Khái Niệm Về Văn Hóa Trách Nhiệm Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ 17989


theo Luật công chức, thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, có chức trách tuân thủ hiến pháp, Luật tổ chức, Luật công chức và các quy định khác dành cho công chức.

Có thể thấy, mỗi quốc gia đều xác định một phạm vi những người là công chức riêng. Tuy nhiên từ các quan niệm trên cho thấy, quan niệm về công chức của hầu hết các nước đều mang một số đặc điểm sau: là công dân nước đó, được tuyển dụng giữ một công việc thường xuyên trong cơ quan HCNN, được bổ nhiệm vào một ngạch nhất định, làm việc trong công sở, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Ở nước ta, khái niệm công chức cũng đã được quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Ngày 20/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 76/SL về "Quy chế công chức", đây được xem là văn bản pháp luật đầu tiên có liên quan trực tiếp đến khái niệm này. Quy chế xác định rò nghĩa vụ, quyền lợi của công chức, cùng các thể lệ về việc tổ chức, quản trị và sử dụng các ngạch công chức trong toàn quốc, theo đó "những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức".

Thời gian sau đó, chúng ta cũng đã có nhiều văn bản đề cập đến công chức, công vụ và gần đây nhất, trước đòi hỏi của thực tiễn khách quan, ngày 25/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (Luật số: 52/2019/QH14). Theo quy định tại khoản 1, điều 1 của Luật này, "Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo


chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước".

Cho đến nay, trong hệ thống pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, chưa có khái niệm “công chức hành chính”. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án này, công chức hành chính có thể được hiểu: “Công chức hành chính nhà nước là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc trong cơ quan HCNN ở cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện gồm Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, trong bộ máy giúp việc của các cơ quan khác của Nhà nước, trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, luận án chỉ giới han nghiên cứu công chức hành chính trong bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước.

Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu phạm trù công chức hành chính trong phạm trù các cơ quan hành nhà nước và bộ máy giúp việc của các cơ quan hành chính nhà nước.

Đội ngũ công chức hành chính có đặc điểm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

- Thứ nhất, là chủ thể của nền công vụ

Đội ngũ công chức hành chính là những người có vị trí trong hệ thống cơ quan HCNN, có chức năng thực thi pháp luật và thi hành công vụ nhằm phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội. Đội ngũ công chức là hạt nhân cơ bản của nền công vụ, là chủ thể thực sự tiến hành các công vụ cụ thể và cũng chính là yếu tố đảm bảo cho nền công vụ hoạt động, vận hành có hiệu lực, hiệu quả.

Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 8

- Thứ hai, là lực lượng lao động chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao

Tính chuyên nghiệp của công chức hành chính được quy định bởi địa vị pháp lý và được thể hiện qua hai yếu tố: thời gian, thâm niên công tác và trình


độ năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ hành chính. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên mức độ chuyên nghiệp của công chức hành chính.

- Thứ ba, là đội ngũ tương đối ổn định, mang tính kế thừa, nhưng luôn đòi hỏi không ngừng nâng cao về chất lượng

Đội ngũ công chức nhà nước của nước ta hoạt động ổn định, ít chịu biến động nhằm duy trì tính ổn định, liên tục của nền hành chính; họ được bảo hộ bằng quy định "biên chế nhà nước".

- Thứ tư, hoạt động của công chức hành chính diễn ra thường xuyên, liên tục. Các hoạt động quản lý của cơ quan QLNN đều liên quan hàng ngày và trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi người dân, đòi hỏi hệ thống các cơ quan quản lý HCNN và đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải đủ năng lực, thẩm quyền để giải quyết tất cả các vấn đề thuộc phạm vi quản lý, điều hành một cách nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả.

- Thứ năm, đội ngũ công chức hành chính phải am hiểu và tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế. Trong điều kiện mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, tất yếu Nhà nước phải giải quyết các quan hệ pháp lý mang yếu tố quốc tế, đồng thời phải ký kết và thực hiện các công ước quốc tế, các tập quán và thông lệ quốc tế trong tất cả các lĩnh vực. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đội ngũ công chức hành chính nhà nước phải có tri thức, phải am hiểu và tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế.

2.1.5. Khái niệm về thực thi công vụ

Thực thi công vụ là quá trình công chức hành chính và các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ QLNN nhằm đảm bảo mục tiêu duy trì sự ổn định, phát triển của kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu về dịch vụ của tổ chức, công dân đối với nền HCNN.

Quá trình TTCV là sự thể hiện vai trò của nền công vụ trong thực tế, là việc công chức hành chính thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định đối với nền công vụ để đáp ứng yêu cầu QLNN và cung


cấp dịch vụ công cho tổ chức, công dân. Thực thi công vụ là trách nhiệm gắn với mỗi công chức nói chung và công chức hành chính nói riêng

Việc TTCV được đảm bảo bởi các yếu tố cụ thể :

- Hệ thống pháp luật quy định các hoạt động của các cơ quan TTCV.

- Các thủ tục, quy tắc, luật lệ quy định cách thức tiến hành các nhiệm vụ của các cơ quan HCNN (thủ tục hành chính).

- Con người để thực thi nhiệm vụ.

- Cơ sở vật chất để thực thi nhiệm vụ (công sở, phương tiện,…).

Trong Luật CBCC năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã đưa ra 5 nhóm nguyên tắc cơ bản trong việc TTCV như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;

- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát;

- Bảo đảm tính hệ thống thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả;

- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ

2.1.6. Khái niệm về văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ

Trên cơ sở phân tích nội hàm của các khái niệm: văn hóa, trách nhiệm, văn hóa trach nhiệm, thực thi công vụ và công chức hành chính như đã trình bày ở trên, trong phạm vi luận án này, khái niệm VHTN của công chức hành chính trong TTCV được hiểu là một hệ thống các giá trị được hình thành trong quá trình công chức hành chính thực thi bổn phận, trách nhiệm của mình trong nền công vụ.

Quá trình TTCV công chức sẽ căn cứ vào những văn bản pháp lý quy định về trách nhiệm của công chức hay những giá trị đạo đức để đưa ra những quy tắc về bổn phận vai trò của công chức, tạo nên hệ thống các giá trị, góp phần hình thành VHTN trong TTCV của cá nhân đó. Như vậy, “văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ” được hình thành từ chính quá trình công chức


thực thi trách nhiệm công vụ. Trong quá trình thực thi trách nhiệm công vụ, các công chức căn cứ vào các quy định pháp lý và đạo lý để đưa ra quy tắc về bổn phận của mình, hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực chung để đo lường và đánh giá mỗi hành vi công vụ cụ thể. Tuy nhiên các giá trị, chuẩn mực này chỉ trở thành những giá trị văn hóa khi có thể mang đến những tác động tích cực cho nền hành chính, nền công vụ nói chung và được chính nền hành chính, nền công vụ đó thừa nhận.

Nếu chỉ đơn thuần là TTCV đúng các quy định của pháp luật nhằm đạt được các kết quả như mong đợi, đó mới chỉ là hoàn thành trách nhiệm TTCV. Nhưng nếu trong quá trình TTCV đó, công chức có ý thức hình thành nên một hệ thống giá trị riêng của bản thân mình để thông qua đó, khẳng định tính riêng nhất, tính đặc thù, giá trị riêng của cá nhân giữa một môi trường tập thể, đó mới là “văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ”.

Mặt khác, các giá trị trong VHTN trong TTCV của cá nhân cũng phải là những yếu tố hiện hữu, có ý nghĩa lan tỏa đến các cá nhân khác và đến cả tập thể, qua đó, các giá trị này sẽ trở thành một giá trị chung của tập thể. Ngược lại các giá trị “văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ” tồn tại trong tập thể, được tập thể chấp nhận cũng sẽ có ảnh hưởng ngược trở lại với mỗi cá nhân. “Văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ” mang ý nghĩa tự thân cá nhân hơn nhiều hơn, nó gắn liền với ý thức của mỗi cá nhân. Khi việc TTCV của công chức vượt qua ý thức về việc tuân thủ quy định của pháp luật và vượt qua ý thức về việc đạt được kết quả như mong đợi, mà hướng tới việc TTCV để khẳng định và thể hiện các giá trị của bản thân và đạt được kết quả một cách tốt nhất. Đó cũng chính là cách để cá nhân đó hình thành và xây dựng được “văn hóa trách nhiệm trong thực thi công vụ” cho chính bản thân mình.

Hiện nay, trong nền hành chính hiện đại, thuật ngữ “văn hóa công vụ” cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và được nhiều nhà quản lý chú ý trong quá trình hoạt động thực tiễn. Nội hàm của hai thuật ngữ “văn hóa công vụ” và “VHTN của công chức hành chính trong TTCV” có sự


giao thoa nhau, vì cùng đề cập đến khía cạnh văn hóa được hình thành và tồn tại trong cơ quan tổ chức nhà nước. Tuy nhiên, thuật ngữ “văn hóa công vụ” gắn liền với tổ chức, thiên về đánh giá văn hóa tổ chức nhiều hơn; trong khi đó thuật ngữ “VHTN của CCHC trong TTCV” gắn với văn hóa của các cá nhân và được hình thành trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

2.2. Nội dung văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ

Như trên đã trình bày, trong Luận án này, khái niệm “VHTN của công chức hành chính trong TTCV” được hiểu là một hệ thống các giá trị được hình thành trong quá trình công chức hành chính thực thi các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong nền công vụ. Hệ thống các giá trị đó được cụ thể hóa thông qua năm nhóm giá trị cụ thể sau đây:

2.2.1. Các giá trị về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần, thái độ của công chức hành chính trong thực thi công vụ

Trong bối cảnh hiện nay, khi Chính phủ chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo với nền hành chính phục vụ, “thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan HCNN” [103], điều quan trọng đầu tiên là mỗi công chức hành chính cần phải nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công việc. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính, nền công vụ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của đội ngũ công chức hành chính.

Thứ hai, công chức hành chính cần ý thức rò về bổn phận, chức trách của bản thân, phải xác định rò tinh thần, thái độ làm việc vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Không được có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu với nhân dân.

Thứ ba, phải luôn luôn có tinh thần nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ, tâm huyết, tận tụy, hết mình với các công việc mà mình đang đảm nhiệm


nhằm đạt hiệu quả công việc một cách tốt nhất. Tránh tình trạng làm việc qua loa, đại khái, làm cho xong việc.

Thứ tư, khi thực hiện chức trách, bổn phận, công chức hành chính luôn phải giữ vững tinh thần thượng tôn pháp luật, làm việc trên cơ sở các quy định của pháp luật. Có ý thức tự giác trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan.

Thứ năm, luôn công tâm, minh bạch, khách quan, liêm chính trong xử lý công việc, không được lợi dụng vị trí, chức vụ, quyền hạn của mình để tư lợi cá nhân hoặc trù dập cán bộ dưới quyền.

Thứ sáu, chủ động, sáng tạo trong quá trình TTCV, luôn tích cực tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng các thành tựu của khoa học, kỹ thuật để tìm ra những cách thức giải quyết công việc một cách tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.2. Các giá trị chuẩn mực trong giao tiếp và ứng xử của công chức hành chính trong thực thi công vụ

Đối với công chức hành chính, trong quá trình TTCV, hình thành bốn mối quan hệ chủ yếu, đó là: mối quan hệ với lãnh đạo cấp trên; mối quan hệ với cấp dưới mối quan hệ với đồng nghiệp và mối quan hệ với nhân dân.

Đối với lãnh đạo cấp trên, phải nhất thiết tôn trọng thứ bậc hành chính, phục tùng sự phân công, chỉ đạo, điều hành của cấp trên. Phải xác định rò trách nhiệm, phạm vi và thẩm quyền công việc mình được giao, có trách nhiệm báo cáo kịp thời với lãnh đạo cấp trên những nội dung trong phạm vi công việc của mình. công chức hành chính cũng cần thẳng thắn và có trách nhiệm trong việc tham mưu giải quyết công việc, tránh tình trạng a dua, xu nịnh đối với lãnh đạo cấp trên.

Đối với cấp dưới, phải tôn trọng, chú ý lắng nghe, công tâm, khách quan trong việc sử dụng, đánh giá cấp dưới. Luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công chức dưới quyền hoàn thành nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng “cánh hẩu”, bè phái hay trù dập những người không thuộc phe cánh. Tuyệt đối không được có tư tưởng và hành động lôi kéo cấp dưới, hình thành bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị.


Đối với đồng nghiệp, phải lịch sự, tôn trọng; lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; có tinh thần chủ động phối hợp, đề cao tinh thần hợp tác và tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Trong mối quan hệ đồng nghiệp cũng cần phải đề cao tinh thần giữ gìn đoàn kết.

Đối với nhân dân, cần tôn trọng nhân dân, lắng nghe nhân dân. Có lời nói chuẩn mực, luôn niềm nở, mỉm cười, không quát nạt, đe dọa gây khó khăn cho nhân dân.

2.2.3. Các giá trị chuẩn mực về phong thái, tác phong của công chức hành chính trong thực hiện trách nhiệm công vụ

Công chức hành chính phải thể hiện tác phong văn minh, lịch sự, phong thái đĩnh đạc, tự tin khi TTCV. Tác phong của công chức hành chính thể hiện trước hết thông qua việc chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước, của ngành và của địa phương, đơn vị về giờ giấc làm việc. công chức hành chính không được đi muộn về sớm, bắt công dân và tổ chức phải chờ đợi trong giờ làm việc vì lý do cá nhân; không được sử dụng thời gian hành chính để làm việc riêng. Khi TTCV, công chức hành chính nhất thiết phải đeo thẻ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự hoặc mặc đồng phục nếu có quy định.

Trong quá trình xử lý công việc đòi hỏi công chức hành chính cũng cần phải có được sự linh hoạt nhất định, biết vận dụng đúng và hợp tình, hợp lý các quy định của pháp luật trước tình hình thực tiễn xã hội. Để có thể làm được điều này, công chức hành chính phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, nắm chắc quy trình và quy định trong thực thi nhiệm vụ, xử lý công việc của mình. Chỉ khi nắm chắc được chuyên môn nghiệp vụ, công chức hành chính mới có thể vừa tự tin vừa linh hoạt khi giải quyết và xử lý công việc.

2.2.4. Các giá trị chuẩn mực về đạo đức, lối sống của công chức hành chính trong thực hiện trách nhiệm công vụ

Công chức hành chính phải luôn có tinh thần cầu thị, không ngừng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực mọi mặt nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của nền công vụ, đáp ứng yêu cầu,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022