dựng và phát triển huyện văn minh, giàu mạnh theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra"[15]. Xây dựng phong trào toàn dân học tập, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; huyện chú trọng công tác xã hội hoá về xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp nhất là đối với cấp học mần non, quan tâm tới các phong trào khuyến học, khuyến tài; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động văn hóa truyền thống lành mạnh.
Hai là, tiến hành triển khai đồng bộ, bằng nhiều giải pháp: quán triệt học tập nghị quyết, đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, đổi mới đánh giá, thi cử, tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống văn hoá lành mạnh cho học sinh, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên, chú trọng đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn huyện, duy trì phổ cập, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học
…. đồng thời kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm, tình trạng học thêm dạy thêm tràn lan, vi phạm đạo đức nhà giáo, gian lận trong thi cử; tình trạng lạm thu trong các nhà trường; “biểu dương những nhà trường, những cơ sở giáo dục chủ động và thực hiện mạnh mẽ đổi mới phương pháp, những tấm gương thầy cô giáo sáng tạo, hết mực vì học sinh thân yêu” [27].
Ba là, các cấp ủy đảng, chính quyền luôn quan tâm đến xây dựng lực lượng nòng cốt, trước hết đó là lực lượng trực tiếp tham gia công tác quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết đó là đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên; công tác viên, đội
ngũ cấp uỷ chi, đảng bộ, lãnh đạo quản lý các cơ sở giáo dục trên địa bàn, bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng các ban mặt trận, tổ chức đoàn thể quần chúng. đầu tư kinh phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác quán triệt học tập; xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân, gia đình có thành tích trong các hoạt động giáo dục- đào tạo.
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai Nghị quyết trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện, cấp ủy và chính quyền các cấp, trong công tác triển khai Nghị quyết
Xác định công tác triển khai Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là quan trọng nhất trong chiến lược phát triển nhân tố con người, Huyện uỷ đã chỉ đạo các cấp uỷ đảng, ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới giáo dục theo hướng cụ thể; quan tâm bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ, năng lực đảm nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo quản lý, khối, tổ trưởng chuyên môn, mạng lưới thanh tra chuyên môn của ngành giáo dục. Tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể theo Quy định 218 của ban Bí thư Trung ương trong việc việc ban hành và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với ngành giáo dục.
Các cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo Ngành giáo dục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện đổi mới trong hoạt động dạy, học. Thực hiện tốt Luật Giáo dục; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Điều lệ trường học, Có cơ chế, hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học về địa phương làm việc. Quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc trong hoạt động quản lý, dạy, học ở các nhà trường: tạo cơ hội và môi trường nhà trường văn hoá để học sinh được học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách [23].
Ngành giáo dục cần cung cấp cho cấp uỷ Đảng thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình thực trạng của giáo dục huyện nhà. Từ nhận thức đó, cấp uỷ Đảng sẽ đưa ra chủ trương, nghị quyết, văn bản đúng đắn, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo dục và xã hội thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục.
Đối tượng thực hiện Nghị quyết trong đó các cơ sở giáo dục được xác định là chuyên trách. Vì vậy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với lĩnh vực này chính là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các cơ sở giáo dục, lãnh đạo quản lý giáo dục các cấp, tới đội ngũ giáo viên và học sinh các cấp học trong toàn huyện.
Thứ nhất, triển khai Nghị quyết của Đảng, trong đó có xây dựng chương trình hành động của cấp uỷ cần xác định được lộ trình thực hiện từng việc trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Đặc biệt phải chăm lo xây dựng, củng cố các cơ sở giáo dục và đội ngũ làm công tác giáo dục coi đây là một bộ phận hữu cơ của công tác xây dựng Đảng, tạo điều kiện thuận lợi để cho lãnh đạo của ngành được tham gia cấp uỷ, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Qua đại diện này, người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền sẽ nắm được tình hình, thực trạng, những đề xuất trực tiếp để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Thứ hai, đưa lộ trình thực hiện Nghị quyết, chương trình hành động thành mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của mỗi địa phương, xã, thị trấn, đơn vị. Cần qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu địa phương, đơn vị, gắn thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết với các phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, làng văn hoá. Đồng thời tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết, có hình thức biểu dương, khen thưởng những địa phương thực hiện tốt, đồng thời kiên quyết xử lý những sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ của giáo dục đào tạo đề ra như học sinh bỏ học, vi phạm về đạo đức, vi phạm quy chế thi, tuyển sinh... Tăng cường trách nhiệm của chính quyền, các phòng ban, ngành và sự phối hợp chặt chẽ các ngành để giải quyết các nhiệm vụ về đổi mới giáo dục và đào tạo.
Đối với Phòng Lao động Thương binh và xã hội cần tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn bộ làm chính sách các xã điều tra, rà soát không để sót các đối tượng trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện bảo trợ xã hội giúp các em có điều kiện vất chất, tinh thần sức khoẻ đến trường, mở các lớp học tình thương, lớp nghề cho các em kiếm thính, khiếm thị, các em tàn tật, mồ côi. Các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các ban ngành,
đoàn thể xây dựng và triển khai các kế hoạch liên tịch giữa Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và Phòng giáo dục huyện ; kế hoạch liên tịch giữa phòng giáo dục, đài phát thanh huyện và Phòng Văn hóa Thông tin mở nhiều đợt phát động, hội thi, hội diễn, tuyên truyền tấm gương thầy giáo, cô giáo, học sinh xuất sắc, mô hình mới,cách làm hay của các ngành, các xã, thị trấn, các trường học trong thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo địa phương.
Quan tâm chỉ đạo đồng bộ các khâu tuyên truyền, giáo dục để học sinh tự chủ học tập tìm tòi sáng tạo, tự ý thức rèn luyện dưới sự gợi mở của người lớn, của thầy cô. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tích cực chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, cân đối kinh phí phục vụ cho công tác giáo dục. Cần đầu tư kinh phí xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng tại các nhà văn hoá xã hiệu quả, tránh lãng phí vật chất và trang thiết bị tại cơ sở này.
Thứ ba, lãnh đạo huyện cần kịp thời khen thưởng đối với những đơn vị, tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai Nghị quyết của Đảng
Thường xuyên quan tâm chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết; kịp thời bổ khuyết những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn. Xác định rõ trách nhiệm của chức Đảng, đảng viên đối với tổ chức Đoàn, tổ chức công đoàn nhà trường. Các cấp uỷ đảng, chi bộ trong các nhà trường cần đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đổi mới công tác giáo dục; phân công đảng uỷ viên phụ trách các lĩnh vực chủ chốt của cơ sở giáo dục.
Các cấp uỷ đảng tăng cường công tác chỉ đạo, xây dựng các cơ sở giáo dục vững mạnh. Phòng giáo dục và các cơ sở giáo dục, nhà trường cần thực hiện chỉ đạo của Bộ và Sở giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, xây dựng chi bộ nhà trường vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, nâng cao sức hấp dẫn đối với người dạy, người học, tạo môi trường giáo dục, môi trường làm việc và sinh hoạt lành mạnh; khơi dậy và phát huy tính chủ động, tự giác trong học tập, sáng tạo trong dạy học; triển khai thực hiện tốt Quy chế của Bộ. Lãnh đạo các nhà trường tích cực, chủ động tham mưu đề xuất với cấp uỷ và sự phối hợp của các cấp các ngành để tổ chức các hoạt động, các phong trào
phù hợp với tâm lý lứa tuổi học trò, tăng cường giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử dân tộc, địa phương, đơn vị.
Các cấp ủy đảng lãnh đạo cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với việc triển khai nghị quyết, thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, tăng cường quản lý Nhà nước về công tác giáo dục; xây dựng các giải pháp hỗ trợ và huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình phục vụ học tập và làm việc, các trung tâm học tập cộng đồng, điểm văn hóa, khu vui chơi giải trí lành mạnh cho cho học sinh phù hợp với quy hoạch phát triển huyện.
Chú trọng giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng, lối sống văn hoá ý thức cộng đồng cho học sinh nhất là đối với cấp trung học phổ thông gắn với thực hiện các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy phong trào thanh thiếu niên trong nhà trường, kết hợp với thực hiện nhiệm vụ chính trị, của cơ quan, đơn vị. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội được học nghề, có môi trường thuận lợi để thực hành và lao động, phát triển, chú trọng quan tâm đào tạo thế hệ học sinh là nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tương lai theo tinh thần nghị quyết XIV Đảng bộ thành phố, Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIII.
Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân gắn với phong trào “Toàn dân học tập", "xã hội học tập", "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Tuổi trẻ Kiến Thụy ra sức học tập vì ngày mai học tập”… nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của toàn xã hội, của từng gia đình trong việc phối hợp giáo dục, bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ.
3.2.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ xã, lãnh đạo các nhà trường trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Đảng uỷ các xã cần kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo học tập cộng đồng do đồng chí Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ làm giám đốc trung tâm học tập cộng đồng, các thành viên là lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã, lãnh đạo các đoàn thể, hiệu trưởng các trường, như vậy mới nâng cao được vai trò lãnh đạo và chỉ đạo sẽ đạt hiệu quả cao hơn; Các cấp uỷ phải xây dựng kế hoạch của các trung tâm học tập cộng đồng tại nhà văn hoá các xã, tạo điều kiện để toàn dân được tham gia tập
huấn, hội thảo, thanh thiếu niên nhi đồng được tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ thể thao, các câu lạc bộ sở thích tại Trung tâm học tập cộng đồng. Lãnh đạo các nhà trường cần chỉ đạo đội ngũ giáo viên có chuyên môn phù hợp tham gia phối hợp, hướng dẫn các hoạt động tại các trung tâm này, đồng thời chỉ đạo tốt các hoạt động của nhà trường. Phải nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm mà trước tiên là cấp uỷ đảng xã, thị trấn, lãnh đạo các nhà trường đối với triển khai Nghị quyết. Không nhất thiết chi, đảng bộ nào cũng phải ban hành nghị quyết, phải có chương trình hành động và các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp " lơ lớ như cấp trên", mà cần từ thực trạng của trường mình, xã mình, có kế hoạch từng năm từng việc và giao cho người thực hiện cụ thể theo thẩm quyền trách nhiệm của mình. Đây là vinh dự và cũng là trách nhiệm nặng nề mà Đảng nhà nước giao cho ngành giáo dục.
3.2.3. Nâng cao chất lượng (phẩm chất và năng lực) của đội ngũ cán bộ chủ chốt, đội ngũ báo cáo viên, lãnh đạo quản lý các nhà trường, cơ sở giáo dục
Nhìn chung đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của đảng, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và của ngành giáo dục đã được các Huyện uỷ quan tâm lựa chọn, kiện toàn, thay thế, bổ sung kịp thời từ đầu nhiệm kỳ đại hội 23 Đảng bộ huyện; có phẩm chất chính trị (2/3 trong tổng số có trình độ từ trung cấp chính trị trở lên, nhiều đồng chí có trình độ lý luận chính trị cao cấp); có trình độ chuyên môn phù hợp với công tác trên các lĩnh vực để hiểu sâu, năm rõ, có khả năng tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trên lĩnh vực đó (đối với giáo dục và đào tạo, Huyện uỷ sử dụng đội ngũ báo cáo viên là Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, trưởng phòng giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các nhà trường) có khả năng định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; có uy tín và được đảng viên, nhân dân tin yêu, ủng hộ. Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên thuộc huyện quản lý chung là 30 đồng chí, đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở là 59 đồng chí (mỗi chi bộ, đảng bộ trực thuộc Huyện uỷ 01 đồng chí, ngành giáo dục 10 đồng chí, số hiệu trưởng còn lại đều nằm trong đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở), đội ngũ tuyên truyền viên của huyện là 125 đồng chí cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền nói chung và tuyên truyền miệng nói riêng.
Huyện uỷ, Ban Tuyên giáo cần có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ này tại các trường đào tạo chuyên ngành như Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí Tuyên truyền. Hoặc mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho toàn thể cán bộ tuyên giáo của huyện, mời giáo viên giảng dạy là những người có năng lực, uy tín trong nghề của thành phố
Người báo cáo viên phải có vốn sống, nghĩa là phải qua thực tiễn sản xuất, công tác, phải có sự am hiểu sâu sắc về xã hội. Đây cũng là tiêu chuẩn cần thiết vì nếu không thì nội dung thông tin không có tính thuyết phục. Mặc dù là kiêm nhiệm nhưng đội ngũ này cần phải có lòng say mê và có nhiều hình thức, phương pháp thích hợp để nghiên cứu, nắm vững các vấn đề của đới sống xã hội, không chỉ đi vào thực tế đời sống, cán bộ Báo cáo viên còn tìm hiểu qua báo chí, văn học, nghệ thuật… giúp cho họ hiểu được nhiều nhân vật của đời sống, nhiều vấn đề của xã hội mặc dù sự hiểu biết đó là gián tiếp. Để nắm vững lý luận chính trị phải không ngừng học tập để có trình độ văn hoá, có kiến thức phong phú về tự nhiên, xã hội, tư duy. Họ phải có nghiệp vụ nói và viết.
Thứ nhất, chú trọng hai khâu đào tạo cán bộ tuyên giáo của huyện trẻ và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tuyên giáo hiện có, bao gồm cả cán bộ chuyên trách và kiêm chức. Tuy đội ngũ cán bộ chuyên trách chưa phải chiếm số đông song họ giữ vai trò quan trọng nhất nên cần chú ý đặc biệt tới lực lượng này.
Thứ hai, để đảm bảo việc đào tạo cán bộ thực hiện nhiệm vụ quán triệt tuyên truyền Nghị quyết một cách có hiệu quả cần coi trọng việc đổi mới hình thức, nội dung chương trình đào tạo.
Thứ ba, bồi dưỡng nghiệp vụ và nội dung cho đội ngũ báo cáo viên phải giải quyết nhiều nội dung trong đó cần chú trọng nội dung về đường lối của Đảng, vấn đề mới về lý luận, các vấn đề về nghiệp vụ giảng dạy và vốn sống thực tế. Phải xây dựng hệ thống tổ chức bồi dưỡng cán bộ tuyên truyền, đưa việc bồi dưỡng cán bộ thực hiện nhiệm vụ này vào chương trình công tác đào tạo bồi dưỡng của Huyện uỷ hàng năm. Thời gian trước mắt, phải giải quyết cơ bản tình trạng thiếu cán bộ cấp cơ sở bằng cách: Lựa chọn cán bộ quản lý giáo dục (chủ yếu là hiệu trưởng) có phẩm chất, năng lực tham gia nhất là đối với Nghị quyết về giáo dục và đào tạo cần sử dụng họ sẽ có những thuận lợi cơ bản để triển khai tại đơn vị của họ.