Trình Độ Giáo Dục, Đào Tạo Của Nguồn Nhân Lực Nữ Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân



- Trình độ giáo dục đào tạo:

Nếu so sánh với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, trình độ giáo dục đào tạo của NNLN năm 2021 chiếm tỷ lệ như sau: Trung học phổ thông là 0,27%; trung cấp là 16,88%; cao đẳng là 4,12%; đại học là 71,17%; thạc sĩ là 7,02%, tiến sĩ là 0,54% [Biểu số 6].

Biểu đồ 6: Trình độ giáo dục, đào tạo của nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân


Tiến sĩ, 0.54 THPT, 0.27


Thạc sĩ, 7.02

Trung cấp, 16.88 Cao đẳng, 4.12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.



Chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân - 12

Đại học, 71.17


THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ


Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021

So với NNL trong lực lượng CAND, trình độ NNLN chiếm tỷ lệ như sau: Trung học phổ thông là 0,04%; trung cấp là 2,5%; cao đẳng là 0,61%; đại học là 10,54%; thạc sỹ là 1,04%, tiến sỹ là 0,08%.

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ Công an:

Nếu so sánh với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, trình độ chuyên môn nghiệp vụ Công an của NNLN năm 2021 chiếm tỷ lệ như sau: Được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Công an là 45,12%; sơ cấp là 0,32%; trung cấp là 8,11%; cao đẳng là 3,49%; đại học là 37,89%; thạc sỹ là 4,75%, tiến sỹ là 0,05%.


Biểu đồ 7: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực nữ trong lượng Công an nhân dân

Thạc sĩ, 4.75 Tiến sĩ, 0.32

Chứng chỉ, 45.12

Đại học, 37.89

Trung cấp, 8.11

Cao đẳng, 3.49

Sơ cấp, 0.32

Chứng chỉ Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021

Nếu so với NNL toàn lực lượng, trình độ NNLN trong lực lượng CAND năm 2021 chiếm tỷ lệ như sau: Được cấp chứng chỉ nghiệp vụ Công an chiếm 7,12%; sơ cấp chiếm 0,05%; trung cấp chiếm 1,28%; cao đẳng chiếm 0,55%; đại học chiếm 5,98%; thạc sỹ chiếm 0,75%, tiến sỹ chiếm 0,32%.

- Về cấp bậc hàm:

Nếu so sánh với tổng số NNLN trong lực lượng CAND, cấp bậc hàm của NNLN năm 2021 chiếm tỷ lệ như sau: Cấp tướng chiếm 0,01%, cấp tá chiếm 33,26%, cấp úy chiếm 65,85%, hạ sĩ quan chiếm 0,47%, công nhân viên, tạm tuyển, chưa phong cấp bậc hàm chiếm tỷ lệ 0,41%.

Biểu đồ 8: Cấp bậc hàm của nguồn nhân lực nữ trong lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân


70


60


50


40

65.85

30


20

33.26

10

0

0.01

Cấp tướng

0.47 0.41

Cấp tá Cấp úy Hạ sĩ quan Khác

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, năm 2021

Nếu so với NNL toàn lực lượng, NNLN có bậc hàm cấp tướng chiếm tỷ lệ 0,002%, cấp tá chiếm 4,92%, cấp úy chiếm 9,74%, hạ sĩ quan chiếm 0,07%, công nhân viên, tạm tuyển, chưa phong cấp bậc hàm chiếm 0,06%.

- Về tâm lực (phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống).

Cấp ủy, lãnh đạo các cấp trong CAND luôn chú trọng công tác chính trị, tư tưởng, quan tâm giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tình yêu nghề và tác phong làm việc tiến bộ, khoa học cho NNLN trong lực lượng CAND. Hầu hết NNLN trong lực lượng CAND luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; có phẩm chất đạo đức của người Công an cách mạng, lối sống trong sáng, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của lực lượng CAND và người Phụ nữ Việt Nam; luôn tận tụy trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật chặt chẽ; có tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ ANTT. Trong thực thi nhiệm vụ, NNLN luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành và điều lệnh CAND; tôn trọng, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm và các



hành vi vi phạm pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; có thái độ ứng xử văn hoá, chuẩn mực; có tinh thần hiệp đồng, đoàn kết giúp đỡ đồng chí đồng đội.. Trong công tác và chiến đấu, chỉ tính từ 2005 trở lại đây, đã có hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ nữ tận tụy với công việc, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân, chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an và giám đốc Công an đơn vị, địa phương tặng huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen [9].

Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận nhỏ cán bộ, chiến sỹ nữ còn thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, có lối sống buông thả, vi phạm những điều đảng viên không được làm, vi phạm kỷ luật của Ngành và Điều lệnh CAND, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của lực lượng, làm giảm sút niềm tin trong nhân dân với lực lượng CAND; thậm chí vẫn còn một số ít cán bộ, chiến sỹ nữ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và cương vị công tác để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân, bị kỷ luật hoặc xuất ngũ (số lượng chiếm 0,04% trong tổng số NNL trong lực lượng CAND) [9].

3.2. Phân tích thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

3.2.1. Chính sách tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Một là, thực trạng chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực nữ lực lượng Công an nhân dân

Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành nhiều nghị quyết, đề án, kế hoạch quan trọng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chính sách phát triển NNL, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND, chẳn hạn như: Kế hoạch số 42-KH/ĐUCA (X11) ngày 29/10/2009 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ của lực lượng CAND đến năm 2020; Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công an giai đoạn 2011 - 2020; Đề án tăng cường NNL cho lực lượng CAND đảm bảo ANTT trong tình hình mới (2012 - 2020); Thông tư số 15/2016/TT-BCA, ngày 18/3/2016 quy định về tuyển sinh vào các trường CAND; Thông tư số 50/2021/TT-BCA, ngày 15/11/2016 quy



định về tuyển sinh trong CAND; Thông tư số 38/2016/TT-BCA, ngày 28/9/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Nghị định của Chính phủ về thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND, Thông tư số 55/2019/TT- BCA ngày 11/11/2919 quy định về tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.

Nhiều nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch về công tác cán bộ nữ, vì sự tiến bộ phụ nữ, bình đẳng giới cũng được của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và Công an các đơn vị, địa phương ban hành nhằm đề ra chủ trương, chính sách phát triển NNLN, trong đó có nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp tuyển dụng, sử dụng NNLN vào lực lượng CAND. Chương trình hành động số 12/CTHĐ-ĐU(X16), ngày 16/11/2007 của Đảng ủy Công an Trung ương về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã đề ra mục tiêu chính sách tuyển dụng đối với cán bộ nữ CAND: "Thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển sinh, tuyển dụng, hợp đồng lao động nữ vào lực lượng Công an; từng đơn vị cần có kế hoạch cụ thể về công tác cán bộ nữ; đảm bảo tỷ lệ nữ phù hợp đáp ứng yêu cầu công tác chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong tình hình mới (duy trì tỷ lệ nữ 14,5% trở lên trong tổng số biên chế toàn lực lượng” [68]; Chương trình Bình đẳng giới trong CAND giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Công an đề ra chỉ tiêu đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ trong CAND đạt 15% trong tổng số cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng CAND và bố trí hợp lý ở các lĩnh vực công tác Công an [12]. Theo đó, việc tuyển dụng NNL nói chung và NNLN nói riêng trong lực lượng CAND được thực hiện theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở bám sát các nghị quyết, chương trình hành động của Đảng ủy Công an Trung ương; đề án, thông tư, quy định của lãnh đạo Bộ Công an. Hình thức tuyển dụng thông qua tuyển sinh, tuyển chọn công dân và xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp đối với hạn sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ trong CAND; có cơ cấu tỷ lệ giới tính, độ tuổi, tiêu chuẩn, thành phần dân tộc và cơ cấu bố trí cán bộ ở các lực lượng, cấp Công an. Tuyển dụng thông qua hoạt động tuyển sinh vào các trường CAND đảm bảo nguyên tắc căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, kết hợp với yêu cầu xây dựng lực lượng CAND đạt trình độ, tiêu chuẩn theo chức danh nghiệp vụ của từng cán bộ đang hoặc sẽ đảm nhận sau khi tốt nghiệp



gắn với quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, phục vụ yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng CAND. Có 10 đối tượng áp dụng gắn với 10 hình thức dự tuyển khác nhau và quy định điều kiện độ tuổi nam và nữ như nhau: đối tượng dự tuyển đào tạo tiến sỹ không quá 50 tuổi; đối tượng dự tuyển đào tạo thạc sỹ không quá 45 tuổi; đại học chính quy không quá 22 tuổi; riêng đối tượng dự tuyển đại học chính quy là học sinh trường văn hóa hoặc công dân thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, Bộ Công an có quy định điều kiện riêng về hình thể đối với nam và nữ: chiều cao của nữ là 1m58 đến 1m80, nữ là người dân tộc thiểu số 1m56 đến 1m80, chỉ số cơ thể (BMI) được tính bằng trọng lượng chia cho bình phương chiều cao đạt từ 18,5 đến 30 [47]. Tỷ lệ tuyển sinh đối với nữ cơ bản giao động từ 10%

- 15%; không quy định cụ thể tỷ lệ tuyển sinh NNLN cho từng hệ lực lượng và cấp Công an; không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào các trường CAND [22]. Tuyển dụng thông qua hình thức tuyển chọn căn cứ nhiệm vụ và biên chế của CAND, đúng chức danh, vị trí công việc, đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đảm bảo tính cạnh tranh. Đối tượng tuyển chọn là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hầu hết điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển giữa nam và nữ như nhau, riêng chiều cao nam trên 1m64, nữ trên 1m58 [33]. Việc tuyển công dân tham gia phục vụ có thời hạn trong lực lượng CAND, năm 2016, Bộ Công an đã mở rộng đối tượng tuyển nữ giới vào thay vì trước chỉ tuyển nam giới [41]; khi xét chuyển sang chế độ chuyên nghiệp đối với hạn sỹ quan, chiến sỹ nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ trong CAND cũng có xét cả NNLN [30].

Tính từ năm 2005 đến nay, Bộ Công an đều duy trì tuyển dụng nữ vào CAND, tỷ lệ khá ổn định, giao động từ 13,3% đến 15,4% và đến năm 2021 đạt 14,81%, cơ bản tiến sát mục tiêu đề ra trong Đề án tăng cường NNL cho lực lượng CAND đảm bảo ANTT trong tình hình mới và Chương trình bình đẳng giới trong lực lượng CAND giai đoạn 2021 - 2030 [Biểu đồ 1]. Tuy nhiên, quy định của Bộ Công an về tuyển sinh vào các trường CAND và tuyển chọn chưa đạt tỷ lệ NNLN theo mục tiêu đề ra; một số điều kiện, tiêu chuẩn, nhất là độ tuổi tuyển sinh, tuyển



chọn còn chưa tính đến yếu tố giới, bình đẳng giới; qua phiếu khảo sát trắc nghiệm cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu phát triển, tăng cường NNLN trong lực lượng CAND phù hợp với thực tiễn và có cơ cấu phù hợp giữa các hệ lực lượng và cấp công an. Có tới 72,4% phiếu khảo sát đánh giá rất cần phát triển NNLN trong lực lượng CAND, nhiều nhất là lực lượng An ninh và Cảnh sát có tới 81,8% trả lời cần; khối Xây dựng lực lượng có 65,5% trả lời cần, nhiều nhất là lực lượng An ninh 71,4%, sau đó là lực lượng Tham mưu, tổng hợp. Không có phiếu nào ở các mẫu trả lời không cần [Phiếu khảo sát 01, Phụ lục 2].

Hai là, Thực trạng chính sách sử dụng nguồn nhân lực nữ lực lượng Công an nhân dân

- Bố trí nguồn nhân lực nữ trong lực lượng Công an nhân dân

Trong những năm qua, việc bố trí NNL, trong đó có NNLN trong lực lượng CAND được cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp đặc biệt quan tâm và xác định đây là khâu trọng yếu quyết định hiệu lực, hiệu quả công tác sử dụng NNLN trong lực lượng CAND. Quy định bố trí NNLN trong lực lượng CAND có nhiều nét đặc thù khác với các cơ quan hành chính nhà nước, bố trí là căn cứ để triển khai hoạt động tuyển dụng, tuyển sinh là một hình thức để tuyển dụng, tuyển dụng phải gắn với việc bố trí sử dụng. Nghĩa là đầu ra của việc tuyển sinh, tuyển dụng nhằm phục vụ các phương án bố trí NNLN cho từng hệ lực lượng và cấp Công an. Do vậy, việc bố trí sử dụng NNL phải căn cứ vào quy định về quản lý biên chế và khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở bốn cấp Công an.

Việc quản lý biên chế thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định của Đảng và Bộ Công an về quản lý, sử dụng, tinh giảm biên chế; kết hợp giữa quản lý biên chế với tiêu chuẩn chức danh, vị trí công tác của cán bộ ở từng lĩnh vực công tác, chiến đấu; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công tác, chiến đấu của từng đơn vị, lực lượng và Công an các cấp. Tỷ lệ bố trí NNL, trong đó có NNLN được thực hiện trên cơ sở cấu biên chế giữa các lực lượng, các cấp Công an và quy định tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở bốn cấp Công an, trong đó tỷ lệ bố trí cơ cấu theo hệ lực lượng: An ninh nhân dân là 10 % - 15%, Cảnh sát nhân dân là 74% - 75%, Tham mưu là



3% - 4%, Hậu cần là 4% - 6%; bố trí cơ cấu theo cấp Công an, NNL trong CAND chủ yếu bố trí công an đơn vị địa phương, cơ quan Bộ chỉ chiếm 15% - 17% [42]. Tuy nhiên, Bộ Công an không quy định tỷ lệ NNLN đối với từng hệ lực lượng và cấp Công an. Với tổng số NNLN đến năm 2021 chiếm 14,72% trong tổng số NNL trong CAND, hiện nay được bố trí theo 04 cấp Công an và 05 hệ lực lượng, cụ thể như sau:

NNLN trong lực lượng CAND được bố trí sử dụng chủ yếu trong 2 lực lượng chính là lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân. Lực lượng An ninh nhân dân bao gồm: an ninh, tình báo, cảnh vệ và chiếm tỷ lệ 15,46% trong tổng số NNLN, chiếm tỷ lệ 2,29% trong tổng số NNLN trong lực lượng CAND, trong đó tập trung ở cấp Bộ và Công an cấp tỉnh. NNLN công tác ở lực lượng Cảnh sát nhân dân chiếm tỷ lệ 50,78% trong tổng NNLN và chiếm tỷ lệ 7,52% trong tổng số NNL trong CAND. Lực lượng phục vụ chiến đấu bao gồm: Tham mưu - tổng hợp, Xây dựng lực lượng, Hậu cần - kỹ thuật, NNLN chiếm tỷ lệ 12,08% trong tổng số NNLN và chiếm tỷ lệ 1,79% trong tổng NNL trong lực lượng CAND, trong đó, ở lực lượng Xây dựng lực lượng chiếm tỷ lệ 10,47% trong tổng số NNLN và chiếm tỷ lệ 1,55% trong tổng số NNL trong CAND; lực lượng Tham mưu - tổng hợp, NNLN chiếm tỷ lệ 11,21% trong tổng số NNLN và chiếm tỷ lệ 1,66% trong tổng số NNL; lực lượng hậu cần, kỹ thuật chiếm 1,8% trong tổng số NNL trong CAND.

Tuy nhiên, các văn bản quy định về quản lý biên chế và khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở bốn cấp Công an đang quy định chung cho cả nam và nữ, chưa thể hiện rõ sự khác biệt về giới. Song quá trình tổ chức thực hiện quy định về bố trí NNLN trong từng hệ lực lượng, cấp Công an, Công an các đơn vị, địa phương cũng đã tính toán để đảm bảo quy định chung và còn đảm bảo phù hợp đặc điểm giới và nguyện vọng của cán bộ, chiến sỹ nữ, tạo động lực giúp cán bộ, chiến sỹ nữ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao và xây dựng gia đình hạnh phúc.

- Điều động, luân chuyển NNLN trong lực lượng CAND

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí