Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 9



tính răn đe với các đối tượng vi phạm trong thực tiễn và hạn chế tình trạng mức phạt tiền “không còn phù hợp” với hiện tại khi tình hình kinh tế xã hội ngày càng thay đổi và phát triển.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương tại các cột điện, cây xanh nơi công cộng hay các đèn tín hiệu giao thông vẫn còn dày đặc các tờ giấy dán QC và việc phát tờ rơi còn nhiều gây mất vẽ đẹp của đô thị khi Bình Dương đang có định hướng xây dựng thành phố thông minh và ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Mặc dù có quy định hình thức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả (tháo dỡ, xóa) nhưng cơ quan quản lý nhà nước khó thực thi khi ra quyết định xử phạt tiền đối với các hành vi trên bởi công cuộc tìm ra chủ thể phạm, gỡ bỏ QC tốn nhiều thời gian và công sức của cơ quan chức năng. Vì vậy, tác giả đề xuất bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung Nghị định 28/2017/NĐ-CP).

Bổ sung điểm d và đ vào khoản 7 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP như sau: Cắt liên lạc điện thoại 6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng) và cắt liên lạc điện thoại 12 tháng đối với điểm b khoản 2 Điều này (người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng).

Sửa đổi và bổ sung điểm b, c vào khoản 4 Điều 61 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi khoản 49 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP) như sau:

a) Buộc tháo dỡ hoặc xóa QC đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Cắt liên lạc điện thoại 6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này (phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội).



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

c) Cắt liên lạc điện thoại 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này (người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội).

Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả mạnh như vậy mới có thể tránh việc QC “nhếch nhác” như hiện nay, bảo đảm được mỹ quan đô thị xanh sạch đẹp và an toàn giao thông.

Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 9

3.2.4. Kiến nghị hoàn thiện quy định về địa điểm, khu vực hạn chế và cấm quảng cáo thương mại ngoài trời

Luật QC năm 2012 không quy định cụ thể về địa điểm, khu vực hạn chế và cấm thực hiện hành vi QC. Tuy nhiên, Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định về HĐQC ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương có quy định cụ thể các khu vực, địa điểm cấm và hạn chế QC ngoài trời. Đây được coi là điểm tiến bộ trong quy định của địa phương bởi Luật QC không quy định cụ thể nhưng có nhiều địa điểm, khu vực không thể thực hiện hành vi QCTM ngoài trời vì sẽ gây ảnh hưởng mỹ quan đô thị, an toàn đô thị, thậm chí gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực đó. Mặc dù có quy định cụ thể địa điểm, khu vực cấm và hạn chế thực hiện hành vi QC ngoài trời nhưng quyết định lại không quy định rõ về việc hạn chế như thế nào đồng thời không có chế tài xử phạt nếu có HVVP đối với địa điểm, khu vực hạn chế này. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng, chủ thể được thực hiện QC ngoài trời tại địa điểm, khu vực hạn chế mà Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016, đồng thời kiến nghị bổ sung quy định về XPVPHC đối với HVVP quy định này. Nếu chỉ nêu chung chung nhưng không có văn bản hướng dẫn cụ thể và chế tài xử phạt thì quy định này rất khó để thực thi và chỉ là “quy định trên giấy”. Tác giả đề xuất bổ sung khoản 3 vào Điều 6 Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Bình Dương như sau:

c) Địa điểm, khu vực hạn chế QC quy định tại khoản 2 Điều này phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về kích thước, vị trí đặt quảng cáo.



Đồng thời tác giả kiến nghị bổ sung chế tài xử phạt đối với HVVP về địa điểm, khu vực cấm QC và hạn chế QC trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP thành một điều luật cụ thể. Hiện nay, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung chưa có quy định về hình thức xử phạt XPVPHC trong trường hợp vi phạm về địa điểm, khu vực cấm QC và hạn chế QC.

3.2.5. Kiến nghị sửa đổi quy hoạch quảng cáo ngoài trời

Về quy hoạch QCTM ngoài trời tỉnh Bình Dương phê duyệt từ năm bằng Quyết định số 3100/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh Bình Dương, cùng với đó là Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định về HĐQC ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hiện nay HĐQC ngoài trời ngày càng phát triển cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế-xã hội của tỉnh và để đảm bảo HĐQC không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, lưới điện, tuyên truyền chính trị. Tác giả đề xuất cơ quan chuyên môn về văn hóa cần có tổng kết, đánh giá qua thời gian 5 năm triển khai áp dụng quy hoạch QC ngoài trời trên địa bàn tỉnh để điều chỉnh quy hoạch nhằm phù hợp các tuyến đường, địa điểm, khu vực, thời gian và phương tiện được phép QC nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động QCTM ngoài trời; quy hoạch cần quy định các bảng, biển QC đứng độc lập vi phạm an toàn đường bộ, lưới điện cần quy định thời gian khắc phục hoặc phải tháo dỡ để đảm bảo công bằng trong tham gia HĐQC của các đơn vị. Bên cạnh đó, quy hoạch QC ngoài trời khi sửa đổi, bổ sung cần tách mục III phần III của Quy hoạch về phục vụ tuyên truyền cổ động trực quan, chính trị ra một quy hoạch riêng áp dụng cho Quy hoạch phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, chính sách xã hội để phù hợp với khoản 2 Điều 1 Luật QC năm 2012 “Các thông tin, tuyên truyền chính trị không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.”

3.2.6. Hoàn thiện các quy định về đối tượng quảng cáo thương mại ngoài

trời

Hiện nay hoạt động QCTM ngoài trời được điều chỉnh bởi Luật Thương mại

năm 2005 và Luật QC năm 2012. Như đã phân tích ở Chương 2 về những bấp cập trong quy định pháp luật về đối tượng điều chỉnh trong lĩnh vực QCTM chưa có sự



tương thích giữa hai văn bản này. Một phần cũng do Luật Thương mại năm 2005 đã ban hành có hiệu lực trước đó khá lâu so với Luật QC năm 2012. Mỗi văn bản ban hành từng thời điểm khác nhau sẽ có cách giải thích khác nhau phụ thuộc vào tình hình thực tiễn ở thời điểm đó. Chính vì vậy cần điều chỉnh Luật Thương mại 2005 về đối tượng QCTM cho phù hợp với tình hình thực tiễn và pháp luật QC. Theo điều 102 Luật Thương mại 2005 quy định “QC thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.” Như vậy, theo quy định này thì dường như đối tượng của hoạt động QCTM bao gồm những hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ chứ không nêu cụ thể về hàng hóa, dịch vụ. Để thống nhất và tránh gây hiểu lầm về đối tượng của hoạt động QCTM cần điều chỉnh điều 102 Luật thương mại 2005 theo hướng liệt kê rõ đối tượng của QCTM bao gồm các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời mặc dù hoạt động QCTM ngoài trời ngày càng phát triển và đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng hệ thống pháp luật QC vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về hoạt động này. Tác giả đề xuất giải pháp bổ sung thêm khái niệm QCTM ngoài trời cụ thể tại Luật QC sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới để làm cơ sở nghiên cứu xây dựng các quy định pháp luật trong đó có quy định về XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Có thể bổ sung khái niệm về hoạt động “QCTM ngoài trời” tại Điều 2 của Luật QC về giải thích từ ngữ như sau:

“QCTM ngoài trời là hoạt động xúc tiến thương mại được các chủ thể bao gồm cá nhân, tổ chức thực hiện thông qua các phương tiện QC ngoài trời nhằm mục đích giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh doanh đến với người tiêu dùng với mục đích sinh lợi.”

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời



3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại ngoài trời

Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện quy hoạch, kế hoạch QCTM ngoài trời của địa phương.

Để tăng cường công tác quản lý thực hiện pháp luật về QCTM ngoài trời đúng quy định của pháp luật, quy hoạch địa phương đã ban hành, UBND tỉnh Bình Dương cần chỉ đạo Sở VHTTDL và các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương trong thời gian tới cần tập trung, hoàn thành tốt công việc sau:

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật đảm bảo đồng bộ với các quy định của Luật QC; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện QC ngoài trời QCVN 17:2013/BXD và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành; các quy định pháp luật khác có liên quan đồng thời đảm bảo phù hợp với quy hoạch QC ngoài trời tỉnh Bình Dương.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để khắc phục tình trạng QC trái quy hoạch đã được cơ quan thẩm quyền phê quyệt, xây dựng các điểm QC, hệ thống cột treo băng rôn phù hợp vị trí được quy hoạch.

- Tăng cường thanh, kiểm tra và xử phạt đối với hành vi treo dán QC cột điện, cây xanh nơi công cộng, đèn tín hiệu giao thông, phát tờ rơi QC. Đối với hành vi này cần có biện pháp cụ thể như: Trực tiếp liên hệ số điện thoại tại các tờ dán, tờ rơi QC để xử phạt, yêu cầu chủ thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tháo gỡ, xóa ngay những HVVP này và tổng hợp số điện thoại QC trái phép đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý. Hiện nay trên địa bàn phát động nhiều đoàn thể đi tháo gỡ, sơn sửa những QC này khiến mất bộ phận nhân sự của Nhà nước. Chính vì vậy đối với hành vi VPHC về QC này cần nghiêm khắc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ HVVP vừa đảm bảo tính răn đe vừa đảm bảo mỹ quan đô thị của địa phương.

- Bố trí hợp lý nguồn nhân sự, cơ cấu lại nhân sự để đảm bảo đủ số lượng thanh tra, không để tình trạng thiếu nhân sự chuyên trách. Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa tại Sở VHTTDL


chỉ có 5 cán bộ42 vừa làm công tác quản lý vừa trực tiếp việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và QC. Với số lượng nhân sự ít lại cùng lúc đảm nhiệm nhiều lĩnh vực trong đó có QCTM ngoài trời nên rất khó đảm bảo thực hiện xử lý tốt HVVP QCTM ngoài trời. Chính vì vậy, theo tác giả cần bố trí, cơ cấu lại lực lượng thanh tra chuyên ngành, trường hợp cần thiết Giám đốc Sở huy động cán bộ để phối hợp kiểm tra xử lý để bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích người tiếp nhận QC, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia HĐQC cạnh tranh lành mạnh.

3.3.2. Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan các cấp, các ngành

Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động QCTM ngoài trời chủ yếu do các cơ quan quản lý về văn hóa như Sở VHTTTDL, phòng VHTT cấp huyện thực hiện. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực QCTM ngoài trời cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện. Do vậy để đảm bảo thực thi pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời cần có giải pháp tăng cường hiệu quả công tác phối hợp này.

- Xây dựng quy chế ban hành về quy trình phối hợp, tích cực triển khai công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn và các cơ quan khác có liên quan trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Đặc biệt, về thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời hiện nay được giao cho rất nhiều cơ quan cụ thể như: UBND các cấp; Cơ quan Thanh tra, Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường và Thanh tra43. Chính vì vậy, trong công tác XPVPHC đối với hành vi VPHC về QCTM ngoài trời cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đảm

bảo cơ chế, quy trình xử phạt đồng bộ thống nhất.

- Tăng cường công tác hậu kiểm của các cơ quan tham mưu, phối hợp với các cơ quan ban ngành để đề xuất cho UBND các quy định, chính sách hoàn thiện trong xây dựng pháp luật và các biện pháp áp dụng thực thi pháp luật XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời đạt hiệu quả cao.


42 Tác giả đi thu thập số liệu thực tế tại Sở VHTTDL tỉnh Bình Dương.

43 Chương 4 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 28/2017/NĐ-CP) của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC.



- Thực hiện phối hợp đồng bộ trong quản lý giữa Sở VHTTDL và UBND cấp huyện, cấp xã, xây dựng kế hoạch, phân cấp và phối hợp thực hiện chức năng thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh QCTM ngoài trời trên từng địa bàn cụ thể. Công tác phối hợp tốt cùng phân định rõ thẩm quyền kiểm tra xử lý sẽ góp phần chấn chỉnh HĐQC dần đi vào nề nếp, đúng quy định pháp luật, đảm bảo mỹ quan, trật tự xã hội.

3.3.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách trong việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo thương mại.

Hiện nay, các hành vi VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời ngày càng phát triển mạnh, biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề xử phạt HVVP trong lĩnh vực này là vấn đề phức tạp, đòi hỏi các cán bộ khi tiến hành xử phạt phải có kiến thức chuyên sâu không chỉ về pháp lý mà còn bao gồm cả những kiến thức về kinh tế. Phân tích kinh tế đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu khi áp dụng trong quá trình XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời trong các vụ việc cụ thể. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên viên, UBND tỉnh Bình Dương cần phải thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ.

Nâng cao kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, người thi hành công vụ trong việc thi hành và áp dụng pháp luật về xử lý VPHC44, đây là yêu cầu cấp thiết của các cơ quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay, vì yếu tố con người quyết định tất cả. Bên cạnh đó tình hình nhân sự ngày càng tinh giảm cán bộ, do đó cán bộ phải đa năng, một người làm nhiều nhiệm vụ và kinh phí hoạt động tại cơ quan chuyên môn ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi nỗ lực

giải quyết. Nguồn nhân sự hiện nay vừa thiếu, vừa thừa trong khi công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn am hiểu về pháp luật, về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời vẫn chưa được quan tâm, đầu tư. XPVPHC là lĩnh vực công tác có phạm vi điều chỉnh rộng liên quan đến nhiều ngành nghề, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, càng chặt chẽ, việc xử phạt người vi phạm không chỉ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của họ, mà qua xử phạt nhằm mục đích răn đe, giáo dục,

44 Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 08/01/2018 của Bộ Tư pháp tổng kết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.



tạo sự công bằng trong HĐQC và vấn đề cốt lõi là phải làm thay đổi nhận thức của họ để họ không vi phạm nữa. Muốn làm được điều này yêu cầu người thực thi công vụ phải có kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm, thái độ làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và thực tế đã chứng minh cùng một vụ việc nhưng với cán bộ này thì giải quyết rất tốt nhưng với cán bộ khác thì xảy ra khó khăn. Do đó cần tập huấn chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức có thẩm quyền sử phạt VPHC lĩnh vực QCTM ngoài trời. Nội dung tập huấn cần chuyên sâu công tác xử lý VPHC, tập trung vào các quy định về những chế tài VPHC, các biện pháp xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả, đối với từng HVVP, từng chủ thể; bồi dưỡng kỹ năng, văn hoá ứng xử, xử lý tình huống cho cán bộ, công chức trực tiếp làm nhiệm vụ để áp dụng thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật, góp phần thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

3.3.4. Nâng cao công tác tuyên truyền những quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại ngoài trời

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, luôn được xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước được trao quyền nhằm đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển như Điều 3 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật đã nêu “Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.”; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 12/10/2017 về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng nêu rõ “tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng pháp luật của cán bộ và nhân dân, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm được giao quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai nghiêm túc, toàn diện công tác phổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023