CFt: Dòng tiền thu nhập xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n
n: Số năm thực hiện dự án
k: Lãi suất chiết khấu, giả sử là không đổi trong các năm.
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV > 0, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV < 0 có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư. Trường hợp NPV = 0 nghĩa là dự án chỉ đủ mức trang trải chi phí vốn.
Dự án chỉ được chấp nhận nếu có NPV dương, trường hợp có nhiều dự án nhưng phải chọn một, chọn dự án có NPV dương và lớn nhất.
Khi sử dụng chỉ tiêu NPV thì kết quả mang lại khá chính xác vì NPV có tính đến giá trị thời gian của tiền. NPV cho biết lợi nhuận của dự án đầu tư và giúp chủ đầu tư tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có những hạn chế như NPV không cho biết tỷ lệ sinh lợi tính bằng tỷ lệ % nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư, không quan tâm đến sự khác biệt và thời gian hoạt động của các dự án nên việc lựa chọn dự án có NPV lớn nhất không được chính xác, NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return - IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV bằng không.
Phương pháp hay dùng để tính IRR là thử và điều chỉnh. Lần lượt thử các giá trị của lãi suất chiết khấu làm cho NPV bằng không, chọn lãi suất chiết khấu nào cho giá trị NPV gần không nhất thì đó chính là IRR. Việc làm
này sẽ mất nhiều thời gian và công sức, do vậy người ta hay sử dụng phần mềm máy tính chuyên biệt để tiết kiệm thời gian và chi phí. Phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra, phương pháp nội suy cũng được sử dụng để tính IRR, tức là chọn hai giá trị của lãi suất chiết khấu sao cho một giá trị k cho NPV dương, một giá trị cho NPV âm. IRR chính là giá trị nằm giữa hai giá trị vừa chọn, làm cho NPV bằng không. Cách xác định như sau:
IRR k1 +
NPV1 (k2 k1 )
| NPV1 | | NPV2 |
Để tăng tính chính xác của IRR, thường hai giá trị lãi suất chiết khấu được chọn không quá 5%.
Dự án sẽ được chấp nhận khi có IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Nếu có nhiều dự án chọn một thì dự án cho giá trị IRR dương lớn nhất và lớn hơn lãi suất chiết khấu sẽ được chọn.
IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Do vậy, chỉ tiêu MIRR – tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh được sử dụng để khắc phục nhược điểm này của IRR.
MIRR giả thiết rằng các dòng tiền của dự án được tái đầu tư với lãi suất bằng chi phí vốn. MIRR được tính bằng cách giải phương trình sau:
n
COFt
= CIF
(1k)n1
t
t 0
(1t)t
n
t 0
(1MIRR)t
Trong đó: COFt: dòng tiền ra năm thứ t CIFt: dòng tiền vào năm thứ t K : lãi suất chiết khấu
MIRR là chỉ số đáng tin cậy hơn về khả năng sinh lời thực của dự án so
với IRR.
Chỉ số doanh lợi (Profit Index - PI)
Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. Công thức xác định như sau:
n
CFt
PI =
t 1 (1k )t
CF0
Trong đó: CFt: dòng tiền năm thứ t CF0: vốn đầu tư ban đầu K : lãi suất chiết khấu
PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra. PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lợi của dự án.
Thời gian hoàn vốn
PP | = | n + | Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi |
Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn |
Có thể bạn quan tâm!
- Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tuyên Quang - 2
- Nội Dung Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn
- Quy Trình Và Nội Dung Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn
- Tổng Quan Về Chi Nhánh Ngân Hàng Phát Triển Tuyên Quang
- Thực Trạng Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn Của Chi Nhánh Ngân Hàng Phát Triển Tuyên Quang
- Thực Trạng Phương Pháp Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Vay Vốn
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án.
Trong đó: n: Năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư
PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.
Ngân hàng chấp nhận dự án có thời gian hoàn vốn ngắn hơn trong thời hạn cho phép.
Ưu điểm lớn nhất của PP là mang tính thực tế cao, là căn cứ để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro vì dữ kiện trong những năm đầu của dự án bao giờ cũng đạt độ tin cậy cao hơn.
h. Thẩm định rủi ro của dự án
Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng mà một sự kiện không có lợi nào đó xuất hiện. Các nhà đầu tư quan niệm rằng rủi ro của một khoản đầu tư xáy ra khi lợi tức thực tế thấp hơn so với lợi tức dự kiến.
Các kết quả của dự án đầu tư phụ thuộc vào các sự kiện bất định trong tương lai. Tính bất định và rủi ro của dự án xảy ra khi mà tại một thời điểm bất kỳ của dự án, dự án có thể tạo ra nhiều hơn một giá trị duy nhất. Vì vậy, khi phân tích dự án, cần xem xét tất cả những khả năng mà dự án có thể gặp phải. Thông qua thẩm định rủi ro của dự án, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về khả năng thu lợi nhuận từ dự án, cũng như các tình huống bất trắc có thể xảy ra đối với dự án để có biện pháp phòng ngừa, đảm bảo khả năng sinh lợi của dự án.
Có nhiều phương pháp phân tích rủi ro của dự án, song phổ biến nhất là phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích tình huống.
Phân tích độ nhạy
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động tới dòng tiền của dự án. Các yếu tố tác động tới dòng tiền được thiết lập trên cơ sở của sự phân bố xác suất và tính kỳ vọng toán chứ không phải biết chúng một cách chắc chắn. Khi một biến quan trọng như số lượng bán hàng thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn và khi đó giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) sẽ thay đổi. Thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy là chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào (thường là NPV hoặc IRR) khi các biến đầu vào thay đổi. Ví dụ: Xem xét độ nhạy cảm về giá, người ta giả định nhiều mức giá khác nhau trong tương lai và xem xét mức độ ảnh hưởng tới NPV, IRR.
Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể tính theo công thức:
Trong đó: E: chỉ số độ nhạy
E = Fi
X i
Fi: Mức biến động (%) của chỉ tiêu hiệu quả
X i : Mức biến động (%) của nhân tố ảnh hưởng
Người ta thường giả định chi phí của dự án tăng lên, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những dự án dài hạn. Cần phải giả định tới một mức độ nào đó về mặt chi phí khi nó tăng lên thì dự án không còn mang tình khả thi nữa. Hoặc có thể giả sử thực hiện chậm trễ có nghĩa là trong điều kiện đã có đầu tư nhưng dự án hoạt động chậm vì lý do khách quan nào đó.
Phân tích độ nhạy là một kỹ thuật phân tích rủi ro dự án tương đối giản đơn. Tuy nhiên, nhược điểm chính của kỹ thuật này là chưa tính đến xác suất có thể xảy ra của các biến rủi ro và nó cũng không thể đánh giá được cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án.
Phân tích tình huống
Phân tích tình huống là kỹ thuật phân tích rủi ro kết hợp cả hai nhân tố là tính đến xác suất xảy ra của các biến rủi ro và sự tác động của chính biến đó đối với dự án. Trong sự phân tích này, đòi hỏi phải xem xét cả một tập hợp những tình huống tài chính tốt và xấu từ đó so sánh với trường hợp cơ sở. Tức là cần phải tính toán lại NPV hoặc IRR trong điều kiện tốt và xấu sau đó so sánh với các giá trị làm chuẩn (giá trị cơ sở).
Tuy nhiên, phân tích tình huống vẫn tồn tại những nhược điểm như không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố và chỉ phân tích được một vài khả năng (biến cố) rời rạc, trong khi thực tế có thể có vô số khả năng kết hợp có thể xảy ra giữa các biến của dự án.
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn
Thẩm định tài chính dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án, cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng.
a. Các nhân tố chủ quan
Đội ngũ cán bộ
Người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tài chính nói riêng không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải có hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.
Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn
Quy trình thẩm định chính là cơ sở cho cán bộ thẩm định căn cứ vào để tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn, vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn . Một quy trình thẩm định đầy đủ, phù hợp, mang tính khách quan, khoa học là cơ sở đảm bảo thẩm định tài chính dự án có chất lượng. Vì như vậy mới có thể xác định được chính xác hiệu quả tài chính của dự án, giúp cho việc ra quyết định cho vay của NHTM. Nếu quy trình thẩm định dự án không đầy đủ, phù hợp sẽ có tác động tiêu cực đến nội dung thẩm định tài chính dự án, làm sai lệch các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, từ đó không thể phòng ngừa hết được các rủi ro.
Trang thiết bị, công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời.
Thông tin
Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế, thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước…Nếu những thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tư sai.
Tổ chức thẩm định tài chính dự án
Do thẩm định tài chính dự án được tiến hàng theo nhiều giai đoạn nên tổ chức thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm định tài chính dự án. Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao.
b. Các nhân tố khách quan
Điều kiện kinh tế xã hội
Trong một nền kinh tế quốc gia phát triển đồng bộ, ổn định, các ngân hàng có thể nắm bắt và đưa ra những dự báo chính xác, kịp thời. Hơn nữa, với các thông tin được tiếp cận một cách đầy đủ, nhanh chóng giúp thời gian thẩm định rút ngắn, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Ngân hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn khi cho vay trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển tốt.
Môi trường pháp lý
Các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự
án. Trong một môi trường pháp lý ổn định với các chính sách đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngân hàng sẽ dễ dàng đưa ra những quy định cụ thể, hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ cho nhân viên của mình.
Môi trường tự nhiên
Một dự án được dự báo là có tính khả thi, đem lại lợi nhuận cao, nhưng khi triển khai lại gặp phải các vấn đề về điều kiện tự nhiên, những yếu tố bên ngoài mà không thể kiểm soát được, khi đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định ban đầu.
Bản thân chủ đầu tư
Những tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp là những căn cứ để ngân hàng đánh giá, thẩm định tài chính. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư vì lợi ích riêng đã cố tình che đậy những chi tiết mà ngân hàng thấy khó khăn khi cho vay. Do đó, dẫn tới cán bộ thẩm định có thể đưa ra những đánh giá phân tích không đúng với thực tế. Hoặc cán bộ thẩm định phải mất nhiều thời gian và công sức để kiểm chứng tính xác thực của thông tin, gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình thẩm định.