Đối với dự án đầu tư sản xuất thép chất lượng cao của Công ty cổ phần Thép trường Giang.
- Công ty đã chỉ rõ nguồn trả nợ có thể huy động được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài dự án đầu tư để bảo đảm khả năng trả nợ Ngân hàng đúng thời hạn.
Nguồn trả nợ hàng năm:
+ Từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Từ nguồn khấu hao cơ bản của dự án.
- Công ty cũng đã ký hợp đồng tài sản thế chấp: Thế chấp toán bộ tài sản hình thành từ vốn vay là diện tích đất 3,55 ha của công ty tại KCN Chiêm Hóa – Tuyên Quang; Trạm biến áp TBA 12.000 KVA + trạm khu vực; Cân ô tô điện tử 120 tấn để đảm bảo nợ vay tại chi nhánh VDB Tuyên Quang, giá trị theo dự đoán là 40.398 triệu đồng.
- Chuyển doanh thu tối thiểu tương ứng với tiền vay về tài khoản tiền gửi tại VDB Tuyên Quang.
- Công ty cam kết sẽ chuyển toàn bộ doanh thu của dự án vào tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng để đảm bảo nguồn trả nợ, trả lãi vay theo lịch trả nợ kể thừ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo những nội dung trên, CBTĐ đã lập Báo cáo thẩm định dưới dạng tài liệu văn bản trong đó nêu cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá dự án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn Của Chi Nhánh Ngân Hàng Phát Triển Tuyên Quang
- Thực Trạng Phương Pháp Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn
- Hệ Số Quyết Định Của Dự Án
- Mục Tiêu Và Định Hướng Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn Của Chi Nhánh Ngân Hàng Phát Triển Tuyên Quang
- Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang - 12
- Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang - 13
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang
2.2.5.1. Các nhân tố chủ quan
Chính sách đào tạo và tuyển dụng của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang chưa thực sự hoàn thiện. Phương pháp thẩm định thống nhất hoàn chỉnh nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang thu hút được nhiều dự án nhưng do cơ chế cho
vay, khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng nên hiệu quả còn kém. Sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ chưa nhip nhàng, tốn nhiều thời gian nên thời gian thẩm định ké dài, thủ tục rườm rà..
Cán bộ thẩm định chủ yếu tiến hành thẩm định trên hồ sơ trong khi đó dự án được lập ra có thể phản ánh chưa chính xác hiệu quả có thể bắt nguồn từ sự cố ý của chủ đầu tư.
2.2.5.2. Các nhân tố khách quan
Những thay đổi không ngừng của nền kinh tế là một khó khăn cho thẩm định. Nó kéo theo sự thay đổi trong các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Các mối quan hệ với những khách hàng mới, với các đối tác nước ngoài đã tạo ra thử thách về cạnh tranh, rủi ro về mất vốn.
Tuy đã những bước tiến vượt bậc nhưng so với sự phát triển công nghệ Ngân hàng trên thế giới chúng ta còn thua kém nhiều, do vậy thẩm định còn lạc hậu, chưa bắt kịp với sự phát triển của thế giới.
Về phía Nhà nước, các văn bản quy chế liên quan đến thẩm định còn hạn chế hoặc chưa rõ ràng, chồng chéo. Hoạt động của các ngành có liên quan còn chưa hiệu quả, gây khó khăn cho thẩm định. Trình độ quản lý chưa đồng đều, thống nhất dẫn đến khó khăn cho thẩm định, bên cạnh đó luật đất đai, đầu tư còn nhiều bất cập gây khó khăn cho thẩm định.
Các quy hoạch về phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa cụ thể, khoa học dẫn đến tình trạng đầu tư không hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên Ngân hàng khó đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay theo kế hoạch Nhà nước. Nói tóm lại, nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều có thể gây khó khăn cho thẩm định của Ngân hàng.Vậy để giải quyết đòi hỏi sự nỗ lực của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang và cả từ phía các Bộ, Ban ngành, chính quyền địa phương có liên quan.
2.3. Đánh giá chung về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang
2.3.1. Những kết quả đạt được
Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của dự án đầu tư nhìn chung là tốt, có thể điểm ra một vài kết quả đã đạt được như sau
- Về thời gian thẩm định:
Theo quy định thời gian xem xét cho vay không quá 25 ngày làm việc đối với dự án nhóm A và 18 ngày đối với dự án nhóm B, 9 ngày đối với những dự án còn lại kể từ khi chi nhánh nhận được hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của chi nhánh, chi nhánh phải ra quyết định cho vay hay không. Theo thống kê gần nhất, trong các dự án xin vay vốn, có trên 85% tổng số dự án là đảm bảo đúng thời hạn thẩm định theo quy định, tuy nhiên một số dự án vượt quá thời hạn thẩm định là do dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp hoặc số lượng giấy tờ còn thiếu cán bộ phải bổ xung giải trình thêm.
- Về chi phí thẩm định:
Để phục vụ cho thẩm định, cán bộ tín dụng phải có kinh phí để thu thập thêm thông tin, hoặc tiến hành nghiên cứu khảo sát thị trường, tìm hiểu thêm về doanh nghiệp…Lượng kinh phí này phải tương ứng với quy mô của dự án, không nên sử dụng quá nhiều và ngược lại phải sử dụng nguồn kinh phí đó vào vị trí nào cho hợp lý. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, được biết, hiện tại VDB đã xây dựng được bảng tính chi phí thẩm định với những tiêu thức rõ ràng, cụ thể. Đây có thể xem là một bước tiến, thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo VDB.
- Về nội dung báo cáo thẩm định:
Báo cáo thẩm định của Chi nhánh luôn có đầy đủ các thông số cần thiết cho mục đích đánh giá dự án. Các chỉ tiêu luôn được tính toán tỷ mỉ, khách quan, dựa trên công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại.
- Về nguồn thông tin phục vụ cho thẩm định:
Chi nhánh đã tiến hành xử lý rất tốt nguồn thông tin đầu vào của dự án đầu tư, điều này đã góp phần nâng cao chất lượng cho thẩm định. Từ nguồn số liệu do khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, đánh giá độ chính xác của các nguồn thông tin này thông qua việc so sánh với các dự án đã, đang xem xét. Nếu có sự chênh nhau quá lớn hoặc có sự khác thường thì cán bộ thẩm định sẽ tiến hành tìm hiểu nguyên nhân.
- Về quy trình thẩm định dự án:
Theo như quy trình thẩm định dự án đầu tư mà Ngân hàng PT Việt Nam đã ban hành, thì đã có sự phân cấp thẩm định rõ ràng giữa Hội sở chính và chi nhánh, giữa cán bộ thẩm định với trưởng phòng thẩm định; và cũng quy định rõ trình tự tác nghiệp giữa các bước thực hiện công việc. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho thẩm định.
- Về trang thiết bị:
Hiện nay tất cả cán bộ thẩm định tại phòng thẩm định đều được trang bị một máy tính cá nhân, được kết nối mạng nội bộ, trong đó có một máy được kết nối mạng internet, hỗ trợ cho công tác thu thập thông tin. Ngoài ra, phòng còn được trang bị máy điện thoại, máy điều hòa, hệ thống chiếu sáng đầy đủ hỗ trợ cho thẩm định.
- Về cán bộ thẩm định:
Họ đều có trình độ nghiệp vụ khá vững vàng, trình độ đại học và trên đại học. Họ không chỉ am hiểu về các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thẩm định, mà còn am hiểu các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác. Ngoài ra, cán bộ thẩm định luôn có ý thức trau dồi học hỏi thêm kiến thức như tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm định của Bộ Tài Chính, các khóa đào tạo huấn luyện khác về kinh tế kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thẩm định.
Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng thẩm định chỉ mang tính tương đối, không nên chỉ dựa vào một tiêu chí nào đó để đánh giá
về chất lượng của toàn bộ thẩm định. Trên thực tế có nhiều dự án vượt quá thời gian thẩm định cho phép nhưng không phải vì thế mà chất lượng của thẩm định không được đảm bảo, mà có thể do dự án mạng tính chất phức tạp, quy mô lớn, hoặc dự án chưa có đủ đầy đủ giấy tờ cần thiết đòi hỏi phải bổ sung.
2.3.2. Những hạn chế
Thẩm định tài chính dự án nhìn chung đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, góp phần lớn cho sự phát triển của Chi nhánh và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng. Tuy nhiên nó cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định
Thứ 1: Ước tính thời gian và chi phí chưa chuẩn xác
Thời gian thẩm định qua các cấp được quy định cụ thể. Nghĩa là bất kỳ cấp nào khi nhận được hồ sơ thì sẽ được đọc và phê duyệt trong 1 khoảng thời gian nhất định. Thời gian hồ sơ để ở phòng thẩm định không quá 10 ngày, so với các NHTM khác thì thời gian này là tương đối ngắn. Việc nhanh chóng giải quyết hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng là cần thiết và làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, khi quy định thời gian thời gian thẩm định hồ sơ tại ngân hàng là ngắn như vậy, cũng làm tăng áp lực cho cán bộ thẩm định, có thể dẫn đến những sai sót không đáng có.
Chi phí của việc thẩm định có thể được kể đến như: chi phí đi lại, điện thoại, tìm kiếm thông tin… Như đã nói, ngân hàng đã xây dựng được bảng tính chi phí thẩm định và đây là một tiến bộ nổi bật của ngân hàng. Tuy nhiên việc tính toán một cách chính xác những chi phí này thì không phải là việc đơn giản. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và nâng cao chất lượng thẩm định.
Thứ 3: Báo cáo thẩm định chưa có sự phân tích đánh giá
Nhìn chung các nội dung được trình bày trong báo cáo thẩm định tại Ngân hàng VDB Chi nhánh Tuyên Quang là khá đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn
tồn tại một số hạn chế nhất định.
Việc dự toán tổng vốn đầu tư, hầu hết các thông tin về giá cả, công suất, khả năng tiêu thụ sản phẩm đều do chủ đầu tư đưa ra và được các cán bộ thẩm định chấp nhận mà ít có sự phân tích, đánh giá lại. Việc này hiện nay cũng đã có sự nhắc nhở của các cán bộ thẩm định cấp cao và đang được chú ý hơn.
Lãi suất chiết khấu là một nhân tố rất quan trọng trong việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Việc xác định tỷ suất chiết khấu của ngân hàng hiện nay còn thiếu cơ sở khoa học. Lãi suất chiết khấu tính dựa trên lãi suất cho vay và có sự chênh lệch nhất định (hiện nay thường tính là 12%). Việc xác định lãi suất chiết khấu như vậy là quá nhanh gọn, mang tính chủ quan, thiếu chính xác.
Thứ 4: Nguồn thông tin phục vụ cho thẩm định chưa phù hợp
Các thông tin để thẩm định chủ yếu là lấy từ phía khách hàng, nhưng những thông tin này có độ chính xác không cao, nó chứa nhiều yếu tố chủ quan, không đáng tin cậy. Mặt khác, số liệu về doanh nghiệp đôi khi không đầy đủ và thậm chí còn không có, cụ thể như dự án đang xem xét thực tế “Dự án trụ sở làm việc và văn phòng làm việc Công ty vàng bạc đá quý Tuyên quang”, đây là dự án đầu tiên mà doanh nghiệp thực hiện cho nên các số liệu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hầu như không có. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc xác định năng lực của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các báo cáo tài chính dự án và kế toán doanh nghiệp thực sự là chưa đủ độ tin cậy do có nhiều doanh nghiệp còn chưa thực hiện kiểm toán bắt buộc. Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm lập dự án nên nguồn số liệu trong các báo cáo khả thi thường thiếu, gây nhiều khó khăn cho cán bộ thẩm định. Việc tìm kiếm thông tin liên quan đến dự án trên các phương tiện thông tin khác lại rất khó khăn vì nguồn thông tin cần phải chọn lọc nhiều.
Thứ 5: Về quy trình thẩm định tài chính dự án chưa chặt chẽ
Quy trình thẩm định tốt đòi hỏi nhiều thông tin, do đó cũng là trở ngại đối với Ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Số lượng các giấy tờ, văn bản liên quan mà Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp là tương đối nhiều, các tiêu chuẩn cho vay cũng thành rào cản để khách hàng tiếp cận tín dụng của Ngân hàng.
Quy trình thẩm định tài chính dự án đã đi theo các bước tổng thể tuy nhiên trong cụ thể từng bước còn rất nhiều chỉ tiêu chưa phân tích đánh giá cụ thể như phân tích các tình huống, độ nhạy để thẩm định rủi ro của dự án...
Thứ 6: Chưa đảm bảo tính khách quan của thẩm định:
Thực tế thì dự án đầu tư được lập nên mang nhiều tính chủ quan của người lập, cho dù nó có được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu. Bởi vì, mỗi người đều có một tầm nhìn giới hạn về vấn đề, không thể bao quát hết được tất cả các lĩnh vực. Hơn nữa, để vay vốn được thì doanh nghiệp thường có xu hướng là nhấn mạnh điểm mạnh của mình, điểm hạn chế ít được đề cập đến. Đôi khi, quyết định cho vay vốn đối với doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ với Chi nhánh trong nhiều năm, mà ít chú ý tới kết quả của thẩm định.
Thứ 7: Sự phối hợp của cán bộ thẩm định chưa hiệu quả:
Việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định là khá tốt, hầu hết các cán bộ đều có trình độ đại học và trên đại học, tuy nhiên chưa có sự trao đổi, học tập kinh nghiệm nhiều, nhất là với các đồng nghiệp ngoài hệ thống.
2.3.3. Nguyên nhân
Những hạn chế kể trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân (nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong ngân hàng) trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân bên ngoài
Cơ chế chính sách của Nhà nước.
Các Ngân hàng hoạt động kinh doanh đều bị điều chỉnh bởi các văn bản
quy phạm pháp luật của Nhà nước và các văn bản, quyết định của NHNN. Chúng ta thực sự chưa có được một môi trường kinh doanh thuận lợi do các văn bản ban hành đôi khi nội dung còn chồng chéo nhau, chưa thống nhất và thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản, quyết định của Nhà nước lại có nhiều nội dung liên tục bị thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, làm cho cán bộ Ngân hàng khó có thể theo dõi nắm bắt thông tin một cách thường xuyên.
Một yếu tố quan trọng khác nằm ở chính trong sự yếu kém của các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra, các tiêu thức phân loại các khoản vay của NHNN đưa ra cũng chưa hợp lý, hầu hết vẫn dựa trên thời gian phát sinh quá hạn mà chưa có phân loại trên cơ sở các khoản vốn vay.
Mặt khác định hướng chiến lược của Nhà nước hiện nay là phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Đây chính là cơ hội để các NHTM thực hiện việc cho vay trung dài hạn đối với các dự án trọng điểm của Nhà nước, nhưng cũng là thách thức trong việc thẩm định, trong việc đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn.
Tất cả những lý do này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng PTVN.
Kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô chưa lành mạnh, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công tác quản lý Nhà nước về pháp lệnh kế toán, thống kê đối với các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Các chuẩn mực kế toán chưa được tuân thủ, thêm vào đó là chế độ kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức, trong khi chi phí kiểm toán độc lập khá cao so với mức thu nhập của doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các báo cáo tài chính của doanh nghiệp khi trình lên ngân hàng nhiều khi không đáng tin cậy, khiến cho việc đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp là hết sức khó khăn.