Thống Kê Số Lượng Giáo Viên Cấp Trung Học Phổ Thông Huyện Kiến Thụy

2.1.2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.1: Thống kê số lượng giáo viên cấp Trung học Phổ thông huyện Kiến Thụy


Năm học

Tổng số GV

hiện có

Trình độ

chuyên môn

Tổng số lớp

Tỷ lệ

GV/ lớp theo QĐ

Thừa, thiếu so

với QĐ

TH.S

ĐH

Thừa

Thiếu

2010 - 2011

245

21

224


87

2.81

0.56


2011 - 2012

250

35

215


84

2.976

0.726


2012 - 2013

257

47

210


83

2.975

0.725


2013 - 2014

262

51

211


81

3.23

0.98


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 7

(Nguồn:Uỷ ban nhân dân huyện)

Bảng 2.2: Thống kê số lượng giáo viên cấp Trung học Cơ sở huyện Kiến Thụy


Năm học

Tổng số GV

hiện có

Trình độ

chuyên môn

Tổng số lớp

Tỷ lệ GV/

lớp theo QĐ

Thừa, thiếu so

với QĐ

TH.S

ĐH

Thừa

Thiếu

2010 - 2011

356


272

84

178

2

17


2011 - 2012

335

1

275

59

176

1.9


0

2012 - 2013

326

2

275

48

172

1.9


0

2013 - 2014

317

6

273

38

176

1.9


0

(Nguồn: Phòng giáo dục huyện Kiến Thụy- 2014 )

Bảng 2.3: Thống kê số lượng giáo viên cấp Tiểu học huyện Kiến Thụy



Năm học

Tổng số GV

hiện có

Trình độ chuyên môn


Tổng số lớp

Tỷ lệ GV/ lớp theo QĐ

Thừa, thiếu so với QĐ

ĐH

TC

Thừa

Thiếu

2010 - 2011

354

145

200

9

263

1.34


35

2011 - 2012

355

160

186

9

261

1.36


45

2012 - 2013

348

194

145

9

264

1.31


42

2013 - 2014

349

204

141

4

278

1.25


83

(Nguồn: Phòng giáo dục huyện Kiến Thụy-2014 )

Bảng 2.4: Thống kê số lượng giáo viên cấp học Mầm non huyện Kiến Thụy


Năm học

Tổng số

GV hiện có

Trình độ

chuyên môn


Tổng số lớp

Tỷ lệ GV/

lớp theo QĐ

Thừa, thiếu so

với QĐ

ĐH

TC

Thừa

Thiếu

2010 - 2011

279

57

100

122

186

1.59


0.41

2011 - 2012

294

69

116

109

188

1.56


0.44

2012 - 2013

368

69

116

201

197

1.95


0.05

2013 - 2014

417

97

95

225

214

1.64


0.06

(Nguồn: Phòng giáo dục huyện Kiến Thụy-2014 )

Số lượng giáo viên huyện Kiến Thụy trong năm 2014 so với những năm trước tăng đáng kể. Độ tuổi bình quân của giáo viên của huyện hiện tương đối trẻ. Đội ngũ giáo viên đều đạt trình độ chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Về cơ cấu cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn có thừa thiếu cơ cấu cục bộ. Một số giáo viên phải dạy không đúng môn được đào tạo, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, còn bất cập trước những yêu cầu ngày càng cao về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học.

Về số lượng đội ngũ CBQL

Năm 2010- 2011: tổng số 152 người, trong đó nam 44; nữ 108. Năm 2011-

2012: tổng số 152 người, trong đó nam 44; nữ 108. Năm 2012- 2013 tổng số 153

người, trong đó nam 45; nữ 108. Năm 2013- 2014 tổng số 157 người, trong đó

nam 46; nữ 111 người

Về cơ cấu giới tính: Đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường cho thấy tỷ lệ nữ luôn chiếm từ 70-71%, nam 29-30 %, do đặc điểm là cán bộ quản lý nữ ở cấp mần non và tiểu học luân cao. Về đảng viên: Đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục nhà trường trưởng thành nhanh về mọi mặt nên hiện tại 100% là đảng viên.

Về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý

Bảng 2.5: Thống kê về cơ cấu độ tuổi và thâm niên nghề đội ngũ

cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo huyện Kiến Thụy (năm 2014)



TT


Chức danh

Tổng số

Độ tuổi

Thâm niên công tác

Dưới

30

31-40

41-50

51-59

Dưới

5 năm

5-10

năm

11-20

năm

Trên

20 năm

1

Hiệu trưởng; giám đốc

TT GDTX và Nghề

62

2

31

16

13

1

21

24

16

2

Phó hiệu trưởng, phó

giám đốc

95

17

25

28

25

11

15

35

34

3

Lãnh đạo phòng giáo dục

4


1


3


1


3

Tổng

161

19

57

44

41

12

37

59

43

(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện uỷ Kiến Thụy-2014 )

Thực trạng về chất lượng

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Bảng 2.6: Thống kê về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm



TT


Chức danh


Tổng số người

Trình độ chuyên môn

Cao đẳng

Đại học

Thạc sĩ

tiến sĩ

Tổng

%

Tổng

%

Tổng

%

1

Hiệu trưởng

62



57

92

5

8

2

Phó hiệu trưởng

95

3

3.1

81

85

11

12

3

Lãnh đạo phòng giáo dục

4



3

75

1

25

Tổng:

161

3


141


17


(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện uỷ Kiến Thụy - 2014)

Về trình độ đào tạo: Đội ngũ cán bộ quản lý đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo đúng quy định của Điều lệ trường học, trong đó có 100% trình độ đại học; trong đó: 2 tiến sĩ. 7 thạc sĩ. Ngoài ra, 7 người đang theo học chương trình Thạc sĩ sẽ nâng tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ cao hơn.

2.1.2.5. Về trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.7: Thống kê về trình độ lý luận chính trị



TT


Chức danh

Tổng số

người

Trình độ chuyên môn

Sơ cấp

Trung cấp

CC, CN

Tổng

%

Tổng

%

Tổng

%

1

Hiệu trưởng

62



58

93.5

4

6.5

2

Phó hiệu trưởng

95

1

1.1

89

93.6

5

5.3

3

Lãnh đạo Phòng

Giáo dục - Đào tạo

4



2

50

2

50

Tổng

161

1

0.07

149

92.5

11

6.8

(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện uỷ Kiến Thụy-2014)

Qua bảng thống kê có 160/161 cán bộ quản lý trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên (chiếm 99,3%). Như vậy, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục huyện Kiến Thụy không những có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn mà còn còn đủ tiêu chuẩn theo quy định về cán bộ diện phân cấp Huyện uỷ quản lý phải có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên

2.1.2.6. Về trình độ tin học, ngoại ngữ và quản lý giáo dục

Bảng 2.8: Thống kê về trình độ tin học ngoại ngữ



TT


Chức danh

Tổng số

người

Tin học A

trở lên

Ngoại ngữ A

trở lên

Quản lý

giáo dục

Tổng

%

Tổng

%

Tổng

%

1

Hiệu trưởng

62

62

100

57

92

62

100

2

Phó hiệu trưởng

95

89

93.6

78

82

94

99

3

Lãnh đạo Phòng

Giáo dục- Đào tạo

4

4

100

4

100

4

100

Tổng

161

155

96

129

80

160

99.3

(Nguồn: Ban Tổ chức Huyện uỷ Kiến Thụy-2014)

Tỷ lệ CBQL ngành giáo dục có trình trình độ A tin học và ngoại ngữ trở lên tương đối cao ( 96% chứng chỉ tin học A và 80% chứng chỉ ngoại ngữ A trở lên), thuận tiện cho việc triển khai ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, thu thập thông tin dữ liệu. Hầu hết, CBQL đã được đào tạo, bồi dưỡng về QLGD, quản lý Nhà nước (chiếm 99.3% ).

2.2. Thực trạng triển khai Nghị quyết số 29 ở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Qua 2 phiếu khảo sát 1 và 2 chúng tôi xác định việc triển khai Nghị quyết số 29 về "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" nhằm đánh giá công tác triển khai cả về nhận thức và hành động, rút kinh nghiệm tổ chức, triển khai các Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo có hiệu quả hơn.

2.2.2. Nội dung, đối tượng và phương pháp tiến hành khảo sát

2.2.2.1. Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết và triển khai Nghị quyết

- Nội dung, hình thức, nhân lực triển khai Nghị quyết

- Phương tiện, cơ sở vật chất, kế hoạch triển khai Nghị quyết.

- Nhận thức tầm quan trọng về kết quả triển khai nghị quyết trên địa bàn

2.2.2.2. Đối tượng và phương pháp tiến hành khảo sát

- Tiến hành khảo sát các nội dung trên bằng 2 phiếu tới các đối tượng: Nhóm 1 Cán bộ quản lý 70 người (Cán bộ lãnh Huyện ủy, Ủy ban, Mặt trận, lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Kiến Thuỵ, cán bộ quản lý các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non; Các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội (Phiếu khảo sát 1-Phụ lục). Nhóm 2: đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm các cấp 85 người (Phiếu khảo sát 2- Phụ lục).

2.2.3. Kết quả khảo sát

2.2.3.1. Mức độ nhận thức quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết;

Qua khảo sát 155 phiếu được gửi cho lãnh đạo Cán bộ quản lý, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, lãnh đạo. các nhà trường (70 phiếu Mẫu 1) và giáo viên có kinh nghiệm các cấp học (85 phiếu- mẫu)

* Kết quả của nhóm phiếu dành cho Tổ chức chính trị -xã hội, mặt trận tổ quốc các đoàn thể, lãnh đạo ngành giáo dục và các trường học:

- Trả lời câu hỏi thành công của giáo dục đào tạo ghi trong Nghị quyết (câu 10) có 30/70 chiếm 42,8% nêu được từ 1-3 những thành công của giáo dục và đào tạo; 25/70 chiếm 35,7% nêu được từ 4 thành công trở lên, số còn lại không nêu được.

- Số người nêu được các yếu kém tồn tại (câu 11), 55/70 người chiếm 78% nêu được từ 1-3 tồn tại, 15/70 nêu được từ 4 tồn tại trở lên chiếm 21,4%. Số còn lại không trả lời.

- Về số lượng quan điểm chỉ đạo của nêu trong Nghị quyết (câu 12) có 65/70 người nhớ Nghị quyết về số lượng có 7 quan điểm chiếm 92,8%; 3/70 nhớ 8 quan điểm chiếm 4,2 %; 2/70 nêu 9 quan điểm chiếm 2,8%. Tuy nhiên chỉ có 50 người viết ra được từ 1-3 quan điểm chỉ đạo, 11 người nêu cụ thể được từ 4 quan điểm trở lên. Số còn lại không nhớ.

Về các nhiệm vụ giải pháp số lượng người tương ứng trả lời có 7, 8, 9 giải pháp là 65/70, 3/70, 2/70. Số lượng người nhớ và nêu được từ 1 - 3 giải pháp là 35, từ 4 giải pháp chỉ có 16 người, tuy nhiên trong số đó không ai nhớ đủ 9 giải pháp. Số còn lại không nêu được. Khi được hỏi giải pháp nào ở cơ sở quan trọng nhất; có 56 người trả lời phải đồng bộ, 12 giải pháp đầu tư cơ sở vật chất: số còn lại nêu Đảng cần lãnh đạo quyết liệt.

* Kết quả của nhóm phiếu dành cho giáo viên các cấp học:

- Trả lời câu hỏi nêu thành công của giáo dục đào tạo ghi trong Nghị quyết (câu 10): 70/85, nêu được từ 1-3 những thành công của giáo dục và đào tạo chiếm 87,5%; 12/70 nêu được từ 4 thành công trở lên chiếm 17%; số còn lại không nêu được.

- Số người nêu được các yếu kém tồn tại (câu 11), có 47/85 người nêu được từ 1- 4 tồn tại yếu kém chiếm 55,2%; 19/85 nêu được từ 5 tồn tại trở lên (chiếm 22,3%). Số còn lại không trả lời.

- Về trả lời số lượng quan điểm chỉ đạo của nêu trong Nghị quyết (câu 12) có 62/85 người nhớ 7 quan điểm chiếm 73%; 15/85 nêu 8 quan điểm chiếm 17,6%; 8/85 nêu 9 quan điểm chiếm 9.4%. Tuy nhiên chỉ có 25 người viết ra được từ 1 - 4 quan điểm chỉ đạo bằng 29,4%; 36 người nêu cụ thể được từ 4 quan điểm trở lên bằng 42.3%. Số còn lại không nhớ.

- Về các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết, số lượng người tương ứng trả lời có 7 nhiệm vụ và giải pháp là 19/85 (22%), 8 nhiệm vụ giải pháp là 16/85(19 %); 9 nhiệm vụ giải pháp là 36/85 (43%), 10 nhiệm vụ giải pháp là 14/85 (16%). Tuy nhiên số lượng người nhớ và ghi ra được từ 1-3 giải pháp là chỉ có 39, từ 4 giải pháp chỉ có 15 người và trong số đó không ai ghi đủ 9 nhiệm vụ và giải pháp. Số còn lại không nêu được.

- Khi được hỏi giải pháp nào ở cơ sở quan tâm nhất nhất (câu 14 mẫu 2); có 35 người trả lời phải đồng bộ, 40 (chiếm 47%) người ghi phải đồng bộ hết, 10 (chiếm 11 %) người nêu cần giải pháp đầu tư cơ sở vật chất.

- Được hỏi về ưu tiên cho những việc gì trước mắt và cần triển khai như thế nào để hiệu quả cao? (câu 15-16 mẫu 2) có 45 (52%) người cho rằng đầu tư cơ sở trường lớp, vật chất. 35 (41%) cho đầu tư đội ngũ, 43 (50%) ý kiến cho rằng, Đảng, nhà nước quan tâm chế độ tiền lương giáo viên.

Từ kết quả nêu trên có thể nhận thấy mức độ nhận thức của 2 nhóm đối tượng là khác nhau. Mặc dù cả 2 nhóm đối tượng đa số đã nhớ được số lượng nội dung quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp Nghị quyết nêu, song còn nhiều người không nhớ Nghị quyết đưa ra 7 quan điểm chỉ đạo và 9 nhiệm vụ và giải pháp nên trả lời sai, Đa số không ghi được đủ nội dung theo yêu cầu và đặc biệt không ai trong số ghi lại được đầy đủ về 7 quan điểm, 9 nhiệm vụ, giải pháp. Ở nhóm giáo viên thì số người được hỏi quan tâm hơn tới nội dung về giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, chế độ chính sách tiền lương.

2.2.3.2. Mức độ thực hiện các phương thức, nhân lực triển khai Nghị quyết.

* Kết quả ở nhóm phiếu dành cho lãnh đạo Tổ chức chính trị -xã hội, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, lãnh đạo ngành giáo dục như sau:

Số người trả lời biết qua phương tiện thông tin đại chúng:19; qua cơ quan đơn vị triển khai 47/70 (chiếm 67%); tự tìm hiểu 3, hình thức khác 1. Về mức độ thuận lợi: rất thuận lợi 10; thuận lợi 55 (chiếm 78%), chưa thuận lợi lắm 3; không thuận lợi 2. Về thời gian: đủ thời gian 45; thời gian ngắn 10; lồng ghép nội dung khác khi triển khai 50/70 (71%) chưa đảm bảo về thời gian 10/70 ( chiếm 14%). Nếu được lựa chọn hình thức nắm bắt nghị quyết; có 56 người muốn trực tiếp nghe phổ biến tại cơ quan đơn vị và thảo luận, 57 ý kiến muốn được cung cấp tài liệu, chương trình hành động. chỉ có 12/70 (chiếm 17%) người muốn tự nghiên cứu, qua sách báo.

- Trả lời câu hỏi hội nghị triển khai có thảo luận (câu 7)? Có 65/70 (chiếm 93%) người được hỏi có thảo luận; 5/70 không thảo luận ( chiếm 7%). Trả lời câu 8 có viết thu hoạch ? 63/70 (90%) có viết bài thu hoạch; 7/70 (10%) không viết bài thu hoạch.

- Về cán bộ triển khai Nghị quyết (trả lời câu 9), 45/70 (chiếm 64%) được cho là nhiệt tình dễ hiểu, có liên hệ; 25/70 (chiếm 36%) thực hiện bình thường.

* Kết quả ở nhóm phiếu dành cho nhóm giáo viên các cấp (85 phiếu)

Số người trả lời biết qua phương tiện thông tin đại chúng 20; qua cơ quan đơn vị triển khai 60 (chiếm 70%); tự tìm hiểu 5, hình thức khác 1. Về mức độ thuận lợi: rất thuận lợi 10; thuận lợi 70 (82%), chưa thuận lợi 5; Về thời gian: đủ thời gian 40/85 (chiếm 47%); thời gian ngắn 20/85 (chiếm 23,5%); lồng ghép nội dung khác khi triển khai 60/85 (chiếm 70%); Hời hợt chưa đảm bảo thời gian để quán triệt 50 (58%). Nếu được lựa trọn hình thức nắm bắt nghị quyết; có 45 người muốn trực tiếp nghe phổ biến tại cơ quan đơn vị và thảo luận (chiếm 52%), 35 ý kiến muốn được cung cấp tài liệu, chương trình hành động. chỉ có 5 người muốn tự nghiên cứu, qua sách báo.

- Trả lời câu hỏi hội nghị triển khai có thảo luận (câu 7)? Có 11/85 (chiếm 13%) người được hỏi có thảo luận; 74/85 không thảo luận (chiếm 87%). Trả lời câu 8 có viết thu hoạch? 5/85 (6%) có viết bài thu hoạch; 80/85 (94%) không viết bài thu hoạch.

- Về cán bộ triển khai Nghị quyết (câu hỏi 9), có 11/85 (chiếm 13%) được cho là nhiệt tình dễ hiểu, có liên hệ; 70/85 (chiếm 82%) thực hiện bình thường.; 4/85 ( chiếm 5%) trả lời không rõ ràng, khó hiểu.

Từ kết quả trên cho thấy ở cả 2 nhóm đối tượng đa số được nắm bắt, tiếp cận Nghị quyết qua tuyên truyền, học tập tại cơ quan, đơn vị và muốn được lựa chọn được nghe phổ biến, quán triệt học tập trực tiếp tại cơ quan. Tuy nhiên đa số các ý kiến về phổ biến, triển khai còn lồng ghép nhiều nội dung khác (trên 70%) và trên 20% triển khai thiếu thời gian. Về thảo luận và viết thu hoạch, kết quả khảo sát cho thấy ở nhóm đối tượng lãnh đạo quản lý Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể trong hệ thống chính trị triển khai tại hội nghị được thảo luận, và viết bài thu hoạch, trong khi đó đối với nhóm giáo viên đa số không thảo luận và viết không có thu hoạch. Đối với nhân lực triển khai Nghị quyết ở nhóm cán bộ trong hệ thống chính trị có chất lượng, chuyên môn hơn. Trong khi đó đối với nhóm giáo viên, đội ngũ triển khai có chất lượng bình thường chiếm cao (chiếm 82%).

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí