Quy Trình Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại

17

Những nội dung chi tiết sẽ trình bày kỹ trong phần 1.3.2.2

Thẩm định về môi trường sinh thái

Đây là một nội dung quan trọng cần thẩm định kỹ. Việc thẩm định phải xem xét một cách toàn diện những ảnh hưởng đối với môi trường, nhất là những ảnh hưởng xấu. Cụ thể:

- Những ảnh hưởng làm thay đổi môi trường sinh thái.

- Gây ô nhiễm môi trường, mức độ ô nhiễm.

- Biện pháp xử lý.

- Kết quả sau khi xử lý.

Thẩm định về kinh tế - xã hội

Ngoài việc xác định tính phù hợp của mục tiêu dự án đối với phương hướng phát triển kinh tế quốc dân, thứ tự ưu tiên, tác dụng của dự án đối với việc phát triển các ngành khác, còn phải thẩm tra, đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Những chỉ tiêu này gồm:

- Giá trị gia tăng thu nhập quốc dân (Giá trị này càng lớn càng tốt).

- Tỷ lệ giá trị gia tăng/Vốn đầu tư tính bằng % phải đạt hai con số (> 10%).

- Số chỗ làm việc càng lớn càng tốt.

- Tỷ lệ mức đóng góp cho ngân sách/ Vốn đầu tư biến động khá lớn tuỳ theo dự án có thuộc diện ưu tiên hay không.

- Các chỉ tiêu khác như góp phần phát triển các ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần phát triển địa phương chỉ tiêu cần nêu các con số cụ thể nếu tính được.

b) Thẩm định khách hàng vay vốn (chủ đầu tư)

Đối với khách hàng khi vay vốn đầu tư, các NHTM cần thẩm định: Tư cách pháp nhân của khách hàng; tình hình tài chính của khách hàng; thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay; khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng.

Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng vay vốn

Đối với các dự án đầu tư được xây dựng gắn với việc hình thành một pháp nhân mới nội dung thẩm định khách hàng bao gồm: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu góp vốn, trình độ kinh nghiệm của từng cán bộ giữ các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp có khả năng đúng chuyên môn của doanh nghiệp hay không ?

Khách hàng phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự, có xác nhận về thân nhân cũng như là giấy tờ tùy thân

18

Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Xem xét năng lực tài chính của khách hàng thông qua: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh, đặc biệt, cán bộ thẩm định cần theo dõi chặt chẽ quan hệ tín dụng các khách hàng đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, phân tích, đánh giá tình hình vay nợ khá chi tiết cho phép kết luận về tiềm lực tài chính và gánh nặng trả nợ của doanh nghiệp, thái độ nghiêm túc của nhà đầu tư trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với các nhà tài trợ. Từ đó có thể thấy những thuận lợi, khó khăn của nhà đầu tư trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay mới.

Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Cán bộ t h ẩ m đ ị n h kiểm tra xem xét hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay như: Các giấy chứng nhận sở hữu tài sản, tờ khai trước bạ, bản vẽ, Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất khung đồng, Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và Quyền sử dụng đất (bản sao y có chứng thực) theo mẫu của ngân hàng.

Thẩm định khả năng trả nợ vay

Cán bộ thẩm định kiểm tra xem xét đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh bản thân của dự án và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có kết quả và lợi nhuận hàng năm đặc biệt là xem xét bản cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh, có phù hợp với kế hoạch trả nợ thì ghị trong hợp đồng tiền vay và xem xét nguồn thu khác của doanh nghiệp

1.3.1.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình thẩm định DAĐT riêng. Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình thẩm định DAĐT cụ thể, bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi như sau:

19

Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình thẩm định dự án tư 11


Các giai đoạn của quy trình


Nguồn và nơi cung cấp thông tin


Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn


Kết quả của mỗi giai đoạn

(1)

(2)

(3)

(4)

Lập hồ sơ đề nghị cấp T D

- Khách hàng đi vay cung cấp thông tin

- Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay

- Hoàn thành bộ hồ sơ để

chuyển sang giai đoạn sau


Thẩm định dự án

- Hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn trước chuyển sang.

- Các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ,...

- Tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện


- Báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộ phận có thẩm quyền để quyết định cho vay


Quyết định đầu tư


- Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định

- Các thông tin bổ sung


- Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả thẩm định

- Quyết định cho vay hoặc từ chối tùy theo kết quả thẩm định

- Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký hợp đồng cho vay, hợp đồng công chứng, và các loại hợp đồng khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 4

20


Khách hàng lập dự án đề nghị

vay vốn

Tiếp nhận hồ sơ

khách hàng

Thu thập

thông tin

Lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương, sở chuyên ngành, đại

phương liên quan

Xuống tại chỗ khách hàng

Phòng tín dụng tổ

chức thẩm định

Lập báo cáo

thẩm định

Lập báo cáo

thẩm định

Hội đồng tín dụng/Hội

đồng quản trị tổ chức thẩm định lại

Giám đốc NHTM

Ký hợp đồng

Người có thẩm quyền

quyết định đầu tư


Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn 11

a) Lập hồ sơ dự án đầu tư để nghị vay vốn tại Ngân hàng thương mại

Lập hồ sơ DAĐT là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:

21

+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng

+ Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.

+ Thông tin về bảo đảm tín dụng.

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:

a/ Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)

b/ Hồ sơ pháp lý: (Giấy chứng đăng ký kinh doanh; Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao y có chứng thực))

c/ Hồ sơ về người vay vốn: (Chứng minh thư (copy), lý lịch (theo mẫu của ngân hàng) của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Chủ đầu tư dự án,);

d/ Hồ sơ về quản trị và điều hành: (Cơ cấu tổ chức (bản sao y có chứng thực), Điều lệ/Quy chế hoạt động của đơn vị; Đại diện đơn vị, Quyết định bổ nhiệm hội đồng quản trị hoặc giấy chứng nhận về kinh nghiệm kinh doanh)

e/ Hồ sơ tài chính: Bảng cân đối kế, báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 năm gần nhất, thuyết minh báo cáo tài chính, kế hoạch tiến hành kinh doanh

f/ Tài liệu về kinh doanh: Hợp đồng và quyết định khác từ bên liên quan: (Giao ước nhận thầu, hợp đồng giao ước mua-bán, dịch vụ; tài liệu liên quan đến kinh doanh)

g/ Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay: Tài sản là bất động sản: Hồ sơ nhà và đất

b)Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng thương mại

Thẩm định dự án vay vốn là thẩm định khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng. Mục tiêu của TĐDA vay vốn là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiết hại có thể xảy ra. Mặt khác, thẩm định DAĐT vay vốn còn quan tâm đến việc kiểm tra tính nhận thức của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.

22


Thu thập

thông tin

Thẩm định

ban đầu

Thẩm định chi tiết

Lập báo cáo

thẩm định

Lập hồ sơ

xin vay

Từ chối

Quyết định

cho vay

Khách hàng nộp hồ sơ

Ký hợp đồng

Phát hành thư cho khách hàng


Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án tại các Ngân hàng thương mại 15

Quy trình này gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra trước khi cho vay: Là kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà cốt lõi vấn đề là đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình đầu tư của ngân hàng, do đó ngân hàng đã thành lập tổ chuyên trách để chuyên sâu vào công tác thẩm định, góp phần nâng cao hiệu quả của dự án vay vốn.

- Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra giám sát khách hàng sử dụng

vốn vay, kịp thời phát hiện và xử lý. Trong giai đoạn này bao gồm: kiểm soát tiền vay để chi trả đúng đối tượng, đúng mục đích, thu thập các chứng từ thanh toán, sử dụng vốn vay lưu trong hồ sơ xin vay.

- Kiểm tra sau khi cho vay: Trong giai đoạn này tiếp tục duy trì kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, chủ động kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn sai mục đích hoặc nguy cơ gây mất vốn để có biện pháp xử lý kịp thời. Xem xét xử lý các khó khăn vướng mắc phát sinh, từ đó tìm ra phương hướng khắc phục cho phù hợp.

23

Để làm rõ khái niệm trên chúng ta xem xét quy trình đó. Đó chính là một quy trình liên tục kể từ khi lập hồ sơ xin vay của khách hàng cho đến khi kết thúc quan hệ tín dụng, chúng ta thực hiện theo các bước như:

Bước 1: C á n b ộ tín dụng tiếp xúc, hướng dẫn, phỏng vấn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ (Giấy đề nghị. Hồ sơ pháp lý. Phương án/Dự án), có sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện phải báo cáo khách hàng bổ sung thêm tài liệu theo yêu cầu cần thiết của ngân hàng. Nếu hồ sơ đủ điều kiện tín dụng, nhân viên tín dụng ghi nhận hồ sơ vào sổ sách biên bản theo dõi,

Bước 2: Trưởng phòng tín dụng cùng với cán bộ thực hiện công việc thẩm định thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi, lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương, sở chuyên ngành, địa phương liên quan. Cán bộ người trách nhiệm thẩm định phải kiểm tra, sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích và lập kế hoạch thẩm định, thẩm định DAĐT chi tiết như: thẩm định tính khả thi, phân tích đánh giá DAĐT theo yêu cầu và nội dung t h ẩ m đ ị n h DAĐT như: Về phương diện pháp lý, khía cạnh thị trường, về kỹ thuật công nghệ của dự án, về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án, về mặt tài chính, về môi trường sinh thái, về kinh tế xã hội và giấy tờ về đảm bảo nợ. Người trách nhiệm thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở DAĐT và lập biên bản, báo cáo kết qủa thẩm định DAĐT theo mẫu của ngân hàng, đề xuất ý kiến, ưu, nhược điểm của DAĐT và những rủi ro sẽ có xảy ra trong khi thực hiện hoạt động DAĐT trình lên cấp trên tổ chức Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị tái thẩm định) theo quy định của ngân hàng.

Bước 3: Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị tái thẩm định. Người trách nhiệm thẩm định DAĐT lên trình bày bảo vệ kết quả thẩm định nêu rõ lý do kỹ càng kết luận về khả năng thu hồi nợ vay, ưu, nhược điểm, các ủy viên trong buổi họp đề xuất ý kiến, chủ tọa hội nghị tổng hợp những ý kiến và kết quả thẩm định, thư ký buổi họp trách nhiệm lập biên bản, báo cáo trình lên người có thẩm quyền xem xét lại phê duyệt cho phép đầu tư hay không ?.

Bước 4: Báo cáo thẩm định DAĐT được gửi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét lại, có ý kiến quyết định cho phép đầu tư hay không ?. Ký quyết định và gửi tới cấp dưới theo bước.

Bước 5: Phòng tín dụng phát hành thư thông báo cho khách hàng:

- Nếu không cho vay phải nêu rõ lý do chi tiết từ chối cho khách hàng

24

- Khi được thông báo chấp nhận cho vay, khách hàng có thể thương lượng lại khoản vay như: Thời hạn, lãi suất, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo.

1.3.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.3.2.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư

Từ sự phân tích ở trên thì thẩm định tài chính dự án đầu tư là một trong 4 nội dung của công tác thẩm định nói chung được thực hiện bởi các NHTM khi quyết định cho vay vốn. Có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Chẳng hạn:


Nguồn

Kết quả nghiên cứu


WB1

Là quá trình mà Ngân hàng xem xét một dự án có đạt được các

mục tiêu về mặt tài chính mà Ngân hàng đã đề ra hay không để từ đó Ngân hàng có thể đưa ra quyết định đầu tư tối ưu nhất.


Rotberg H2

Là việc xem xét, phân tích, đánh giá dự án đầu tư trên khía cạnh tài chính nhằm giúp ra quyết định đầu tư đạt hiệu quả cho Ngân

hàng.


Công Tuấn3

Là hoạt động chuẩn bị dự án được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích trên góc độ tài chính đã được Ngân hàng thiết lập để ra quyết

định đầu tư đúng đắn.

LumpyStephen4

Là thẩm định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của dự

án để từ đó ra quyết định đầu tư tối ưu

Little M.D5

Là thẩm định tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu vay

vốn của dự án cúng như khả năng trả nợ và lãi vay của dự án.



1 The World Bank (1976), A Project financial appraisal

2 Rotberg, Eugene H (1986), Finance and Development (pg. 36)

3 Vũ Công Tuấn, “Thẩm định tài chính dự án đầu tư” – NXB Thống kê (1998)

4 Lumby Stephen, “Investment Appraisal and Financial decisions”- Chapman Hall.London & Nework (1994)

5 Little Ian M.D & Jame A.Mirless, “Introduction of Project Financia Analysis in Developing

Countries” OECD(1968)

Ngày đăng: 28/04/2022