Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 21

Tuy nhiên, phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục và tháo gỡ, đó là: Công tác bảo tồn tài nguyên du lịch cội nguồn vẫn còn hạn chế, việc phát huy giá trị của tài nguyên phục vụ du lịch cội nguồn chưa được quan tâm đúng mức; Quy mô hoạt động của hầu hết các cơ sở dịch vụ du lịch còn nhỏ lẻ và phát triển chưa cân đối. Năng lực của các doanh nghiệp lữ hành yếu, khả năng cạnh tranh thấp; Chất lượng lao động du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Cơ cấu lao động du lịch chưa đảm bảo theo quy định của ngành; chưa có trang web riêng cho du lịch cội nguồn, chưa phân khúc được thị trường khách du lịch cội nguồn và cũng chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến cụ thể; Lượng khách du lịch cội nguồn chủ yếu là khách nội địa với số ngày lưu trú ngắn, tỷ trọng du khách cảm thấy không hài lòng khi đến Phú Thọ vẫn chiếm 9,5%. Du lịch cội nguồn vẫn chưa góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế ở địa phương, năm 2012 tỷ trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn/giá trị tăng thêm toàn tỉnh mới chỉ đạt 1,29%.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ cho thấy: Cơ chế chính sách đối với phát triển du lịch đã góp phần tạo động lực cho du lịch cội nguồn phát triển nhưng vẫn còn nhiều chính sách chưa hoàn thiện, một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cội nguồn chưa được ban hành, năng lực thực thi chính sách còn hạn chế; Công tác quy hoạch phát triển du lịch đã tạo nên diện mạo du lịch cội nguồn của tỉnh nhưng vẫn còn bất cập và hiệu quả chưa cao; Cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch cội nguồn. Đặc biệt, kết quả phân tích hồi quy phản ánh mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ cho thấy sự phục vụ của lao động du lịch (0,296) có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là chất lượng cơ sở hạ tầng (0,269), giá dịch vụ du lịch (0,254), chất lượng dịch vụ phụ trợ (0,212) và chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (0,107).

3) Quan điểm phát triển du lịch cội nguồn ở Phú Thọ đến năm 2020 phải phù hợp phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ và quy hoạch của các ngành liên quan trên địa bàn; Phát triển theo hướng bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; Tăng cường thu hút khách du lịch cội

nguồn và liên kết trong phát triển du lịch cội nguồn; Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào các hoạt động du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng điểm.

Định hướng phát triển du lịch cội nguồn ở Phú Thọ đến năm 2020 là tập trung nâng cao chất lượng du lịch cội nguồn với sản phẩm du lịch cội nguồn có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Tổ, phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch cội nguồn,… Mục tiêu đến năm 2020, lượng khách du lịch cội nguồn đạt 804.231 lượt khách, bình quân mỗi năm tăng 9,12 %; giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn đạt 495,08 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 8,31%/năm.

Để thúc đẩy sự phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm: (1) Giải pháp về chính sách phát triển du lịch cội nguồn; (2) Đẩy mạnh và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch cội nguồn; (3) Bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lich cội nguồn; (4) Tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn và dịch vụ phụ trợ; (5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cội nguồn; (6) Xây dựng trang web và chiến lược xúc tiến du lịch cội nguồn; (7) Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cội nguồn.

2. Kiến nghị

- Đối với Nhà nước

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, chỉ đạo các bộ ban ngành liên quan ủng hộ tỉnh Phú Thọ xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cội nguồn cấp quốc gia. Có chính sách ưu tiên cho các dự án, các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch cội nguồn.

Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia hoạt động phát triển du lịch cội nguồn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

- Đối với tỉnh Phú Thọ

UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở ngành tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết tại các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch cội nguồn.

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 21

Thành lập Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Hát Xoan và Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương. Thành lập Tiểu ban phát triển du lịch cội nguồn.

UBND tỉnh Phú Thọ cần chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập kế hoạch phát triển du lịch cội nguồn theo giai đoạn 5 năm.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức diễn đàn “Du lịch cội nguồn” hàng năm và xây dựng chiến lược phát triển du lịch cội nguồn, xây dựng chương trình xúc tiến giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về du lịch cội nguồn.

UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp xây dựng hướng dẫn hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch cội nguồn.

- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư ở tỉnh Phú Thọ

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định hướng dẫn của UBND tỉnh Phú Thọ về hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch cội nguồn. Riêng cơ sở lưu trú cần thực hiện nghiêm túc quy định tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt là tiêu chuẩn về người quản lý và nhân viên phục vụ.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cần chủ động khai thác thị trường, có cơ chế thu hút nhân lực, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên phục vụ và đẩy mạnh liên kết trong hoạt động du lịch cội nguồn.

Cộng đồng dân cư phải có ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cội nguồn ở địa phương. Coi sản phẩm du lịch cội nguồn là sản phẩm của cộng đồng. Phải hiểu biết về du lịch cội nguồn và tăng cường tham gia vào hoạt động quảng bá, tuyên truyền phát triển du lịch cội nguồn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đãn và Kim Thị Dung (2011). Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch cội nguồn ở nông thôn, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số đặc san tháng 7-2011, trang 48-53.

2. Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đãn, Kim Thị Dung và Trần Đức Trí (2013). Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 195 (II), trang 27-33.

3. Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đãn và Kim Thị Dung (2014). Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 2, trang 259-268.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002). Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2. Đặng Văn Bài (2013). Đền Hùng và Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương trong xã hội

đương đại, Tạp chí Di sản văn hóa, 3(44): 53-60.

3. Bảo tàng Hùng Vương (2013). Phòng lưu trữ tư liệu tại Bảo tàng.

4. Đinh Thị Vân Chi (2004). Nhu cầu của khách trong quá trình du lịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội

5. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2013). Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009). Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013). Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

8. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014). Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2013). Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2010). Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Phan Tiến Dũng (2009). Tiềm năng và thế mạnh của văn hóa, lễ hội với sự phát triển của du lịch, dịch vụ tại Thừa Thiên Huế, Báo cáo tại Hội nghị triển khai công tác năm 2009, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 18/02/2009.

13. Vũ Cao Đàm (2010). Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14. Thích Đạt Đạo (2010). Hoằng pháp với vấn đề du lịch tâm linh, Báo cáo tại Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang, từ ngày 6-10 tháng 5 năm 2010.

15. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008). Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB

ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

16. Đinh Phi Hổ (2009). Mô hình định lượng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

ứng dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại, Tạp chí Quản lý kinh tế, 26: 7-12.

17. Chu Huy (2004). Sổ tay kiến thức văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Phạm Bá Khiêm (2007). Về miền Lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, Sở Văn hóa Thông tin Phú Thọ.

19. Nguyễn Tiến Khôi (2013). Ưu thế và sức lan tỏa du lịch cội nguồn, Báo Nhân dân

cuối tuần, 16 (1264): 1.

20. Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (2012). Tài liệu lưu trữ tại Nhà Bảo tàng.

21. Quản Hoàng Linh (2012). Bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 337: 3-7.

22. Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui (2006). Giáo trình Triết học Mác - Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Văn Luân (2006). Nghiên cứu khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 173tr.

24. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Ngọc Khán (2000). Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Bùi Tuyết Mai (2001). Người Mường trên đất Tổ Hùng Vương, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

26. Trần Thị Mai (2009). Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động, Hà Nội.

27. Nguyễn Quốc Nghi (2010). ASEAN-Kinh nghiệm phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, 12: 37-38.

28. Nguyễn Ngọc Nông (2004). Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005). Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

30. Đồng Thị Thanh Phương (2011). Quản trị sản xuất và dịch vụ (Lý thuyết và Bài tập), NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007). Luật Lao động sửa đổi, bổ sung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009). Luật Di sản văn hóa sửa

đổi, bổ sung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Trương Sĩ Quý (2002). Phương hướng và một số giải pháp đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 177tr.

35. Quỹ tu bổ Đền Hùng và Dự án Văn hóa Trí tuệ Việt (2011). Quốc Tổ Hùng Vương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

36. Dương Văn Sáu (2004). Giáo trình Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

37. Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Phú Thọ (2013). Báo cáo phát triển mạng lưới và hạ tầng bưu chính – viễn thông tại Phú Thọ.

38. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012). Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt).

39. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013a). Báo cáo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ.

40. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013b). Danh mục Di tích và Lễ hội

đã xếp hạng.

41. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam (2009). Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt).

42. Trần Đức Thanh (2004). Nhập môn khoa học du lịch, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

43. Bùi Quang Thanh (2011). Báo cáo kiểm kê Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Tài liệu đánh máy, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

44. Nguyễn Quyết Thắng (2012). Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 174tr.

45. Bùi Thiết (2000). Từ điển lễ hội Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

46. Ngô Đức Thịnh (2007). Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, NXB Viện Văn hóa và NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

47. Thủ tướng Chính phủ (2013). Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

48. Hà Văn Thùy (2008). Hành trình tìm lại cội nguồn, NXB Văn học, Hà Nội.

49. Nguyễn Đắc Thủy (2010). Đặc điểm lễ hội truyền thống vùng đất Tổ, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 311: 32-35.

50. Lê Thị Thanh Thủy và Phạm Quang Sáng (2010). Một số vấn đề lý luận về du lịch cội nguồn, Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, 16: 32-37.

51. Lê Thị Thanh Thủy và Đinh Văn Đãn (2012). Sản phẩm du lịch tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, 23: 27-31.

52. Lê Thị Thanh Thủy, Đỗ Ngọc Sơn, Phạm Quang Sáng và Ngô Thị Thanh Tú (2012). Tác động của khu Di tích lịch sử Đền Hùng đến sinh kế của người dân vùng phụ cận, Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, 25: 59-65.

53. Lưu Trần Tiêu (2005). Từ kinh nghiệm của các nước nghĩ về việc bảo tồn khu phố cổ Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, 5: 14-19.

54. Tổng cục Du lịch (2013). Bộ tài liệu Bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên.

55. Hoàng Trọng (1999). Phân tích dữ liệu đa biến: Ứng dụng trong Kinh tế và kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.

56. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội.

57. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2006). Bài học kinh nghiệm về tổ chức quản lý phát triển du lịch của một số nước, Tạp chí Du lịch Việt Nam, 3: 16-17.

58. Lê Tượng và Phạm Hoàng Anh (2010). Đền Hùng – Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quốc gia, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

59. UBND tỉnh Phú Thọ (2000). Quyết định số 2224/QĐ-UB ngày 23 tháng 8 năm 2000 về việc thông qua đề cương quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2000 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

60. UBND tỉnh Phú Thọ (2006a). Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 02 tháng 01 năm 2006 của Ban thường vụ tỉnh ủy về Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020.

61. UBND tỉnh Phú Thọ (2006b). Chương trình 987/CTr-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2006 về Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.

62. UBND tỉnh Phú Thọ (2008). Quyết định số 493/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2008 về việc ban hành quy định một số điểm về quản lý hoạt động xây dựng trong khu Di tích lịch sử Đền Hùng

63. UBND tỉnh Phú Thọ (2009). Đề án 2030/ĐA-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2009 về Xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009- 2020.

64. UBND tỉnh Phú Thọ (2010). Quyết định số 400/QĐ-UBND về việc ban hành quy định một số điểm về quản lý hoạt động xây dựng trong khu Di tích lịch sử Đền Hùng

65. UBND tỉnh Phú Thọ (2011). Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19 tháng 10 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ về Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2015.

66. UBND tỉnh Phú Thọ (2012a). Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2012 về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

67. UBND tỉnh Phú Thọ (2012b). Quyết định số 3651/QĐ-UNBD ngày 28 tháng 12năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030

68. Lê Thị Vân (2008). Văn hóa du lịch, NXB Hà Nội.

69. Nguyễn Như Ý (1999). Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

70. Bùi Thị Hải Yến (2007). Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.


Tiếng Anh

71. Aldlaigan, A. H. and Buttle, F. A. (2002). SYSTRA-SQ: A New Measure of Bank Service Quality, International Journal of Service Industry Management, 13(4): 362-381.

72. Arkin, H. and Cotton, R. R. (1970). Tables for Statistics, Barnes and Noble, New York, 168p.

73. Coltman, M. M. (1989). Introduction to Travel and Tourism: An International Approach, Van Nostrand Reinhold, New York, 370p.

74. Gerbing, D. W. and Anderson, J. C. (1988). An Updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and its Assessment. Journal of Marketing Research, 25(5): 186-192.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí