Chỉ Tiêu Đánh Giá Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn Của Nhtm


Độ chính xác của NPV phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn lãi suất chiết khấu. Đây là một chỉ số có tính nhạy cảm và rất khó khăn để xác định chính xác. Chính vì những nhược điểm này của chỉ tiêu NPV nên khi phân tích tài chính dự án, người ta thường sử dụng thêm chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) nhằm đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả tài chính của dự án.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return)

- Khái niệm: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0.

- Công thức tính:


Đối với khoản đầu tư một kì, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được tính theo phương trình sau : NPV = NCF0 + NCF1/(1+ IRR) = 0

- Đối với dự án đầu tư có thời gian là t năm, phương trình trên trở thành:

NPV = NCF0 + NCF1/(1 + IRR) + NCF2/(1 + IRR)2 + ….+ NCFt/(1+ IRR)t = 0

- Ý nghĩa: IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, nó cho ta biết tỷ lệ sinh lời hàng năm trên một đồng vốn đầu tư, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tức là nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng đầu tư ban đầu C0. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay không có lãi. Từ phân tích trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng, nếu IRR lớn hơn chi phí vốn ( tỷ lệ chiết khấu của dự án) thì dự án được coi là có tính khả thi, trường hợp này tương đương với dự án có NPV dương. Ngược lại, nếu như IRR nhỏ hơn chi phí vốn thì dự án sẽ không được chấp nhận. Đối với một tập hợp các dự án phụ thuộc với nhau thì ta sẽ lựa chọn các dự án có IRR lớn hơn chi phí vốn và IRR max. Các nhà thẩm định sẽ căn cứ vào nguyên tắc trên để đánh giá dự án.

- Ưu điểm: IRR cho biết tỷ lệ sinh lời trên một đồng vốn đầu tư, có tính tới giá trị thời

gian của tiền.


- Nhược điểm: Một dự án rất dễ dẫn tới IRR đa trị, có nghĩa là cùng tồn tại một lúc

nhiều hơn một giá trị của IRR làm cho NPV bằng 0. Điều này gây khó khăn trong quá


trình đánh giá hiệu quả của dự án. Chính vì nhược điểm trên của IRR nên trong quá trình phân tích tài chính dự án người ta thường coi trọng chỉ tiêu NPV hơn bởi nó là cơ sở để các nhà thẩm định phê duyệt dự án.

Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn ( Tp: The Payback Period )

- Khái niệm: Thời gian thu hồi vốn (Tp) là thời gian mà tổng các luồng tiền thu được từ

dự án bằng tổng vốn đầu tư ban đầu.


- Công thức tính:


Thời gian hoàn vốn không chiết khấu :

TP

C0=

NCFt

t1


Thời gian hoàn vốn có chiết khấu



Tp =


n

NCFt

n +t 0

NCFn 1


- Ý nghĩa: Thời gian hoàn vốn phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy, Tp cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.

- Ưu điểm:


Giúp cho NH và chủ đầu tư có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro

của dự án.


Giúp cho nhà đầu tư thấy rõ đến bao giờ thì vốn có thể thu hồi, để có thể ra quyết định đầu tư.

- Nhược điểm


Tp không xem xét đến thu nhập tạo ra sau khi đã thu hồi đủ vốn đầu tư.

Có thể gây khó khăn cho NH và chủ đầu tư trong việc lựa chọn được DAĐT trong các DAĐT có cùng thời gian hoàn vốn.


Do đó khi tiến hành lựa chọn DAĐT, chủ đầu tư và NH phải kết hợp với các chỉ

tiêu khác và các phương pháp đánh giá khác.


Chỉ số doanh lợi (PI: Profit Index)

- Khái niệm: Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.


n

NCFt

- Công thức tính: PI =

t1 1 itNCF0


- Ý nghĩa: PI cho biết 1 đồng vốn đầu tư của dự án bỏ ra có khả năng đem lại bao nhiêu đồng ở hiện tại.

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Đối với dự án độc lập thì dự án có PI > 1 thì lựa chọn. Đối với

các dự án loại trừ thì dự án có PI > 1 và lớn nhất được ưu tiên.


- Ưu điểm: PI khắc phục được nhược điểm của các dự án có thời gian khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư của cả vòng đời dự án.

- Nhược điểm: Chỉ tiêu PI là số tương đối nên nó không phản ánh được quy mô tăng

giá trị của chủ đầu tư như NPV.


Điểm hòa vốn (BP: Break even Point)

- Khái niệm: Điểm hoà vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư. - Công thức tính:


Trong đó :


Qhv: Sản lượng hoà vốn.


Qhv

FC

P -AVC


P: Giá bán.


AVC: Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm.


FC: Tổng chi phí cố định.


- Ý nghĩa: Nếu như chỉ tiêu thời gian hoàn vốn phản ánh thời gian thu hồi đủ vốn thì điểm hòa vốn cho biết phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu đơn vị sản phẩm thì thu hồi đủ vốn. Tuy nhiên, để tính được mức sản lượng hòa vốn thì phải căn cứ vào công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

f. Thẩm định rủi ro của dự án


Một dự án dù được chuẩn bị kỹ đến đâu cũng khó tránh khỏi những sai sót mà cán bộ thẩm định không lường hết được. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình và có thể tư vấn cho chủ đầu tư, NH phải đánh giá mức độ rủi ro của dự án thông qua phân tích độ nhạy của dự án.

Độ nhạy của dự án là độ co giãn của một chỉ tiêu nào đó khi có sự thay đổi trong các biến số của dự án. Độ co giãn của chỉ tiêu được xét cao hơn độ co giãn các biến số của dự án thể hiện độ nhạy của dự án cao và ngược lại.

Nội dung của phương pháp này là khi thẩm định, cán bộ thẩm định đưa ra các yếu tố bất lợi của dự án như chi phí tăng, giá bán giảm, sản lượng tiêu thụ giảm… Từ đó tính toán lại các tiêu chuẩn như NPV, IRR hay các tiêu chuẩn khác trong điều kiện bất lợi đó. Từ đó so sánh với giá trị của các chỉ tiêu này lúc đầu để thấy được độ nhạy của dự án. Dựa vào độ nhạy này, cán bộ thẩm định có thể có quyết định đồng ý hay từ chối dự án. Việc xác định độ nhạy phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nhân tố chọn là nhân tố bất lợi.


1.3. Chỉ tiêu đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của NHTM

Hiện nay, để đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án của NH có tốt hay không, chúng ta chưa có các chỉ tiêu định lượng phù hợp. Do đó, chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án chỉ được xem xét thông qua các chỉ tiêu định tính như sau:

- Việc lựa chọn các dự án để cho vay có phù hợp với các chính sách và quy định của Nhà nước hay không? Dự án được lựa chọn có nằm trong diện các dự án được vay ưu đãi của Nhà nước hay không?...

- Quá trình tổ chức thẩm định tài chính dự án có tuân thủ theo đúng quy trình hay không? Xác định đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án hay không? Có đáp ứng được nhu cầu vay vốn hợp lý của chủ đầu tư dự án trên cơ sở nguồn lực sẵn có của NH hay không? Thời gian xét duyệt hồ sơ, thẩm định dự án có đúng thời gian đã cam kết hay không? Có nhanh chóng hay không?.

- Quy trình thẩm định dự án đã được thiết lập chặt chẽ và hợp lý hay chưa? Quy trình thẩm định có căn cứ xác thực hay không? Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án có được tính chính xác hay không?

- Công tác thu thập thông tin có đầy đủ, xác thực hay không? Các nguồn thông tin sử dụng có đáng tin cậy hay không? Công tác tổ chức thu thập thông tin đã khoa học chưa?

- Đã xác định đầy đủ các điều kiện, cơ hội và tính khả thi của dự án chưa?.


- Chi phí thẩm định có được tối thiểu hóa hay không?


1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính DAĐT của NHTM


1.4.1. Nhân tố chủ quan


1.4.1.1. Cán bộ thẩm định


Người trực tiếp tiến hành thẩm định tài chính DAĐT chính là cán bộ thẩm định. Do đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác


thẩm định tài chính DAĐT. Thẩm định tài chính dự án đầu tư không phải là một quy trình đơn giản, nó đòi hỏi cán bộ thẩm định không những có kiến thức sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải biết vận dụng các kiến thức bổ trợ khác như: Các kiến thức về Luật đầu tư, Luật thuế, quy định về môi trường…

Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định còn bị chi phối bởi tư tưởng truyền thống đó là họ dễ dàng tin cậy hơn khi cho khách hàng cũ của NH vay vốn lại, nên nhiều khi xem xét không kỹ lưỡng tính khả thi của dự án; dẫn đến việc NH gặp khó khăn đối với những khoản vay không được thẩm định kỹ lưỡng. Hơn nữa, phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định cho vay đối với dự án.

1.4.1.2. Chất lượng thông tin


Doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng thì đều phải có được phương án sản xuất kinh doanh hay DAĐT được chuẩn bị kỹ lưỡng. Không những thế, các DAĐT đó phải có hiệu quả cao, ít rủi ro thì mới có thể nhận được nguồn tài trợ từ NH. Do đó, các chủ đầu tư thường có xu hướng cung cấp cho NH các bản báo cáo đẹp, tiềm lực tài chính mạnh để được vay vốn. Điều này dẫn đến nguồn thông tin mà NH nhận được từ chủ đầu tư đôi khi thiếu tính trung thực và không đủ độ tin cậy, gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định của cán bộ thẩm định.

Hơn nữa, việc thu thập thông tin, hồ sơ khách hàng đều do cán bộ thẩm định NH đảm nhận. Tất cả nguồn thông tin thẩm định phần lớn dựa vào nguồn tài liệu mà nguồn thông tin đại chúng về chủ đầu tư thường là các thông tin không mang tính pháp lý, chỉ có ý nghĩa tham khảo khi phân tích đánh giá. Ngoài ra, việc xử lý thông tin, sàng lọc thông tin của NH nhiều khi không cẩn thận, do đó, chưa phát hiện ra được những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính cũng như các DAĐT mà chủ đầu tư gửi đến NH.

Bên cạnh đó, mạng lưới phương tiện, trang thiết bị thu thập thông tin nhìn chung còn ít ỏi và đơn giản. Việc sửa đổi, bổ sung các thông tin này hầu như chưa được cập nhật liên tục, do đó thông tin mất đi tính kịp thời.


Tất cả các nguyên nhân trên dẫn đến việc NH bị thiếu hụt thông tin, thông tin không trung thực, thiếu chính xác. Điều này dẫn đến các báo cáo thẩm định DAĐT của NH còn nhiều thiếu sót, phiến diện. Để khắc phục điều này, ngân hàng cần có những chính sách cụ thể để công tác thẩm định có hiệu quả hơn thông qua các thông tin nhanh chóng và chuẩn xác.

1.4.1.3. Trang thiết bị, công nghệ


Trang thiết bị, công nghệ hiện đại kèm theo các phần mềm chuyên dụng sẽ giúp cho cán bộ thẩm định xử lý một khối lượng thông tin lớn, dự báo được nhiều phương án, giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh trong các công đoạn xử lý hay tính toán bằng tay. Từ đó, thời gian thẩm định sẽ nhanh hơn, độ chính xác cao hơn, giúp cải thiện hiệu quả cho công tác thẩm định DAĐT.

1.4.1.4. Phương pháp và các chỉ tiêu sử dụng để thẩm định hiệu quả tài chính dự án


Phương pháp và các chỉ tiêu dùng để thẩm định dự án có ảnh hưởng lớn đến kết quả thẩm định. Bởi vì mỗi chỉ tiêu thì chỉ có thể phản ánh một khía cạnh nào đó của dự án mà thôi và mỗi chỉ tiêu đều tồn tại những ưu nhược điểm nhất định. Do vậy, nếu trong quá trình thẩm định chỉ sử dụng một phương pháp hoặc một chỉ tiêu để thẩm định tài chính dự án thì kết quả thẩm định sẽ không toàn diện và vì vậy độ chính xác sẽ không cao.

1.4.1.5. Tỷ lệ chiết khấu


Tỷ lệ chiết khấu là một trong những yếu tố quan trọng để xác định hiệu quả kinh tế tài chính khi thẩm định tài chính DAĐT. Tỷ lệ này quá thấp sẽ khuyến khích đầu tư các dự án kém hiệu quả, ngược lại tỷ lệ này quá cao sẽ hạn chế đầu tư. Hiện nay, nước ta chưa có quy định pháp lý nào về tỷ lệ này đối với các ngành nghề cụ thể, điều đó dẫn đến việc đánh giá DAĐT thường có các tỷ lệ chiết khấu khác nhau, làm cho cán bộ thẩm định thực hiện phương pháp thẩm định so sánh thường gặp những khó khăn, dẫn đến việc lựa chọn các DAĐT thường không chính xác và thuận lợi.


1.4.2. Nhân tố khách quan


1.4.2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô


Các nhân tố từ môi trường bên ngoài NH tác động tới chất lượng công tác thẩm định tài chính DAĐT đó chính là các cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước, các rủi ro bất khả kháng, các rủi ro không thể lường trước được xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án.

Cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NH chủ động trong việc thẩm định dự án một cách độc lập, khách quan nhưng vẫn trong khuôn khổ của pháp luật.

1.4.2.2. Chủ đầu tư của dự án


Trình độ lập và thẩm định dự án, tính trung thực của các chủ đầu tư dự án cũng ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình thẩm định của cán bộ thẩm định. Có những chủ đầu tư vì muốn vay được vốn mà đã cung cấp những thông tin thiếu trung thực, lan man, gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định của cán bộ NH.

1.4.2.3. Đặc điểm riêng của từng dự án


Mỗi dự án của ngành kinh tế hay kỹ thuật sẽ có những nội dung khác nhau, thậm chí là các dự án cùng trong một ngành cũng có sự khác nhau nhiều mặt. Một số dự án lớn, phức tạp và mới về kỹ thuật công nghệ đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có đủ chuyên môn về ngành đó thì mới có thể phân tích và thẩm định một cách có hiệu quả. Do đó, công tác thẩm định tài chính dự án cũng bị chi phối bởi đặc điểm riêng của từng dự án.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Huế


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh


Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005, Ngân hàng được cấp giấy phép kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động ngày 22/07/2005. Hiện trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại số 1 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với thời gian hoạt động trên 7 năm, hình ảnh ACB - Huế đã được nhiều khách hàng biết đến và từng bước xây dựng được lòng tin ở khách hàng. Chi nhánh không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất và cơ cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn, phát triển Chi nhánh lớn mạnh hơn nữa nâng cao khả năng cạnh tranh của NH với các NH khác trên địa bàn. Nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất lớn và Chi nhánh đã mở thêm 2 Phòng giao dịch (PGD) tại phường Phú Nhuận và phường Phú Hội nâng tổng số Chi nhánh, PGD của ACB lên đến 247 đơn vị trên toàn quốc:

- Ngày 30/09/2008 ACB Huế đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động PGD Phú Hội trực thuộc Chi nhánh tại địa chỉ 30 Hùng Vương, phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tiếp đó ngày 11/08/2009 khai trương PGD tại siêu thị BigC Huế, tòa nhà Phong

Phú Plaza, phường Phú Hội, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.


Việc mở thêm các điểm giao dịch trên địa bàn nhằm tăng sự có mặt của NH trên khắp địa bàn, sẽ tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng khả năng tiếp cận dân cư và các tổ chức trên địa bàn hơn, tạo cơ hội thu hút thêm những khách hàng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ của NH một cách nhanh chóng, tiện lợi. Trong năm 2012 vừa qua, số lượng Chi nhánh của các NH trên địa bàn tỉnh đã tăng lên khoảng gần 20 Chi nhánh và nhiều PGD trực thuộc các Chi nhánh trên. Với con số Chi nhánh lớn và nằm cạnh nhau như vậy có thể thấy sự cạnh tranh giữa các


NH trên địa bàn là rất gay gắt, thị trường hoạt động NH bị chia sẻ nhiều hơn vừa tạo ra khó khăn thách thức vừa là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của Chi nhánh. Nhưng nhờ quá trình phấn đấu và nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ ACB chi nhánh Huế đã từng bước khắc phục khó khăn và khẳng định vai trò quan trọng của mình không ngừng mở rộng quy mô, nguồn vốn cũng như lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng qua mỗi năm, từng bước hoàn thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà, góp phần đưa kinh tế của tỉnh đi lên.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh

Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng thanh toán và các dịch vụ NH đối với mọi thành phần kinh tế. Với các chức năng đó, ACB chi nhánh Huế thực hiện các công việc sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung dài hạn thông qua việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác như tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi… bằng tiền Việt Nam đồng (VND), ngoại tệ và vàng.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn, chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá.

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính. Thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn nhận lệnh đầu tư chứng khoán của NH; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành.

- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ của NHNN và Hội sở chính.

- Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ ngân

quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua NH.


- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.


- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.


2.1.3. Nguồn lực của ACB Huế


2.1.3.1. Tình hình lao động của Chi nhánh


Bảng 2.1: Tình hình lao động của ACB Huế qua 3 năm 2010, 2011, 2012


Chỉ tiêu

Đơn vị tính: Người

% tăng giảm

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

Tổng số lao động

72

77

83

6.94

7.79

1. Phân theo giới tính

72

77

83

6.94

7.79

- Nam

22

24

28

9.10

16.67

- Nữ

50

53

55

6.00

3.77

2. Phân theo độ tuổi

72

77

83

6.94

7.79

- <30

18

20

28

11.11

40

- 30 – 60

54

57

55

5.56

3.51

3. Phân theo trình độ học

vấn

72

77

83

6.94

7.79

- Đại học và trên đại học

72

77

83

6.94

7.79

- Cao đẳng và trung cấp

0

0

0

0,00

0

- Lao động phổ thông

0

0

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh Huế - 3

(Nguồn: Bộ phận hành chính – ACB Huế)


Thông qua bảng tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2010 – 2012, ta thấy tổng số lao động của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 6.94% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 7.79% so với năm 2011. Biến động tăng này là do số lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng tăng đòi hỏi một số lượng lớn cán bộ có trình độ để đảm bảo các hoạt động giao dịch được diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, số lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn so với lao động nam, đây cũng chính là đặc điểm chung của các ngân hàng trên địa bàn hiện nay. Hầu hết nhân viên lao động trực tiếp của ACB Huế đều có trình độ Đại học và trên Đại học, chiếm trên 100% tổng số lao động của chi nhánh. Đây là một điều rất thuận lợi cho ACB Huế.


2.1.3.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của ACB Huế


Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn của ACB Huế giai đoạn 2010 – 2012


Chỉ tiêu

Giá trị : Triệu đồng

% Tăng giảm

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

A. Tài sản

1123.230

1305.620

1208.026

16,23

(7,47)

1. Dự trữ và thanh toán

36.322

39.955

45.947

10,00

15,00

2. Đầu tư và cho vay

284.190

387.788

365.741

36,45

(5,69)

3. Tài sản cố định

1.126

1.238

1.424

9,95

15,02

4. Tài sản Có khác

801.592

876.639

794.914

9,36

(9,32)

B. Nguồn vốn

1123.230

1305.620

1208.026

16,23

(7,47)

1. TG của tổ chức kinh tế, cá nhân

415.593

374.035

650.376

(10,00)

73,88

2. Tiền gửi KBNN và TCTD khác

1

2

2

100,00

0,00

3. Phát hành GTCG

651.445

799.707

405.991

22,76

(49,23)

4. Tài sản nợ khác

43.315

117.712

135.369

171,76

15,00

5. Vốn và các quỹ

12.876

14.164

16.288

10,00

15,00

(Nguồn: Bộ phận kế toán – ACB Huế)


Tình hình tài sản


Qua bảng 2.2 cho thấy giá trị tài sản của ACB Huế tăng từ năm 2010 đến 2011 nhưng đến năm 2012 thì có xu hướng giảm đi, cụ thể là năm 2011 tăng 16,23% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 7,47% so với năm 2011. Sự suy giảm về tài sản năm 2012 là do những biến động về kinh tế nói chung và NH ACB nói riêng khi trải qua khủng hoảng về bộ máy lãnh đạo, làm uy tín của NH suy giảm.

Điểm chung nhất mà ta có thể thấy được ở bảng tình hình tài sản – nguồn vốn của ACB Huế qua ba năm 2010-2012 đó là khoản mục Tài sản có khác luôn chiếm tỷ trọng cao từ 65% đến 71% trong tổng tài sản và có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Khoản mục này chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển nội bộ, các khoản phải thu, các khoản lãi, phí phải thu. Do lượng vốn huy động nhàn rỗi của NH vượt quá khả năng giải ngân vốn vay nên để tận dụng nguồn nhàn rỗi này, ACB Huế đã gửi tiền vào Hội sở chính để có thể đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, tạo thêm lợi nhuận cũng như phân tán rủi ro cho Chi nhánh.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí