Những Thành Tựu Về Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay


mới và công nghệ tự động hóa, nền kinh tế thế giới đã và đang có những biến đổi lớn về cơ cấu, loại hình, phương thức hoạt động, sản phẩm... Việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng đó làm thay đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Con đường từ khoa học đến công nghệ và sản xuất ngày càng rút ngắn; công nghệ càng cao thì hàm lượng tri thức càng lớn. Khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã và đang làm thay đổi nhanh chóng nội dung lao động, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động..., đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp về cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề. Những kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo dễ trở nên lạc hậu; người lao động buộc phải chuyển đổi nghề nếu không được cung cấp kiến thức và kỹ năng sâu, rộng, hoặc không thường xuyên cập nhật và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng để có thể đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời, đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao. Nó cũng tạo ra những điều kiện, tiền đề mới cho sự phát triển giáo dục và đào tạo nghề, như: không ngừng bổ sung nội dung và nâng cao trình độ khoa học - công nghệ của các hoạt động giáo dục và đào tạo nghề; hiện đại hóa trang bị dạy học, sử dụng các công nghệ dạy học tiên tiến..., nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tương lai.

- Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là đỉnh cao mới của sự phát triển công nghệ, có tác động đến toàn bộ đời sống con người cả về công việc, giá trị và kết nối thông tin. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đối với giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo điều kiện để đổi mới tư duy và phương pháp


đào tạo, học tập thông qua kết nối các thiết bị thông minh, các lớp học ảo, lớp học trực tuyến, ứng dụng công nghệ số, kỹ thuật số, v.v..

Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đem lại không ít thách thức, đặc biệt là với thị trường lao động và hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Lào. Điểm yếu của lao động Lào hiện nay, kể cả lao động đã qua đào tạo nghề là kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong làm việc công nghiệp. Trong khi đó, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm giảm nhu cầu lao động ở các nhóm ngành thâm dụng lao động và tạo ra nhiều việc làm ở các ngành nghề đòi hỏi trình độ tư duy, sáng tạo cao như công nghệ thông tin, thiết kế, hóa học... Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra thị trường lao động 4.0, cùng với đó là hệ thống giáo dục và đào tạo, giáo dục và đào tạo nghề 4.0. Điều này, đòi hỏi những kỹ năng mới trong lao động cần phải truyền tải và thực hiện trong hệ thống giáo dục và đào tạo nghề. Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng phải chú trọng đến kỹ năng số, công nghệ số, kỹ năng ngoại ngữ, năng lực sáng tạo, kỹ năng khởi nghiệp...

Cho đến nay, mặc dù chưa thực sự có nghiên cứu nào đánh giá mức độ đột phá về công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Lào, song cũng có thể thấy những thay đổi trong đời sống xã hội như những ứng dụng trên điện thoại thông minh, quy trình tự động hóa sản xuất mang tính hệ thống của nhiều tập đoàn, công ty. Lào cũng là một nước không nằm ngoài tiến trình phát triển chung của thế giới với tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này.

Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần tập trung và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề nhằm pháp triển nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tóm lại, với những thay đổi trên đang và sẽ tác động mạnh mẽ và đặt ra nhiều vấn đề đối với nền giáo dục của Lào nói chung, đối với giáo dục và đào tạo nghề nói riêng. Điều đó đòi hỏi phải đổi mới giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động tương lai.


Tiểu kết chương 2

Giáo dục và đào tạo nghề là một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần trong quá trình đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho người lao động nhằm phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng có vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào. Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở Lào hiện nay chịu sự tác động từ nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, cần phải nắm vững và tính toán chu đáo trong quá trình thực thi giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực. Phục vụ nhu cầu kinh tế - xã hội; thống nhất lý luận và thực tiễn, học với hành; thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại là những yêu cầu cơ bản đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ mới, cần phải quán triệt và thực hiện tốt trong thực tiễn.

Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo; thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Đó là tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội và bản thân nguồn nhân lực, với những nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp, đặc biệt là giáo dục và đào tạo nghề nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời khơi dậy và phát huy vai trò nguồn nhân lực này trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới.


Chương 3

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY


3.1. NHỮNG THÀNH TỰU VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

3.1.1. Những thành tựu trong phát huy vai trò của chủ thể thực hiện đổi mới nội dung, phương thức giáo dục và đào tạo nghề phục vụ phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

3.1.1.1. Chủ thể thực hiện giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực

- Đối với các nhà trường - cơ sở giáo dục và đào tạo nghề

Thứ nhất, sự gia tăng về số lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề trong cả nước

Trong năm học 2013 - 2014, cả nước Lào có 98 cơ sở giáo dục và đào tạo nghề (22 cơ sở thuộc công lập và 76 cơ sở thuộc tư thục). Trong năm học 2015 - 2016, có 23 cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập. Đến năm học 2017 - 2018, Lào có 90 cơ sở (cả công lập và tư thục), trong đó cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập đã tăng thêm 1 cơ sở, còn tư thục thì giảm đến 9 cơ sở (do tiến hành tinh gọn, nâng cao hiệu quả của cơ sở giáo dục và đào tạo nghề). Các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập chiếm 25,56% và tư thục chiếm 74,44%.

Bảng 3.1: Số lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề cả công lập và tư thục từ năm 2013 - 2018

Đơn vị: Cơ sở


Cơ sở giáo dục

và đào tạo nghề

Năm học

2013-14

Năm học

2014-15

Năm học

2015-16

Năm học

2016-17

Năm học

2017-18

Công lập

22

23

23

23

23

Tư thục

76

78

78

73

67

Tổng cộng

98

101

101

96

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 10

Nguồn: Sở thống kê Giáo dục nghề nghiệp từ năm 2013 - 2018, tr.4


Tính đến năm học 2018 - 2019, trên phạm vi cả nước Lào có 92 cơ sở giáo dục và đào tạo nghề, trong đó 25 cơ sở thuộc công lập (tăng thêm 2 cơ sở) và 67 cơ sở thuộc tư thục.

Thứ hai, khả năng tổ chức giáo dục và đào tạo nghề theo các chuyên ngành của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập về cơ bản đã bám sát nhu cầu của thị trường và sự phát triển của đất nước

Các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập thuộc sở hữu của nhà nước, tập trung cung cấp các chương trình đào tạo lực lượng lao động trong các ngành trọng yếu theo nhu cầu thị trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Trong những năm qua, cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập đã cung cấp các nội dung, chương trình với nhiều cấp trình độ ở các chuyên ngành khác nhau để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của đất nước. Cụ thể:

Trong năm học 2015 - 2016, ở 23 cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập đã có tới 30.221 người đăng ký học, trong đó, số người đăng ký học trình độ sơ cấp là 909 học viên; trình độ trung cấp (9+3) và (12+2) có 16.540 học viên; trình độ cao đẳng có 12.717 học viên; cử nhân có 55 sinh viên. Số người đăng ký học ngành nông nghiệp là 4.133 sinh viên, chiếm 13,68%; ngành công nghiệp: 13.886 sinh viên, chiếm 45,95%; ngành dịch vụ 12.006 sinh viên, chiếm 39,73% và ngành sư phạm dạy nghề 196 sinh viên, chiếm 0,65% [97, tr.6]. Tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tư thục đã có người đăng ký học tất cả là 36.424 sinh viên (19.079 sinh viên nữ), trong đó chỉ có 2.688 sinh viên đăng lý học chuyên ngành công nghiệp, chiếm 7,83%. Có tới 33.736 sinh viên đăng ký học chuyên ngành dịch vụ, chiếm 92,62% [97, tr.7].

Trong năm học 2018 - 2019, cả nước có 67 cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tư thục. Năm học vừa qua, số học sinh, sinh viên đăng ký học chuyên ngành dịch vụ ở các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tư thục là rất đông, có tới 21.667 người, chỉ có 2.921 sinh viên đăng ký học chuyên ngành công nghiệp, chiếm 13,48%. 18.746 sinh viên đăng ký học chuyên ngành dịch vụ, chiếm 86,52% [100, tr.8].

Ngoài ra các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tư thục cung cấp các chương trình đào tạo trong các ngành như: Công nghiệp, dịch vụ, ngoại ngữ (tiếng Anh), công nghệ - thông tin, quản trị kinh doanh. Nhìn chung, cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh; đã mở thêm nhiều nghề mới mà thị trường lao động có nhu cầu.


Thứ ba, sự gia tăng về số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia giáo dục và đào tạo nghề

Về số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên thuộc cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập. Trong năm học 2010 - 2011, có tất cả 1.692 người (nữ 585 người); Năm học 2011 - 2012, có 1.884 người (nữ 669 người); Năm học 2012 - 2013, có 1.954

người (nữ 702 người); Năm học 2013 - 2014, có 2.036 người (nữ 729 người); Năm

học 2014 - 2015, có 2.190 người (nữ 805 người); Năm học 2015 - 2016, có 2.228

người (nữ 824 người); Năm học 2016 - 2017, có 2.287 người (nữ 849 người) và

năm học 2017 - 2018, có 2.359 người (nữ 867 người) [74, tr.7]. Đến năm học 2018

- 2019, đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập trên cả nước có 2.319 người (nữ 865 người).

Về số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên thuộc cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tư thục. Trong năm học 2010 - 2011, có tất cả 2.954 người (nữ 833 người); Năm học 2011 - 2012, có 2.913 người (nữ 826 người); Năm học 2012 - 2013, có 3.342

người (nữ 1.000 người); Năm học 2013 - 2014, có 3.027 người (nữ 697 người);

Năm học 2014 - 2015, có 2.848 người (nữ 754 người); Năm học 2015 - 2016, có

3.002 người (nữ 794 người); Năm học 2016 - 2017, có 2.719 người (nữ 795 người) và năm học 2017 - 2018, có 2.437 người (nữ 801 người). Đến năm học 2018 - 2019, đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tư thục trên cả nước có 2.323 người (nữ 761 người) [74, tr.7].

Bảng 3.2: Số lượng cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập, tư thục từ năm 2010 đến năm 2018

Đơn vị tính: %


Nội dung

Tỷ lệ của cán bộ, giáo viên công lập, tư thục

Năm học

Tổng cộng (Người)

Công lập (%)

Tư thục (%)

2010-2011

4.646

36,42

63,58

2011-2012

4.797

39,27

60,73

2012-2013

5.296

36,90

63,10

2013-2014

5.063

40,21

59,79

2014-2015

5.038

43,47

56,53

2015-2016

5.230

42,60

57,40

2016-2017

5.006

45,69

54,31

2017-2018

4.796

49,21

50,79

Nguồn: Cục Giáo dục nghề nghiệp, Sổ thống kê Giáo dục nghề nghiệp, năm 2017, tr.7


Theo bảng trên cho thấy, đội ngũ cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề thuộc công lập, tư thục từ năm 2010 đến năm 2018 có sự thay đổi về số lượng và bộ phận thuộc tư thục chiếm tỷ lệ nhiều hơn.

Thứ tư, đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực nhìn chung đáp ứng yêu cầu về chất lượng và cơ cấu phù hợp

Tính đến năm 2019, đội ngũ giáo viên, giáo viên tình nguyện, giáo viên theo hợp đồng trong các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề có tổng cộng là 2.359 người (nữ 867 người), trong đó có: 2.191 giáo viên cơ hữu (nữ 807 người), 148 giáo viên tình nguyện (nữ 53 người), 20 giáo viên theo hợp đồng (nữ 7 người). Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên như sau: tiến sĩ: 04 người: thạc sĩ: 178 người/nữ 39 người: cử nhân: 1.067 người/nữ 427 người; cao đẳng: 819 người/nữ 294 người; trung cấp: 108 người/nữ 39 người; sơ cấp: 11 người/nữ 04 người và công nhân viên có 04 người/nữ 04 người và đang có xu hướng gia tăng do sự quan tâm trong việc đào tạo nâng cao trình độ của chính các cơ sở giáo dục nghề nghiệp [100, tr.46].

Sự phát triển của đội ngũ giáo viên theo hướng đảm bảo về chất lượng, trình độ như hiện nay đã góp phần phát huy khá tốt phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sư phạm trong việc gieo trồng, vun đắp các thế hệ tương lai. Đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên trẻ ở các nhà trường đã có nhiều cố gắng, tích cực đóng góp xứng đáng vào giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực. Phương pháp giảng dạy được đổi mới để nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực của đất nước. Công nghệ thông tin, phương pháp mô-đun ngày càng được sử dụng một cách rộng rãi. Phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực của sinh viên nhận được sự quan tâm và thường xuyên có tổ chức rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả trong phát triển nguồn nhân lực.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề, có phương thức làm việc trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và thực hiện chế độ nhất thể hóa, từ đó, góp phần phát huy tính sáng tạo, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong công tác quản lý và phát triển công tác giáo dục và đào tạo nghề một cách hiệu quả; làm việc có kế hoạch, chương trình và dự án cụ thể, quy định hoặc giải quyết công việc có trọng tâm, trọng điểm và có mục đích


trong từng giai đoạn. Quản lý và điều hành theo chiều dọc, gắn kết với địa phương cơ sở và phối hợp gắn bó với Đảng bộ, cơ quan chính quyền địa phương và các ban ngành để tận dụng sức mạnh tổng hợp của các bộ phận nhằm phát triển giáo dục và đào tạo nghề; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, đánh giá kết quả đạt được và chỉ ra hạn chế - yếu kém trong tổ chức thực hiện công tác giáo dục và đào tạo nghề tại các nhà trường; thực hiện chế độ hội họp, báo cáo phản ánh một cách nghiêm chỉnh và báo cáo cấp trên một cách kịp thời và thường xuyên.

Để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, lực lượng lao động trong các cấp nghề nghiệp có tay nghề và chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, trong đó, các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề trên cả nước đã bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ như: Tất cả các trường đã có 01 hiệu trưởng, 03 đến 04 phó hiệu trưởng; có 01 trưởng bộ môn/phòng, 02 đến 03 phó trưởng bộ môn/phó trưởng phòng và thành viên trong các bộ môn/phòng. Tổ chức Đảng và đoàn thể gồm: công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ và công tác quốc phòng - an ninh, thể dục thể thao, văn nghệ...

- Sự tham gia công tác giáo dục và đào tạo nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp ở Lào đã tham gia vào hoạt động giáo dục và đào tạo nghề từ việc tham gia xây dựng chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình, tham gia đào tạo, đánh giá người học cho đến tuyển dụng và việc làm với nhiều hình thức khác nhau như: liên kết đào tạo, đào tạo tại doanh nghiệp, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động…

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tích hợp là Văn phòng thường trực Hội đồng Công thương quốc gia, là sự phối hợp giữa Cục Giáo dục nghề nghiệp của Bộ Giáo dục và Thể thao và Hội đồng Công thương của Bộ Công thương Lào, thường xuyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác và đề ra kế hoạch hoạt động hàng năm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tay nghề đáp được nhu cầu của các doanh nghiệp, cũng như để các doanh nghiệp được tham gia trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực (công ty Honda Lào, công ty Kia Motor, công ty Beerlao, công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022