Quy Định Về Kiểm Sát Việc Lập Hồ Sơ Vụ Án Hiếp Dâm Người Dưới 16 Tuổi Của Cơ Quan Điều Tra

Kiểm sát về các thành phần tham gia thực nghiệm điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi gồm: Điều tra viên (chủ trì); những người chứng kiến; có thể mời những người có chuyên môn cùng tham gia; người bị tạm giữ, bị can, người giám hộ, bị hại, người bào chữa, người làm chứng cũng có thể tham gia.

Kiểm sát các việc đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ và ghi rò kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản. Biên bản phải phản ánh trung thực quá trình thực nghiệm điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi và được lập theo quy định tại điều 178 BLTTHS.

Trong công tác kiểm sát hoạt động này, ngoài việc giám sát các thủ tục, trình tự, hình thức đảm bảo đúng các quy định BLTTHS, KSV chủ động bám sát thực tế việc thực nghiệm điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi như: xác định đúng đối tượng, mức độ phạm tội, hành vi phạm tội... có thể có những ý kiến trao đổi kịp thời với ĐTV ngay trong lúc thực nghiệm điều tra. Nếu có vi phạm phải yêu cầu Điều tra viên khắc phục kịp thời.

- Quy định của pháp luật về kiểm sát việc giám định vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Giám định là vấn đề quan trọng đối với việc xử lý vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Kết quả giám định là chứng cứ, tài liệu rất quan trọng có giá trị xác định những tình tiết chứng minh trong vụ án nhất là trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin như hiện nay. KSV được phân công thụ lý vụ án phải nắm vững những nội dung của BLTTHS quy định về giám định tư pháp để áp dụng đúng quy định của pháp luật, phải chủ động phát hiện các vấn đề cần phải giám định để trưng cầu giám định cho sát hợp. Nội dung yêu cầu giám định phải cụ thể, sát với thực tế của sự việc và những vấn đề cần giải đáp: Mức độ xâm hại, thương tật gây ra có phải do hành vi xâm hại tình dục gây ra không?... Nếu có thấy nghi ngờ về tính khách quan, tính khoa học của Bản kết luận giám định hoặc các kết luận không đúng, không phù hợp

với các chứng cứ khác do CQĐT đã thu thập, KSV phải yêu cầu CQĐT hoặc trực tiếp yêu cầu Giám định viên phân tích, giải đáp thêm hoặc có QĐ trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Trong điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì kết quả giám định là chứng rất quan trọng và đắt giá nhất để chứng minh hành vi phạm tội, hậu quả của tội phạm, vì vậy cần phải kiểm sát chặt chẽ về nội dung và kết quả giám định [36].

+ Kiểm sát các việc trưng cầu giám định của CQĐT nhằm bảo đảm rằng nội dung trưng cầu giám định phải được cụ thể, rò ràng, phù hợp với sự việc và các vấn đề cần yêu cầu kết luận. Trường hợp cần thiết, vụ án, vụ việc cần phải trưng cầu giám định, KSV phải chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra để thống nhất các nội dung được trưng cầu giám định trước; khi có kết luận giám định thì cần phối hợp kiểm tra, đánh giá toàn bộ kết quả và lập thành biên bản lưu hồ sơ kiểm sát.

+ KSV phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu kịp thời để phát hiện các nội dung cần giám định, trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại Điều 206 BLTTHS năm 2015, các trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP ngày 13/12/2017 nhưng chưa được trưng cầu giám định, để báo cáo và đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 205 BLTTHS năm 2015.

Nếu như thấy nội dung kết luận giám định chưa được rò, chưa đầy đủ hoặc phát sinh các vấn đề mới cần phải giám định, liên quan đến các tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận trước đó, thì KSV phải kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT trưng cầu giám định bổ sung theo quy định tại Điều 210 BLTTHS năm 2015.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Nếu thấy có nghi ngờ về kết luận giám định lần đầu chưa chính xác hoặc có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì KSV phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT trưng cầu giám định lại hoặc giám định lại lần thứ hai theo quy định tại Điều 211 BLTTHS. Nếu thấy cần làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định thì KSV phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo VKS yêu cầu CQĐTđể yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định, hỏi thêm những người giám định về các tình tiết cần thiết theo quy định tại Điều 213 BLTTHS.

Nếu có phát hiện người giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 68 BLTTHS thì KSV phải có báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT trưng cầu giám định thay đổi người giám định.

Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 5

KSV phải kiểm sát chặt chẽ các thời hạn gửi quyết định trưng cầu giám định, thời hạn giám định và thời hạn gửi kết luận giám định

- Quy định của pháp luật về kiểm sát việc tạm đình chỉ, đình chỉ, phục hồi và kết luận điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

+ Quy định của pháp luật về kiếm sát việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Cơ quan tiến hành điều tra ra QĐ tạm đình chỉ điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi khi có những những lý do khách quan mà chưa thể thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm trong thời hạn điều tra [10]. Về căn cứ, QĐ tạm đình chỉ điều tra vụ án vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải căn cứ vào điều 229 BLTTHS.

Trong thời điểm tạm đình chỉ điều tra các hoạt động tố tụng không được diễn ra, tuy nhiên CQĐT vẫn tiếp tục theo dòi, xác minh tình tiết của vụ án, có báo cáo theo từng đợt về tình hình vụ án, nhất là đối với các vụ án mà không biết bị can đang ở đâu [17]. Kiểm sát viên cần thường xuyên theo dòi,

quản lý các vụ án tạm đình chỉ điều tra. Nếu thấy lý do tạm đình chỉ không còn đúng, không còn phù hợp thì phải yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra để tiến hành điều tra theo quy định tại Điều 235 BLTTHS nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS.

Đối với các trường hợp tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, thì phải kịp thời yêu cầu CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra.

+ Quy định của pháp luật về kiểm sát việc đình chỉ điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Đình chỉ điều tra vụ án là sự kiện pháp lý làm chấm dứt toàn bộ hoạt động tố tụng đối với VAHS trước đó. CQĐT ra QĐ đình chỉ điều tra vụ án vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi khi CQĐT không chứng minh được tội phạm hiếp dâm người dưới 16 tuổi ở thời điểm ra QĐ. Khi ra quyết định đình chỉ điều tra, CQĐT bắt buộc phải hủy bỏ ngay lấp tức các biện pháp ngăn chặn đối với bị can bị đình chỉ điều tra, trả lại toàn bộ các tài sản, đồ vật, tài liệu có liên quan, xử lý vật chứng,.

Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi dựa trên quy định tại điều 230 BLTTHS. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được QĐ đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án, KSV phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của QĐ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ, việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác có liên quan theo quy định tại Điều 230, 234 BLTTHS, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo VKS giải quyết, cụ thể:

Nếu QĐ đình chỉ điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi mà có căn cứ thì phải ra văn bản Thông báo về việc kiểm sát quyết định đình chỉ điều tra và đồng thời phải trả lại hồ sơ cho CQĐT để giải quyết theo thẩm quyền.

Nếu QĐ đình chỉ điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi không có căn cứ và trái pháp luật thì phải ra QĐ hủy bỏ QĐ đình chỉ điều tra của

CQĐT và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 BLTTHS năm 2015.

Kiểm sát tính hợp pháp của QĐ đình chỉ điều tra về những nội dung như quy định tại khoản 2 Điều 132 BLTTHS, thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế, trả lại các tài liệu, các đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và các vấn đề khác nếu có liên quan.

+ Quy định của pháp luật về kiểm sát việc phục hồi điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Phục hồi điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi là quá trình tiếp diễn của giai đoạn điều tra khi QĐ tạm đình chỉ điều tra hoặc QĐ đình chỉ điều tra bị hủy bỏ hoặc khi lý do của QĐ tạm đình chỉ điều tra không còn. Quá trình này vẫn diễn ra mọi hoạt động điều tra thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ để làm rò vụ án [17].

Kiểm sát các căn cứ để phục hồi điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi căn cứ vào quy định tại Điều 235 BLTTHS như: Khi có lý do để hủy bỏ QĐ đình chỉ điều tra hoặc QĐ tạm đình chỉ điều tra thì CQĐT ra QĐ phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Nếu việc điều tra bị đình chỉ trong trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu TNHS và tội phạm đã được đại xá (khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của BLTTHS) mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì CQĐT hoặc VKS phải ra QĐ phục hồi điều tra.

Kiểm sát nội dung QĐ đảm bảo điều 132 BLTTHS, theo mẫu 209 kèm theo thông tư 61/2017/TT-BCA, kiểm sát việc gửi và thời hạn gửi, thông báo QĐ phục hồi điều tra của CQĐT cho VKS cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc của bị can; thông báo cho bị hại trong 2 ngày kể từ ngày ra QĐ.

+ Quy định của pháp luật về kiểm sát việc kết thúc điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Khi kết thúc điều tra vụ án vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì CQĐT phải ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc Bản kết luận điều tra hoặc CQĐT ra QĐ đình chỉ điều tra. Trước khi kết thúc điều tra hoặc hết thời hạn điều tra 10 ngày đối với vụ án ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, 15 ngày đối với vụ án rất nghiêm trọng thì VKS và CQĐT phải có sự trao đổi thống nhất, đánh giá toàn bộ các chứng cứ, các tài liệu và các thủ tục của vụ án, nếu thấy đủ căn cứ kết thúc điều tra thì CQĐT kết thúc điều tra vụ án; nếu thấy cần phải tiếp tục điều tra thì phải thống nhất hai bên để đề nghị và QĐ việc gia hạn thời hạn điều tra, tạm giam bị can theo quy định của BLTTHS.

Kiểm sát Bản kết luận điều tra, về tính có căn cứ dựa vào kết quả thống nhất nội dung đánh giá chứng cứ, tài liệu giữa hai ngành trước khi kết thúc điều tra vụ án. Kiểm sát về tính hợp pháp, Bản kết luận điều tra phải tuân theo mẫu 217 theo thông tư 61/2017/TT-BCA. Bản kết luận điều tra ghi rò ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận.

Có Bản Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố phải đầy đủ các nội dung quy định tại điều 233 BLTTHS: diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định những hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ các tài liệu, các đồ vật và xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của BLHS được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án.

1.2.1.3. Quy định về kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi của Cơ quan điều tra

VKS có trách nhiệm kiểm sát chặt chẽ việc lập hồ sơ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi của CQĐT. Hồ sơ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

gồm: Lệnh, QĐ, yêu cầu của CQĐT, VKS; các biên bản tố tụng do CQĐT, VKS lập; các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án. Các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra phải do Điều tra viên, cán bộ điều tra được phân công thực hiện, các tài liệu trong hồ sơ phải được sắp xếp theo tình tự tố tụng và trình tự thời gian, có đóng dấu bút lục của cơ quan tiến hành điều tra, có bản thống kê tài liệu ghi rò tên tài liệu, số bút lục và đặc điểm của tài liệu. Trường hợp có bổ sung tài liệu vào hồ sơ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì phải có thống kê tài liệu bổ sung. Bản thống kê tài liệu được lập khi kết thúc điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Việc giao, nhận hồ sơ vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải lập thành biên bản. Tài liệu thu thập chứng cứ phải có đầy đủ xác nhận của các bên liên quan thì mới có giá trị chứng minh, nếu phát hiện tài liệu thu thập không đúng quy định của pháp luật hoặc không có giá trị chứng minh thì KSV yêu cầu CQĐT thực hiện đúng quy định của pháp luật.

1.2.2. Quy định của pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Quá trình kiểm sát điều tra vụ án hình sự nói chung và kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng thì KSV cần phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng. Những người tham gia tố tụng trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong giai đoạn điều tra bao gồm: Người bị tạm giữ, người bị bắt, bị can, người bị hại, người làm chứng, người bào chữa, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người giám định, người phiên dịch và đặc biệt không thể thiếu trong vụ án đó là người giám hộ, bởi vì bị hại trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi là người chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần, do đó theo quy định của BLTTHS là bắt buộc phải có người giám hộ cho bị hại, có mặt trong toàn bộ các hoạt động điều tra liên quan đến bị hại.

Người tham gia tố tụng trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi tham gia vào quá trình điều tra vụ án với những mục đích, yêu cầu khác nhau, nhằm đạt được lợi ích khác nhau. Để đảm bảo trong quá trình điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, các cơ quan tiến hành tố tụng hoạt động bình thường, đạt hiệu quả cao, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, đảm bảo pháp chế XHCN được thực hiện đầy đủ, VKS thông qua KSV tham gia vào trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng khi họ tham gia vào quá trình điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Trong quá trình Kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, KSV phải là người luôn chủ động yêu cầu Điều tra viên giải thích và bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người giám hộ cho bị hại và những người tham gia tố tụng khác được thực hiện theo quy định tại Điều 62 BLTTHS. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, người giám hộ theo quy định của BLTTHS. Trong trường hợp bị can trong vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của bị can không mời người bào chữa thì CQĐT, VKS phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa, yêu cầu CQĐT xem xét giải quyết, giải thích cho họ hiểu nhưng họ vẫn từ chối thì phải lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án.

Ngoài ra, bị hại trong vụ án bắt buộc phải có người giám hộ trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Quá trình kiểm sát điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi VKS căn cứ Điều 68, 70 BLTTHS để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người giám định, người phiên dịch, người dịch thuật và cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho Luật sư cũng như có thể ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp nếu họ có vi phạm.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí