Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phương Hướng Và Giải Pháp Phát Huy Vai Trò Của Giáo Dục - Đào Tạo Với Vi Ệc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất

14

Nguyễn Văn Sơn (2002), Sách Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại h óa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là thực trạng, nhằm cung cấp thêm cơ sở cho việc đổi mới, phát triển nền giá o dục đại học nước nhà đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2003) , Công trình tổng kết Kết quả đào tạo sau đại học tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia 1978 - 2003, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình tổng kết kết quả đào tạo sau đại học tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia 1978 - 2003; phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục sau đại học; đề xuất biện pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo sau đại học tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Lê Du Phong, (Chủ biên - 2006), Sách Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, đã đư a ra khái niệm nguồn nhân lực, phân tích tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển; phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa t rước yêu cầu phát triển mới.

Ngô Huy Tiếp, (Chủ biên - 2009), Sách Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách phản ánh thực trạng trí thức Việt Nam, thực trạng thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta thời gian qua. Trên cơ sở đó, trình bày một số giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức, trong đó chú trọng đến giải pháp đổi mới nhận thức của các cấp uỷ đảng và cơ quan quản lý nhà nước, chính sách đãi ngộ và tôn vinh trí thức có cống hiến cho xã hội.

15

Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (Chủ biên - 2009), Sách Kỷ yếu Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp những bài viết về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; nhiều bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ ra hạn chế, bất cập của nguồn nhân lực nước ta trước đòi hỏi của hội nhập q uốc tế; làm rõ những vấn đề hạn chế do giáo dục đào tạo; xác định những vấn đề cơ bản đối với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế.

Nguyễn Văn Khánh, (Chủ biên - 2012), Sách Nguồn lực trí tuệ Việt Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày khái niệm nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trí tuệ; kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ một số nước trên thế giới và Việt Nam; đánh giá lịch sử và thực trạng nguồn lực trí tu ệ Việt Nam trên các lĩnh vực; phân tích những yếu tố tác động đến sử dụng nguồn lực trí tuệ, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam hiện nay.

Trịnh Ngọc Thạch (2008), Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục Hoàn thin mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học trọng điểm của Việt Nam, trong đó nghiên cứu k há kỹ về mô hình ở Đại học quốc gia Hà Nội, từ đó mô tả những nét đặc trung của mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học ở nước ta, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và khả năng áp dụng; đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam.

Lê Quang Hùng (2011), Luận án Tiến sĩ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung , Viện Chiến lược phát triển. Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Luận án đã trình bày tầm quan trọng của việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

16

phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đánh giá thực trạng gồm ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của nguồn nhân lực chất lượng cao nơi đây; chỉ ra một s ố yêu cầu, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung, đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục - đào tạo.

Giáo dục-đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - 3

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008), Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng đội

ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công ngh iệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2008. Kỷ yếu tập hợp nhiều bài viết bàn khá sâu về đội ngũ trí thức Việt Nam; phân tích khá sâu sắc thực trạng đội ngũ trí thức nước ta hiện nay; đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị, đặc biệt là chính sách, cơ chế nhằm thu hút, trọng dụng trí thức, nhân tài, nhằm xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.

Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), Bài báo Giáo dục với phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 4, đã phân tích vai trò của giáo dục với ph át triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chỉ ra thực trạng và một số vấn đề bất cập của giáo dục trong vấn đề này; đề xuất một số ý kiến đổi mới giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoàng Xuân Long (2006), Bài báo Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ: thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 288, đã trình bày thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghcủa nước ta, chỉ ra hạn chế, bất cập trong chính sách đối với vấn đề đó; đề xuất một số ý kiến về chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới.

17

Phạm Minh Hạc (2008), Bài báo Phát triển con người, ng uồn nhân lực - quan niệm và chính sách, trong Sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển con người; đưa ra khái niệm về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ lao động; phân tích một số nét thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực đất nước.

Đường Vĩnh Sường (2012), Bài báo Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại h óa, Tạp chí Cộng sản, số (833). Bài báo phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta, phân tích một số hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực nước ta so với một số nước khác trong khu vực và thế giới; đưa ra những giải pháp chính về giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải bằng sức mạnh tổng hợp,

thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách, trong đó giáo dục - đào tạo có tầm quan trọng hàng đầu. Có khá nhiều công trình khoa học, với cách tiếp cận và phạm vi khác nhau, nghiên cứu phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hà Nội. Đây là một Nghị quyết chuyên đề của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức - lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ mới, cung cấp những quan điểm và cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng rất cơ bản, mà việc nghiên cứu luận

18

án này cần phải quán triệt và làm chỗ dựa. Nghị quyết đưa ra cách tiếp cận nghiên cứu, xem xét và chỉ ra khái niệm trí thức; nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức trong quá trình cách mạng; phân tích thực trạng đội ngũ trí thức Việt Nam, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nhược điểm của đội ngũ này; những hạn chế, bật cập trong công tác giáo dục - đào tạo, trong công tác trí thức; chỉ rõ mục tiêu, quan điểm, đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài cấp Nhà nước, Mã số: KX.04.16/06-10, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.04/06 -10: “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2006 - 2010”. Đề tài là một công trình khoa học lớn, trình bày nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ trí thức Việt Nam; về phương pháp tiếp cận nghiên cứu trí thức, các khái niệm, quan niệm về trí thức, những nhận định, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nhược điểm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức qua các thời kỳ cách mạng và những năm qua; luận giải yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp đổi mới đất nước trong điều kiện mới; chỉ ra và phân tích những vấn đề cấp thiết và cơ bản về xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

Nguyễn Mạnh Hưởng, (Chủ nhiệm - 2012), Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội Đề tài xác định đội ngũ trí thức quân đội là bộ phận trọng yếu của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quân đội; đưa ra khái niệm và tiêu chí nhận biết trí thức quân đội; làm rõ những ưu điểm và hạn chế chính của đội ngũ trí thức quân đội hiện nay; xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp cơ bản, đặc biệt là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, sử dụng, chính sách đãi ngộ nhằm xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới.

Nguyễn Duy Bắc, (Chủ nhiệm - 2013), Đề tài khoa học cấp Bộ Đặc điểm của con người Việt Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở

19

ớc ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội. Đề tài đ ã phân tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu điểm và nhược điểm từ đặc điểm đó; đưa ra và luận giải một số vấn đề phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểm của con người Việt Nam và yêu cầu của thời kỳ mới.

Lê Thị Ái Lâm (2003), Sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - kinh nghiệm Đông Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách trình bày vai trò và giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á; từ đó đưa ra một số lưu ý cần tham khảo học tập đối với Việt Nam từ bài học Đông Á.

Nhiều tác giả (2008), Sách Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm và giải pháp, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội. Cuốn sách phân tích quan điểm quan trọng coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục và đào tạo ở trong nước và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, xác định một số quan điểm cơ bản về giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phải nhận thức đúng; đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Ngô Văn Hà (2010), Sách Giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ 1954 -

1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách phân tích một cách hthống quan điểm của Đảng về giáo dục đại học, đào tạo cán bộ chuyên môn ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975; làm rõ quá trình hình thành, phát triển đường lối của Đảng về xây dựng nền giáo dục đạ i học để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc; làm rõ thành tựu, hạn chế và đặc trưng giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ này; rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần gợi mở cho việc xây dựng, phát triển nền giáo dục đại học ở nước ta hiện nay nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước thời kỳ mới.

20

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo , Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Cuốn sách trình bày một số nghị quyết, quyết định, thông tư, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng của Bộ trong những năm gần đây nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém, bất cập trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, đồng thời triển khai giải pháp đồng bộ để đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012; đáng chú ý là quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, làm cơ sở đổi mới giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượn g cao của nước ta trong giai đoạn này và những năm tiếp theo.

Trần Khánh Đức (2010), Sách Giáo dục và đào tạo: phát triển nguồn

nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập và phân tích khá sâu sắc tình hình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực nước ta trong thế kỷ XXI; từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm thúc đẩy, đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.

Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc nguồn lực trí tuệ Việt Nam với nhiều góc độ về nguồn lực trí tuệ; đánh giá thực trạng nguồ n lực trí tuệ, chỉ rõ hạn chế, bất cập về trình độ chuyên môn, khả năng hội nhập, về cơ cấu của nguồn lực trí tuệ nước ta; đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.

Tạ Ngọc Tấn (Chỉ đạo biên soạn - 2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhân tài và phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài của một số nước trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực

21

hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo để phát triển ngu ồn nhân lực, nhân tài đất nước.

Nguyễn Thanh (2001), Luận án Tiến sĩ, Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Viện Triết học. Luận án trình bày những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực; phân tích khá rõ những vấn đề lý luận về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực; đề xuất một số giải pháp chính nhằm đổi mới giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta .

Chu Văn Cấp (2012), Bài báo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

góp phần phát triển bền vững Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 9 (839), đã trực tiếp bàn về những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam trong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này.

Bùi Mạnh Nhị (2012), Bài báo Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, Bản tin của Hội đồng Lý luận Trung ương, số (49) (122), đã trình bày một cách có hệ thống về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong những thập kỷ qua, nhất là từ khi đổi mới đất nước đến nay, nêu lên những thành tựu và hạn chế chính; từ đó xác định phương hướng, yêu cầu, đề xuất một số vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã cho thấy bức tranh khá đầy đủ và toàn diện cả lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đã bàn đến nhất định về vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta qua các thời kỳ .

Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của các quốc

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí