Cơ Cấu Tổ Chức Của Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch


QLVH có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có phẩm chất đạo đức công vụ trong sáng, chống tiêu cực, tham ô, lãng phí.

Tám là, có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với công chức, đặc biệt chú ý chế độ đối với thu nhập của công chức.

Hầu hết các quốc gia đều chú ý chế độ đãi ngộ đối với công chức, chế độ này được thực hiện bằng cách ưu ái về chế độ tiền lương đối với công chức. Tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc công bằng, khuyến khích và định kỳ. Tiền lương phải đảm bảo thu nhập mức sống trung lưu cho công chức QLNN nói chung và QLVH nói riêng. Mức tiền lương phải được quyết định trên cơ sở chất lượng của công chức, trên cơ sở, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức. Chế độ tiền lương phải làm sao phải có tác động khuyến khích, kích thích được công chức không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận án tập trung phân tích khung cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng công chức QLVH. Qua nghiên cứu, phân tích tác giả khẳng định:

1. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Văn hóa có vai trò to lớn đối với phát triển KT-XH: là nền tảng tinh thần của xã hội; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; là động lực và là mục tiêu của sự phát triển KT-XH.

2. Phát triển văn hóa luôn có sự quản lý của Nhà nước, mà lực lượng thi hành, thực hiện QLNN về văn hóa chính là đội ngũ công chức QLVH. Công chức QLVH là công chức QLNN về lĩnh vực văn hóa. Do đó hiệu lực, hiệu quả QLNN về văn hóa tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng công chức QLVH.

3. Chất lượng công chức QLVH được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản: sức khỏe, thể chất (thể lực); trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp (trí lực); phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp (tâm lực).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

4. Chất lượng công chức QLVH phụ thuộc vào các nhân tố: Cơ chế, chính sách của Nhà nước về công chức QLVH; sự phát triển văn hóa và HNQT về văn hóa; quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ công chức QLVH; sự phát triển đào tạo và ý thức vươn lên của công chức QLVH; sự phát triển y tế và tự rèn luyện, chăm sóc sức khỏe của công chức QLVH. Nâng cao chất lượng công chức QLVH là cần thiết khách quan trong quá trình phát triển KTTT và HNQT.

5. Qua khảo sát kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức QLVH của một số quốc gia trong khu vực và thế giới, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam, đó là:

Chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - 11

Coi đội ngũ công chức QLVH là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với xây dựng, phát triển văn hóa của quốc gia; ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy về quy định, chế độ, cơ chế hoạt động, quản lý và sử dụng công chức; thi tuyển công chức phải được coi là yếu tố cơ bản nhất trong công tác tuyển dụng công chức; chế độ sử dụng, bố trí, vị trí, công việc của công chức QLVH phải đúng người, đúng việc; đào tạo, bồi dưỡng công chức là công việc thường xuyên và là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; đề bạt cán bộ công chức lãnh đạo của ngành văn hóa phải thận trọng, chu đáo và phải trải qua thực tiễn; thường xuyên thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá công chức một cách khách quan; có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với công chức, đặc biệt chú ý chế độ thu nhập của công chức.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

QUẢN LÝ VĂN HÓA CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH


3.1. Tổng quan về Bộ Văn hóa, Thể thaoDu lịch

3.1.1. Quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ

Bộ VHTTDL chính thức được thành lập ngày 31/7/2007 theo Nghị quyết số 01/2007/QH12 trên cơ sở sáp nhập Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao và tiếp nhận phần QLNN về gia đình từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em vào Bộ Văn hóa. Đây là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; mỗi chuyên ngành, lĩnh vực đều có tính xã hội cao, phức tạp và nhạy cảm, có chuyên môn sâu và không đồng nhất giữa các vùng, miền, giữa các dân tộc.

Hoạt động VHTTDL có tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức và lối sống của mọi đối tượng trong xã hội, tác động đến sự ổn định và phát triển của ngành kinh tế, xã hội khác. Chính vì vậy công tác quản lý và hoạt động phát triển sự nghiệp VHTTDL không những phải quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, nhạy bén về chính trị trong HNQT, tuân thủ những quy định pháp luật của nhà nước mà còn cần phải có những giải pháp, bước đi phù hợp với tình hình KT-XH, dân tộc, tôn giáo, điều kiện địa lý ở mỗi vùng miền; mặt bằng dân trí; trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động làm công tác VHTTDL. Vì những lẽ đó, công tác văn hóa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là nền tảng, động lực để phát triển KT-XH. Với những nhận thức như vậy, có thể nói Bộ VHTTDL đã được hình thành ngay từ ngày đầu thành lập đất nước và không ngừng được củng cố, phát triển cùng với sự phát triển của đất nước

* Về vị trí, chức năng:

Ngày 16/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL, theo đó Bộ VHTTDL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; QLNN các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật.


* Về quyền hạn và nhiệm vụ:

Bộ VHTTDL thực hiện 38 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Trong đó, đáng chú ý một số nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau:

- Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của UBTVQH, dự thảo nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Bộ.

- Trình Thủ tướng Chính phủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ phát triển các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Bộ hoặc theo phân công.

- Trình Thủ tướng Chính phủ Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và các danh hiệu vinh dự Nhà nước thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; quyết định thành lập các Hội đồng quốc gia về lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Bộ; công nhận các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống và ngày hưởng ứng của Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi QLNN của Bộ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN của Bộ.

Riêng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ đối với QLVH, bao gồm quản lý các lĩnh vực: di sản văn hóa; nghệ thuật biểu diễn; điện ảnh; mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm; quyền tác giả, quyền liên quan; thư viện; quảng cáo; văn hóa quần chúng; văn học; gia đình.

Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ VHTTDL được Chính phủ giao là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành VHTTDL phải nhận thức sự đổi mới tổ chức là song song với đổi mới cơ chế vận hành, đổi mới sự phân công, tổ chức lại lao động trong bộ máy, phải


quan niệm đó là sự thay đổi về chất, không chỉ đơn thuần thay đổi về lượng; phải phân biệt giữa cải cách thiết lập bộ máy Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với vấn đề giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do hệ quả của việc tổ chức Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL có 22 đơn vị quản lý nhà nước (02 Tổng cục, 01 tương đương, 08 Cục, 11 Vụ và tương đương), 63 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, 06 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Các Tổng cục và tương đương gồm:

- Tổng cục Thể dục thể thao (gồm 18 vụ và tương đương): Tham mưu, giúp Bộ trưởng QLNN và tổ chức thực thi pháp luật và quản lý các dịch vụ công về thể dục, thể thao trong phạm vi cả nước.

- Tổng cục Du lịch (gồm 11 vụ và tương đương): Tham mưu giúp Bộ trưởng QLNN, thực thi pháp luật và quản lý các dịch vụ công về du lịch trên phạm vi cả nước.

- Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (bao gồm 9 ban và tương đương): Thực hiện chức năng QLNN trực tiếp đối với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Các Vụ, gồm (09 vụ):

- Vụ Thư viện: Tham mưu giúp Bộ trưởng QLNN về thư viện; quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực thư viện trong cả nước.

- Vụ Văn hóa dân tộc: Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Vụ Gia đình: Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về lĩnh vực gia đình; QLNN các dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình.

- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (gồm 03 phòng): Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường thuộc phạm vi QLNN của Bộ.

- Vụ Kế hoạch, Tài chính (gồm 06 phòng): Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về kế hoạch, quy hoạch, đầu tư, tài chính, tài sản công, dịch vụ công, chính sách đầu tư tài chính và HNQT.

- Vụ Tổ chức cán bộ (gồm 03 phòng): Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng QLNN về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, chế độ chính sách đối với công


chức, viên chức và cải cách hành chính.

- Vụ Thi đua, Khen thưởng: Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về công tác thi đua, khen thưởng.

- Vụ Đào tạo: Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ QLNN về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Vụ Pháp chế (gồm 03 phòng): Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN bằng pháp luật; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình thực thi, thực hiện pháp luật, thủ tục hành chính và công tác bồi thường của Nhà nước về các lĩnh vực thuộc chức năng QLNN của Bộ.

Thứ ba, Thanh tra Bộ (gồm 5 phòng): Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về công tác thanh tra, tiến hành thanh tra về hành chính; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực QLNN của Bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thứ tư, Văn phòng Bộ: Tham mưu Bộ trưởng tổng hợp, xử lý thông tin và tuyên truyền giới thiệu các hoạt động, điều phối và tổng hợp tình hình hoạt động giữa các tổ chức, đơn vị theo chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; đảm bảo các điều kiện và phương tiện làm việc của cơ quan Bộ.

Thứ năm, Các Cục, gồm (08 cục):

- Cục Công tác phía Nam: Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Ninh thuận trở vào.

- Cục Di sản văn hóa: Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về di sản văn hóa, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa; chỉ đạo, hướng dẫn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Cục Nghệ thuật biểu diễn: Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và lĩnh vực văn học; hướng dẫn phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn và văn học.

- Cục Điện ảnh: Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về điện ảnh; chỉ đạo, hướng dẫn phát triển sự nghiệp điện ảnh.

- Cục Bản quyền tác giả (gồm 06 phòng): Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong cả nước.


- Cục Văn hóa cơ sở: Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN về lĩnh vực văn hóa cơ sở (thiết chế văn hóa cơ sở, nếp sống văn hóa, nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền cổ động và quảng cáo), dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa cơ sở.

- Cục Hợp tác quốc tế: Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN, quản lý và hướng dẫn về quan hệ, hợp tác và HNQT về văn hóa.

- Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện QLNN, chỉ đạo và hướng dẫn phát triển sự nghiệp mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm trong cả nước.

Thứ sáu, các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng QLNN, gồm:

- Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (gồm 04 phòng chức năng, 10 ban chuyên môn và tương đương; 04 tổ chức trực thuộc): Nghiên cứu, triển khai hoạt động khoa học và đào tạo sau đại học về văn hóa nghệ thuật và văn hóa du lịch.

- Báo Văn hóa: Thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Bộ trưởng về công tác quản lý và hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch và gia đình.

- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật: Nghiên cứu, thông tin lý luận và thực tiễn về văn hóa, nghệ thuật, gia đình; tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và gia đình.

- Trung tâm Công nghệ thông tin: Tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhiệm vụ tin học hóa QLHC phục vụ chức năng QLNN của Bộ.

- Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch: Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng QLNN, quản lý chuyên ngành, ngoại ngữ và kinh nghiệm HNQT trong các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch phục vụ yêu cầu kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành theo quy hoạch, kế hoạch của Bộ VHTTDL.


Khối QLNN


- 3 Tổng cục và tương đương

- 9 Vụ

- 8 Cục

- 1 Văn phòng

- 1 Thanh tra

- 3 tổ chức đoàn thể

Khối Sự nghiệp


- 63 đơn vị thuộc Bộ

- 29 đơn vị thuộc Tổng cục, Cục, Văn phòng Bộ

Khối Doanhnghiệp


6 đơn vị 100% vốn nhà nước

LÃNH ĐẠO BỘ VHTTDL

(01 Bộ trưởng, 04 Thứ trưởng)


Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Bộ VHTTDL

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

3.2. Thực trạng chất lượng công chức quản lý văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3.2.1. Thực trạng về cơ cấu giới tính, dân tộc và độ tuổi công chức quản lý văn hóa

Tính đến hết năm 2016 tổng số biên chế được giao về cán bộ, công chức, viên chức của Bộ VHTTDL là 8.186 người, trong đó biên chế công chức được giao của khối QLNN là 882 người (chiếm 10,8%); biên chế (số lượng người làm việc) được giao của khối sự nghiệp là 7.304 người (chiếm 89,2%).

Tổng số công chức QLVH của Bộ VHTTDL hiện có là 736 người. Số công chức trong khối QLNN là 565 người (chiếm 76,7%); trong đó, công chức là nam giới có 305 người (chiếm 53,9%); công chức là nữ giới có 260 người (chiếm 46,1%);

Số công chức QLVH trong khối sự nghiệp là 171 người (chiếm 23,3%); trong đó, công chức là nam giới có 124 người (chiếm 72,5%), công chức là nữ giới có 47 người (chiếm 27,5%). (xem bảng 3.1).

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí