Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 2

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian qua cũng như hiện nay hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm dịnh tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đang nổi lên trở thành một chủ đề thời sự nóng hổi, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, kể cả các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và chủ các doanh nghiệp, trên diễn đàn Quốc hội, các hội thảo khoa học, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hàng loạt dự án đầu tư mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng lại để thời gian dài chưa triển khai được phải gia hạn giấy phép, phải điều chỉnh thu hẹp quy mô dự án hay là dự án triển khai còn dở dang chưa hoàn tất theo đúng kế hoạch. Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng đó là năng lực tài chính của nhà đầu tư không đảm bảo, các Ngân hàng tài trợ vốn không thực hiện đúng quy định của thẩm định dự án hay không thu xếp được vốn. Tình trạng đó không những làm thất thoát vốn cho các Ngân hàng mà còn gây lãng phí lớn cho nền kinh tế.

Trong lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp trong nước cũng xảy ra tình trạng tương tự. Hàng loạt dự án của các nhà đầu tư trong nước đăng ký đầu tư vào đảo Phú Quốc, thủ đô Hà Nội…, ở nhiều địa phương khác cũng bị rút giấy phép, thay đổi chủ đầu tư, thu hồi đất,... do không đảm bảo năng lực tài chính của dự án.

Trong lĩnh vực đầu tư của Nhà nước, hàng loạt dự án có nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn phát hành trái phiếu Chính phủ phải kéo dài thời gian do không đảm bảo về vốn, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư, vốn phát sinh ngoài dự án quá lớn,...có nguyên nhân hàng đầu do công tác thẩm định tài chính dự án không tốt, không đáng giá đầy đủ những chi phí phát sinh, dự báo những diễn biến kinh tế vĩ mô làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính dự án,...Điển hình là các dự án giao thông, dự án xây dựng nhà máy điện, dự án xây dựng bệnh viện, trường học,... Tòa nhà Trung tâm của Đại học Kinh tế quốc dân là một ví dụ điển hình.

Trong lĩnh vực cho vay vốn của các Ngân hàng thương mại, tình trạng nợ xấu, nợ phát sinh, đặc biệt nợ khê đọng đang ngày càng lớn về quy mô, tăng cao về giá trị và tỷ trọng. Chỉ riêng đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thôi, nếu như cuối năm 2012 nợ xấu dừng ở con số 2204 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 1,46% thì đến hết năm 2014 đã tăng lên gấp đôi 4905 tỷ đồng lên 2,95%. Một trong số các nguyên nhân quan trọng hàng đầu của tình trạng đó là chất lượng thẩm định tài

2

chính dự án đầu tư trước khi quyết định cho vay. Một số ví dụ cụ thể đó là hàng loạt dự án đầu tư của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam được các NHTM cho vay, đầu tư,....đến nay dẫn đến tình trạng không biết bao giờ mới thu hồi được nợ thì trách nhiệm hay vai trò thẩm định tài chính dự án ở đâu để xẩy ra tình trạng đó..... Trước thực tế đó, tác giả đã nghiên cứu vấn đề “Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” cho luận án của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

2. Mục đích nghiên cứu

2.1. Về mặt lý thuyết

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam) - 2

Trả lời rõ câu hỏi: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các NHTM? ” và “Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của NHTM?”

2.2. Về mặt thực tiễn

- Trả lời câu hỏi vai trò thẩm định tài chính dự án đối với tình trạng chất lượng tín dụng thời gian qua tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng như thế nào? Nguyên nhân thuộc về chất lượng cán bộ, thuộc về quy trình thẩm định, thuộc về tổ chức thẩm định hay thuộc về nguyên nhân nào khác?

- Trách nhiệm thẩm định tài chính dự án của cơ quan chủ quản, cơ quan phê duyệt dự án, chủ dự án với trách nhiệm của NHTM là người cho vay như thế nào?

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là chất lượng thẩm định về mặt tài chính các dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM bị chi phối bởi các nhân tố như: năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định, thông tin phục vụ cho việc thẩm định, chi phí và thời gian thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định, phương tiện thẩm định

4. Phạm vi nghiên cứu

*Về thời gian:

- Số liệu sơ cấp: được thu thập vào 2 năm 2013 và 2014 thông qua các phiếu

điều tra được gửi đến từng chi nhánh Ngân hàng.

- Số liệu thứ cấp: được thu thập cho giai đoạn từ 2000 – 2014 đối với những dự án đã hết thời hạn vay.

3

*Về không gian:

- Vì Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa có quy mô lớn nhất về nhiều mặt, lớn hơn cả Ngân hàng đầu tư & phát triển (BIDV) và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB), có số lượng khách hàng doanh nghiệp nói chung và số lượng dự án vay vốn cần thẩm định lớn nhất trong toàn bộ các NHTM Việt Nam. Các dự án thẩm định tài chính vay vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đa dạng trên nhiều lĩnh vực, trải rộng trên địa bàn cả nước,... do đó, tác giả chọn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có tính đại diện, tính phổ cập cho các NHTM Việt Nam.

- Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam với 1 Sở giao dịch, 149 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch được bố trí rộng khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, nhưng ở đây tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng đã cho vay trong giai đoạn 2000 – 2014 và những dự án này đã hết thời hạn cho vay. Và một cuộc điều tra khảo sát sẽ được tiến hành trực tiếp trong 2 năm 2013 và 2014 với hơn 50 lãnh đạo của các chi nhánh Ngân hàng và hơn 200 cán bộ thẩm định tại các chi nhánh Ngân hàng trên toàn quốc.

5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê …. Nghiên cứu được tiến hành thông qua ba giai đoạn chính:

- (1) Năm 2014 tiến hành thu thập điển hình bốn dự án đầu tư thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn từ năm 2000 - 2014 mà NHTMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định xong, duyệt cho vay và trong bốn dự án này có 3 dự án là đã hết thời hạn vay mà Vietinbank đã thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, một dự án đang trong giai đoạn giải ngân để làm rõ thực trạng về quy trình, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức công tác thẩm định tại Vietinbank trong thời gian từ 2000 – 2014 (Tác giả sẽ thu thập đủ các bộ hồ sơ mà Vietinbank đã thẩm định)

- (2) Năm 2013 và 2014 thực hiện nghiên cứu định tính thông qua các cuộc điều tra, khảo sát dựa vào bảng hỏi tập trung vào hai đối tượng chính phục vụ cho nghiên cứu là các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc thẩm định dự án đầu tư và các lãnh đạo tại các chi nhánh Ngân hàng. Cuộc khảo sát được tiến hành trên toàn quốc. Dự kiến sẽ khảo sát dựa trên hơn 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP Công thương đã thẩm định xong, duyệt cho vay và đã hết thời hạn cho vay (Tác giả chỉ thu thập tên của dự án và một số dữ liệu phù hợp với thang đo của biến độc lập)

4

- (3) Năm 2014 thực hiện nghiên cứu định lượng có sử dụng phần mềm SPSS 20.0 nhằm phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập, khảo sát cũng như ước lượng và kiểm định mô hình đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam qua đó càng thấy rõ được thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng..

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong ngoài nước và khoảng trống nghiên cứu

6.1. Những nghiên cứu nước ngoài:

Thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM theo các nghiên cứu ở

nước ngoài tập trung nhiều vào phân tích đánh giá dự án vay vốn:

- CurrySteve & John Weiss trong: “Project Analysis in Developing Countries

- Phân tích dự án trong các nước đang phát triển” (2000) London & Newyork , St Martin xem xét kỹ thuật phân tích chi phí và lợi ích của dự án đầy đủ hơn đứng trên cả góc độ tiếp cận về lý thuyết và thực tiễn của các nước đang phát triển, chủ yếu là ở châu Mỹ La Tinh và các nước Đông Âu trước đây, chưa có tính đặc thù cho các nước khu vực châu Á [63].

- Little Ian M.D & James A.Mirrlees trong “Introduction of Project Analysis in Developing Countries - Hướng dẫn phân tích dự án trong các nước đang phát triển” OECD (1968). Nhóm tác giả đề cập đến phân tích dự án, vấn đề giá ảo được sử dụng trong đánh giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ.. Quan điểm của các tác giả là đánh giá dự án bằng phân tích chi phí và lợi ích, là sự ước lượng và so sánh các ảnh hưởng lợi ích của đầu tư với các chi phí của nó. Hai tác giả chưa đi sâu vào thẩm định tài chính của dự án đầu tư [69].

- Trong khi đó, Hassan Hakimian & Erhun Kula khi bàn về công tác thẩm định dự án vay vốn trong “Invesment and Project Appraisal - Đầu tư và thẩm định dự án” (1996) London, cho rằng thẩm định dự án vay vốn là kỹ thuật phân tích đánh giá dự án vay vốn. Bản chất của thẩm định dự án vay vốn chính là việc đánh giá các đề xuất bằng cách đưa ra các tính toán lợi ích và chi phí của dự án. Phân tích lợi ích và chi phí của dự án được xem xét trên hai quan điểm từ phía nhà nước và tư nhân. Đặc biệt là phân tích lợi ích và chi phí được đề cập nhiều và áp dụng trong lĩnh vực công cộng. Chính vì vậy, việc phân tích của các tác giả tập trung nhiều vào các phân tích đánh giá dự án. Các phương diện khác của công tác thẩm định dự án vay vốn không hoặc ít được đề cập đến như: yêu cầu về đội ngũ cán bộ thẩm định, yêu cầu về tổ chức công tác thẩm định, thời gian và chi phí thẩm định, tái thẩm

5

định, thuê tổ chức thẩm định chuyên nghiệp, rủi ro tài chính của dự án,.... [66]

- Lumby Stephen trong “Investment Appraisal and Financial decisions - Thẩm định đầu tư và các quyết định tài chính” (2003), Nhà xuất bản Chapman Hall, London & Newyork, cũng tập trung vào phân tích lợi ích và chi phí của dự án vay vốn. Đặc biệt tác giả đề cập nhiều đến các phương pháp thẩm định truyền thống như phương pháp tính lợi nhuận trên vốn, phương pháp hoàn vốn, cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu. Kỹ thuật phân tích đánh giá dự án vay vốn phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính được tác giả tập trung xem xét. Tác giả chưa đề cấp đến những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến những vấn đề tài chính cần thẩm định của dự án [70].

- Avarham Shtub, Jonathan F.Bard, Shlomo Floberson(1994) “Project Mangament – Quản lý dự án đầu tư “, Nhà xuất bản Prentice Hall, United States of America. Tác giả đề cập đến các khía cạnh quản lý dự án đầu tư dưới góc độ của giám đốc tài chính dự án, quản lý các dòng tiền của dự án, thu xếp các nguồn tài chính của các nhà tài trợ cho dự án, chưa đứng trên góc độ thẩm định tài chính dự án của các NHTM cả về mặt lý thuyết và thực tiễn [61].

- Charles J.Corrado & Bradford D.Jordan (2000) “Fundementals of Investment – Valuation and Management: Quản lý và đánh giá các nền tảng của đầu tư”. Nhà xuất bản Mc Graw Hill London. Tác giả phân tích các khía cạnh tài chính của dự án đầu tư, đặc biệt tính toán chu kỳ của dự án, chu kỳ thu hồi vốn của dự án, xác định hiệu quả của dự án trong môi trường biến động. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này thiên về mặt lý thuyết, không đưa ra được các ví dụ, khả năng áp dụng tại các nền kinh tế mới nổi, các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi [62].

- Kendar N.kohli (1993) “Economic Analysis of Invesment Project: phân tích kinh tế dự án đầu tư” Oxford University. Tác giả tập trung phân tích khía cạnh tài chính, đặc biệt phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tài chính dự án như: lạm phát, tỷ giá, giá dầu thô, giá các nguyên liệu chính chi phí cho dự án, giá nhân công và những rủi ro khác về tài chính của dự án, như: rủi ro chính trị, rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường,....Tác giả chưa làm rõ việc thẩm định tài chính của các tổ chức trung gian tài chính, nhất là các NHTM [68].

- Don Dayananda, Richard Irons, Steve Harrision, John Herbohn, Patrick Rowland (2002) “Financial Appraisal of Investment Project : Thẩm định tài chính dự án đầu tư” Cambridge University. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định

6

tính (phân tích kịch bản – Scenario Analysis và phương pháp Delphi) và định lượng (phương pháp hồi quy đơn & hồi quy bội – Simple&Multiple Regression) và mô hình OLS để phân tích dòng tiền của dự án đối với vốn Ngân sách chứ lại không tập trung vào việc thẩm định tài chính dự án của các NHTM [64].

- R.Ganesh, Sr.Faculty, Hyd (2011) “Financial Appraisal Techniques: Kỹ thuật thẩm định tài chính dự án”. Nhóm tác giả chỉ tập trung vào kỹ thuật phân tích tài chính dự án của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ thông qua các chỉ tiêu NPV (Net Present Value), PI (Profitbility Index), DPP (Discounted Payback Period), NPW (Net Present Worth), BCR (Benefit Cost Ratio) [72].

- Bên cạnh đó, Warsaw (2009) “Economic and Financial analysis Technique: Kỹ thuật phân tích kinh tế - tài chính dự án”. Tác giả cũng chỉ tập trung vào phân tích lợi nhuận và chi phí của dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính và kinh tế như: FNPV (Financial Net Present Value), FIRR (Financial Internal Rate of Return), ENPV(Economic Net Present Value), EIRR (Economic Internal Rate of Return), B/C Ratio [77].

- Sawakis C.Sawides (Cyprus Development Bank) “Risk Analysis in Investment Financial Appraisal: phân tích rủi ro trong thẩm định tài chính dự án đầu tư” , Project Appraisal Journal, Volume 9 Number 1 March 1994. Tác giả đã sử dụng kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo để phân tích và đánh giá rủi ro trong thẩm định tài chính dự án [74].

- Đặc biệt, trong “Economic and Financial Appraisal of Railway Investment Project” do ADBank thẩm định cho công ty TNHH Poyry Bắc Kinh thuộc dự án đường sắt Nghi Xương của Trung Quốc năm 2008 cũng chỉ cung cấp các phương pháp tiếp cận và thẩm định toàn diện về mặt kinh tế tài chính đối với dự án đường sắt đầu tư phức tạp [60].

Nhìn chung, các công trình nước ngoài nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp nói chung và thẩm định của các NHTM nói riêng thường tập trung vào kỹ thuật và phương pháp phân tích đánh giá lợi ích, chi phí và dòng tiền của dự án phục vụ cho mục đích tối đa hoá lợi nhuận tức là tối đa hoá lãi cổ tức cho các cổ đông hoặc tiến hành phân tích đánh giá lợi ích và chi phí đối với dự án, chương trình thuộc lĩnh vực công cộng của Nhà nước.

6.2. Những nghiên cứu trong nước:

Các công trình nghiên cứu ở trong nước về thẩm định dự án vay vốn của các DNVVN đã có song chủ yếu tập trung vào một ngành, một lĩnh vực hoặc một số nội

7

dung chủ yếu:

- Nguyễn Hồng Minh trong “Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác lập và thẩm định dự án đầu tư trong ngành công nghiệp đồ uống của Việt nam”. Luận án tiến sỹ kinh tế, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2003. Công trình xem xét công tác thẩm định dự án ở tầm vĩ mô trong ngành công nghiệp chế biến. Về mặt thực tiễn, đây là lĩnh vực hẹp, về mặt lý thuyết tác giả chưa đi sâu vào thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư [41].

- Lưu Thị Hương trong cuốn giáo trình: “Thẩm định tài chính dự án” xuất bản năm 2004 tập trung vào nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư như dự toán vốn đầu tư, phân tích rủi ro của dự án, các chỉ tiêu thẩm định tài chính. Công trình này thiên về giới thiệu lý thuyết thẩm định tài chính dự án đầu tư [21].

- Vũ Công Tuấn với cuốn sách tham khảo“ Thẩm định dự án đầu tư”, do Nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 1998 và “Thẩm định dự án đầu tư” do NXB thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2002 đều tập trung nhiều vào kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan. Các văn bản này đến nay hầu hết đã lạc hậu [56], [57].

- Luận án tiến sĩ kinh tế“Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay”. Tác giả Trần Thị Mai Hương xem xét công tác thẩm định dự án ở tầm vĩ mô trong ngành xây dựng trên cả 5 phương diện kinh tế, tài chính, thị trường, khoa học công nghệ và pháp lý chứ không tập trung đi sâu vào thẩm định mặt tài chính của dự án, và đây không phải là thẩm định của Ngân hàng [55].

- Luận án tiến sĩ kinh tế “Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Tác giả Lê Thế Sáu đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của các dự án đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội chứ không nghiên cứu về khía cạnh thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng [22].

- Luận án tiến sĩ kinh tế “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào”. Tác giả Diengkham SENGKEOMYSAY mặc dù cũng đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư ở NHTM để giảm nợ tồn đọng và chỉ ra ba nhân tố đó là: (1) Nhân tố thuộc về NHTM: Người lãnh đạo, đội ngũ cán bộ thẩm định, quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định, thông tin phục vụ công tác thẩm định, tổ chức điều hành công tác thẩm định và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định. (2) Nhân tố thuộc về nhà đầu tư:

8

Việc soạn thảo thông tin phục vụ cho lập dự án ban đầu và (3) Nhân tố vĩ mô: Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước, tác động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, môi trường chính trị, môi trường tự nhiên…. nhưng chưa lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM để ra quyết định cho vay [11].

- Một số các công trình nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế xem xét công tác thẩm định dự án vay vốn trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong đó chú trọng nhiều đến kỹ thuật nghiệp vụ mà các ngân hàng áp dụng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới dừng ở mức độ khái quát về lý thuyết và phân tích thực tiễn ở phạm vi hẹp của một chi nhánh NHTM hay một NHTM nào đó.

6.3. Đánh giá chung và đưa ra khoảng trống cần nghiên cứu

- Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu đề cập đến khía cạnh kỹ thuật thẩm

định mà chưa đi sâu vào khía cạnh thẩm định về mặt tài chính dự án đầu tư.

- Các công trình chỉ đề cập đến thẩm định dự án đầu tư nói chung, chưa đứng trên giác độ của NHTM với vai trò là người cho vay.

- Ở một số công trình, có đề cập đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng chưa nêu rõ chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM.

- Một số công trình cũng đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng còn chung chung, chưa lượng hóa được cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó đến đâu.

Ví vậy, điểm khác biệt căn bản của luận án tiến sỹ so với các công trình đã nghiên cứu trước đây là lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM để ra quyết định cho vay ở tầm vi mô, trong đó Ngân hàng với vai trò là người cho vay. Việc xem xét này không chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá dự án mà còn đề cập đến các khía cạnh khác của công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM như quy trình thẩm định, nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định.

7. Những đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu từ trước về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM, luận án có một số đóng góp mới khác biệt với các nghiên cứu trước đây: (1)Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí