Những Vấn Đề Đặt Ra Về Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay


Ba là, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông giữa một số cấp học và trình độ đào tạo. Công tác quy hoạch của các cơ sở dạy nghề còn chưa sát với nhu cầu của xã hội. Công tác dự báo phát triển giáo dục và đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu tạo nên cơ chế phân bổ, đầu tư nguồn vốn còn mang tính bình quân. Xã hội hóa dạy nghề còn chậm, chưa thu hút được các tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

Bốn là, công tác quản lý và kiểm soát chất lượng giáo dục và đào tạo nghề còn hạn chế, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ban hành còn chậm; việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề chưa được triển khai rộng rãi. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề những năm gần đây tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương xứng với mục tiêu nhiệm vụ đề ra; nhiều địa phương chưa ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề.

Thứ hai, cơ chế, chính sách và phương thức quản lý giáo dục và đào tạo nghề còn nhiều bất cập, hạn chế và chậm được khắc phục

Sự phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đòi hỏi rất cao về nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này vừa tạo ra cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa tạo ra những thách thức và nguy cơ lớn. Điều đó biểu hiện ở chỗ: Thứ nhất, nếu không đào tạo được nguồn nhân lực tốt thì không thể hội nhập tốt, không thể tận dụng được cơ hội và không thể tiếp thu trình độ khoa học - công nghệ và quản lý tiên tiến, hiện đại của thế giới; Thứ hai, sẽ diễn ra tình trạng “chảy máu chất xám”, sự xâm nhập của văn hoá, lối sống ngoại lai, nguy cơ thương mại hoá giáo dục và đào tạo. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu thì hai biểu hiện của thách thức trên sẽ trở thành thực tế và có tác động mạnh mẽ, do đó, nền kinh tế đất nước sẽ càng trở nên bị tụt hậu hơn. Yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới đặt ra rất cao đối với giáo dục và đào tạo nói chung,


giáo dục và đào tạo nghề nói riêng, nhưng cơ chế, chính sách hiện tại lại không đáp ứng tốt yêu cầu. Trên thực tế, tốc độ tăng quy mô đào tạo hiện nay vẫn còn cao so với khả năng đáp ứng của các điều kiện bảo đảm, dẫn đến chất lượng đào tạo còn hạn chế, đặc biệt là đào tạo trình độ cao.

Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy, đa số ý kiến được hỏi (từ 70% đến hơn 80% ), kể cả giáo viên và sinh viên, trong một số trường cao đẳng nghề ở tỉnh Luổng Pha Bang (miền Bắc), Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Sa Văn Na Khết (miền Trung) và tỉnh Chăm Pa Sắc (miền Nam), cho rằng cơ chế, chính sách còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện tốt cho giáo dục và đào tạo nghề; chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, đặc biệt đối với giáo viên; chưa phát huy tốt các động lực giáo dục và đào tạo, các động lực dạy và học, động lực phấn đấu của nguồn nhân lực.

Có thể nói rằng, ở Lào khi cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp cao độ đã không còn thích hợp nữa, thì cơ chế, chính sách giáo dục và đào tạo mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế vẫn chưa được nhận thức rò và đúng đắn, chưa được xây dựng đồng bộ, phù hợp và hiệu quả. Chúng ta vẫn chưa chế định được thật rò ràng về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các chủ thể giáo dục và đào tạo, như: Nhà nước, các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ chế thị trường, người học, các cơ sở sử dụng nhân lực, các chủ thể đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, gia đình, xã hội..., vì thế, đã làm hạn chế các động lực, các nguồn lực phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nói chung, đặc biệt là hệ thống giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra công tác sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề của các cơ quan từ Trung ương đến các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề còn nhiều khó khăn, bất cập, như: chưa giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với những nhà giáo được điều động sang làm công tác quản lý; thu nhập của cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề ở các trường công lập và ngoài công lập có khác biệt lớn; đời sống của đa số cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn chế nên nhiều người chưa thực sự yên tâm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.


Thứ ba, nguồn lực tài chính, các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục và

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 15

đào tạo nghề còn hạn chế, chưa tương xứng

Việc phân bổ nguồn kinh phí, đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng đã được Đảng, Nhà nước Lào quan tâm và bố trí kinh phí trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục và đào tạo nói chung; giáo dục và đào tạo nghề nghiệp nói riêng trong thực tiễn thời gian qua vẫn còn khiêm tốn, hạn chế, cụ thể như: Việc thu hút các nguồn lực của xã hội vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tiến triển chậm. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình (nhất là về tài chính) của các cơ sở công lập; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng nhưng việc thực hiện cơ chế tự chủ mới bước đầu triển khai ở lĩnh vực giáo dục đại học, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp còn chưa triển khai hoặc mới tiến hành triển khai; hoạt động đầu tư, hợp tác của khối tư nhân với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thông qua các hình thức liên kết, hợp tác kinh doanh, đối tác công - tư còn đơn lẻ, không tạo sự đột phá trong toàn hệ thống.

Ngoài ra, việc huy động nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề thời gian qua còn gặp phải những khó khăn, thách thức. Đó là, các nguồn lực tài chính huy động ngoài ngân sách nhà nước chủ yếu từ các cá nhân thông qua học phí và đóng góp thiện nguyện; chưa huy động được sự tham gia đóng góp tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức ở nước ngoài. Cùng với đó, việc thu hút các nguồn lực của xã hội vào các cơ sở dạy nghề tiến triển chậm; hoạt động đầu tư, hợp tác của khối tư nhân với các cơ sở giáo dục công lập thông qua các hình thức liên kết, hợp tác kinh doanh, đối tác công - tư... còn đơn lẻ, chưa tạo được sự đột phá trong toàn hệ thống giáo dục và đào tạo nghề.

3.3.2. Những vấn đề đặt ra về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

3.3.2.1. Mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng lớn của thị trường lao động đối với nguồn nhân lực qua đào tạo nghề trình độ cao với những bất cập, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề

Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng nguồn nhân lực

đang được đặt ra và đòi hỏi gay gắt đối với tất cả các quốc gia, trong đó có Lào.


Càng đi sâu vào nền kinh tế thị trường, xu hướng phát triển kinh tế tri thức, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đặc trưng là sử dụng kỹ thuật số, công nghệ số như hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao, và nguồn nhân lực qua đào tạo nghề trình độ cao càng chịu sự chi phối, ảnh hưởng lớn bởi quy luật cạnh tranh về một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có đủ phẩm chất, sức khỏe, có đủ tầm vóc về trí tuệ, tài năng.

Giáo dục và đào tạo không có mục đích tự thân, mà là nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhu cầu phát triển con người, của thực tiễn sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo ở các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề của Lào là phải cung cấp những sản phẩm có đủ phẩm chất, năng lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nếu không, giáo dục và đào tạo nghề sẽ xa rời thực tiễn, bị trượt trong thực tiễn. Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề chưa chú trọng đúng mức để cho “ra lò” những sản phẩm đáp ứng được và thích ứng nhanh chóng với yêu cầu ngày càng cao, khắt khe của người sử dụng lao động; số lượng học viên, sinh viên ra trường chưa đáp ứng tốt yêu cầu xã hội, yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người sử dụng lao động còn lớn.

Việc thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất đã tạo ra nguồn nhân lực thiếu năng động, xa rời thực tiễn. “Các trường dạy nghề chưa xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo, chưa xây dựng và ban hành đầy đủ chương trình khung giáo dục nghề nghiệp” [100, tr.17]. Nội dung, chương trình đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn, nhất là với thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tình trạng “dạy những gì có, chưa dạy những gì mà xã hội cần” không phù hợp với yêu cầu mới và cao của CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Năm 2016, cả nước có tới 51% sinh viên ra trường không có việc làm, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác còn rất thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, lao động có tay nghề cao. Đây là thực trạng đáng báo động, một mâu thuẫn lớn giữa đào tạo và sử dụng lao động, giữa cung và cầu lao động, cần phải giải quyết tốt.


Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy rò thêm: Có từ 61% đến gần 70%, số người được hỏi đánh giá trình độ chuyên môn nguồn nhân lực đất nước còn hạn chế so với bậc học; từ 65% đến hơn 85% đánh giá trình độ ngoại ngữ, tin học còn yếu; khoảng 85% đánh giá khả năng hội nhập còn bị hạn chế [Phụ lục 2, 3].

Đây là một mâu thuẫn cần nhận thức đúng, thật sự thấu đáo và phải có chiến lược giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực phù hợp hơn. Đó là một tất yếu khách quan. Giải quyết mâu thuẫn này là yêu cầu đặc biệt cần thiết, đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ làm công tác giáo dục và đào tạo nghề có chất lượng cao đủ sức đáp ứng yêu cầu. Đây phải được xem xét là một mũi “đột phá” quan trọng trong khâu “đột phá”.

3.3.2.2. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực với việc đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế

Trước hết, cũng cần khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước Lào luôn nhất quán quan điểm xem khoa học và công nghệ cùng với giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư kinh phí cho giáo dục.

Liên tục nhiều năm qua, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm ở mức từ 11 - 15%, tương đương 2,5% GDP, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng. Đó là sự bất hợp lý trong cơ cấu đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Năm 2019, Chính phủ đã đầu tư cho ngành giáo dục và thể thao với tổng số tiền là 4.055,54 tỷ kíp, bằng 12,15% so với kinh phí Nhà nước, tương đương 2,45% của GDP. Trong đó, ngân sách chi thường xuyên là 3.447,07 tỷ kíp (khoản chi công tác chuyên môn là 95,65 tỷ kíp) và tổng ngân sách đầu tư là 608,47 tỷ kíp (trong đó tổng số vốn trong nước là 149,75 tỷ kíp và tổng số vốn đầu tư nước ngoài là 458,72 tỷ kíp). Trung ương quản lý 1.207,72 tỷ kíp (Bộ Giáo dục và Thể thao, Đại học Quốc gia Lào) và địa phương quản lý 2.848,82 tỷ kíp (Sở Giáo dục và Thể thao và 3 trường đại học) [100, tr.9].

Trong cơ cấu chi theo cấp học, chi cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chiếm xấp xỉ 70% tổng chi cho giáo dục. Trong khi đó, chi cho đào tạo cao


đẳng và đại học 15%, giáo dục nghề nghiệp xấp xỉ 10%. Tỷ lệ này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của khối giáo dục nghề nghiệp, khó có điều kiện cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Việc quy định chi cho giáo dục tối thiểu như đã nêu trên là hết sức quan trọng trong chính sách dành cho giáo dục, tuy nhiên, chưa xác định lại cơ cấu ngân sách đầu tư cho giáo dục bảo đảm hợp lý hơn. Cùng với đó, để giảm bớt áp lực cho ngân sách nhà nước, cần có thêm chính sách tăng cường nguồn lực phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong giáo dục và đào tạo nghề để nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực lao động tay nghề đảm bảo về số lượng và chất lượng.

So với các nước trong khu vực, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên GDP của Lào còn thấp, chẳng hạn như: Việt Nam có tỷ lệ ngân sách cho giáo dục hàng năm (2019) ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% của GDP; Malaysia chi từ 18-26% tổng ngân sách (2016) [60]; Thái Lan chi khoảng 20% tổng ngân sách quốc gia, tương đương 4% của GDP [61]; và Xingapore chi khoảng 20% tổng ngân sách (2018) [62].

Lào là một quốc gia luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền được giáo dục. Nhưng so với các nước, tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục trên GDP của Lào còn rất thấp, chưa góp phần đáng kể về những thành tựu quan trọng cho giáo dục nước nhà, nhất là hệ thống giáo dục nghề nghiệp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, dù tổng chi ngân sách cho giáo dục hàng năm được duy trì ở mức đã nêu trên, nhưng chủ yếu đang dành để chi cho con người, khó đảm bảo điều kiện học tập có chất lượng cũng như việc thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên.

3.3.2.3. Mâu thuẫn giữa xu hướng gia tăng nhu cầu nhân tài, “nguồn nhân lực tay nghề cao” với những bất cập trong cơ chế, chính sách sử dụng và đãi ngộ dẫn đến tình trạng lãng phí nhân lực trình độ cao

Sự phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong thời đại 4.0, đòi hỏi rất cao về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này vừa tạo ra cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,


vừa tạo ra những thách thức và nguy cơ lớn. Điều đó biểu hiện ở chỗ: thứ nhất, nếu không đào tạo được nguồn nhân lực tốt thì không thể hội nhập tốt, không thể tận dụng được cơ hội và tiếp thu trình độ khoa học - công nghệ, quản lý tiên tiến và hiện đại của thế giới; thứ hai, sẽ diễn ra tình trạng “chảy máu chất xám”, sự xâm nhập của văn hoá, lối sống ngoại lai, nguy cơ thương mại hoá giáo dục và đào tạo. Không có được nguồn nhân lực có tay nghề cao đủ sức đáp ứng yêu cầu, thì hai biểu hiện của thách thức trên sẽ trở thành thực tế, tác động mạnh mẽ. Do đó, nền kinh tế của Lào sẽ càng trở nên tụt hậu hơn. Yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới đặt ra rất cao đối với giáo dục và đào tạo nghề. Nhưng cơ chế, chính sách hiện tại lại không đáp ứng tốt yêu cầu. Trên thực tế, tốc độ tăng quy mô đào tạo hiện nay vẫn còn cao so với khả năng đáp ứng của các điều kiện bảo đảm, dẫn đến chất lượng đào tạo còn hạn chế, đặc biệt là đào tạo trình độ cao.

Theo kết quả khảo sát của tác giả ở các tỉnh thành, như: tỉnh Luông Pha Bang, tỉnh Sa Văn Na Khết, Thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Chăm Pa Sắc cho thấy, có tới 75% học sinh muốn học lên đại học, song chỉ có 25% muốn theo học nghề [Phụ lục 5]. Trong khi đó, cơ chế tài chính của giáo dục nghề nghiệp, trong đó có học phí, chậm được đổi mới, bất hợp lý kéo dài, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát triển quy mô gắn với yêu cầu chất lượng ngày một cao hơn. Có thể khái quát: ở Lào trong khi cơ chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp cao độ đã không còn thích hợp nữa, thì cơ chế, chính sách giáo dục và đào tạo mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế vẫn chưa được nhận thức rò và đúng, chưa được xây dựng đồng bộ, phù hợp và có hiệu quả. Chúng ta vẫn chưa xác định được thật rò vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các chủ thể giáo dục và đào tạo (Nhà nước, các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ chế thị trường, người học, các cơ sở sử dụng nhân lực, các chủ thể đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, gia đình, xã hội…), vì thế, đã làm hạn chế các động lực, các nguồn lực phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nghề. Một thực tế nữa, ở các địa phương, bộ, ngành đã có chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về làm việc, tuy nhiên, theo đánh giá sau một thời gian thực hiện, các chính


sách này đã bộc lộ những bất cập, nhất là lao động sau đào tạo được các địa phương, đơn vị, doanh nghiêp... tuyển dụng về làm việc nhưng không đáp ứng được nhu cầu công việc, hoặc các điều kiện làm việc, thu nhập của người lao động cũng chưa phù hợp. Do vậy, để giải quyết mâu thuẫn này phải đổi mới căn bản, toàn diện cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, phù hợp và hiệu quả.

3.3.2.4. Mâu thuẫn giữa xu hướng gia tăng nhu cầu về nguồn nhân lực tay nghề cao với những bất cập trong phân luồng tuyển sinh giáo dục và đào tạo nghề

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này ngày càng hoàn thiện. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo nghề phát triển rộng khắp, tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm tương đối cao... Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn nhiều bất cập trong việc phân luồng tuyển sinh giáo dục và đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho thị trường lao động.

Thống kê của Cục Giáo dục nghề nghiệp, cho thấy, ba năm học (2016-2017 và 2017-2018), các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề đã tuyển sinh được 36.754 người/năm. Năm 2019, đã tuyển sinh được hơn 16.837 người. Song, phần lớn số người đăng ký học nghề đã chọn hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. Kết quả này cho thấy, công tác tuyển sinh trong hoạt động giáo dục và đào tạo nghề vẫn còn khó khăn, thách thức, đặc biệt đối với các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, ngành nghề đòi hỏi năng khiếu. Cơ cấu trình độ đào tạo vẫn còn chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là đào tạo sơ cấp, đào tạo thường xuyên, ngắn hạn (chiếm 70%); trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm 30% trên tổng số tuyển sinh.

Đối với việc phân luồng học sinh lựa chọn học nghề ở một số trường Trung học cơ sở (một số địa bàn đã tiến hành khảo sát) sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, kết quả khảo sát về mong muốn của học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở cho thấy, tỷ lệ học sinh muốn vào học Trung học phổ thông chiếm khoảng hơn 85%. Tỷ lệ học sinh muốn vào học nghề còn rất thấp (khoảng 10%) [Phụ lục 6] và có sự khác biệt giữa các tỉnh, thành phố. Điều đó hoàn toàn đúng với tình hình thay

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí